MỤC LỤC
Để góp phần phát huy tiềm năng sẵn có của thị xã, khắc phục tình trạng sử dụng chưa hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện nay công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một trong những khâu quan trọng cần được tiếp tục quan tâm, củng cố và đẩy mạnh. Bên cạnh Luật bảo vệ môi trường, còn có nhiều bộ luật khác liên quan hỗ trợ cho việc bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật khoáng sản, Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, Luật khoa học và công nghệ, Luật dân sự, Luật hình sự… Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta đã ban hành gần 600 văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường. Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện hoá cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt là trong tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong toàn xã hội.
Các cơ quan chức năng sẽ phải giám sát và cưỡng chế thực hiện các quy định về quản lý chất thải đô thị, mở rộng hoạt động sản xuất phân công và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn; Xúc tiến các hình thức khuyến khích về kinh tế cũng như các khuyến khích khác để thúc đẩy phân loại tại nguồn và phát triển các hoạt động tái chế trong khu vực tư nhân.
Công nghiệp khai thác than ở Uông Bí nói riêng đã và đang góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn người lao động, góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực có khai thác than, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh. Nhu cầu vận tải sản phẩm vật tư của các ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt là khai thác, chế biến than và công nghiệp điện là nguyên nhân gia tăng lưu lượng các loại xe tải siêu trọng lưu thông trên các tuyến đường nội thị và các phường xã. Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
Uông Bí có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với sự đa dạng phong phú của danh lam thắng cảnh với cảnh quan đẹp, di tích lịch sử kết hợp hài hoà với các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội mang tính chất truyền thống như quần thể du lịch – khu bảo tồn Yên Tử, khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung, điểm du lịch Hang Son và thác Lựng Xanh.
Việc xúc, bốc dỡ than (than cục và than cám) và lưu trữ than ngoài trời tạo ra lượng bụi lớn, gây ô nhiễm không khí, đặc biệt trong những ngày hanh khô trời nắng, gió mạnh tình trạng ô nhiễm do bụi than ngày càng nặng nề hơn. Hàng năm có khoảng 500.000- 600.000 tấn than thành phẩm (than cục và than cám) được vận chuyển bằng đường sắt và ô tô đã tạo ra 1 lượng bụi khá lớn, gây ô nhiễm không khí xung quanh tuyến đường vận chuyển. Kho bãi chứa than tại các bến, ga, cảng: Tại cảng sông Điền Công và ga đường sắt ở Uông Bí có các kho bãi chứa than rất lớn để xuất than. Các hoạt động đổ, xúc,. bốc than tại các bãi, kho ở cảng, ga tạo ra lượng bụi than khá lớn gây ô nhiễm môi trường trong và ngoài khu vực sản xuất. b) Công nghiệp nhiệt điện. Tất cả những hoạt động sản xuất điện (vận chuyển, tập kết nhiên liệu; chế biến than cám, cấp liệu, lò hơi và tổ hợp phát điện, lọc bụi của khói thải, thải tro xỉ của lò hơi, hoạt động của các phân xưởng phụ trợ) đều thải ra nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường không khí như SO2, CO, CO2, NOx. c) Sản xuất xi măng.
Thải lượng bụi do sản xuất than: Dựa trên các hệ số thải bụi trong sản xuất than do viện nghiên cứu KHCN mỏ đưa ra có thể ước tính được lượng bụi do sản xuất 0,5 triệu tấn than/năm ở khu vực Uông Bí là 750 – 800 tấn bụi/năm.
Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ khó khăn và lâu dài vì vậy cần huy động sự tham gia của tất cả mọi đối tượng và nguồn lực. Sự chung tay vì môi trường là hành động thiết thực nhất để bảo vệ cuộc sống của chính con người.
Đến năm 2020 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường không khí tại các khu vực khác. Đến năm 2025 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường không khí trên địa bàn thị xã.
Còn thiếu vắng những công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường như lệ phí môi trường, thuế môi trường, người gây ô nhiễm phải trả tiền… làm cho công tác bảo vệ môi trường không phát huy được sự kích thích từ góc độ kinh tế đối với những chủ thể sử dụng các thành phần môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái. Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-ttg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, và gần đây nhất là phiên họp đầu tiên củahội đồng phát triển bền vững quốc gia (19/3/2009) trong đó vấn đề bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các định hướng, chương trình phát triển bền vững ở nước ta, đồng thời gắn kết vấn đề môi trường với từng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Sửa đổi cơ bản Luật bảo vệ môi trường và các quy định liên quan đến môi trường trong các ngành luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các ngành luật, chú trọng đến các yếu tố tài nguyên môi trường thiên nhiên, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật bảo vệ môi trường và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định.
Trong đó cần bảo đảm cả ba yếu tố tăng cường hiệu lực, tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với việc hình thành các trình tự, thủ tục thi hành pháp luật về môi trường sao cho đồng bộ, hiệu quả, khả thi và tăng cường hiệu lực của các biện pháp chế tài hành chính, dân sự, kinh tế và hình sự, đặc biệt là các biện pháp về kinh tế như cần tính toán đầy đủ chi phí môi trường trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đánh thuế tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí cần xây dựng các cơ chế chính sách nhằm quản lý và thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường như: cơ chế kết hợp giữa nội dung phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường; cơ chế liên kết phát triển đô thị với công tác bảo vệ môi trường; cơ chế phối hợp các ngành công – nông nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ với công tác bảo vệ môi trường. Một làn sóng áp dụng cách tiếp cận thứ 3 là sử dụng phương tiện thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường đã xuất hiện và thực hiện thành công ở nhiều nước, trong đó có rất nhiều các nước đang phát triển như Phillipin, Ấn Độ, Trung Quốc …Với Việt Nam là một quốc gia đông dân và người dân vốn có truyền thống yêu thiên nhiên thì việc áp dụng phương pháp này bên cạnh việc từng bước đưa vào hiện thực các công cụ kinh tế sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường khí bụi nói riêng.