Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế thì các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng.
Trang 1Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã
Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Trang 2
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Uỷ ban nhân dân
WCED: U ỷ ban môi trường và phát triển thế giới
Danh mục bảng, biểu và mô hình
1. Mô hình Phát triển bền vững
2. Danh mục các khoáng sản thị xã Uông Bí
3. Dự tính lượng bụi thải ra của một số hoạt động chính của Th ị xã Uông Bí
4. Dự báo lượng khí thải của một số hoạt động trên địa bàn thị xã Uông Bí
5. Ước tính tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí Uông Bí
Trang 3Lời mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế thì các nước đang phát triểnngày nay đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầmtrọng Thực tế cho thấy là nhiều nước đang phát triển đã thực sự bị dồn vào thếbuộc phải chống lại nạn ô nhiễm công nghiệp Các nhà máy đang hoạt động sạchhơn so với 1 thập kỷ trước đây, và tổng phát thải đang bắt đầu giảm kể cả ở nhữngvùng mà công nghiệp đang tiếp tục tăng trưởng rất nhanh Đã bắt đầu có các hoạtđộng làm sạch môi trường do các nước đang phát triển cho rằng lợi ích của việckiểm soát ô nhiễm lớn hơn rất nhiều so với các chi phí Sự nhận thức này đã thúcđẩy nhiều nước thông qua các chiến lược đổi mới lôi kéo sự tham gia của cộngđồng, các nhà đầu tư và các nhà cải cách chính sách kinh tế vào trận chiến chốnglại nạn ô nhiễm môi trường Về phần mình, những cơ sở gây ô nhiễm cũng khámphá ra rằng không có chỗ cho họ ẩn nấp nữa và cũng chứng tỏ rằng họ cũng có thểgiảm ô nhiễm một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sản xuất có lãi nếu nhữngngười làm quản lý môi trường đưa ra những khích lệ đích đáng Ô nhiễm côngnghiệp vẫn tiếp tục là một cái giá quá đắt đối với các nước đang phát triển nhưngkhông có lý do gì để tiếp tục coi ô nhiễm công nghiệp như là cái giá phải trả cho sựphát triển Phát triển bền vững hơn lúc nào hết đã khẳng định trở thành sự lựa chọnchiến lược hết sức đúng đắn
Uông Bí là một thị xã nằm ở phía tây của vùng mỏ Quảng Ninh có trữ lượngthan đá rất lớn (690 triệu tấn, chiếm 46% lượng than toàn tỉnh Quảng Ninh) Cũnggiống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, cùng với sự phát triển của ngành côngnghiệp năng lượng than, nhiệt điện thì môi trường Uông Bí đang bị ô nhiễm trầmtrọng Trong đó, ô nhiễm không khí là hình thức ô nhiễm nổi cộm và có tác độnglớn nhất đối với cuộc sống của người dân nơi đây Là sinh viên kinh tế, trong thờigian thực tập cuối khoá học được tiếp xúc với vấn đề rất đáng quan tâm này, emxin được đóng góp cái nhìn và một số ý kiến của bản thân góp phần thực hiện mụctiêu chống ô nhiễm môi trường không khí để Uông Bí có thể phát triển nhanh vàbền vững tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thị xã
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng môi trường và công tác quản lý bảo vệmôi trường, qua đó đưa ra đánh giá về những mặt đã làm được cũng như nhữngvấn đề còn hạn chế của công tác môi trường thị xã Uông Bí Từ đó, đề tài đề xuất
Trang 4một số giải pháp để chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm hiện thực hoá mụctiêu phát triển bền vững của Uông Bí, đô thị phía tây tỉnh Quảng Ninh.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường không khí thị xã _một bộphận quan trọng và còn nhiều yếu kém trong cực môi trường của quá trình pháttriển bền vững Uông Bí Đối tượng nghiên cứu cụ thể bao gồm: thực trạng môitrường không khí và công tác bảo vệ môi trường không khí Uông Bí thời gian qua
Trong phạm vi của đề tài không nghiên cứu tất cả vấn đề môi trường mà chỉtập trung vào môi trường không khí, một bộ phận môi trường có tình trạng ô nhiễmnổi cộm nhất hiện nay tại Uông Bí
4 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh vàphương pháp thống kê….trên cơ sở lý thuyết đã được học và đặc biệt là thu thập sốliệu thống kê tại cơ quan thực tập bao gồm các bản quy hoạch, báo cáo, Nghịquyết, Nghị định của Chính Phủ, Bộ kế hoạch & đầu tư, Sở tài nguyên và môitrường Quảng Ninh …
5 Kết cấu của đề tài.
Trang 5CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ
1.1 Ô nhiễm môi trường không khí với yêu cầu phát triển bền vững
1.1.1 Yêu cầu phát triển bền vững (PTBV)
Phát triển bền vững là một khái niệm được nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảngmôi trường và ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vựckhi xã hội bước vào thế kỉ 21 Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa nàođầy đủ và thống nhất về PTBV Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát
triển (WCED) thì: PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
PTBV bao gồm 3 thành phần chính là: bền vững kinh tế, bền vững xã hội vàbền vững về môi trường
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu và được nhắc tới đầu tiêntrong PTBV Đó trước hết là sự phát triển về kinh tế để có thể đảm bảo cho nhữngnhu cầu tối thiểu của con người Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng củanền kinh tế thế giới thì PTBV còn đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong
đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi vàquyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế đượcchia sẻ một cách bình đẳng Yếu tố mới được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnhvượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một
số ít trong giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm nhữngquyền cơ bản của con người
Khía cạnh xã hội của PTBV yêu cầu chú trọng vào sự phát triển công bằng và
xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềmnăng bản thân Như vậy, trên khía cạnh xã hội PTBV bao hàm việc cải thiện giáodục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo
Trang 6ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thunhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
Khía cạnh môi trường trong PTBV ngày nay không còn được coi là một vấn
đề thứ yếu như trong một số thập niên của thế kỷ trước nữa Bền vững môi trường
đã trở thành một đòi hỏi cấp bách và tất yếu khi loài người đã đạt đến một sự pháttriển kinh tế và xã hội nhất định Cần duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường
tự nhiên với sự khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định chophép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sốngtrên trái đất
Hình1 Mô hình phát triển bền vững
Phát triển bền vững chính là trung tâm, là sự hài hoà của các giá trị kinh tế
-xã hội - môi trường… trong quá trình phát triển Mỗi mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội hay môi trường có vị trí riêng song nó được gắn liền với các mục tiêu cònlại Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầuhiện tại và tương lai vì xã hội loài người
BỀN VỮNG KINH TẾ
BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG
BỀN VỮNG
XÃ HỘI PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
Trang 7Trong những năm qua ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khácnhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí vàkém hiệu quả Các nước đang phát triển chiếm ½ diện tích lục địa nhưng lại là nơisinh sống của ¾ dân số thế giới, đây cũng là khu vực rất giàu tài nguyên thiênnhiên nhất là tài nguyên khoáng sản – cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng đểphát triển công nghiệp Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệtquan trọng trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển, đó là nguồn xuất khẩu chủyếu để thu ngoại tệ Việc khai thác các mỏ khoảng sản mà không chú trọng đến cácbiện pháp bảo vệ môi trường ở hầu hết các nước này đã làm cho nguồn nước, đất,không khí, sinh vật ở các khu vực có tài nguyên bị phá hoại trầm trọng.
