0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu ”THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH’’ (Trang 33 -33 )

Vào bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi nào thì việc tạo việc làm cho người lao động là hết sức cần thiết. Người lao động có việc làm không những có lợi cho chính bản thân họ và gia đình đồng thời cũng có lợi cho cả địa phương và quốc gia. Khi một quốc gia, vùng có tỷ lệ người thất nghiệp cũng như người thiếu việc làm cao thì chứng tỏ rằng quốc gia đó, vùng đó chưa khai thác và sử dụng hết nguồn lực của con người trong xã hội.

Đối với người thất nghiệp thì họ không có việc làm nên không có thu nhập do đó khiến họ bắt buộc phải đi làm những công việc để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm

những công việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải là như vậy. Còn đối với người thiếu việc làm thì họ luôn bị áp lực về kinh tế bởi có mức tiền công thấp và có khả năng bị mất việc làm. Đối với xã hội thì thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội.Thất nghiệp không những làm giảm thu nhập của người lao động mà còn làm giảm thu nhập của toàn xã hội và xã hội phải bỏ chi phí trợ cấp thất nghiệp do đó đời sống xã hội giảm. Thất nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế, gây khó khăn cho gia đình và xã hội dẫn đến tiêu cực trong xã hội. Do đó tạo việc làm là hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia và là yêu cầu của phát triển kinh tế.

Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Mọi người lao động đều có việc sẽ rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn. Mặt khác khi có việc làm thì người lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Việc làm và thu nhập giúp người lao động có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, nâng cao đời sống tinh thần. Như vậy nếu tạo việc làm cho người lao động sẽ làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh hơn

Đối với thị xã Uông Bí nguồn lao động luôn được coi là tiềm năng đặc biệt. Nguồn lao động vừa là chủ thể vừa là một trong những nguồn lực của sự phát triển kinh tế thị xã. Vì vậy vấn đề sử dụng lao động để có hiệu quả cao nhất trên các lĩnh vực, nghành sản xuất là hết sức quan trọng. Tuy nhiên nếu nguồn lao động tăng nhanh đến một chừng mực nào đó sẽ là điều bất lợi vì nó sẽ làm tăng tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cac mức sống của nhân dân. Do vậy có thể nói rằng, vấn đề sử dụng nguồn lao động của từng địa phương nói chung và của thị xã Uông Bí nói riêng là một trong những nội dung hết sức quan trọng, vừa có tính cấp bách giai đoạn, vừa nằm trong chiến lược lâu dài. Việc khai thác để có hiệu quả cao nguồn lao động trên địa bàn là góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thực hiện đúng đường lối chiến lược của Đảng về tăng trưởng nền kinh tế nhà nước và nâng cao đời sống nhân dân.

Nhận thức được sự cần thiết của công tác tạo việc làm cho người lao động, nhằm ổn định cuộc sống cho người dân, đồng thời khai thác hết tiềm năng nhân lực xã hội, trong quá trình thực tập tôi đã tim hiểu và nhân thấy

công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Uông Bí còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện. Mặc dù dân số nông thôn ở đây chỉ chiếm khoảng trên 30% nhưng vấn đề việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề được thị ủy và chính quyền thị xã quan tâm giải quyết. mặc dù vậy, do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra quá nhanh trong khi người dân nông thôn còn chậm trong quá trình tiếp nhận thôn tin, chậm đổi mới dẫn đến chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, trong khi đó các chương trình, chính sách trợ gúp tạo việc làm thực hiện chưa thật có hiệu quả.

Vì vậy tôi chọn đề tài này với mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn của thị xã, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu cho công tá tạo việc làm cho lao động nông thôn nhằm khai thác hiệu quả nguồn lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ ( 2006 – 2008 )

I/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ

1.1. Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai ; diện tích canh tác bình quân đầu người; điều kiện khí hậu, thủy văn

thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi ; trữ lượng của hầm mỏ ; tài nguyên rừng và biển...

