Nguồn nhân lực nông thôn

Một phần của tài liệu ”Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh’’ (Trang 27)

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2 Nguồn nhân lực nông thôn

Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân) và lao động tiềm tàng ( có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn.

Khái niệm theo phương pháp thống kê lao động:

Nguồn nhân lực nông thôn gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì những lý do khác nhau hiện tại chưa tham gia vào hoạt động kinh tế.( các nguyên nhân chưa tham gia hoạt động kinh tế: đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, người thuộc tình trạng khác.)

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực nông thôn:

Nguồn nhân lực nông thôn nước ta hiện nay có các đặc điểm chính sau:

- Mức sống dân cư nông thôn thấp ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Dân số nông thôn nước ta chiếm trên 70% tổng dân số cả nước, nhưng khu vực nông thôn nước ta lại có nền kinh tế hàng hóa chậm phát triển, năng suất lao động thấp, GDP bình quân đầu người thấp . Thu nhập thấp ảnh hưởng đến khả năng nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, đào tạo và cải thiện chăm sóc sức khỏe của dân cư và người lao động nông thôn. Khả năng kinh tế thấp còn ảnh hưởng đến đàu tư, các giao dịch kinh tế - xã hội..., đây là những yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế thị trường và phát triển nguồn nhân lực nông thôn.

- Tốc độ tăng dân số nông thôn hàng năm giảm dần, nguyên nhân là do giảm tăng tự nhiên do kế hoạch hóa dân số và giảm dân số cơ học ( di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị). Bên cạnh đó, việc phát triển của thành phố, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng tác động đến dân số nông thôn. Giảm tốc độ tăng dân số nông thôn dẫn đến giảm tốc độ tăng lao động, giảm quy mô nguồn nhân lực nông thôn.

- Trong giai đoan công nghiệp hóa hiên đại hóa hiên nay, nhân lực nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp với các hoạt động rất đa dạng, đặc biệt là các trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn ven thành phố, thị xã, dọc các trục đường giao thông lớn, xung quanh các khu công nghiệp mới xây dựng... Một số ngành nghề phi nông nghiệp phát triển nhanh ở nông thôn thu hút nhiều lao động như: cung ứng điện năng, thông tin liên lạc, thương mại, chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ...

- Thị trường lao động tại nhiều vùng nông thôn còn chậm phát triển. Do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, không tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu lao động lành nghề, thiếu khả năng lựa chọn công nghệ...Nên hạn chế khả năng phát triển doanh nghiệp, trang trại sản xuất hàng hóa.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động thúc đẩy dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, và vào các khu công nghiệp, khu chế xuất bao gồm cả lao động nhập cư và lao động đến thành phố làm việc thời vụ. Số lao động di chuyển đến thành phố đa số là lao động trẻ, lao động vừa tốt nghiệp các cấp phổ thông chưa qua đào tạo.

- Trình độ văn hóa của lao động nông thôn còn rất thấp. Đa số mới chỉ tốt nghiệp tiểu học và phổ thông cơ sở. Vì vậy lao động nông thôn ít được đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn dẫn đến họ khó có cơ hội tìm được việc làm trong nền kinh tế thị trường.

1.3. Tạo việc làm:1.3.1 khái niệm 1.3.1 khái niệm

Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường.

Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để rất phức tạp nhưng là rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm. Việc tạo việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng của không những là nền kinh tế xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy khi xem xét để đưa ra chính sách tạo việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến rất nhiều nhân tố khác.

Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số lượng. Chất lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng và quản lý các tư liệu đó.

1.3.2 Ý nghĩa của tạo việc làm:

Trước hết đối với một quốc gia tạo mở việc làm là để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội.

Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động vừa có tác động đến kinh tế vừa là việc làm mang tính xã hội. Nó tác động đến kinh tế của xã hội và đời sống của từng cá nhân người lao động cũng như gia đình họ. Có việc làm, có thu nhập người lao động có thể nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời việc làm đó cũng tạo ra hàng hóa dịch vụ phục vụ làm tăng GDP. Về mặt xã hội, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an ninh.

