Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 33)

1.3.5.1.Kiểm tra

Kiểm tra là một khâu quan trọng trong quản lí nói chung và quản lí phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng nhằm kiểm tra khả năng, năng lực chuyên môn của đội

ngũ giáo viên, là dịp để họ thể hiện những khả năng, phẩm chất và rèn luyện kĩ năng. Kết quả kiểm tra không chỉ để phục vụ cho việc đánh giá xếp loại giáo viên mà còn là một kênh thông tin quan trọng để hiệu trưởng nắm bắt thực tế kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời về nội dung, phương pháp giảng dạy...

1.3.5.2. Đánh giá

Đánh giá là việc dùng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của tập thể hay cá nhân trong nhà trường. Việc đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp nhà quản lí một số nội dung sau:

- Có được thông tin một cách tương đối đầy đủ và khách quan về thực trạng tình hình hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là đội ngũ giáo viên.

- Giúp giáo viên điều chỉnh, sửa chữa các thiếu sót trong quá trình làm việc, đồng thời kích thích động viên, tạo động lực làm việc cho họ.

- Đánh giá năng lực thực hiện công việc sẽ giúp nhà trường có cơ sở cho các vấn đề về nhân sự như: bồi dưỡng, khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức…

- Thông qua đánh giá năng lực làm việc, hiệu trưởng có thể điều chỉnh việc phân công giáo viên cho phù hợp với công việc giúp họ phát triển toàn diện. Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.

* Các hình thức đánh giá:

- Ban giám hiệu đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường.

- Các tổ chuyên môn, giáo viên đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của ban giám hiệu và giáo viên đánh giá tổ trưởng chuyên môn.

- Đánh giá của giáo viên với giáo viên. - Cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên tự đánh giá.

* Nội dung đánh giá bao gồm: Phẩm chất đạo đức; hoạt động giảng dạy; thực hiện qui chế chuyên môn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các công tác khác (công tác chủ nhiệm, công tác xã hội, đoàn thể ...).

Như vậy, việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là rất quan trọng và cần thiết, nếu đánh giá được tiến hành nghiêm túc, đúng đắn sẽ có tác động tích cực, mạnh mẽ tới tinh thần, thái độ và trách nhiệm của giáo viên giúp họ làm việc hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Tóm lại, phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và thái độ nghề nghiệp, phân công sử dụng; kiểm tra đánh giá; tạo môi trường làm việc. Công việc này không chỉ đơn thuần là duy trì kế hoạch mà phải có định hướng lâu dài trong tương lai và quá trình đó phải được liên tục phát triển.

Tiểu kết chương 1

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội phải thật sự coi phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi nhà trường. Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu hợp lí, có trình độ chuyên môn cao, có tính ổn định lâu dài là vô cùng quan trọng, cấp thiết và mang tính tất yếu.

Để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề, tác giả đã nêu và phân tích các khái niệm cơ bản có liên quan như: Quản lý, phát triển ; giáo viên; giáo viên THPT; đội ngũ

giáo viên,Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; vị trí, vai trò, chức năng và trách nhiệm của Hiệu trưởng trường THPT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên…..

Tuy nhiên, để có cơ sở thực tiễn đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ trong chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w