Một trong những lý do dẫn đến PTBV trở thành một viễn cảnh “xa vời” củacác nước đang phát triển như Việt Nam là do hệ thống chính sách và công cụ phápluật chưa đồng bộ để có thể kết hợp hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển bềnvững: kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này nhưng có thể nói sự yếu kém về năng lực và hạn chế về kinh nghiệm của
bộ máy lập pháp, hành pháp là một nguyên nhân chủ quan quan trọng Cần khắcphục nhanh chóng điểm yếu này trong giai đoạn phát triển tiếp theo nếu các nướcđang phát triển không muốn ngày càng gia tăng khoảng cách tụt hậu so với cácnước phát triển
Phát triển bền vững là một nội dung rất rộng và có tác động toàn diện đến mọimặt của đời sống xã hội Sự quan trọng và phức tạp của nó đòi hỏi tất cả các thànhphần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thựchiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực của PTBV: kinh tế, xã hội, môi trường.Không một quốc gia nào có thể đảm bảo sự phát triển bền vững cho riêng mìnhtrong thế cô lập với phần còn lại của thế giới kể cả các nước phát triển
Trong một thời kỳ cụ thể, người ta có thể ưu tiên phát triển một mặt nào đócủa PTBV, song mức độ và thời hạn của sự ưu tiên đó chỉ có giới hạn Từ những
Trang 8bài học kinh nghiệm thực tiễn con người đã cảnh giác và tìm chiến lược phát triểnmới, đúng đắn cho mình đó là: coi các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xãhội và bảo vệ môi trường là ba yếu tố cấu thành của xã hội PTBV trở thành nhucầu cấp bách và xu thế phát triển tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới
1.1.2 Bền vững về môi trường
Vấn để ô nhiễm môi trường đang từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâmsong song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế Thu nhập bình quân đầungười đang tăng lên không ngừng cùng với việc môi trường cũng ngày càng đứngtrước những thách thức lớn hơn Có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế làđiều kiện cần cho phát triển, chứ không đồng nghĩa với phát triển, nhất là PTBV.Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác độnglẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu
và không gian cho sản xuất xã hội Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khánhiều vào nguồn tài nguyên, rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai tháctài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại Môi trường
và nhất là bền vững môi trường có vai trò quyết định đối với sự PTBV về KT -XH
ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiênliệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động của conngười để tạo ra sản phẩm hàng hóa Các hoạt động sống cũng vậy, con người cũngcần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗvui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết… Những cái đó không gì khác là cácyếu tố môi trường Như vậy, chính các yếu tố môi trường là “đầu vào” của quátrình sản xuất và các hoạt động sống của con người Hay nói cách khác môi trường
là “đầu vào” của sản xuất và đời sống
Trang 9Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra”các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống Quá trình sản xuấtthải ra môi trường rất nhiều chất thải (bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trongcác chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây
ra các sự cố về môi trường Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài ngườicũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải Những chất thải này nếu không được
xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Như vậy muốn môitrường bền vững thì phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặcbiệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH.
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinhthần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng nhưcủa cả loài người trong quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển có mốiquan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn pháttriển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường
Trong hệ thống KT-XH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông,phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng,sản phẩm, chất thải Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tựnhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó Tác độngcủa con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tựnhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng cũng có thể gây
ra ô nhiễm môi trường tự nhiên
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển
KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên _đối tượng của sự phát triểnKT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong
Trang 10khu vực Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướnggây ô nhiễm môi truờng khác nhau:
Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80%
tài nguyên và năng lượng của loài người Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh,hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượnglớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải) Hiện nay việc có đượcmua bán hay không quyền phát thải khí thải giữa các nước đang là đề tài tranh luậnchưa ngã ngũ trong các hội nghị thượng đỉnh về môi trường, các nước giàu vẫnchưa thực sự chia sẻ tài lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liênquan tới môi trường
Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử
dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ởcác nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên:rừng, khoáng sản, đất đai… mà đa số các loại tài nguyên này không có khả nănghoàn phục Nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác BVMT hiện nay Dovậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết các nước nghèo phải giải quyếttriệt để nghèo đói
Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễmmôi trường, vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển vàBVMT Để PTBV không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môitrường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giảipháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạngsinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
Như trên đã nói, BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như
xã hội được bền vững KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo
an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc Điều đó lại tạo điều
Trang 11kiện ổn định chính trị xã hội để KT-XH phát triển BVMT là việc làm không chỉ có
ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai Nếumột sự phát triển mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điềukiện để phát triển mọi mặt thì sự phát triển đó không được gọi là bền vững Thế hệhôm nay không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường
bị hủy hoại thì các thế hệ trong tương lai chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậuquả do môi trường mang lại
1.1.3 Ô nhiễm môi trường không khí, yếu tố ảnh hưởng đến bền vững môi trường
1.1.3.1 Ô nhiễm môi trường
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lươngthực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiếtcho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại khônggian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới Việc khaithác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên đã làm cho môitrường bị phá vỡ sự cân bằng và khả năng tự phục hồi vốn có của nó Ô nhiễm môitrường chính là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác
Có rất nhiều hình thức ô nhiễm môi trường là: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng… Ô nhiễm không khí chính
là một dạng của ô nhiễm môi trường, là một hình thức ô nhiễm rất phổ biến và cótác hại nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người Trong số các loại ô nhiễmmôi trường thì ô nhiễm không khí là dễ lan truyền nhất, chỉ một lượng nhỏ khí thảiđộc hại được thải vào bầu không khí thì sẽ được lan truyền đi rất nhanh, tác hại trởnên rất khó kiểm soát Ô nhiễm không khí đặc biệt do tác động xấu của con người
Trang 12trong khai thác tự nhiên cũng đã kéo theo rất nhiều những tác động nghiêm trọngkhác nữa đối với đời sống của chính con người.
1.1.3.2 Ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa
Các dấu hiệu và tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường không khí.
Dấu hiệu: có thể phát hiện ra ô nhiễm không khí thông qua những dấu hiệu
bất thường của một trong các yếu tố sau: sức khoẻ con người, đời sống sinh vật,khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, mỏng màn ozôn và ảnh hưởng lên vật liệu
Sự thay đổi của các yếu tố trên có thể được nhận thấy một cách dễ dàng nhưngcũng có thể phải cần đến những chuyên gia, các nhà khoa học với những thiết bịcông nghệ đo lường hiện đại
Tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường không khí: thường căn cứ trên 5 tiêu
chí, bao gồm: Bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micron (PM10), khí SO2, NO2, CO và
O3 Trong đó bụi là chất ô nhiễm rất nguy hiểm vẫn ít được biết đến Các hạt bụikích thước nhỏ có khả năng đi sâu vào phổi và gây nên những bệnh về đường hôhấp rất nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong Theo 1 nghiên cứu của ngân hàng thếgiới năm 2000 cho thấy tại 4 thành phố lớn của Trung Quốc là Trùng Khánh, BắcKinh, Thượng Hải và Thẩm Dương mỗi thành phố đã có khoảng 10.000 người chếttrước khi trưởng thành do bị nhiễm bụi
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường nói chung và môi trường khôngkhí nói riêng đều do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Tiêu chuẩnđang được áp dụng phổ biến hiện nay được ban hành vào ngày 25 tháng 6 năm
2002 (Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng) QĐ này gồm 12 tiêu chuẩn liên quan
đến chất lượng không khí
Trang 13Có 2 nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường không khí là nguồn tự nhiên
và nguồn nhân tạo
Nguồn tự nhiên: do các hoạt động như núi lửa, cháy rừng, bão bụi, và các quá
trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên gây nên
Nguồn nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là
do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của cácphương tiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gâyra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của cácnhà máy vào không khí
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên cácđường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút vàthổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: khai tháckhoáng sản, nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyệnkim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ;giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người
1.2 Sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí 1.2.1 Giới thiệu chung về thị xã Uông Bí
Uông Bí là thị xã nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh trên trục đườngquốc lộ 18A, cách Hà Nội 120km, Hải Phòng 29km và cách thành phố Hạ Long40km về phía tây Thị xã Uông Bí nằm trên trục đường tam giác tăng trưởng kinh
tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; làđầu mối giao lưu giữa 3 tuyến đường giao thông chính:
Đường 18A nối Hà Nội (trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, trung tâm
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao lưu quốc tế của cả nước) với Hạ Long(trung tâm du lịch, cảng biển, công nghiệp than điện, giao lưu quốc tế)
Trang 14Đường 10 qua Hải Phòng (trung tâm du lịch, cảng biển, công nghiệp), Ninh
Bình, Nam Định, Thái Bình với Quảng Ninh (Uông Bí)
Đường 18B đang trong giai đoạn xây dựng (có đoạn qua Uông Bí) sẽ là tuyển
đường giao thông huyết mạch nối Hà Nội với Hạ Long góp phần rất lớn vào pháttriển kinh tế trong toàn vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
Uông Bí nằm trong chuỗi đô thị phát triển năng động của tỉnh Quảng Ninhthuộc hành lang quốc lộ 18: Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí - Hạ Long - CẩmPhả tạo thành mạng lưới đô thị quan trọng của tỉnh Quảng Ninh Do đó thị xã cónhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trongnước và quốc tế, được đánh giá là một trong những địa bàn chiến lược quan trọngtrong phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh
Uông Bí nói riêng và Quảng Ninh nói chung vẫn được biết đến là một địadanh rất giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất phải kể đến là tàinguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch: Uông Bí là một mắt xích quan trọng trong hệ thống cảnh
quan du lịch và di tích lịch sử của cả vùng từ Côn Sơn - Kiếp Bạc đến Bãi Cháy,Bái Tử Long; là một trong 4 trung tâm du lịch lớn của Quảng Ninh Khu du lịch,danh thắng, văn hoá Yên Tử ở sườn nam dãy Yên Tử có sự kết hợp hài hoà giữachiều sâu lịch sử với vẻ đẹp của thiên nhiên, là một trong những trung tâm phậtgiáo của cả nước Quần thể này trải dài trên 25km tính từ điểm xuất phát là hồ YênTrung đến điểm nút chùa Đồng ở đỉnh cao 1068m Yên Tử là một tài sản vô giá vềvăn hoá và lịch sử, một thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc thiên phú cho thị xã UôngBí
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản là thế mạnh của thị xã Uông Bí Qua
điều tra khảo sát, khoáng sản lớn nhất của Uông Bí là than với trữ lượng rất lớn
Mỏ than Vàng Danh trên địa bàn thị xã thuộc vùng than Đông Triều Mạo Khê Uông Bí có trữ lượng 690 triệu tấn (trữ lượng cả vùng là 1,5 tỷ tấn) Đây là mỏ
Trang 15-than có điều kiện khai thác hầm lò và một phần lộ thiên, chất lượng -than tốt vớinhiệt lượng là 7943 – 8217 kcal/kg.