Đối với mỗi cá nhân người lao động việc làm có ý nghĩa sống còn. Không có việc làm sẽ không có thu nhập, mà không có thu nhập thi không thể nuôi sống bản thân và gia đình, người lao động không có việc làm dễ dẫn đến tham gia vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, làm các việc phạm pháp như buôn lậu, buôn hàng cấm để có tiền trang trải cuộc sống. Chỉ khi có việc làm, có thu nhập người lao động mới ổn định cuộc sống và dần nâng cao mức sống.

Với những ý nghĩa trên tạo việc làm cho người lao động là vấn đề rất cần được các cấp các ngành quan tâm giải quyết, nhằm tạo việc làm cho người lao động giúp họ ổn định cuộc sống. Dưới đây là các mô hình tạo việc làm dang được sử dụng ở nước ta hiện nay.

1.3.3 Các mô hình tạo việc làm:

1.3.3.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã - hội:

Có thể tạo việc làm cho lao động thông qua một số các chương trình kinh tế xã hội sau

- Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Chương trình này tập chung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng xuất lao động. Đầu tư phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy, hải sản. Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để tạo môi trường phát triển việc làm. Đồng thời phân bố lại dân cư, di chuyển dần lao động từ vùng thừa sang vùng thiếu.

- Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Chương trình này tập chung vào phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở...và thu hút lao động vào làm việc trong các khu vực này. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu như: chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, giày da...để giải quyết việc làm. Đồng thời phát triển các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động như: Văn hóa, thể thao, du lịch, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm...

- Chương trình tín dụng hỗ trợ việc làm: là chương trình tạo việc làm mang tính xã hội rộng rãi. Trong các chương trình hỗ trợ vốn thường đi kèm với đào tạo tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp. Một số hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng đối với tạo mở việc làm như: tín dụng nông thôn, tín dụng từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tín dụng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

1.3.3.2 Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động:

Là hình thức tạo việc làm cho người lao đông thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện có hiệu quả mô hình này cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Đồng thời nâng cấp và phát triển hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đảm bảo hoạt động năng động, có hiệu quả, đúng pháp luật.

1.3.3.3 Tạo việc làm thông qua việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ:

Doanh nghiệp nhỏ thông thường là doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ (50 lao động trở xuống), hoạt động linh hoạt, dễ thích ứng với biến động

của thị trường, phù hợp với khả năng huy động vốn lựa chon công nghệ và trình độ quản lý. Quy mô lao động của loại hình doanh nghiẹp này nhỏ, nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp nhiều nên khả năng tạo mở được nhiều việc làm. Để phát triển doanh nghiệp nhỏ tạo mở nhiều việc làm thông qua hình thức này nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho nhân dân tin tưởng đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thu hút lao động. Ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ như: chính sách miễn, giảm thuế trong thời gian đầu; cho vay vốn ưu đãi khi có phương án mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ...

1.3.3.4 Tạo việc làm thông qua việc phát triển các hội nghề nghiệp:

Hội nghề nghiệp là tổ chức của những người cùng làm việc trong một nghề, tôn chỉ, mục đích của hội nhằm phát triển nghề nghiệp. Hội nghiên cứu, nắm bắt tình hình, đề ra giải pháp thực hiện việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.Cùng nhau trao đổi về kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin về sản xuất kinh doanh, giúp các cơ sở cùng huy động vốn, chia sẻ thị trường tiêu thụ. Hiện nay nước ta có các hội nghề nghiệp như: hội những người làm vườn, khuyến nông, sinh vật cảnh, xây dựng, tin học, dệt may... Hoạt động của các hội nghề nghiệp này có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, tạo mở nhiều việc làm cho xã hội.

