Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường không khí

Một phần của tài liệu Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 72 - 78)

- Hệ thống các chính sách của nhà nước.

3.3.6 Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường không khí

Xã hội hoá không còn là một khái niệm xa lạ như trong thời kỳ trước mà ngày nay nó đã trở thành một khái niệm được nói đến trong hầu hết các lĩnh vực. Do tính chất phức tạp và ảnh hưởng rộng rãi của công tác BVMT thì không thể không nói tới giải pháp quan trọng này.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một thách thức và mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhiều chính sách và cách tiếp cận khác nhau đã được nghiên cứu và áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường. Các cách tiếp cận “mệnh lệnh và kiểm soát”, tiếp đến là các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế đã mang lại nhiều kết quả khả quan nhưng lại đòi hỏi các quốc gia phải có năng lực cao về giám sát và thi hành pháp luật. Một làn sóng áp dụng cách tiếp cận thứ 3 là sử dụng phương tiện thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường đã xuất hiện và thực hiện thành công ở nhiều nước, trong đó có rất nhiều các nước đang phát triển như Phillipin, Ấn Độ, Trung Quốc …Với Việt Nam là một quốc gia đông dân và người dân vốn có truyền thống yêu thiên nhiên thì việc áp dụng phương pháp này bên cạnh việc từng bước đưa vào hiện thực các công cụ kinh tế sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường khí bụi nói riêng.

3.3.6.1. Nhiệm vụ của công tác xã hội hoá HĐ bảo vệ môi trường.

Những nhiệm vụ cần được thực hiện tốt cho công tác xã hội bảo vệ môi trường:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho mọi đối tượng; biến nhận thức về bảo vệ môi trường thành ý thức tự giác thường trực và hành động của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và mỗi người dân. Trong luật Bảo

vệ Môi trường của Việt Nam có ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Quan tâm, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể, cộng đồng dân cư và từng người dân trong việc tham gia và giám sát công tác bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường được xác định là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người. Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là biểu hiện của nếp sống hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng đô thị hoá và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với thiên nhiên của ông cha ta.

Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của địa phương trên quan điểm lấy phòng ngừa là chính, hạn chế tác động xấu đối với môi trường. Kết hợp linh hoạt giữa xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường và bảo tồn thiên nhiên và các công trình văn hoá lịch sử.

Kết hợp giữa đầu tư của nhà nước với đẩy mạnh huy động tối đa các nguồn lực xã hội và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.

Xử lý triệt để các nguồn thải nằm các chất ô nhiễm, đặc biệt các cơ sở nằm trong các khu dân cư hoặc không gian nội thị. Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng không có khả năng xử lý lượng chất thải ô nhiễm của mình.

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm của các phương tiện vận tải quá cũ nát hoặc hết hạn sử dụng. Ưu tiên việc tận dụng phế thải và tận thu khoáng chất đồng hành nhằm hạn chế tối đa việc mở rộng và xây mới các bãi chôn lấp.

Tăng lượng cây xanh dọc tuyến phố, tuyến đường chính đặc biệt là những tuyến đường có xe, tàu than chạy qua. Hình thành các thảm cây xanh công cộng

trong nội thị và các vành đai cây xanh xung quanh đô thị. Bảo vệ phục hồi tài nguyên rừng, cải tạo phủ xanh đất trống, đồi trọc sau khai thác than.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ phức tạp, có tính liên ngành và liên vùng vì vậy cần thiết có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng địa phương, sự quản lý thống nhất của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể xã hội.

3.3.6.2. Hình thức tham gia.

Đóng góp ý kiến xây dựng cho các dự án phát triển KT-XH nói chung và các dự án liên quan trực tiếp đến khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường của các địa phương và tham gia xây dựng các quy định, văn bản mang tính quy phạm về bảo vệ môi trường tại các địa phương cơ sở.

Việc lấy ý kiến của cộng đồng về khía cạnh môi trường trong các dự án phát triển của địa phương phải được coi là nhiệm vụ bắt buộc. Thực hiện nhiệm vụ này sẽ thu được những mặt tích cực sau:

 Thu nhận được các kiến thức thực tế, bản địa của người dân địa phương về bảo vệ môi trường.

 Giáo dục nâng cao ý thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường.

 Tạo điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của quần chúng cho việc thực thi khi các dự án đi vào hoạt động.

Giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương cơ sở, trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường. Vai trò của cộng đồng được thể hiện qua các khía cạnh sau:

 Phát hiện các sự cố môi trường.

 Phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường xảy ra tai địa phương, cơ sở.

 Phong trào bảo vệ môi trường: mỗi địa phương làng xã cũng cần có quy định riêng về bảo vệ môi trường phụ thuộc tình hình cụ thể và phong tục tập quán của dân cư.