Ngoài than, Uông Bí còn có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựngnhư: đá, cát, sỏi, đá vôi, đá sét… phục vụ yêu cầu phát triển không chỉ trên địa bàn
mà cho cả các khu vực lân cận, tạo nên cơ cấu công nghiệp khá đa dạng cho thị xã
Bảng1: Danh mục các khoáng sản của thị xã Uông Bí
Stt Tên khoáng
sản
tấn
Xã PhươngNam
(Nguồn: Thuyết minh điều chỉnh QH chung thị xã Uông Bí tỉnh QN đến2020)
Chính vì vậy cơ cấu kinh tế của thị xã được hình thành tập trung vào cácngành công nghiệp (khai thác chế biến than và sản xuất điện, vật liệu xây dựng),
du lịch Công nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn thị xã và đã có sự pháttriển khá mạnh Tuy nhiên sự phát triển công nghiệp như hiện nay vẫn chưa tươngxứng với tiềm năng của thị xã Cơ cấu công nghiệp thiên về công nghiệp khaikhoáng, năng suất lao động còn khá thấp đây lại là những ngành gây nên tình trạng
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Uông Bí Các sản phẩm công nghiệp đónggóp vào thu nhập của Uông Bí bao gồm than, điện và một số sản phẩm chế biến,trong đó công nghiệp khai thác chiếm 52,9% tổng giá trị sản xuất ngành côngnghiệp, công nghiệp chế biến chiếm17,4% Điều này đã đặt Uông Bí trước tháchthức rất lớn trong việc vừa phải duy trì phát triển kinh tế, xã hội vừa phải bảo đảm
về vần đề môi trường trong việc theo đuổi mục tiêu PTBV
Thị xã Uông Bí còn là trung tâm giáo dục, đào tạo nghề của tỉnh Hiện naytrên địa bàn có 3 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường kỹ
Trang 16thuật quân sự Hàng năm đào tạo hơn 14.000 người có trình độ đại học, cao đẳng,trung học.
Do đặc thù về vì trí địa lý Uông Bí hầu như có đủ các loại hình giao thôngbao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ với một số cảng sông quan trọng Hệthống đường sắt và đường bộ có nhiều điểm giao cắt với đô thị gây ách tắc không
an toàn nhất là những khi có xe, tàu than chạy qua Ngoại trừ quốc lộ 18A có chấtlượng khá tốt và một số đường nhánh được bê tông hoá, phần lớn đường giaothông còn ở tình trạng chất lượng kém Đường đô thị còn ít, chất lượng xấu cầnđược đầu tư lớn để nâng cấp
Uông Bí vẫn được biết đến là một điểm đen về ô nhiễm môi trường của tỉnhQuảng Ninh Những vấn đề môi trường thị xã còn tồn tại rất nghiêm trọng và đangtiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, tầm ảnh hưởng ngày cànglớn hơn Tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động diễn ra trên tất cả cácphương diện: ô nhiễm không khí bởi bụi than, khói nhà máy điện; ô nhiễm nguồnnước, ô nhiễm đất…
1.2.2 Mục tiêu PTBV thị xã Uông Bí và yêu cầu chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường khí bụi nói riêng.
1.2.2.1 Mục tiêu PTBV thị xã Uông Bí
Sự phát triển lâu dài và ổn định của một quốc gia hay địa phương chỉ có thểđạt được dựa trên một sự cân bằng nhất định của ba mặt: Kinh tế - Xã hội - Môitrường Càng ngày sự lựa chọn con đường phát triển theo hướng bền vững lại càngkhẳng định là một sự lựa chọn mang tính chiến lược đúng đắn Cũng theo sự lựachọn này, Uông Bí đã xây dựng cho mình mục tiêu phát triển bền vững như sau:
- Xây dựng thị xã Uông Bí là một trung tâm công nghiệp, khai thác than, cơ
khí, điện; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; trung tâm đào tạo dạy nghề tiểuvùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh
Trang 17- Xây dựng thị xã trở thành một trung tâm du lịch – văn hoá lịch sử tâm linhphía tây lớn nhất của tỉnh.
- Đổi mới trong phát triển kinh tế, tập trung xây dựng thị xã phát triển nhanhtheo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế hợp lý
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng nâng cao chất lượng sựnghiệp văn hoá – giáo dục – y tế… thực hiện tốt chính sách xã hội, giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Môi trường được đảm bảo, giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, các
“điểm nóng” về môi trường:
Cải thiện chất lượng môi trường không khí do hoạt động công nghiệp, xâydựng, giao thông, đặc biệt là ô nhiễm do bụi ở các khu vực nội thị, ven đô
QH tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn; quản lý chất thải rắn
và chất thải nguy hại thông qua triển khai, phổ biến các mô hình phân loại rác thảitại nguồn, giảm thiểu, tái chế và sử dụng chất thải và thực hiện quản lý, lưu giữ,chôn lấp chất thải đúng quy định
Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải, tập trung chỉ đạo xử lý ônhiễm nguồn nước, cải thiện môi trường nước ở các lưu vực sông
Sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, giữ cân bằngsinh thái; bảo vệ và phát huy đa dạng sinh học, các di sản văn hoá được bảo tồn vàtôn tạo
1.2.2.2 Yêu cầu bảo về môi trường không khí trong chiến lược PTBV thị xã.
Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường là một trong 3 mục tiêu lớn, luôn đượcđặt ngang hàng với các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của thị xã trong nhữngnăm qua
Đối với môi trường không khí thì vấn đề lại càng trở nên quan trọng bởi lẽkhông khí chính là yếu tố quan trong hàng đầu đối với sức khoẻ của con người Tất
cả các mục tiêu, chiến lược hay kế hoạch phát triển đều nhằm hướng tới mục tiêu
Trang 18cuối cùng là phát triển toàn diện con người Con người chính là chủ thể động thờicũng là đối tượng tác động của các quá trình phát triển Vì vậy, đảm bảo sức khoẻcho con người cũng chính là yêu cầu đầu tiên để tiến hành các hoạt động kinh tế xãhội, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của loài người Con người có khoẻ mạnh,trí tuệ sáng suốt, tâm lý thoải mái thì lao động mới đạt được hiệu quả cao
Môi trường không khí không được trong lành không những tác động đếnmục tiêu về môi trường mà nó còn gián tiếp tác động đến mục tiêu kinh tế và xãhội Môi trường sống và làm việc của con người mà tối thiểu là môi trường khôngkhí không trong lành sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, gián tiếp làmgiảm năng suất lao động ảnh hưởng tới mục tiêu các phát triển kinh tế Du lịchcũng được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, nếu cảnh quan môitrường và bầu không khí bị ô nhiễm thì thế mạnh này sẽ cũng không thể phát triểnđược Không những thế, môi trường không khí bị ô nhiễm còn là nguyên nhân làmcho vùng mỏ nói chung và Uông Bí nói riêng có tình trạng nhiễm các bệnh liênquan đến phổi cao nhất cả nước (bụi phổi silic, viêm phổi, ung thu phổi) Các vấn
đề về y tế, an sinh xã hội lại trở thành một gánh nặng đối với nền kinh tế Các mụctiêu về sự phát triển của xã hội sẽ không đạt được
Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, dân số và nhu cầu của con ngườilại không ngừng tăng lên vì vậy khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản một cáchhợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vữngcủa thị xã trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.2.3 Các yếu tố tiềm ẩn bùng phát ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí.
1.2.3.1 Hoạt động vận chuyển than
Đất mỏ Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng cho một kho báu “vàng đen”,than đã và đang mang lại nguồn thu chính cho tỉnh Tuy nhiên, sự phát triển đóchưa chắc đã mang lại cho Quảng Ninh sự phát triển bền vững nếu không xử lý tốt
Trang 19bài toán về môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thôngvận tải Hiện nay than được khai thác trong các hầm lò rồi được vận chuyển tới nhàmáy sàng tuyển rồi chuyển ra cảng bằng 2 con đường là đường bộ và đường sắt.