1.2.3.5 Tạo việc làm thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường hợp tác lành mạnh, bình đẳng môi trường kinh tế giữa các thành phần kinh tế là hướng quan trọng dể tạo mở việc làm. Có 2 xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo việc làm là:

Tạo việc làm trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các ngành trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng thu hút nhiều lao động là ngành sản xuất kinh doanh hướng vào xuất khẩu như: dệt, may mặc, da giày, chế biến hải sản, chế tạo và lắp ráp ô tô và xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng và các ngành du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển hạ tầng cơ sở...Các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào nước tác động lớn

đến tạo mở việc làm là Nhật Bản, Malaixia, singapo, Hàn Quốc, Mỹ, Anh,Trung Quốc, Nga...

Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ( vốn ODA): Viện trợ chính thức là tất cả các khoản trợ giúp không hoàn lại và có hoàn lại với lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài của chính phủ các nước phát triển, các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế...dành cho chính phủ, nhân dân các nước đang phát triển. ODA được đầu tư và tạo mở việc làm trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, y tế, kinh tế hộ gia đình cả ở nông thôn và thành thị. Đặc biệt đối với vùng nông thôn có tác động không những tạo ra việc làm trực tiếp mà còn tác động đến khả năng tạo việc làm tại nhiều vùng, khu vực do cơ sở hạ tầng được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Vai trò của ODA không những tạo mở việc làm mà còn thể hiện ở sự đánh giá của cộng đồng quốc tế đoói với công cuộc chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường và tạo lập bầu không khí thuận lợi cho sản xuất kinh doanh để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư tạo mở việc làm cho người lao động.

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Vào bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi nào thì việc tạo việc làm cho người lao động là hết sức cần thiết. Người lao động có việc làm không những có lợi cho chính bản thân họ và gia đình đồng thời cũng có lợi cho cả địa phương và quốc gia. Khi một quốc gia, vùng có tỷ lệ người thất nghiệp cũng như người thiếu việc làm cao thì chứng tỏ rằng quốc gia đó, vùng đó chưa khai thác và sử dụng hết nguồn lực của con người trong xã hội.

Đối với người thất nghiệp thì họ không có việc làm nên không có thu nhập do đó khiến họ bắt buộc phải đi làm những công việc để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm

những công việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải là như vậy. Còn đối với người thiếu việc làm thì họ luôn bị áp lực về kinh tế bởi có mức tiền công thấp và có khả năng bị mất việc làm. Đối với xã hội thì thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội.Thất nghiệp không những làm giảm thu nhập của người lao động mà còn làm giảm thu nhập của toàn xã hội và xã hội phải bỏ chi phí trợ cấp thất nghiệp do đó đời sống xã hội giảm. Thất nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế, gây khó khăn cho gia đình và xã hội dẫn đến tiêu cực trong xã hội. Do đó tạo việc làm là hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia và là yêu cầu của phát triển kinh tế.

Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Mọi người lao động đều có việc sẽ rút ngắn được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội làm cho xã hội công bằng hơn. Mặt khác khi có việc làm thì người lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Việc làm và thu nhập giúp người lao động có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, nâng cao đời sống tinh thần. Như vậy nếu tạo việc làm cho người lao động sẽ làm cho xã hội ổn định hơn, văn minh hơn

Đối với thị xã Uông Bí nguồn lao động luôn được coi là tiềm năng đặc biệt. Nguồn lao động vừa là chủ thể vừa là một trong những nguồn lực của sự phát triển kinh tế thị xã. Vì vậy vấn đề sử dụng lao động để có hiệu quả cao nhất trên các lĩnh vực, nghành sản xuất là hết sức quan trọng. Tuy nhiên nếu nguồn lao động tăng nhanh đến một chừng mực nào đó sẽ là điều bất lợi vì nó sẽ làm tăng tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cac mức sống của nhân dân. Do vậy có thể nói rằng, vấn đề sử dụng nguồn lao động của từng

Một phần của tài liệu ”Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh’’ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w