Tuyên truyền và tổ chức bảo vệ môi trường trong các đoàn thể: phụ nữ, thanh niên, học sinh, học sinh ở các trường phổ thong cao đẳng đóng tại địa phương. Hàng năm tổ chức các đội tình nguyện xuống các địa phương, đến các nơi có các vấn đề môi trường nổi cộm để tuyên truyền và tham gia đẩy mạnh phong trào làm sạch quê hương.

Tổ chức những ngày lễ lớn về môi trường, thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường với chủ đề: “đô thị xanh - cộng đồng xanh”, chiến dịch hướng tới khuyến khích những người tham gia, đặc biệt chú ý đến hiện trạng môi trường đô thị, nông thôn. Khuyến khích việc trồng và chăm sóc cây xanh, làm sạch đường phố, giảm thiểu tác động của rác thải trong cộng đồng nhằm tạo nên đô thị xanh.

3.3.6.3. Các giải pháp xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Giải pháp tuyên truyền:

Đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền về môi trường, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền dễ hiểu, đơn giản, lấy nòng cốt là các đoàn thể, cán bộ công tác xã hội ở các phường xã, các doanh nghiệp.

Phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững đến từng cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các cơ quan xí nghiệp.

Giáo dục môi trường ở cấp cơ sở, chú trọng đến giáo dục môi trường cho các cấp học sinh trên địa bàn, đây là hình thức tuyên truyền phổ biến có tính chiến lược lâu dài thông qua hệ thống giáo dục, mang lại hiệu quả cụ thể cho hiện tại và các thế hệ tương lai.

Có một nguồn kinh phí nhất định lấy từ quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh, thị xã để hỗ trợ cho các hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường ở các địa phương.

Đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh công cộng, các khu vệ sinh cho công nhân mỏ và khách tham quan du lịch. Cảnh cáo nghiêm khắc các hành vi gây mất vệ sinh môi trường công cộng, thị xã có thể chủ động xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn phải có một cơ quan chuyên trách thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường. Xử phạt nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm, trốn trách trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường.

Xây dựng quy ước bảo vệ môi trường và phát huy truyền thống yêu thiên nhiên

Xây dựng và phát huy truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi thân thiện với khu phố, thu nhặt rác thải ở các khu du lịch, danh thắng…

Xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư: thành lập các tổ thu gom dịch vụ của nhân dân hoặc các công ty tư nhân, thu gom rác đường phố, vệ sinh đô thị cuối tuần.

Phát động và duy trì các phong trào trồng cây gây rừng, làm sạch môi trường.

Xây dựng các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường trong quần chúng

Phát hiện các mô hình điển hình, tiên tiến trong các hoạt động bảo vệ môi trường để phổ biến, nhân rộng, xây dựng các giải thưởng môi trường. Thiết lập các trung tâm cộng đồng để tự động ghi nhân, phân loại và chuyển những kiến nghị của người dân về tình trạng ô nhiễm đến cơ quan chức năng thích hợp. Những hệ thống như vậy sẽ cho phép những người quản lý xác định được những khu vực

có vấn đề nghiêm trọng và cũng cho phép người dân giám sát việc giải quyết các kiến nghị của họ.

Các doanh nghiệp trên địa bàn có thể đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng tập thể lao động giỏi và vào tiêu chuẩn xét khen thưởng.

Kết luận.

Năm 2008 là một năm đầy biến động đã chứng kiến sự biến động của giá dầu mỏ toàn cầu, các vấn đề nan giải về nguồn cung cấp lương thực, các thảm họa tự nhiên, sự suy thoái môi trường liên tục và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các cuộc khủng hoảng đã gây ra những thách thức nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững và trở thành nội dung chủ yếu trong các chương trình nghị sự của gần như tất cả các hội nghị cấp cao trên thế giới. Sự thành lập và hoạt động thường niên của Hội đồng phát triển bền vững quốc gia kể từ đầu năm 2009 là một động thái tích cực của Việt Nam trong công cuộc hiện thực hoá mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng nhưcả nhân loại: Phát triển bền vững.

Trong lộ trình phát triển của mình, Uông Bí _một đô thị trẻ phía tây của tỉnh Quảng Ninh đã sớm xác định cho mình con đường phát triển theo hướng bền vững.

Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp năng lượng than và nhiệt điện đã làm cho thành phần môi trường của PTBV trở nên yếu kém. Trong chuyên đề thực tập này em mong muốn tìm hiểu và qua đó đóng góp những kiến thức của mình để chống lại nạn ô nhiễm khói bụi đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân Uông Bí. Không có kiến thức của một nhà quản lý về môi trường tuy nhiên là một sinh viên kinh tế em cố gắng đưa lại sự tiếp cận trên góc nhìn kinh tế, mong muốn có thể giải quyết vấn đề trên giác độ kinh tế một cách hiệu quả nhất để hiện thực hoá mục tiêu PTBV của quê hương.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm mục tiêu Phát Triển Bền Vững thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w