”Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh’’
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động LỜI NÓI ĐẦU Giải quyết việc làm, đảm bảo việc làm cho mọi người có khả năng lao động là trách nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp và của toàn xã hội. Điều này đã được khẳng định trong điều 13 bộ luật Lao Động. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Vì vậy trong thời gian qua, vấn đề tạo việc làm cho lao động mà đặc biệt là lao động nông thôn luôn được sự quan tâm của Đảng, nhà nước. Và thực tế là hiện nay số lượng người có việc làm không ngừng tăng lên, số người thất nghiệp, thiếu việc làm giảm đi. Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn ở mỗi địa phương, mỗi khu vực là khác nhau, do nó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương cụ thể, và không phải địa phương nào cũng làm tốt được vấn đề này. Trong thời gian thực tập tại phòng Lao động_Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí, được tìm hiểu về công tác tạo việc làm của địa phương tôi nhận thấy: trong thời gian qua thị xã đã rất quan tâm đến công tác tạo việc làm, thực hiện rất nhiều các chương trình tạo việc làm cho người lao động và cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, đối với lao động ở khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp còn cao, thu nhập của người dân khu vực nông thôn là thấp và thường không ổn định. Vì vậy trong thời gian tới rất cần Thị ủy, UBND thị xã quan tâm hơn nữa đến công tác tạo việc làm mà đặc biệt là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Nhận thấy vai trò của việc tạo việc làm cho lao đông nông thôn, giúp họ ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập là rất cần thiết. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại phòng Lao động_Thương binh và xã hội thị xã Uông Bí, tôi đã tìm hiểu và chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình là: ”Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh’’ Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích thực trạng công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Uông Bí để rút ra những tồn tại và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã. Kết cấu của bài báo cáo thực tập: Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động Phần I: Khái quát chung về đơn vị thực tập Phần II: Phần chuyên đề Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí Chương 3: Một số kiến nghị về tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Do thời gian nghiên cứu không nhiều, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế vì vậy chắc chắn có nhiều sai sót mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc. phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ XÃ UÔNG BÍ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thị xã Uông Bí Uông Bi là một thị xã nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 120 km. Thị xã Uông Bí nằm ngay dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc. Ngày 28 tháng 10 năm 1961 Chính phủ đã ra Nghị định 181/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc khu Hồng Quảng. Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác than, các mỏ than Vàng Danh, Bạch Thái Bưởi được khai thác từ thời thuộc địa. Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than Uông Bí được đưa vào hoạt động như công ty than Hồng Thái, Năm Mẫu, Đồng Vông .Sản lượng khai thác liên tục tăng trưởng. Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng của cả nước. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí khởi công xây dựng năm 1961 từng là cánh chim đầu đàn của nghành điện miền bắc xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 5/2002 đã xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW giai đoạn 1. Từ tháng 1/2006 đã thực hiện công tác chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 với một tổ máy 330 MW nâng tổng công suất của nhà máy lên 740 MW. Thị xã Uông Bí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nằm trên tuyến quốc lộ18A, 18B, là vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế. Không những có vị trí địa lý thuận lợi, Uông Bí còn được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào mà đặc biệt là than. Ngoài ra còn có các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, sỏi, xỉ than .Bên cạnh đó là các khu du lịch thiên nhiên như Hang Soi, Lựng Xanh, Hồ Yên Trung .Đây cũng là nơi có khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử- Nơi vua Trần Nhân Tông đã chọn làm nơi tu hành sau khi nhường lại ngôi báu. Có thể nói đây là vùng địa linh nhân kiệt, phát triển về mọi mặt. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thị xã Uông Bí đã đầu tư về nhiều mặt theo tinh thần nghị quyết TW2(khóa VIII) trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học hàng năm từ 1,2 đến 1,7 tỷ đồng: Bình quân mỗi năm xây dựng 1 trường học kiên cố hiện nay đã đưa vao sử dụng 5 trường học cao tầng đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra. Hệ thống trường, lớp, thiết bị dụng cụ học tập tiếp tục được bổ sung nâng cấp đã tạo điều kiện thực hiện phương Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động châm giay tôt học tốt. Có 10/10 xã, phường đạt phổ cập tiểu học, 6/10 xã, phường đạt phổ cập trung học cơ sở. Năm 2000 – 2001 thị xã đã thành lập trường dân lập trung học phổ thông đầu tiên đáp ứng nhu cầu học tâp của con em nhân dân và góp phần giảm nguồn chi ngân sách nhà nước Sự ngiệp văn hóa văn nghệ thông tin tuyên truyền được thị xã chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân. Hệ thống truyền thanh, truyền hình được đầu tư nâng cấp đến nay có 85% địa bàn dân cư được xem truyền hình 3 cấp, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân có bước phát triển khá và đã dần trở thành nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Sự nghiệp thể dục thể thao thị xã Uông Bí là thị xã đạt 29 năm liên tục giành chức vô địch giải việt dã toàn tỉnh. Năm 1998 được nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhất. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế thị xã và mạng lưới y tế xã, phường đã được củng cố trên các lĩnh vực: Khám chữa bệnh quản lý và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thực hiện có kết quả các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra hành nghề y- dược tư nhân. Những năm gần đây không để dịch bệnh lớn xảy ra, công tác kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả cao, tỷ suất sinh giảm bình quân 0,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,42% năm, tỷ lệ sinh tự nhiên đạt 1.19%. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc tăng từ 81% lên 100%. Các chính sách xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân từ thị xã đến cơ sở cùng các phòng, ban nghành cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn địa phương quan taam thực hiện khá tốt với những việc làm thiêt thực. Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” “nhân đạo từ thiện” có bước tiến bộ rõ rệt, phát huy được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” “tương thân tương ái” của dân tộc. Đến nay 100% gia đình chính sách có cuộc sống ổn định. Chương trình xóa đói giảm nghèo được chỉ đạo thực hiện có kết quả, đến nay hộ nghèo toàn thị xã còn dưới 8%, không còn hộ đói. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Về công tác quốc phòng an ninh: Tình hình chính trị xã hội luôn được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, các cấp ủy, Đảng, chính quyền Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động thị xã được coi ttrọng, xây dựng chiến lược thường xuyên, tại chỗ với số lượng phù hợp theo yêu cầu, hàng năm được tổ chức huấn luyên, diễn tập theo chương trình của bộ quốc phòng nhằm ứng phó với mọi tình huống phức tạp xảy ra. Công tác bảo vệ an ninh quốc gia đấu tranh phòng chống các tội phạm và các tệ nạn xã hội nhất là tội phạm ma túy được coi trọng ngay từ cơ sở đã cho được kết quả tốt. Công tác truy tố xét sử, thi hành án được tăng cường ở các đơn vị hoạt động tư pháp. Công tác xây dưng chính quyền từ thị xã đến cơ sở thường xuyên được quan tâm củng cố, từng bước kiện toàn đủ số lượng, nâng cao chất lượng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nên năng lực điều hành của các cấp chính quyền ngày một nâng lên. Các chủ trương chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân được công khai bằng nhiều hình thức, việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách thủ tục hành chính theo hướng một đầu mối bước đầu phát huy tác dụng tốt, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Phong trào quần chúng được duy trì và phát triển, dân chủ xã hội được mở rộng. Thông qua các hoạt động của mặt trận tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân xây dựng duy trì các phong trào ( an ninh tự quản, toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới của khu dân cư, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà). Hội viên giúp nhau làm kinh tế gia đình. Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh đoàn kết toàn dân, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân và các dân tộc thị xã Uông Bí với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vừa có thuận lợi vừa có những khó khăn và thử thách phức tạp phát sinh, tranh thủ thời cơ thuận lợi phát huy nội lực, năng động sáng tạo, giành được những thành tựu quan trọng, kinh tế có những bước tăng trưởng, các chỉ tiêu chủ yếu các năm đề ra đều đạt và vượt, cơ sở vật chất xã hội đặc biệt là cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn tăng nhanh tạo bộ mặt cho thị xã thay đổi nhanh chóng khang trang nên đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận nhân dân tiếp tục được cải thiện, sự nghiệp văn hóa xã hội phát triển; Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng và hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền được nâng lên; Khối đại đoàn kết toàn dân Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động được củng cố; nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc đó là động lực quan trọng tạo đà phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Uông Bí. Dân số thị xã có khoảng hơn 10 vạn người, trong đó hơn 90% là người kinh còn lại là các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Mán .Người Dao tập chung ở Thượng Yên Công, các dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong vùng núi phía Bắc. Là một thị xã công nghiệp phát triển, trên địa bàn thị xã có khoảng 200 doanh nghiệp,19 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 18 tổ hợp kinh tế và 475 tự tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập thị xã Uông Bí 28/10 (1961 – 2008) thị Ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đòng nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc thị xã Uông Bí đã đón nhận huân chương lao động hạng nhì và công bố quyết định công nhận thị xã Uông Bí là đô thị loại 3. Tất cả các yếu tố địa lý, kinh tế và dân cư thị xã đã tạo điều kiện để thị xã Uông Bí phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đã dần giải quyết việc làm góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của thị xã trong những năm qua. 1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của đơn vị 1.2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy của UBND thị xã Uông Bí Phòng Lao động_Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân và theo quy định của pháp luật; Góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí bao gồm các cơ quan sau: Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động chính; cán bộ, công chức viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua- khen thưởng. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác. Phòng Tài chính- Kế hoạch: tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng kí kinh doanh; tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Phòng Tài nguyên và môi trường: tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ và biển. Phòng Lao động_Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các llĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số. Phòng Thanh tra : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị). 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động_Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí: - Vị trí và chức năng: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân và theo quy định của pháp luật. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí, đồng thời chịu sự chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh. - Nhiệm vụ và quyền hạn Trình Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn thị xã Uông Bí sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao. Giúp Ủy ban nhân dân thị xã quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn thị xã Uông Bí theo phân cấp, ủy quyền. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ. Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa: Quản lý lao động Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thị xã. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí giao hoặc theo quy định của pháp luật. - Tổ chức và biên chế: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí có Trưởng phòng và 2 Phó trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng; Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Lê Thị Vân Lớp: LCD1 - QL2