Cả hai tuyến đường vận chuyển than là đường bộ và đường sắt đều có rất nhiềuđoạn chạy qua nội thị là nơi tập trung rất nhiều dân cư Đường sắt chuyên dùngvận chuyển than Vàng Danh - Uông Bí toàn tuyến dài 17,5 km có tới 10 điểm giaocắt với đường đô thị Các hộ dân sống dọc hai bên đường có xe hay tàu than chạyqua hàng ngày vẫn đang phải ăn, uống, ngủ cùng với bụi than và các chất độc hạiphát ra từ động cơ xăng dầu của phương tiện chuyên chở than
Dự kiến trong tương lai sản lượng than của Uông Bí liên tục tăng qua cácnăm: 2010: 5 triệu tấn, 2015: 6,5 triệu tấn, 2020: 8,6 triệu tấn, đó là chưa kể ngànhthan luôn đưa ra những chiến lược, những biện pháp để tăng sản lượng khai thácthan hàng năm Khối lượng than vận chuyển theo đó tăng không ngừng, cácchuyến xe, tàu chở than vì thế cũng ngày càng được tăng cường, đi theo sau nhữngchuyến xe và tàu đó là khói và bụi than nồng nặc
Trong QH tổng thể đến 2020, thị xã sẽ xây dựng thêm 1cảng than mới, 2 nhàmáy nhiệt điện, và hàng loạt các nhà máy có sử dụng than làm nguyên liệu đốt vìvậy khối lượng vận chuyển và bốc dỡ than ngày càng nhiều Đồng nghĩa với nó là
sự gia tăng lượng khí thải vào bầu không khí của thị xã
1.2.3.2 Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện
Uông Bí hiện có 2 nhà máy nhiệt điện do được xây dựng từ lâu nên các nhàmáy này đều nằm trong khu vực nội thị, rất đông dân cư Hàng ngày khi hoạt độngcác nhà máy đều thải ra một lượng khói bụi làm đen cả một vùng trời Đặc biệt khinhà máy tiến hành xả thải thì sẽ có một trận “mưa bụi” vung vãi khắp nơi Theoước tính nếu đã xử lý bụi 95% thì hàng năm hai nhà máy trên cũng thải ra đến1.200 tấn bụi/năm
Trang 20Trong tương lai khi có thêm 2 nhà máy nhiệt điện được tiếp tục xây dựng trênđịa bàn thì đây sẽ là một nguồn thải khói bụi lớn đối với bầu không khí vốn đãkhông trong lành của thị xã Uông Bí cũng dự kiến hoàn thành dự án nâng cấp và
mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí GĐ 2 thêm 300MW, đạt 710MW Sau năm
2020 xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện Uông Bí III với công suất 600MW nhucầu sử dụng than gia tăng kéo theo nhiều tác động xấu đối với bầu không khí Đó
là chưa kể tới tác động của các hoạt động vận chuyển nguyên liệu cho sản xuấtđiện của các nhà máy này
1.2.3.3 Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng
Hiện tại trên địa bàn có 2 nhà máy hoạt động trong lĩnh vực này là nhà máy ximăng Lam Thạch và nhà máy gạch Dốc Đỏ Các công đoạn sản xuất xi măng, gạchngói như: khai thác đá, nghiền đá vôi, nung lò đều đang là nguồn chính gây ônhiễm không khí khu vực nam Uông Bí
Nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trên địa bàn và khu vực lân cận trongnhững năm sắp tới còn rất nhiều, nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển vật liệuxây dựng còn rất phong phú, vì vậy có thể nói đây cũng là một ngành công nghiệpthế mạnh cần được phát triển trong tương lai của thị xã Theo dự kiến hoạt độngsản xuất vật liệu xây dựng những năm tới đều tăng (dự tính tốc độ tăng trưởng sảnlượng các ngành thời kỳ 2011 – 2020 là 9%/năm), đây cũng là một nguồn phát thảigây ô nhiễm không khí đáng kể của thị xã trong những năm tới
1.2.3.4 Hoạt động giao thông vận tải
Năm 2008, Uông Bí đã được công nhận là đô thị loại 3 cùng với quá trình đôthị hoá ngày càng nhanh thì lưu lượng xe lưu thông trên đường cũng tăng lên rõrệt Lượng khí thải từ động cơ cũng theo đó gia tăng lượng thải vào bầu không khí.Đây là tình trạng chung đáng báo động của rất nhiều các đô thị Theo một báo cáocủa ngân hàng thế giới ô nhiễm không khí ở các thành phố đang phát triển nhanhtại châu á là nguyên nhân khiến 500.000 người chết hàng năm và tuổi làm việc của
Trang 21nhiều người bị rút ngắn vì các vấn đề về sức khoẻ do hít phải không khí bẩn Nhất
là đối với một đô thị bầu không khí vốn đã bị ô nhiễm khá nặng bởi các hoạt độngcông nghiệp như Uông Bí Nguồn khí thải từ các hoạt động giao thông cộng vớicác nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp sẽ là một sự cộng hưởng tai hại đốivới sức khoẻ của con người
Hệ thống giao thông Uông Bí sẽ ngày càng được mở rộng cùng với nhu cầuphát triển KT-XH Quảng Ninh đang tiến hành xây dựng mới đường cao tốc HàNội - Hạ Long - Mông Dương - Tiên Yên - Móng Cái với 4 - 6 làn xe; cải tạo nângcấp mở rộng đường 18B (mở rộng so với hiện trạng 10m); hoàn thiện mở rộng hệthống đường xá phục vụ du lịch thị xã nói riêng và cả tỉnh nói chung Có thể khẳngđịnh chắc chắn rằng hoạt động giao thông vận tải sẽ ngày càng gia tăng với tốc độlớn, kéo theo nó là những nguy cơ bùng phát về tình trạng ô nhiễm không khí Tất cả các yếu tố trên nếu chỉ tồn tại riêng lẻ cũng đã là một sự uy hiếp đốivới môi trường không khí Trong lộ trình phát triển của mình, Uông Bí lại tồn tạitất cả các yếu tố đó và có xu hướng gia tăng cường độ trong tương lai, vì vậy nguy
cơ bùng phát ô nhiễm không khí là rất gần Cần phải có giải pháp đối phó toàn diệntrên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường, chỉ có như vậy phát triển bềnvững mới trở thành mục tiêu thực hiện được trong một thời gian không xa
1.2.4 Dự báo biến đổi chất lượng môi trường không khí thị xã đến năm
2020
Trong những năm tới cùng với sự phát triển của cả tỉnh Uông Bí sẽ ngàycàng phát triển, mở rộng vì vậy việc đánh giá, dự báo tải lượng và xu hướng diễnbiến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng là việc làm cần thiết.Dựa trên tính toán lượng bụi trong không khí đo được từ các hoạt động, có thể dựbáo lượng bụi trong không khí do các hoạt động và nhà máy tạo ra như sau:
Bảng2: Dự tính lượng bụi thải ra của một số hoạt động chính
Đơn vị: tấn bụi/năm
Trang 22Cơ sở sản xuất Năm 2010 Năm
2020
10.988
>10.000Nhiệt điện Uông Bí (xử lý 95%) 3.600 –
4.200
>4.200Cụm sản xuất xi măng Lam Thạch 1.500 –
2.000
2.000
-20Giao thông (không tính đến vận chuyển
than)
5,8 – 7,8
11-15
(Nguồn: khoa địa lý trường ĐH KHTN, ĐH QGHN, 2005)
Ngoài lượng bụi thải ra không khí các hoạt động trên còn thải ra một lượngkhá lớn các chất độc hại vào không khí trong quá trình hoạt động như: CH4, CO2,
SO2, NOx, CO, VOC, Pb Trong đó khai thác than hầm lò, giao thông và nhiệt điện
là nhưng hoạt động đáng kể nhất Có thể dự báo lượng khí thải này trong giai đoạntới như sau:
Bảng3: Dự báo lượng khí thải của một số hoạt động trên địa bàn thị xã
Uông Bí
Đơn vị: tấn/năm
Trang 23V OC
P B
V OC
P b K
2 87,5
2 87,5
3 16,25
2 12,75
0 ,52
6 9- 85
6 9
8 00
8 00
1 000
6 00
1 ,5
3 0-35
2 00- 250
8 0-85
3 -3,5
1 ,4- 1,8
5 4-63
3 60- 450
1 44- 153
5 ,4- 6,3 N
1 000
1 70
3 600
3 000
5 10
Kết quả trên chỉ mang tính chất tham khảo do rất khó xác định biến độngtrong các ngành sản xuât ảnh hưởng đến môi trường không khí Tuy nhiên kết quảnày cũng cho thấy cái nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường không khí trongtương lai khu vực thị xã Uông Bí để từ đó có các giải pháp, QH và quản lý hiệuquả nhằm làm giảm các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển lên môitrường, trong đó có môi trường không khí
1.2.5 Kết luận về sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí
Thực tế đã cho thấy rằng nếu muốn phát triển bền vững thì không thể khôngchú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, môi trường chính là một cực quan trọng mànếu thiếu thì hai cực kinh tế, xã hội còn lại cũng không thể bền vững được Cónhiều ý kiến của các nhà kinh tế môi trường cho rằng các chỉ số đo lường sự pháttriển kinh tế hiện nay như GDP hay GNP đã không phản ánh đúng trạng thái thực
của một nền kinh tế bền vững Nghĩa là chỉ hô hào sự tăng trưởng GDP hằng năm
Trang 24bao nhiêu phần trăm, nhưng không cho biết được rằng với sự tăng trưởng đó,nguồn vốn tự nhiên bị hao mòn đến mức nào; chất lượng môi trường và cuộc sống
