0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đặc điểm dân số, lực lượng lao động của thị xã

Một phần của tài liệu ”THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH’’ (Trang 39 -39 )

I/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO

1.3 Đặc điểm dân số, lực lượng lao động của thị xã

1.3.1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư:

Dân số trung bình của thị xã Uông Bí năm 2008 là 113.559 người, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2005 – 2008 được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình dân số thị xã Uông Bí giai đoạn 2005 – 2008

ĐVT: người. Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng dân số 94.589 96.450 106.127 113.559 Tốc độ tăng dân số tự nhiên(%) 103 101 110 107

(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số thị xã Uông Bí

)

Như vậy biến động tư nhiên dân số của thị xã là không đều qua các năm và hiện đang có xu hướng giảm.

Dân cư thị xã Uông Bí phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã phường. Mật độ dân số bình quân toàn thị xã là 394 người / km2, trong đó mật độ dân cư lớn thường tập chung ở các phường nội thị như Trưng Vương, Quang Trung, Nam Khê, Thanh Sơn, trong đó phường có mật độ dân cư đông nhất là Trưng Vương với mật độ dân cư là 2.104 người / km2. Các xã có mật độ dân cư thấp là Thượng Yên Công, Điền Công chỉ với mật độ trên dưới 100 người / km2, sống tập chung ở khu vực miền núi phía bắc, phần nhiều là các dân tộc thiểu số. Do sự phân bố dân cư không đều là cho công tác tạo việc làm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Rất cần có chính sách phân bố lại dân cư, dãn dân những khu vực có mật độ dân cư lớn đến vùng đan ít người để khai thác co hiệu quả tiềm năng đất đai, tự nhiên.

Theo bảng 2.2 cho thấy quy mô và cơ cấu dân số của thị xã Uông Bí. Xét về cơ cấu dân số theo giới thấy rằng tỷ lệ nữ giới của thị xã qua các năm không có biến động lớn nằm trong khoảng 48 – 49 % trong

tổng dân số thị xã, cơ cấu dân số ở đây cũng khá phù hợp, cân đối đối với mỗi địa phương.

Bảng 2.2: Quy mô, cơ cấu dân số

Đơn vị: Người

Năm Tổng dân số

Cơ cấu dân số theo giới Cơ cấu dân số theo khu vực Nữ Chiếm % Nông thôn chiếm %

2006 96.450 46.817 48,54 31.684 32,85

2007 106.127 52.396 49,35 32.963 31,06

2008 113.559 55.496 48.87 34.347 30,27

Có cấu dân số theo khu vực cho thấy dân số trong khu vực nông thôn chiếm khoảng trên 30 % còn lại là khu vực thành thị. Uông Bí là một thị xã phát triển công nghiệp, dịch vụ vì vậy dân số nông thôn chiến tỷ lệ ít. Tuy nhiên diện tích đất phát triển nông nghiệp nông thôn đang bị thu hẹp dần do quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, chế xuất vì vậy áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn ở đây là rất lớn.

1.3.2 Lực lượng lao động của thị xã Uông Bí:

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động. ở những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào thì ở đó nhu cầu về việc làm lớn và người sử dụng lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm lao động ở những nơi này. Và cũng ở đây đòi hỏi phải có chương trình tạo việc làm cho người lao động có quy mô lớn hơn và gây áp lực rất nhiều cho các nhà ra chính sách.

Bản thân người lao động có ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Trong đó đại diện là sức lao động của con người. Sức lao động là khả năng về thể lực và trí lực của con người, đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động.

Để đánh giá sức lao động của con người thì cần phải nói đến cả chất lượng và số lượng. Hiện nay dân số của nước ta không ngừng tăng và số người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng cao. Trong khi đó thì việc tạo ra số chỗ làm việc mới không theo kịp tốc độ tăng của lực lượng lao động do đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người thất nghiệp ở các thành thị và người thiếu việc làm ở nông thôn. Do đó chúng ta cần phải có một chính sách phát triển kinh tế xã hội đi đôi với chính sách dân số để đảm bảo cho mọi người lao động đều có việc làm. Về chất lượng của sức lao động thì cần phải xem xét trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động.

Nguồn nhân lực của thị xã Uông Bí tương đối dồi dào, nguồn lao động không ngừng tăng lên qua các năm. (Xem bảng 2.3 và bảng 2.4)

Bảng 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo độ tuổi

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Dân số từ 15 tuổi trở lên (người) 77.599 89.476 96.661 Dân số trong độ tuổi lao động (người) 66.454 73.355 79.605 Lực lượng lao động 55.853 62.243 67.136 Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi ( % ) 15- 24 tuổi 20,39 19,75 20,06 25- 34 tuổi 24,58 24,08 24,12 35- 44 tuổi 29,04 29,94 30,12 45-54 tuổi 20,17 20,05 20,27 Từ 55 tuổi trở lên 5,81 6,17 6,22

(Nguồn: Thống kê lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh)

Theo bảng 2.3 thấy rằng dân số trong độ tuổi lao động của thị xã năm 2007 là 73.355 người chiếm 69,12 % tổng dân số, lực lượng lao động là 62.243 người chiếm 58,65 % tổng dân số. Đến năm 2008 lực lượng lao động của thị xã đã tăng lên 67.136 người tăng so với năm 2007 là 7,86 %. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao, quy mô lao động tăng nhanh đòi hỏi phải tạo nhiều việc làm cho nguồn lao động này.

