Tăng cường đánh giá đội ngũ, kiểm tra chuyên môn, kịp thời khen thưởng các gương tiên tiến.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 84)

33 55,0 27 45,0 0,00 0,0 5 Có lối sống lành mạnh, văn minh,

3.2.5.Tăng cường đánh giá đội ngũ, kiểm tra chuyên môn, kịp thời khen thưởng các gương tiên tiến.

thưởng các gương tiên tiến.

3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc của giáo viên sẽ giúp nhà trường có cơ sở để tiến hành kiểm tra các chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức …

Thông qua đánh giá năng lực làm việc, hiệu trưởng có thể điều chỉnh việc phân công giáo viên cho phù hợp, phát hiện và làm bộc lộ những tiềm năng trong họ, giúp họ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó cũng nhận được thông tin phản hồi của giáo viên về phương pháp quản lí, các chế độ, chính sách của nhà trường, tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.

Việc khen thưởng kịp thời những gương tiên tiến là công việc rất quan trọng bởi đặc điểm lao động của nghề sư phạm bao gồm cả yếu tố tinh thần và vật chất. Nếu người lãnh đạo nhà trường chỉ quan tâm chú trọng vào vật chất thì chưa đạt hiệu quả trong khi đó tâm lí giáo viên mong muốn được xã hội ghi nhận công sức họ đóng góp với sự nghiệp giáo dục lớn hơn nhiều so với vật chất xã hội mang lại, còn khi kết hợp đảm bảo được cả hai yếu tố vật chất và tinh thần thì đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để kích thích, động viên và tạo động lực cho họ yên tâm công hiến vì chất lượng và uy tín của nhà trường. Hơn nữa, việc khen thưởng những nhân tố này còn tạo động lực phấn đấu cho những cá nhân còn lại.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

a. Phẩm chất đạo đức

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương nơi cư trú.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường về các hoạt động như trang phục đến trường, không hút thuốc trong giờ dạy, tham gia an toàn giao thông, không tham gia vào các tệ nạn xã hội…

- Kiểm tra, đánh giá về mối quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh và phụ huynh học sinh cũng như quần chúng địa phương nơi cư trú.

- Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành tốt kỷ luật lao động (không bỏ tiết, đi trễ, tham gia các hoạt động chung của nhà trường …)

b. Hoạt động giảng dạy

- Kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua dự giờ theo kế hoạch và đột xuất.

- Kiểm tra, đánh giá công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên như chuẩn bị giáo án, phương tiện giảng dạy, tâm thế dạy …

c. Thực hiện qui chế chuyên môn

- Kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; các yêu cầu về soạn bài theo qui định, nhất là cập nhật hóa các thông tin kiến thức trong giáo án giảng dạy.

- Kiểm tra việc thực hiện các qui chế, qui định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và nhà trường về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; số bài kiểm tra, chấm bài, trả bài; sử dụng đồ dùng dạy học; thực hiện các tiết thực hành…

- Kiểm tra sổ điểm cá nhân, sổ đầu bài, sổ báo giảng, sổ hội họp, sổ dự giờ...

d. Bồi dưỡng nghiệp vụ

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì; các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy… của tổ chuyên môn, nhà trường, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT và các tổ chức khác có liên quan.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, công tác tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn…

e. Các công tác khác

- Kiểm tra, đánh giá về công tác chủ nhiệm (quản lí học sinh, tổ chức giờ sinh hoạt, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, học bạ…thực hiện mọi qui định nghiêm túc, đúng hạn qui định).

- Kiểm tra, đánh giá về công tác Đảng, Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, thanh tra nhân dân, công tác xã hội…

3.2.5.3. Cách thực hiện

Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí nhà trường. Do đó, phải có sự quan tâm chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hàng năm dựa trên kế hoạch tổng thể các chương trình, hoạt động của nhà trường và thường xuyên báo cáo với Chi bộ, Ban giám hiệu về những nội dung thực hiện để có những tác động kịp thời nhằm làm cho các hoạt động đi đúng theo mục tiêu dự định.

Phổ biến các văn bản của Nhà nước, của ngành và qui định, qui chế của nhà trường về nhiệm vụ, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra thông qua họp cơ quan, họp tổ chuyên môn để giáo viên tìm hiểu, góp ý và thông suốt các văn bản này.

Cụ thể hóa những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, đưa vào nội dung thi đua và Nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức đầu năm, các tiêu chí được qui bằng điểm làm sao bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức, tính hợp lí và phù hợp với tình hình thực tế tại các nhà trường THPT ngoài công lập và phổ biến đến từng người để mỗi giáo viên dựa vào đó phấn đấu thực hiện.

Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá phải có kết luận công khai, các tổ chức, đoàn thể rút kinh nghiệm để mỗi giáo viên tự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy. Kết luận của kiểm tra, đánh giá phải chính xác, công bằng, minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học và số liệu phải xuất phát từ điều tra thực tế. Trên cơ sở đó, xác định nội dung, yêu cầu bồi dưỡng đối với từng giáo viên để phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế.

Sau khi có kết quả thanh tra, đánh giá cần khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào như giảng dạy và các hoạt động xã hội khác trong nhà trường, nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn, đảm bảo ngày công và thực hiện tốt nội qui nề nếp của nhà trường đồng thời thúc đẩy tạo động lực để các thành viên thấy được những nỗ lực của bản thân được mọi người ghi nhận và vì vậy họ ngày càng phấn đấu hơn để đáp lại lòng tin yêu của mọi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người, của tổ chức. Đây thật sự là đòn bẩy hiệu quả nhất tác động vào tâm lý và nhu cầu tự khẳng định mình của mỗi con người làm cho đội ngũ ngày càng mạnh hơn.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Phải có sự nhất quán trong lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đối với công tác đánh giá, kiểm tra và sự phối kết hợp của người kiểm tra và người được kiểm tra.

Phải có các văn bản pháp lí của Nhà nước có liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá; được phổ biến rộng rãi đến với tất cả giáo viên trước khi thực hiện công tác này và khi thực hiện công tác đánh giá, kiểm tra phải khoa học, đồng bộ, công khai dân chủ.

Đội ngũ những người làm công tác kiểm tra, đánh giá phải có năng lực và uy tín, tránh tình trạng nể nang, ngại đụng chạm dẫn đến “dĩ hòa vi quí” hoặc “nhẹ tay”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Muốn thanh tra, kiểm tra, kiểm soát có kết quả tốt phải chú trọng hai điều: Một là, công việc này phải có hệ thống và làm thường xuyên. Hai là, những người làm công việc này phải là những người rất có uy tín”.

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ. Đảm bảo ổn định về nề nếp kiểm tra, đánh giá làm đúng theo các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá. Có nguồn kinh phí dành cho việc thực hiện kiểm tra, đánh giá và khen thưởng những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như người làm công tác kiểm tra đánh giá và xem nội dung kiểm tra, đánh giá là một tiêu chí bình xét thi đua trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (Trang 81 - 84)