Nhưng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ổn định của đất nước, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng như sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị. Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, Xin-ga-po, nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nông thôn. Vì vậy điều kiện tự nhiên của mỗi nước chỉ là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất. Việc tiếp theo của mỗi nước, mỗi vùng là phải phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể và động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt ;động xã hội. Đối với thị xã Uông Bí, điều kiện tự nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tạo việc làm cho người lao động mà đặc biệt là lao động nông thôn.

- Vị trí địa lý: Uông Bí là một thị xã trẻ nằm ở phía tây tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 120 km, cách thành phố Hạ Long 40 km, phía bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, ranh giới là dãy núi cao Yên Tử - Bảo Đài, phía tây giáp huyện Đông Triều, ranh giới là sông Tiên Yên, phía nam giáp huyện Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Đá Bạc, phía đông giáp huyện Hoành Bồ, ranh giới là núi Bình Hương và núi Đèo San.

Trong bản đồ phát triển kinh tế, thị xã Uông Bí nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cùng với quốc lộ 10, quốc lộ 18A, tuyến đường sắt Hạ Long - Bắc Ninh, và mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận tiện. Có thể nói thị xã Uông Bí có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nằm gần những thành phố lớn phát triển năng động như Hạ Long, Hải Phòng, Uông Bí có điều kiện để phát triển nông nghiệp và dịch vụ phục vụ đô thị, có thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Với vị trí như vậy Uông Bí vừa có thể phát triển ngành dịch vụ thương mại cung cấp hàng hóa nông sản thực phẩm phục vụ các vùng lân cận.

Đặc điểm khí hậu: Uông Bí có nhiệt độ trung bình năm là 24oC, độ ẩm trung bình là 81%, lượng mưa trung bình năm là 1842mm. Có thể nói ở đay có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp, thu hut lượng lớn lao động vào làm việc, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.

Diện tích, đất đai: Diện tích đất tự nhiên là: 24,390 ha. Có tới 4/5 diện

tích đất ở đay là đồi núi

Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 2.916,2 ha Diện tích đất lâm nghiệp: 9.182,9 ha

Diện tích đất chuyên dùng: 2.601,4 ha

Diện tích đất chưa sử dụng: 10.770,5 ha trong đó đất đồi núi trọc là 4.921 ha( chiếm 9,9%)

Nhìn chung quỹ đất của Uông Bí phân bố không đều, theo hướng biến động thì quỹ đất ở và đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Đồng thời do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản làm cho đất đai ở đây bị sói mòn, bạc màu năng suất cây trồng thấp. chất lượng kém. Xu hướng này làm cho những người dân vùng nông thôn mất đất nông nghiệp trở trở thành không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập không cao và không ổn định do hay bị mất mùa, giảm năng suất

Tài nguyên thiên nhiên: Uông Bí được thiên nhiên ưu đãi có rừng,

biển, ngoài khoáng sản như than đá còn có vật liệu xây dựng như đá vôi, cát sỏi,xỉ than. Có khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử, Hang Son, du lịch sinh thái Lựng Xanh, hồ Yên Trung, với nguồn tài nguyên thiên nhiên này Uông Bí có thể phát triển mạnh hơn nữa về công nghiệp khai thác và ngành dịch vụ du lịch, phát triển hai ngành có thể giúp thu hut một lượng không nhỏ lao động từ khu vực nông thôn chuyển sang

1.2 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng tác động đến việc tạo việc làm cho người lao động. Đó chính là xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đồng thời môi trường kinh tế cũng là sự vận động của thị trường hàng hoá diễn ra trong khu vực. Do đó thì môi trường

kinh tế sẽ tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế nên sẽ ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động tại khu vực đó.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, trải qua 45 năm xây dựng, thị xã Uông Bí không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Với những lợi thế và tiềm năng, Uông Bí đang trở thành một trong những đô thị công nghiệp dịch vụ phát triển năng động của Quảng Ninh.

Những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này ngày càng được bộc lộ, được khai thác và đây cũng chính là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.