Qua đây cũng thấy cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi, tỷ lệ lao động nằm trong độ tuổi từ 25 – 44 (những người có sức khỏe, có trình độ và kinh nghiệm chiếm trên 50 % trong lực lượng lao động, còn lao động trẻ từ 15 – 24 chiếm khoảng 20 % trong lực lượng lao động. Như vậy Uông Bí có nguồn lao động tương đối trẻ.

Về chất lượng lao động của thị xã được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ giáo dục và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Lực lượng lao động (người) 55.863 62.243 67.136

Chia theo trình độ giáo dục Chưa phổ cập giáo dục tiểu học 6,67 6,05 5,62

Tốt nghiệp tiểu học 18,67 18,61 18,03 Tốt nghiệp THCS 36,39 36,13 35,78 Tốt nghiệp THPT 38,27 39,21 40,57 Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ( %)

Chưa qua đào tạo 57,09 56,75 55,98

Đã qua đào tạo nghề 29,84 29,35 28,58

Có bằng trung học chuyên nghiệp trở lên

13,08 13,92 15,44

(Nguồn: Thống kê lao động việc làm tỉnh Quảng Ninh)

Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số việc làm và giảm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua nhiều tiêu chí,trong đó có 2 tiêu chí cơ bản thường được sử dụng để đánh giá chất lượng lao động đó là trình độ giáo dục phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động.

Trình độ giáo dục phổ thông của lực lượng lao động của thị xã Uông Bí được thể hiện trong bảng 2.4( ở trên). Xét mặt bằng chung, trình độ giáo dục phổ thông của lao động thị xã Uông Bí cao hơn nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ninh và trung bình cả nước và đang được tiếp tục tăng lên qua các năm. Điều này thể hiện qua tỷ lệ giáo dục phổ thông ở trình độ thấp đã giảm, đồng thời trình độ ở bậc trung bình trở lên trong hệ thống giáo dục phổ thông tăng lên

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của thị xã Uông Bí nhìn chung đã có sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở trình độ từ trung cấp trở lên đang còn ở con số khiêm tốn năm 2008 là 15,44 %. Lao động chưa qua đào tạo mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, tính ở năm 2008 là 55,98 % so với lực lượng lao động. Với nguồn lao động chưa được qua đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thật sẽ gây cản trở rất lớn đến việc tạo việc làm cho người lao động cần phải có các chương trình bổ trợ là định hướng, đào tạo nghề cho họ thì mới tạo được việc làm bền vững.

Bảng 2.5: Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn thị xã Uông Bí chia theo ngành KTQD

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Lực lượng lao động (người) 16.475 16.894 17.803 18.832 Nông –Lâm –Ngư nghiệp

(%)

80,13 78.97 78,19 76,56

Công nghiệp và xây dựng (%)

12,25 12,68 13,07 13,86

Thương mại và dịch vụ (%) 7,62 8,34 8,74 9,58

(Nguồn: Thống kê lao động việc làm tỉnh Quảng Ninh)

Theo bảng 2.5 ở trên ta thấy, khu vực nông thôn, lực lượng lao động chủ yếu làm trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp ( trên 75 %), còn lại chỉ có khoảng 25% lao động ở khu vực nông thôn làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này làm cho công tác tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn trở nên khó khăn hơn. Do lao đông trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp thường không được đào tạo nghề, trình độ văn hóa thấp. Mặc dù thời gian qua khu vực nông thôn trên địa bàn thị xã đã có sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động tham gia vào ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên tốc độ còn chậm

Bảng 2.6: Trình độ văn hoá của lao động nông thôn ở thị xã giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu Năm nguồn lao động nông thôn Trình độ tiểu học Trình độ THCS Trình độ THPT Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi 2005 20.855 6.757 32,4% 7.821 37,5% 6.257 30,0% 2006 21.118 6.378 30,2% 7.877 37,3% 6.863 32,5% 2007 21.978 6.286 28,6% 8.132 37,0% 7.538 34,3%