bị tụt giảm tới đâu Cần tính toán đầy đủ sự tái tạo của tài nguyên, khắc phục ônhiễm mới thấy được giá trị thực của GDP Lấy ví dụ của Mexico, chi phí cho môitrường làm giảm đến 12% GDP Còn ở Trung Quốc, tính toán thử 1 năm thì thấyrằng tổn thất do suy thoái tài nguyên làm GDP giảm đi xấp xỉ 10% Điều đó cótính định hướng để cảnh báo rằng nếu phát triển kinh tế mà không chú ý đến cácvấn đề môi trường thì sẽ có sự tăng trưởng giả tạo, mà cái nợ này sẽ gán cho tươnglai
Uông Bí là một đô thị trẻ (được thành lập từ ngày 28/20/1961), nền kinh tế lạiđược phát triển chủ yếu trên nguồn tài nguyên sẵn có, trong đó công nghiệp khaithác than, nhiệt điện và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng gạch ngói có đónggóp lớn cho nền kinh tế (chiếm trên 80% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn) Tuynhiên sự phát triển của các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khaikhoáng, nhiệt điện đã vượt quá khả năng hoá giải của môi trường tự nhiên và khảnăng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng Điều đó đã dẫn đến một loạt những vấn
đề môi trường đáng báo động đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí đã ảnhhưởng đến sức khoẻ người dân Các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh do khaithác và sử dụng khoáng sản đều đang tồn tại ở thị xã đó là:
Khai thác khoáng sản làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễmbụi, khí độc, lãng phí tài nguyên
Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chấtthải rắn
Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (SO2, bụi, khí độc ), ônhiễm nước, chất thải rắn
Theo ước tính, để có GDP tăng trưởng 1% thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấpđôi, rõ ràng đây là một tương quan hết sức thiếu tình bền vững Để theo đuổi mục
Trang 25tiêu phát triển bền vững thì vấn đề đặt ra cho Uông Bí trước mắt và lâu dài là phải
có các giải pháp, kế hoạch hành động thật cụ thể để vừa phát triển mạnh về kinh tếvừa đảm bảo ổn định môi trường và xã hội Cũng đã có khá nhiều các tác giả,những nhà khoa học chọn đề tài về môi trường thị xã làm vấn đề để nghiên cứu,tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa được quan tâm đứngmức Sinh ra và lớn lên tại Uông Bí, lại là một sinh viên thuộc chuyên ngành kếhoạch phát triển em mong muốn thông qua chuyên đề thực tập của mình đóng gópmột phần kiến thức để chống ô nhiễm môi trường không khí giúp thị xã thực hiệnthành công mục tiêu phát triển bền vững
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ.
2.1 Công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua.
Trong thời gian vừa qua, các hoạt động của công tác bảo vệ môi trường trênđịa bàn Uông Bí đã diền ra với sự tham gia của cả hệ thống chính quyền, cácdoanh nghiệp và người dân địa phương QH bảo vệ môi trường thị xã đến năm
2010 định hướng đến năm 2020 đã được xây dựng làm cơ sở cho công tác bảo vệmôi trường cho thấy được tầm quan trọng của công tác này Tuy nhiên cung với sựphát triển quá nhanh của các ngành công nghiệp thì môi trường và hệ thống cơ sở
hạ tầng đã không thể đáp ứng kịp yêu cầu cho sự phát triển đó Chính vì vậy môitrường của Uông Bí vẫn ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn Công tác bảo vệ môitrường vẫn chỉ là sự hô hào của các cơ quan chuyên trách và sự cam kết còn mangnặng tính hình thức của các doanh nghiệp Các hoạt động bảo vệ môi trường chỉmang tính chất chung chung mà chưa có sự can thiệp chuyên sâu của các nhà khoahọc, sự chung tay của cả xã hội trong việc giải quyết từng vấn đề của từng môitrường cụ thể Trong cùng tình trạng đó, vấn đề ô nhiễm môi trường không khícũng mới chỉ được đề cập đến trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, chưa
Trang 26có các giải pháp chuyên biệt nên chưa thực sự giải quyết được vấn đề một cáchhiệu quả và triệt để nhất Để góp phần phát huy tiềm năng sẵn có của thị xã, khắcphục tình trạng sử dụng chưa hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm, suy thoáimôi trường hiện nay công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
là một trong những khâu quan trọng cần được tiếp tục quan tâm, củng cố và đẩymạnh
2.1.1 Các chủ trương chính sách.
- Hệ thống các chính sách của nhà nước.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam được thực sự quan tâm bắt đầu từcuối những năm 80, đầu những năm 90 và đặc biệt là năm 1993, Luật bảo vệ môitrường đã được ban hành, đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật vềmôi trường ở nước ta Có thể nói đây là văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý choviệc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường Đây là lần đầu tiên các kháiniệm cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường đã được định nghĩa, xác định làm
cơ sở cho việc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường Đồng thời, đây cũng làlần đầu tiên quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhântrong việc bảo vệ môi trường được pháp luật quy định Qua hơn 10 năm thực hiệnLuật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực Hệthống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện Tuy nhiên,trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửađổi Chính vì vậy Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11năm 2005 Luật có 15 chương, 136 điều So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993tăng 8 chương, 79 điều Tất cả các chương, điều của Luật Bảo vệ môi trường năm
1993 đều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới
Trang 27Bên cạnh Luật bảo vệ môi trường, còn có nhiều bộ luật khác liên quan hỗ trợcho việc bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khoáng sản,Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, Luật khoa học và công nghệ, Luật dân sự, Luậthình sự… Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay các cơquan có thẩm quyền ở nước ta đã ban hành gần 600 văn bản có liên quan đến bảo
vệ môi trường …Chính phủ và các bộ ngành, địa phương hàng năm đều có kếhoạch bảo vệ môi trường như: đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động bảo vệmôi trường, thường xuyên quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, tiến hànhthanh tra nhà nước về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường,không ngừng giáo dục và nâng cao nhận thức cho toàn dân về bảo vệ môi trường,phát động, các phong trào, các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường…Mặcdầu vậy, khách quan mà nói chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trườngvẫn chưa được phát huy đầy đủ
- Hệ thống văn bản chính sách của tỉnh và thị xã
Quảng Ninh vẫn được biết đến là một tỉnh có công tác BVMT khá tốt, mộttrong những yếu tố làm nên điều đó chính là do hệ thống các văn bản, chính sáchBVMT của tỉnh Tỉnh đã ban hành và đưa vào thực hiện tới từng cơ sở hệ thốngquy định về BVMT, gắn kết các hoạt động BVMT với các hoạt động phát triểnKT-XH
Tuy là một đô thị trẻ nhưng trong quá trình phát triển vấn đề môi trường vẫnluôn được quan tâm đúng hướng QH bảo vệ môi trường Uông Bí đến năm 2010 cóđịnh hướng đến năm 2020 đã được xây dựng từ năm 2006 và triển khai thực hiệntừng bước Tuy nhiên, cũng giống như một số QH khác của thị xã, QH BVMTđược triển khai hết sức chậm chạp và thiếu tính đồng bộ Bên cạnh đó thị xã cũngxây dựng chiến lược, QH, cơ chế, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường của địaphương; hướng dẫn các thủ tục hồ sơ và kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường
Trang 28của các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ở địa bànthị xã.
