0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ”THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH’’ (Trang 35 -37 )

I/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO

1.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai ; diện tích canh tác bình quân đầu người; điều kiện khí hậu, thủy văn

thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi ; trữ lượng của hầm mỏ ; tài nguyên rừng và biển...

Nhưng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ổn định của đất nước, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng như sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị. Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, Xin-ga-po, nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nông thôn. Vì vậy điều kiện tự nhiên của mỗi nước chỉ là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất. Việc tiếp theo của mỗi nước, mỗi vùng là phải phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể và động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt ;động xã hội. Đối với thị xã Uông Bí, điều kiện tự nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tạo việc làm cho người lao động mà đặc biệt là lao động nông thôn.

- Vị trí địa lý: Uông Bí là một thị xã trẻ nằm ở phía tây tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 120 km, cách thành phố Hạ Long 40 km, phía bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, ranh giới là dãy núi cao Yên Tử - Bảo Đài, phía tây giáp huyện Đông Triều, ranh giới là sông Tiên Yên, phía nam giáp huyện Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Đá Bạc, phía đông giáp huyện Hoành Bồ, ranh giới là núi Bình Hương và núi Đèo San.

Trong bản đồ phát triển kinh tế, thị xã Uông Bí nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cùng với quốc lộ 10, quốc lộ 18A, tuyến đường sắt Hạ Long - Bắc Ninh, và mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận tiện. Có thể nói thị xã Uông Bí có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nằm gần những thành phố lớn phát triển năng động như Hạ Long, Hải Phòng, Uông Bí có điều kiện để phát triển nông nghiệp và dịch vụ phục vụ đô thị, có thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Với vị trí như vậy Uông Bí vừa có thể phát triển ngành dịch vụ thương mại cung cấp hàng hóa nông sản thực phẩm phục vụ các vùng lân cận.

Đặc điểm khí hậu: Uông Bí có nhiệt độ trung bình năm là 24oC, độ ẩm trung bình là 81%, lượng mưa trung bình năm là 1842mm. Có thể nói ở đay có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp, thu hut lượng lớn lao động vào làm việc, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.

Diện tích, đất đai: Diện tích đất tự nhiên là: 24,390 ha. Có tới 4/5 diện

tích đất ở đay là đồi núi

Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 2.916,2 ha Diện tích đất lâm nghiệp: 9.182,9 ha

Diện tích đất chuyên dùng: 2.601,4 ha

Diện tích đất chưa sử dụng: 10.770,5 ha trong đó đất đồi núi trọc là 4.921 ha( chiếm 9,9%)

Nhìn chung quỹ đất của Uông Bí phân bố không đều, theo hướng biến động thì quỹ đất ở và đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Đồng thời do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản làm cho đất đai ở đây bị sói mòn, bạc màu năng suất cây trồng thấp. chất lượng kém. Xu hướng này làm cho những người dân vùng nông thôn mất đất nông nghiệp trở trở thành không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập không cao và không ổn định do hay bị mất mùa, giảm năng suất

Tài nguyên thiên nhiên: Uông Bí được thiên nhiên ưu đãi có rừng,

biển, ngoài khoáng sản như than đá còn có vật liệu xây dựng như đá vôi, cát sỏi,xỉ than. Có khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử, Hang Son, du lịch sinh thái Lựng Xanh, hồ Yên Trung, với nguồn tài nguyên thiên nhiên này Uông Bí có thể phát triển mạnh hơn nữa về công nghiệp khai thác và ngành dịch vụ du lịch, phát triển hai ngành có thể giúp thu hut một lượng không nhỏ lao động từ khu vực nông thôn chuyển sang

Một phần của tài liệu ”THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH’’ (Trang 35 -37 )

×