2008 22.690 6.084 26,5% 8.350 36,8% 8.327 36,7%

(Nguồn: Thống kê lao động việc làm tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 2.6 thể hiện trình độ văn hóa của lao động nông thôn thị xã Uông Bí trong thời gian qua. Qua bảng số liệu thấy rằng tỷ lệ lao động nông thôn mới chỉ tốt nghiệp tiểu học, trung học chiếm tỷ tệ cao, mặc dù qua các năm có sự chuyển biến tăng dần số lao động có trình độ giáo dục phổ thông, giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng lao động nông thôn chỉ tốt nghiệp tiểu học, nhưng tốc độ còn rất chậm. Đây luôn là cản trở lớn của công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam nói chung và lao động nông thôn ở Uông Bí nói riêng.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Với sự cố gắng của UBND thị xã Uông Bí các đơn vị đoàn thể, toàn thể nhân dân, các nhà đầu tư…thì qua các năm qua thị xã Uông Bí đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Nhưng trong thị xã vẫn còn rất nhiều lao động nông thôn chưa có việc làm và thiếu việc làm. Quy hoạch lại đất sử dụng làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, người dân khu vực nông thôn không còn tư liệu sản xuất. Mỗi năm hàng nghìn lao động nông thôn ở đây không còn đất để tiếp tục sản xuất và trở thành lao động dôi dư.

Bảng 2.7: Số lao động nông thôn dư thừa qua các năm ở thị xã Uông Bí giai đoạn (2006 – 2008)

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Nguồn lao động nông thôn

lực lượng lao động nông thôn

số lao động dư thừa qua các năm

2006 21.118 16.894 5.435

2007 21.978 17.803 5.275

2008 22.690 18.832 4.435

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo trương trình việc làm thị xã Uông Bí)

Để giải quyết tình trạng này thị ủy Uông Bí đã triển khai các mô hình tạo việc làm cho lao động nông thôn trong thị xã. Dưới đây là các mô hình đang được áp dụng:

2.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội2.1.1 Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: 2.1.1 Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn:

Thị xã đã triển khai việc quy hoạch sử dung đất để phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chuyển đổi đối với đất sản xuất nông nghiệp còn 2.580 ha ( giảm so với 2007 là 826 ha); Chuyển đất rừng sang đất phi nông nghiệp, tập chung khoanh nuôi rừng phòng hộ ( Đất lâm nghiệp của thị xã còn 11.689 ha, giảm 117,52 ha); Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.102,4 ha, tăng thêm 45,55 ha; đất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn là 613,3 ha, tăng thêm 203 ha.

Cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lâm nghiệp, tăng mạnh ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Theo tình hình quy hoạch đất sử dụng cho thấy rỏ điều này. trồng rừng vừ đem lại lợi ích kinh tế cao lại cần thiết đối với việc bảo vệ môi trường môi sinh, Điều kiện tự nhiên của Uông Bí lại thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên phát triển 2 ngành này vừa tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn vừa nâng cao thu nhập.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ nông nghiệp hầu như không có sự chuyển biến. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi vừa tạo được việc làm có thu nhập cao vừa tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, mỗi năm có khoảng 20 dự án chăn nuôi được phê duyệt vay vốn hỗ trợ giải quyết viẹc làm và mỗi dụ án này có thể tạo ra từ 3 – 5 chỗ làm việc cho người lao động nông thôn, Ngành trồng trọt tuy diện tích canh tác có giảm nhưng giá trị sản xuất lại tăng bình quân năm là 5,19 % ( giai đoạn 2005 – 2008 ), hiện nay, ngành trồng trọt đã phá bỏ được thế độc canh cây lúa, diện tích cây trồng có giá trị cao tăng lên tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, thu nhập từ nông nghiệp của nông dân đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

Phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế VACR, phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh vừa tạo việc làm cho người lao động vừa tăng thu nhập.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu cho kết quả khả quan, tạo ra hàng trăm chỗ làm việc bền vững mỗi năm cho người lao động nông thôn, tăng thu nhập và mức sống cho người dân ở đây.

2.1.2 Chương trình phát triển công nghiệp và du lịch dịch vụ nông thôn:

Chủ yếu tập chung vào ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, ở phường xã có lợi thế về điều kiện tự nhiên như xã Thượng Yên Công với khu danh thắng lịch sử Yên Tử thì tập chung phát triển dịch vụ du lịch. tuỳ từng phương, xã có kế hoạch phát triển công nghiệp dịch vụ riêng.

Trong thời gian gần đây, sự phát triển nghề, làng nghề ở nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Thị xã Uông Bí hiện tại đang phát triển nghề mây tre đan ở xã Phương Nam, đây là một làng nghề truyền thống của địa phương, Nghề này đã htu hút được khoảng 29 % lực lượng lao động của phường Phương Nam.

2.1.3 Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm:

Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của chính phủ đến năm 2010. Bao gồm việc cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới. Đồng thời hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng hình thức cho vay vốn.

Bảng 2.8 dưới đây là kết quả giải quyết việc làm thông qua hình thức cho lao động nông thôn vay vốn lãi suất thấp để tự tạo việc làm cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Một phần của tài liệu ”THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH’’ (Trang 39 -39 )

×