2.1.2 Thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường không khí thời gian qua
2.1.2.1 Bộ máy quản lý
Cấp thị xã: Có 3 cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác quản lý về môi
trường, tuy nhiên năng lực của những cán bộ này còn yếu kém Phòng tài nguyên
và môi trường thị xã vẫn được biết đến là cơ quan quản lý môi trường, tài nguyênchung cho toàn thị xã nhưng ngay trong cơ quan này cũng chưa hẳn có một cáinhìn đầy đủ về hiện trạng không khí thị xã Môi trường đất, nước hay không khíchưa được phân biệt một cách rạch ròi để có những biện pháp xử lý riêng thíchhợp, hiệu quả
Cấp phường, xã: Chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm về công tác bảo vệ
môi trường Các xã, phường hầu như không có một hoạt động đáng kể nào trongcông tác quản lý bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường không khí nóiriêng Công tác quản lý môi trường vẫn được coi là công việc của các cấp cao hơn,
có chăng cũng chỉ là các hoạt động hưởng ứng sự phát động các hoạt động bảo vệmôi trường mang tính chất thường niên vốn đã không lấy gì làm phong phú và hiệuquả của tỉnh và thị xã
Các doanh nghiệp có hoạt động gây ô nhiễm môi trường: Một số doanh
nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất điện, xi măng có phòng kỹ thuật công nghệ môi trường đã bố trí 01 cán bộ chuyên trách phụ trách các vấn đề về môi trườngphát sinh Trong các doanh nghiệp này công tác môi trường cũng chưa được quantâm đúng mức chứ chưa nói tới các doanh nghiệp không có cán bộ chuyên mônphụ trách lĩnh vực không thể thiếu này
-Như vậy, có thể thấy được rằng so với tình trạng ô nhiễm môi trường nhưhiện nay thì đội ngũ quản lý môi trường của thị xã còn rất thiếu và yếu Với một
Trang 29địa bàn rộng và có rất nhiều các hoạt động gây ô nhiễm nghiêm trọng như Uông Bíthì đội ngũ quản lý môi trường như trên là rất “mỏng”, không thể nắm bắt đầy đủ
và kịp thời các tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội với môi trường Bêncạnh đó, đặc biệt là sự yếu kém trong năng lực chuyên môn, quản lý của đội ngũcán bộ môi trường và cả một số ban ngành liên quan đã làm mất đi uy tín cần cócủa cơ quan môi trường Uông Bí Chính điều này đã làm cho thái độ cũng nhưđộng thái từ phía các cơ sở gây ô nhiễm còn hết sức hình thức và chậm chạp Các
cơ quan môi trường của nhà nước chưa thể hiện được vai trò đầu tầu, dẫn đườngcủa mình trong công tác bảo vệ môi trường_một công việc khó khăn, đòi hỏi rấtnhiều thời gian và nguồn lực
2.1.2.2 Các hoạt động chống ô nhiễm
- Hoạt động chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí của các cơ sở sản xuất
Trong thời gian gần đây khi tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi than
đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân thị xã thì đã có những động thái từ phíacác công ty của ngành than Các tàu và xe trở than đã được che bạt kín lại nhằmhạn chế việc phát tán bụi Các tuyến đường vận chuyển than cũng được thườngxuyên phun nước, xe chở than tăng cường chạy vào ban đêm khi ít có nguời đi lạihơn Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tình thế, không giải quyết được triệt đểvần đề Sau một thời gian áp dụng các biện pháp này đã bộc lộ những hạn chế như:các tấm bạt sau một thời gian sử dụng không được thay mới, sữa chữa đã bị ráchnát hư hỏng, che cũng như không che; phun nước hạn chế bụi thì lại mất cảnh quan
đô thị, gây cản trở giao thông do bụi than gặp nước kết thành một thứ đất màu đenđặc quánh 2 bên đường Đây lại là một nguồn gây bụi trong những ngày nắng, giómạnh
Các nhà máy nhiệt điện đều đã lắp đặt hệ thống xử lý khói bụi mà hình nhưvấn đề vẫn không hề được cải thiện, lượng khói bụi thải vào môi trường vẫn không
Trang 30có dấu hiệu giảm bớt Điều này đã gây nên tranh cãi là liệu những hệ thống xử lý
dù không tiến tiến và hiện đại đó có được thường xuyên vận hành Cũng dễ hiểu tạisao là câu hỏi đó được đặt ra bởi lẽ nễu vận hành những hệ thống này thì phải tốnđến hàng chục tỷ đồng, mà nếu có bị phát hiện xử phạt thì số tiền bị xử phạt lại quanhỏ so với số tiền phải bỏ ra để vận hành các hệ thống đó Bài toán chí phí và lợiích dễ dàng tìm ra lời giải trong trường hợp này, tuy nhiên những tác động đối vớibầu không khí và sức khoẻ của con người đã bị gạt sang một bên
- Lập báo cáo tác động môi trường đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của sự quan tâm tới PTBV Đánh giátác động môi trường là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn nhữngảnh hưởng tới môi trường trong chính sách môi trường và đây là công cụ lồng ghéptrong quá trình kế hoạch hoá về môi trường Theo quy hoạch, công nghiệp đượcxác định là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của thị xã So với hiện nay, đểphát triển kinh tế đòi hỏi phải mở rộng, sửa chữa, xây mới nhiều nhà máy, xínghiệp Tuy ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đã được nâng caothông qua việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và lập bản kêkhai các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, song nhìn chung quy trình công nghệ,
kỹ thuật còn thấp, lạc hậu Các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã hầu hết
đã có những đánh giá tác động môi trường của mình tuy nhiên đó mới chỉ tồn tạichủ yếu trên giấy tờ, các con số chưa phát huy thực sự ý nghĩa của nó Mặt khác,các điều khoản cam kết trong các báo cáo ĐTM hầu hết chưa được thực thi hoặc đãthực thi nhưng chưa có hiệu quả nên mức độ ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục giatăng không chỉ đối với môi trường không khí mà với cả môi trường đất, nước
- Xã hội hoá công tác chống ô nhiễm
Trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trường ở Uông Bí đã có nhữngbước chuyển biến tích cực Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp cácngành đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
Trang 31từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và các công trình văn hoá,lịch sử đã có những bước bộ rõ rệt Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho côngtác bảo vệ môi trường trong thời gian tới Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu kém,nhược điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọngcủa công tác bảo vệ môi trường Xác định trách nhiệm thành hành động cụ thể củatừng cấp từng ngành và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân cho việc bảo vệ môitrường, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của địa phương, các doanh nghiệp
và cộng đồng dân cư còn hạn chế Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện hoá cần phải có sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành vàđặc biệt là trong tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn
xã hội
Đối với Uông Bí, một đô thị với những đặc thù về vấn đề ô nhiễm môitrường thì xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường đặc biệt đối với các doanh nghiệpcủa ngành than và điện có một vai trò trọng yếu Bởi lẽ tình trạng ô nhiễm khôngkhí hay ô nhiễm đất, nước đều chủ yếu xuất phát từ hoạt động của các nhà máy, xínghiệp của 2 ngành này Các nhà máy xí nghiệp cần sớm thực hiện quy hoạch vàxây dựng các hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bao gồm các trung tâm
xử lý tập trung chất thải nguy hại theo vùng, khu công nghiệp và cụm nhà máy, các
hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải ngay trong các nhà máy
Các cơ quan chức năng sẽ phải giám sát và cưỡng chế thực hiện các quyđịnh về quản lý chất thải đô thị, mở rộng hoạt động sản xuất phân công và áp dụngcông nghệ sản xuất sạch hơn; Xúc tiến các hình thức khuyến khích về kinh tế cũngnhư các khuyến khích khác để thúc đẩy phân loại tại nguồn và phát triển các hoạtđộng tái chế trong khu vực tư nhân Bên cạnh đó, người dân cũng phải được nângcao nhận thức về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng cách, người
Trang 32dân cũng nên phải trả chi phí cho các dịch vụ quản lý chất thải Nhà nước sẽ hỗ trợcác sáng kiến về quản lý chất thải.
