33 55,0 27 45,0 0,00 0,0 5 Có lối sống lành mạnh, văn minh,
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Từ nghiên cứu về lý luận cũng như phân tích thực trạng, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ, luận văn cơ bản đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
/ Xây dựng đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giáo viên ở các trường THPT mà đặc biệt là mô hình ngoài công lập là nhiệm vụ trọng tâm trong sự tồn tại, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
/ Luận văn đã khái quát các khái niệm cơ bản có liên quan đến việc quản lí phát triển đội ngũ giáo viên THPT, khảo sát và đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên, đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ. Những biện pháp mà các nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT ngoài công lập cũng như công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay thì công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên còn bất cập cần khắc phục như đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, cơ cấu đội ngũ thiếu đồng bộ, công tác tuyển dụng, bồi dưỡng chưa thật sự được quan tâm và tiến hành thường xuyên, các chính sách hỗ trợ nhằm bảo đảm đời sống… còn nhiều hạn chế.
/ Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ. Các biện pháp đề xuất tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình quản lí từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá; tác động vào tất cả các thành tố của quản lí phát triển đội ngũ giáo viên như xây dựng kế hoạch tuyển chọn, phân công sử dụng, bồi dưỡng, kích thích tạo động lực giảng dạy và tạo môi trường thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên…
/ Mỗi biện pháp đề xuất đều có mục tiêu, nhiệm vụ và cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung chúng có mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp đó phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất thì mới đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, để các biện pháp nêu trên có hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và sự phối kết hợp của các ban ngành, nhưng quan trọng nhất là sự đoàn kết, nhất trí và sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thầy cô giáo các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
/ Qua kiểm chứng, cả 6 biện pháp đề xuất đều được CBQL và giáo viên có kinh nghiệm đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.