- Về công nghiệp: đây là ngành chủ lực phát triển kinh tế của thị xã, với

2 lĩnh vực sản xuất chủ yếu là than và điện. Các ngành công nghiệp điện, khai thác than ngày càng được quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất, ước tính mỗi năm sản lượng khai thác than trên địa bàn Uông Bí đạt 6 triệu tấn. Việc phát triển của ngành điện, ngành than rất cần bổ sung thêm nhiều lao động đặc biệt là công nhân kĩ thuật có tay nghề. Thị xã cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu lao đông hợp lý chuyển dần lao động trong khu vực nông thôn sang thông qua đào tạo nghề

-Về thương mại- dịch vụ: đây là ngành đang được quan tâm khuyến khích phát triển để khai thác thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thị xã. Từ đó tao thêm việc làm cho người lao động nông thôn. Mục tiêu phát triển dịch vụ, thương mại du lịch tạo việc làm và thu nhập cho người lao động đồng thời tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

-Về nông, lâm, ngư nghiệp:với mục tiêu chuyển dần cơ cấu kinh tế

sang hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa giảm tỉ trọng nông nghiệp. Quá trình này tạo ra một lượng lao động nông thôn không có việc làm, vì vậy rất cần có chính sách hợp lý để thực hiên tốt cả mục tiêu phát triển kinh tế đông thời tạo việc làm, ổn định thu nhập cho nhân dân.

-Văn hóa, giáo dục, y tế: Phong trào văn hóa, văn nghệ trong thị xã

luôn được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, và quần chúng nhân dân. Đặc biệt trong các ngày lễ lớn của cả nước cũng như của thị xã thì nhân dân tham gia phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng rất sôi nổi, hưởng ứng và tyên truyền đường lối chủ chương của đảng và nhà nước.

Về y tế: Được xây dựng và duy trì hoạt động từ huyện đến xã, sức khoẻ của nhân dân luôn được quan tâm và chữa trị kịp thời. Thường xuyên chăm lo, quan tâm đến việc phòng, khám chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tinh thần phục vụ người bệnh tốt hơn.

Chú trọng bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác tuyên truyền tư vấn kiến thức dân số kể hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cộng tác viên dân số được nâng cao. Tiến hành cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chu đáo do đó lực lượng lao động của thị xã Uông Bí có sức khoẻ tốt, điều này cũng góp phần làm cho công tác tạo việc làm cho người lao động được thuận lợi hơn.

Tóm lại tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm gần đây thì công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội trong huyện luôn được chú trọng và không ngừng phát triển. Do đó người lao động trong huyện sẽ thoải mái hơn để làm việc. Đây cũng là một yếu tố tích cực trong công tác tạo việc làm cho người lao động ở thị xã Uông Bí.

1.3 Đặc điểm dân số, lực lượng lao động của thị xã:1.3.1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: 1.3.1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư:

Dân số trung bình của thị xã Uông Bí năm 2008 là 113.559 người, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2005 – 2008 được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình dân số thị xã Uông Bí giai đoạn 2005 – 2008

ĐVT: người. Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng dân số 94.589 96.450 106.127 113.559 Tốc độ tăng dân số tự nhiên(%) 103 101 110 107

(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số thị xã Uông Bí

)

Như vậy biến động tư nhiên dân số của thị xã là không đều qua các năm và hiện đang có xu hướng giảm.

Dân cư thị xã Uông Bí phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã phường. Mật độ dân số bình quân toàn thị xã là 394 người / km2, trong đó mật độ dân cư lớn thường tập chung ở các phường nội thị như Trưng Vương, Quang Trung, Nam Khê, Thanh Sơn, trong đó phường có mật độ dân cư đông nhất là Trưng Vương với mật độ dân cư là 2.104 người / km2. Các xã có mật độ dân cư thấp là Thượng Yên Công, Điền Công chỉ với mật độ trên dưới 100 người / km2, sống tập chung ở khu vực miền núi phía bắc, phần nhiều là các dân tộc thiểu số. Do sự phân bố dân cư không đều là cho công tác tạo việc làm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Rất cần có chính sách phân bố lại dân cư, dãn dân những khu vực có mật độ dân cư lớn đến vùng đan ít

Một phần của tài liệu ”THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH’’ (Trang 33 -33 )

×