- Xử lý các vi phạm
Thị xã đã thường xuyên phối hợp với các phòng ban kiểm tra tổ chức và cánhân có hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, giải quyết nhữngkiến nghị, tố cáo về ô nhiễm môi trường Tổ chức kiểm tra và xử lý các vi phạm vềviệc thực hiện các giải pháp môi trường của tổ chức cá nhân theo đánh giá tác độngmôi trường và bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường Tuy nhiên công tác này vẫncòn rất nhiều những bất cập như xử lý chưa nghiêm, triệt để; các hình thức xử lýchưa đủ mạnh để có tác động tới các hoạt động gây ô nhiễm Một trong nhữngnguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này phải kể đến đó là do hệ thống các điềuluật và duới luật còn thiếu và chưa rõ ràng Điểm yếu này và giải pháp khắc phục
sẽ được bàn tới cụ thể hơn trong chương 3 dưới đây
2.1.3 Kết luận về công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua.
Thời gian qua Uông Bí đã có các chính sách và biện pháp để quản lý ô nhiễmmôi trường, tuy nhiên công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môitrường, PTBV của thị xã
Các hoạt động chống ô nhiễm diễn ra còn trên hình thức, chưa phát huy đượchiệu quả thực sự Môi trường nói chung do nhiều loại môi trường hợp thành và mỗiloại môi trường lại có một đặc điểm riêng đòi hỏi cần có những giải pháp chuyênbiệt để đối phó với tình trạng suy thoái của nó
Sự yếu kém của bộ máy quản lý ô nhiễm môi trường thị xã là một nguyênnhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động Bên cạnh đó, tỉnhQuảng Ninh cũng như thị xã Uông Bí chưa có một hệ thống chế tài luật pháp xửphạt các vi phạm về quản lý môi trường nghiêm minh Đây có lẽ là một vấn đềnhức nhối mà xã hội đang rất cần một câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng
Trang 33Nguồn kinh phí cho công tác chống ô nhiễm môi trường không khí còn rấthạn hẹp Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khaithác than gây ra là rất lớn, tương đương 5% tổng giá thành sản xuất than Như vậy,kinh phí cho môi trường 2%/năm tính trong chi phí giá thành than như hiện nay đã
là quá thấp, đó là chưa kể so với mức từ 15 -19% mà nhiều quốc gia đang áp dụng.Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do vấn đề chống ô nhiễm môitrường không khí chưa được xác định và coi trọng đúng mức Kinh phí dù rất quantrọng, nhưng yếu tố quyết định cuối cùng vẫn là sự nhận thức và thái độ tráchnhiệm trước cộng đồng Mà ở đây, trước hết thuộc về những người trong cuộc, đặcbiệt là ngành than
2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã.
2.2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung.
Môi trường Uông Bí hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng trên tất cả phươngdiện: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ônhiễm rác thải rắn
Ngoài các nguồn ô nhiễm do sinh hoạt phần lớn tác nhân gây ô nhiễm môitrường thị xã là do các hoạt động công nghiệp phát sinh do khai thác và sử dụngkhoáng sản:
Khai thác khoáng sản làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi,khí độc, lãng phí tài nguyên
Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thảirắn
Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí (SO2, bụi, khí độc ), ônhiễm nước, chất thải rắn
Mức độ tổn thất than còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đồng hành còn
ít vừa làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên vừa làm tăng tác động môi trường.Hàng năm hoạt động khai thác than tiêu tốn một khối lượng vật tư rất lớn như xăng
Trang 34dầu, thuốc nổ công nghiệp, điện năng…Một số loại vật tư, nhiên liệu đặc biệt lànhiều loại vật liệu nổ có độ an toàn thấp, tính năng kỹ thuật chưa tiên tiến, gây hậuquả xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người Theo số liệu phân tích trong tất
cả các đơn vị hoạt động khai thác than ở Uông Bí chi phí vật liệu, nhiên liệu vàđộng lực trong giá thành than sạch rất cao, chiếm trên 35% giá thành than Trongtương lai khi quy mô sản lượng than ngày càng tăng và điều kiện khai thác ngàycàng khó khăn hơn thì khối lượng tiêu hao vật tư ngày càng lớn, kéo theo khốilượng các chất thải và tác động môi trường do sản xuất than gây ra càng trầm trọnghơn và chi phí sản xuất tăng cao
2.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực trên địa bàn
Môi trường không khí thị xã nói chung bị ô nhiễm khá nặng nề, tuy nhiên ởmỗi khu vực khác nhau mức độ ô nhiễm lại khác nhau vì vậy để chỉ rõ hơn thựctrạng không khí thị xã ta sẽ phân tích từng khu vực chức năng khác nhau trên điạbàn Có thể chia thành 3 khu vực chính sau đây:
2.2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực khai thác than
Công nghiệp khai thác than ở Uông Bí nói riêng đã và đang góp phần đáp ứngđầy đủ nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu rất quan trọng của ViệtNam, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn địnhcho hàng nghìn người lao động, góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của các khu vực có khai thác than, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh
Hiện nay môi trường vùng than Uông Bí đang bị suy thoái và ô nhiễm nặng,không riêng gì môi trường không khí mà cả ô nhiễm nước thải mỏ, chất rắn và đấtđai bị phá huỷ Nhiều khu vực khai thác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường đã buộc phải ngừng khai thác như tại khu vực Yên Tử
Các tuyến vận chuyển than và nguyên liệu từ các công ty khai thác than đếnquốc lộ 18 và đến cảng Điền Công đều có điều kiện địa hình rất khó khăn, nhiều
Trang 35đường cong liên tiếp Các tuyến được thiết kế qua nhiều khu dân cư đông đúc, hầuhết các khu vực nàycó chiều rộng hẹp, có nơi chỉ khoảng 10m
Ngành than Uông Bí đã tạo việc làm cho nhiều triệu lượt công nhân trongvùng qua nhiều thế hệ khác nhau, tuy nhiên ngành than có tỷ lệ nhiễm bệnh nghềnghiệp cao Ở vùng than Uông Bí hầu hết các mỏ đều có kiến tạo phức tạp, côngnghệ khai thác than còn nhiều lạc hậu lao động thủ công là chủ yếu, đặc biệt làđiều kiện lao động hầm lò môi trường có nhiều khắc nghiệt, tiếp xúc nhiều với cáckhí độc, bụi mỏ, bùn nước…đó là nguy cơ cao dẫn đến các bệnh như bụi phổi silic,viêm phế quản, bệnh ngoài da…
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do:
Đa phần công nghệ, thiết bị khai thác than ở tất cả các khâu đều thuộc loạinhỏ, lạc hậu; lạc hậu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường khu vực
Điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn, khối lượng công tác mỏ ngàycàng lớn
Một số tồn tại trong khâu quản lý các yếu tố đầu vào sản xuất than còn yếu
Chưa thực sự gắn kết các hiệu quả kinh tế với công tác bảo vệ môi trường
2.2.2.2 Hiện trạng môi trường khu vực đô thị.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Quảng Ninh,Uông Bí là một trong những thị xã có tốc độ phát triển đô thị nhanh nhất của tỉnh
và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của Quảng Ninh Tuy nhiên,quá trình phát triển đô thị ở thị xã cũng còn tiềm ẩn nhiều bất cập, ô nhiễm môitrường như một hệ quả tất yếu đáng buồn của quá trình phát triển
Do sự phát triển và mở rộng thị xã, nhiều cơ sở công nghiệp cũ hiện nay nằmtrong khu vực nội thị tập trung dân cư Đặc biệt là nhà máy nhiệt điện Uông Bíhiện nằm ở trung tâm thị xã Với công suất đạt 400MW sau khi được nâng cấp, nhàmáy sẽ tiêu thụ mỗi năm khoảng 400 nghìn tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu
Trang 36FO, thải ra một lượng khói bụi ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến môi trường thịxã.
