33 55,0 27 45,0 0,00 0,0 5 Có lối sống lành mạnh, văn minh,
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên.
vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên.
3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, vị thế trên trường quốc tế được khẳng định và đang phấn đấu đến năm 2020 nước ta là nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Trong thành tựu này của quá trình đổi mới có sự đóng góp quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo, đó là cung cấp nhân lực cần thiết cho nền kinh tế trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, “đời sống giáo viên còn khó khăn, truyền thống tôn sư trọng đạo bị xói mòn, vị trí xã hội của người thầy giáo bị hạ thấp, ngành giáo dục không thu hút được người giỏi”. Trước tình hình đó cần phải giúp mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về truyền thống quí báu của dân tộc ta đó là nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng cũng như hiểu về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại mới có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển nhanh bền vững.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Tuyên truyền làm cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo tư tưởng Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi đó. Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa
phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” [3].
- Đánh giá đúng vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong nhà trường. Hiểu rõ hơn về sứ mệnh của đội ngũ giáo viên đó là đào tạo thế hệ trẻ thành những “Người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nhà nước”[27]. Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã nói trong thư gửi các thầy cô giáo nhân ngày 20/11/2008: “Tương lai dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XXI nằm ở khối óc và trái tim của các thầy cô giáo”. Bởi vì, sản phẩm của người giáo viên khác với sản phẩm của người lao động ở các ngành nghề khác ở chỗ sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất.
- Làm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng như trong Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã lưu ý “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đồng thời giúp họ thấy được những yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với ngành giáo dục, đối với đội ngũ giáo viên và chỉ khi tư tưởng đúng thì hành động đúng, khi đó họ sẽ quan tâm, động viên, tôn trọng…đội ngũ giáo viên làm cho đội ngũ giáo viên yên tâm gắn bó với nghề lâu dài, đóng góp hết khả năng và nghị lực của mình cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường của địa phương.
- Làm cho giáo viên luôn có ý thức vươn lên, có tinh thần cầu tiến, coi việc học, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tự khẳng định mình trong chuyên môn và cuộc sống là một nhu cầu không thể thiếu đối với người giáo viên, từ đó chủ động sắp xếp công việc, tự giác học tập, trau dồi đạo đức, lối sống là tấm gương để học sinh soi vào, đáp ứng sự phát triển của nhà trường và
những chuẩn mực xã hội, góp phần vào việc trồng người vì lợi ích trăm năm của đất nước theo lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”[3].
- Giúp đội ngũ giáo viên tích cực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong nhà trường, nghiêm túc trong công việc, với tấm lòng “tất cả vì học sinh thân yêu”, người thầy biết vui với cái vui, cái thành đạt của học sinh song cũng biết buồn, cái buồn, cái thất bại của học sinh và không bị cám dỗ trước các tiêu cực trong xã hội.
3.2.1.3. Cách thực hiện
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong trường học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước mới ban hành có liên quan trực tiếp đến công việc, chế độ của giáo viên, đặc biệt là giáo viên các trường ngoài công lập. Tăng cường thông tin thời sự, tin tức trong và ngoài nước, trong đó chú trọng những nội dung có liên quan đến đội ngũ giáo viên, tuyên truyền nội dung các cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…là nhằm khẳng định vị trí quyết định của người thầy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hôm nay để từ đó mỗi giáo viên nhận thấy được sự quan tâm của toàn xã hội đối với nghề nghiệp của họ và khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục.
- Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất hệ trọng và rất cần thiết”, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”[3], để họ thấy rõ, sâu sắc hơn những tấm gương thầy cô giáo tận tụy với nghề, miệt mài sáng tạo, không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
- Giúp các cơ quan ban ngành, các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấy rõ nghĩa vụ thiêng liêng của đội ngũ giáo viên, những người đã cống hiến rất lớn cho
sự nghiệp “trồng người” và đối với đội ngũ giáo viên thì xác định trách nhiệm vẻ vang của mình đối với sự nghiệp “trồng người”.
- Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nhân các ngày lễ lớn trong năm như ngày 20/10; ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 3/2, ngày 8/3, ngày 26/3… nhằm làm cho cho toàn thể giáo viên; phụ huynh và học sinh cũng như các cấp; các ban ngành địa phương nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn nữa về giáo dục nói chung và bản chất nghề giáo viên nói riêng – nghề giáo là nghề cao quí nhất. Vì gần như là qui luật, hành động của con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tiền đề nhận thức. Nhận thức là bước khởi đầu cho hành động; nhận thức đúng thì hành động đúng và ngược lại.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Phải có sự quan tâm, đồng thuận của lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó họ trở thành những “tuyên truyền viên”, “cầu nối” trong việc giúp các lực lượng trong và ngoài nhà trường hiểu rõ hơn về trọng trách của ngành giáo dục và đội ngũ giáo viên đối với sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước trong giai đoạn mới. Cần lưu ý, tham mưu cho cho cấp ủy Đảng phải khác với phối kết hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh, khác với tham mưu cho các ban ngành, tổ chức xã hội khác… Đối với cấp ủy Đảng việc tham mưu tập trung vào những vấn đề liên quan đến quan điểm, đường lối, là các nghị quyết về giáo dục; đối với cha mẹ học sinh, việc tham mưu để họ tạo điều kiện cho con em đến trường, phối hợp với nhà trường giáo dục con em truyền thống tôn sư trọng đạo…
- Bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống, có tinh thần vì học sinh thân yêu và chất lượng giáo dục của nhà trường để từ đó mọi người thấy được sứ mệnh và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo trong việc giáo dục học sinh nhanh chóng trưởng thành, trở thành công dân tốt của nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế giới.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền là việc làm đòi hỏi phải có thời gian, lực lượng, lòng kiên trì và cần có kinh phí để thực hiện như in ấn tài liệu, tổ chức các hội thảo, tổ chức các hoạt động khác nhằm làm cho các lực lượng trong ngoài nhà
trường hiểu hơn về những công hiến ngày đêm không mệt mỏi của các thầy cô giáo.