Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 37)

- Hệ thống các chính sách của nhà nước.

2.2.2Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực trên địa bàn.

bàn.

Môi trường không khí thị xã nói chung bị ô nhiễm khá nặng nề, tuy nhiên ở mỗi khu vực khác nhau mức độ ô nhiễm lại khác nhau vì vậy để chỉ rõ hơn thực trạng không khí thị xã ta sẽ phân tích từng khu vực chức năng khác nhau trên điạ bàn. Có thể chia thành 3 khu vực chính sau đây:

2.2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực khai thác than.

Công nghiệp khai thác than ở Uông Bí nói riêng đã và đang góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn người lao động, góp phần tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực có khai thác than, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh.

Hiện nay môi trường vùng than Uông Bí đang bị suy thoái và ô nhiễm nặng, không riêng gì môi trường không khí mà cả ô nhiễm nước thải mỏ, chất rắn và đất đai bị phá huỷ. Nhiều khu vực khai thác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đã buộc phải ngừng khai thác như tại khu vực Yên Tử.

Các tuyến vận chuyển than và nguyên liệu từ các công ty khai thác than đến quốc lộ 18 và đến cảng Điền Công đều có điều kiện địa hình rất khó khăn, nhiều đường cong liên tiếp. Các tuyến được thiết kế qua nhiều khu dân cư đông đúc, hầu hết các khu vực nàycó chiều rộng hẹp, có nơi chỉ khoảng 10m

Ngành than Uông Bí đã tạo việc làm cho nhiều triệu lượt công nhân trong vùng qua nhiều thế hệ khác nhau, tuy nhiên ngành than có tỷ lệ nhiễm bệnh nghề nghiệp cao. Ở vùng than Uông Bí hầu hết các mỏ đều có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác than còn nhiều lạc hậu lao động thủ công là chủ yếu, đặc biệt là điều kiện lao động hầm lò môi trường có nhiều khắc nghiệt, tiếp xúc nhiều với các

khí độc, bụi mỏ, bùn nước…đó là nguy cơ cao dẫn đến các bệnh như bụi phổi silic, viêm phế quản, bệnh ngoài da…

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do:

Đa phần công nghệ, thiết bị khai thác than ở tất cả các khâu đều thuộc loại nhỏ, lạc hậu; lạc hậu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường khu vực.

Điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn, khối lượng công tác mỏ ngày càng lớn.

Một số tồn tại trong khâu quản lý các yếu tố đầu vào sản xuất than còn yếu.

Chưa thực sự gắn kết các hiệu quả kinh tế với công tác bảo vệ môi trường.

2.2.2.2. Hiện trạng môi trường khu vực đô thị.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Quảng Ninh, Uông Bí là một trong những thị xã có tốc độ phát triển đô thị nhanh nhất của tỉnh và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của Quảng Ninh. Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị ở thị xã cũng còn tiềm ẩn nhiều bất cập, ô nhiễm môi trường như một hệ quả tất yếu đáng buồn của quá trình phát triển.

Do sự phát triển và mở rộng thị xã, nhiều cơ sở công nghiệp cũ hiện nay nằm trong khu vực nội thị tập trung dân cư. Đặc biệt là nhà máy nhiệt điện Uông Bí hiện nằm ở trung tâm thị xã. Với công suất đạt 400MW sau khi được nâng cấp, nhà máy sẽ tiêu thụ mỗi năm khoảng 400 nghìn tấn than và khoảng gần 1.000 tấn dầu FO, thải ra một lượng khói bụi ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến môi trường thị xã.

Nhu cầu vận tải sản phẩm vật tư của các ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt là khai thác, chế biến than và công nghiệp điện là nguyên nhân gia tăng lưu lượng các loại xe tải siêu trọng lưu thông trên các tuyến đường nội thị và các phường xã. Đi cùng với chúng là ô nhiễm bụi vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và lượng lớn các khí độc hại từ động cơ xăng dầu.

Các cơ sở công nghiệp của tỉnh trên địa bàn Uông Bí là xí nghiệp chế biến nhựa thông, xí nghiệp chế biến gỗ, nhà máy xi măng, gạch gói, đá vôi phần nhiều

được xây dựng từ thập kỷ 90, thải ra chủ yếu là khói bụi góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực nam Uông Bí (ước tính riêng 2 nhà máy là xi măng Lam Thạch và gạch Dốc Đỏ hàng năm đã phát thải khoảng 1.000 tấn bụi).

Chính quyền thị xã đã có nhiều cố gắng đảm bảo trong tốc độ phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ban ngành và chính quyền địa phương cũng như các nhà khoa học trong QH hệ thống đô thị hài hoà với phát triển các ngành kinh tế.

2.2.2.3. Hiện trạng môi trường các khu du lịch.

Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Việc phát triển du lịch ở Uông Bí cũng không phải là một ngoại lệ.

Uông Bí có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với sự đa dạng phong phú của danh lam thắng cảnh với cảnh quan đẹp, di tích lịch sử kết hợp hài hoà với các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội mang tính chất truyền thống như quần thể du lịch – khu bảo tồn Yên Tử, khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung, điểm du lịch Hang Son và thác Lựng Xanh.

Trong những năm gần đây ngành du lịch Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc, hầu hết các công trình được bảo vệ tôn tạo và đầu tư lớn. Tuy nhiên với một lượng khách lớn đặc biệt vào những ngày cao điểm, tập trung tại khu vực có địa hình phức tạp đã dẫn đến tình trạng quá tải, hơn nữa các biện pháp quản lý tại các điểm du lịch chưa chặt chẽ, gây nên sức ép lớn đối với môi trường thể hiện ở các khía cạnh như:

Nhiều công trình vệ sinh công cộng ở các điểm du lịch còn khá sơ sài, chưa xử lý triệt để chất thải, gây ô nhiễm môi trường nước các suối đầu nguồn và gây ô nhiễm không khí trong mùa lễ hội.

Mùa du lịch và lễ hội các phương tiện giao thông đến khu vực cũng gia tăng, tập trung số lượng lớn trên địa bàn vào những ngày cao điểm, gây ách tắc giao thông gia tăng lượng khói bụi thải vào môi trường không khí. Tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân trong khu vực.

Dịch vụ ăn uống tại các khu du lịch, nhà bếp có sử dụng các chất đốt, đồng thời cũng là điểm tập trung đông người, trong điều kiện không khí ẩm, khí thải không thoát được lên cao làm cho nồng độ khí độc tăng lên.

Tại các chùa, tháp trong lúc thờ cúng mặc dù việc thắp hương đã bị hạn chế nhưng vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời làm hư hại cảnh quan và di tích.

Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã cũng như của tỉnh, tuy nhiên để có thể phát huy và sử dụng lâu bền thế mạnh này của địa phương đòi hỏi cần có QH và quản lý hiệu quả. Du lịch bền vững là một hướng phát triển mới mà Uông Bí nên phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 37)