Nhu cầu vận tải sản phẩm vật tư của các ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt
là khai thác, chế biến than và công nghiệp điện là nguyên nhân gia tăng lưu lượngcác loại xe tải siêu trọng lưu thông trên các tuyến đường nội thị và các phường xã
Đi cùng với chúng là ô nhiễm bụi vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và lượng lớncác khí độc hại từ động cơ xăng dầu
Các cơ sở công nghiệp của tỉnh trên địa bàn Uông Bí là xí nghiệp chế biếnnhựa thông, xí nghiệp chế biến gỗ, nhà máy xi măng, gạch gói, đá vôi phần nhiềuđược xây dựng từ thập kỷ 90, thải ra chủ yếu là khói bụi góp phần gây ô nhiễmmôi trường không khí khu vực nam Uông Bí (ước tính riêng 2 nhà máy là xi măngLam Thạch và gạch Dốc Đỏ hàng năm đã phát thải khoảng 1.000 tấn bụi)
Chính quyền thị xã đã có nhiều cố gắng đảm bảo trong tốc độ phát triển kinh
tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Tuy nhiên cần thiết phải có sự phối hợp chặtchẽ hơn giữa các ban ngành và chính quyền địa phương cũng như các nhà khoahọc trong QH hệ thống đô thị hài hoà với phát triển các ngành kinh tế
2.2.2.3 Hiện trạng môi trường các khu du lịch
Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ônhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ởcác trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại
và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông Việc phát triển du lịch ở Uông
Bí cũng không phải là một ngoại lệ
Uông Bí có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với sự đa dạng phong phú củadanh lam thắng cảnh với cảnh quan đẹp, di tích lịch sử kết hợp hài hoà với các ditích lịch sử văn hoá và các lễ hội mang tính chất truyền thống như quần thể du lịch– khu bảo tồn Yên Tử, khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung, điểm du lịch Hang Son
và thác Lựng Xanh
Trang 37Trong những năm gần đây ngành du lịch Uông Bí đã có những bước pháttriển vượt bậc, hầu hết các công trình được bảo vệ tôn tạo và đầu tư lớn Tuy nhiênvới một lượng khách lớn đặc biệt vào những ngày cao điểm, tập trung tại khu vực
có địa hình phức tạp đã dẫn đến tình trạng quá tải, hơn nữa các biện pháp quản lýtại các điểm du lịch chưa chặt chẽ, gây nên sức ép lớn đối với môi trường thể hiện
ở các khía cạnh như:
Nhiều công trình vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch còn khá sơ sài, chưa
xử lý triệt để chất thải, gây ô nhiễm môi trường nước các suối đầu nguồn và gây ônhiễm không khí trong mùa lễ hội
Mùa du lịch và lễ hội các phương tiện giao thông đến khu vực cũng giatăng, tập trung số lượng lớn trên địa bàn vào những ngày cao điểm, gây ách tắcgiao thông gia tăng lượng khói bụi thải vào môi trường không khí Tiếng ồn vượtquá tiêu chuẩn cho phép Nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dântrong khu vực
Dịch vụ ăn uống tại các khu du lịch, nhà bếp có sử dụng các chất đốt, đồngthời cũng là điểm tập trung đông người, trong điều kiện không khí ẩm, khí thảikhông thoát được lên cao làm cho nồng độ khí độc tăng lên
Tại các chùa, tháp trong lúc thờ cúng mặc dù việc thắp hương đã bị hạn chếnhưng vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời làm hư hại cảnh quan và di tích
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã cũng như củatỉnh, tuy nhiên để có thể phát huy và sử dụng lâu bền thế mạnh này của địa phươngđòi hỏi cần có QH và quản lý hiệu quả Du lịch bền vững là một hướng phát triểnmới mà Uông Bí nên phát triển trong thời gian tới
2.3 Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí thị xã.
2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động kinh tế - xã hội.
2.3.1.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trang 38a) Công nghiệp khai thác, vận chuyển và chế biến than: Cả hai hình thức
khai thác than là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò đều gây nên ô nhiễm khôngkhí nghiêm trọng
Khai thác than lộ thiên: tạo ra rất nhiều chất bụi và là nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí khá nghiêm trọng Quy trình khai thác than lộ thiên bao gồm cácbước: khoan nổ mìn, xúc bốc đất đá thải, vận chuyển đất đá thải đến bãi thải, đổđất đá thải, bốc dỡ than và vận chuyển than đến nhà máy sàng tuyển sau đó xuấtlên kho tàu Tất cảc các giai đoạn trong khai thác than lộ thiên đều gây nên ônhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí, trong đó cácgiai đoạn đầu có khả năng gây ô nhiễm mạnh nhất
Khai thác hầm lò: Là hoạt động khai thác than chính tại Uông Bí, sản lượng
than khai thác hầm lò chiếm khoảng 80% sản lượng than nguyên khai tại các mỏ.Khai thác hầm lò là nguồn thải cục bộ các loại khí như: CH4, CO2, H2S, CO…gâytác hại xấu đối với sức khoẻ con người
Tất cả các khu vực và các hoạt động khai thác than hầm lò đều là nguyênnhân gây ô nhiễm môi trường không khí Uông Bí:
Sàng tuyển than: Than sau khi được khai thác được đưa về nhà máy sàng
tuyển có công suất 600.000 tấn/năm Quá trình sàng tuyển tạo ra lượng bụi than,đất khá lớn gây ô nhiếm không khí trong khu vực sàng tuyển cũng như khu vựcxung quanh
Khu bãi chứa than tại khu vực sàng tuyển: Kho, bãi chứa than nguyên khai
(cung cấp cho nhà máy sàng tuyển) và than thành phẩm (sau khi sàng tuyển) cũng
là một trong những nguồn gây ô nhiễm tại Uông Bí Việc xúc, bốc dỡ than (thancục và than cám) và lưu trữ than ngoài trời tạo ra lượng bụi lớn, gây ô nhiễmkhông khí, đặc biệt trong những ngày hanh khô trời nắng, gió mạnh tình trạng ônhiễm do bụi than ngày càng nặng nề hơn
Trang 39Bãi chứa phế thải sau sàng tuyển: Mỗi năm nhà máy sàng tuyển thuộc
công ty than Vàng Danh thải ra khoảng 45.000 – 50.000 tấn phế thải sau sàngtuyển với thành phần chủ yếu là đá các cấp lẫn tro và bùn đất Diện tích bãi chứa
đá thải không dưới 1ha và là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể ở các khu vựclân cận
Vận chuyển than: Quá trình vận chuyển than nguyên khai và than thành
phẩm trên các tuyển đường cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khínghiêm trọng tại thị xã Hàng năm có khoảng 500.000- 600.000 tấn than thànhphẩm (than cục và than cám) được vận chuyển bằng đường sắt và ô tô đã tạo ra 1lượng bụi khá lớn, gây ô nhiễm không khí xung quanh tuyến đường vận chuyển
Kho bãi chứa than tại các bến, ga, cảng: Tại cảng sông Điền Công và ga
đường sắt ở Uông Bí có các kho bãi chứa than rất lớn để xuất than Diện tích sâncảng Điền Công có thể tập kết được tới 400.000 tấn than Các hoạt động đổ, xúc,bốc than tại các bãi, kho ở cảng, ga tạo ra lượng bụi than khá lớn gây ô nhiễm môitrường trong và ngoài khu vực sản xuất
b) Công nghiệp nhiệt điện.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí nằm ở phía nam thị xã trên trục đường 18Athuộc địa phận nội thị khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất Nhà máy sử dụngthan của mỏ Vàng Danh và công ty than Uông Bí làm nhiên liệu cho hoạt động sảnxuất điện, hàng năm nhà máy tiêu thụ một lượng lớn than và dầu (khoảng 350.000tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu FO)
Tất cả những hoạt động sản xuất điện (vận chuyển, tập kết nhiên liệu; chếbiến than cám, cấp liệu, lò hơi và tổ hợp phát điện, lọc bụi của khói thải, thải tro xỉcủa lò hơi, hoạt động của các phân xưởng phụ trợ) đều thải ra nhiều loại khí gây ônhiễm môi trường không khí như SO2, CO, CO2, NOx
c) Sản xuất xi măng.
Trang 40Nhà máy xi măng Lam Thạch nẳm trên đường 10, có công suất 10 vạntấn/năm được đưa vào hoạt động từ năm 1997 Nguyên liệu sản xuất của nhà máy
là đá vôi từ các nơi khác trong tỉnh chuyển đến, nhiên liệu đốt là than từ mỏ VàngDanh Các công đoạn trong sản xuất xi măng bao gồm: vận chuyển nguyên nhiênliệu, nghiền đá vôi, nung lò clinker…sản phẩm thải ra chủ yếu là khói và bụi ximăng
Ngoài hai nhà máy trên còn phải kể thêm một số nhà máy nhỏ khác như nhàmáy gạch Dốc Đỏ…cũng đã và đang gây ô nhiễm môi trường không khí khu vựcnam Uông Bí
2.3.1.2 HĐ giao thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng của các dự án
Trên địa bàn thị xã có 3 tuyển đường quốc lộ chạy qua là QL 18A, 18B và 10,với tổng chiều dài khoảng 30 – 40 km và lưu lượng xe hoạt đông khá lớn, trungbình mỗi giờ có khoảng 60 – 80 xê ô tô và 120 – 150 xe máy các loại qua lại Thị
xã còn có hàng chục km đường phố với chiều rộng từ 3-5m
Chất lượng các đoạn đường quốc lộ qua thị xã và các tuyến phố nội thị chấtlượng chưa thật tốt Mặt đường hẹp, nhiều bụi đất, nhiều đoạn như phủ kín một lớpdày bụi đất và than (đường dành cho xe tải chở than), một số đường phố đã xuốngcấp, hư hỏng
Hoạt động tấp nập của xe ô tô, xe máy và các loại phương tiện khác cộng vớichất lượng đường xá không được tốt là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bởibụi và các loại khí thải động cơ
Ngoài hoạt động giao thông, hiện nay dọc đường 18 và đường 10 còn cónhiều dự án đang thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy đã làm gia tăng ô nhiễmkhông khí
2.3.1.3 Các bãi rác thải
Các bãi rác thải sinh hoạt: Thị xã Uông Bí có hai bãi rác tập trung xử lý là bãirác Lạc Thanh và bãi rác Vàng Danh Đây đều không phải là các bãi rác chôn lấp