Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 81)

33 55,0 27 45,0 0,00 0,0 5 Có lối sống lành mạnh, văn minh,

3.2.4.Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp

Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của

nhà trường. Tham gia công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; giúp cho giáo viên thuận lợi khi thực hiện chương trình mới, phương pháp giáo dục mới; có ý thức, kỹ năng, thói quen tự học, tự bồi dưỡng và thích ứng nhanh với những thay đổi, thách thức của thời đại, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại các trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường và giúp giáo viên tự đánh giá khi họ hoàn thành công việc.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống. Theo UNESCO thì đạo đức mới của giáo dục phải làm sao cho mỗi người giáo viên tạo sự tiến bộ văn hóa của bản thân mình, giáo viên không là người thợ dạy mà phải là một nhà giáo dục.

Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: nhằm nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hóa: bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn (trình độ thạc sĩ, sau đại học), thay sách, chuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiến thức về giáo dục học, tâm lí học …chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ.

Bồi dưỡng về văn hóa, ngoại ngữ, tin học. Muốn việc giáo dục có hiệu quả đối với học sinh cần tìm hiểu truyền thống văn hóa, tập quán, nếp sống, quan hệ gia đình, làng xã…Vì thực hiện công việc giáo dục học sinh phổ thông cần thực hiện trong ba môi trường giáo dục cụ thể (nhà trường, gia đình, xã hội), trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, trong nền văn hóa xác định.

Qua điều tra khảo sát tại các nhà trường, số giáo viên có trình độ tin học, ngoại ngữ rất thấp, đây cũng là nguyên nhân nhiều giáo viên “ngại” không tham gia dự thi Cao học hoặc bậc học cao hơn cũng như tiếp cận tài liệu trên các phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới.

Bồi dưỡng về năng lực sư phạm như: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực sử dụng phương pháp dạy học; năng lực quản lí lớp học; năng lực kiểm tra đánh giá…Tựu chung lại, ở mỗi buổi dạy, giờ dạy năng lực sư phạm của người thầy được thể hiện: buổi dạy người thầy đem lại những thông tin mới bổ ích; truyền cảm

tạo ấn tượng tốt; tổng kết tri thức cô đọng và biết chốt các điểm chủ yếu của bài học và nhận xét đích đáng về kết quả làm việc của người học.

Bồi dưỡng những kiến thức pháp luật, quản lí, sức khỏe, thể dục thể thao, văn hóa - văn nghệ …

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng được dựa trên phân tích nhu cầu lao động của nhà trường, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực hiện các công việc và phân tích so sánh trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của đội ngũ giáo viên để từ đó biết được nội dung quan trọng cần tiến hành bồi dưỡng và thực hiện theo phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính, chú trọng hơn tới hình thức học theo nhóm chuyên môn, theo từng tập thể sư phạm, lấy trường học làm đơn vị bồi dưỡng, Hiệu trưởng là người trực tiếp tổ chức quản lí học tập.

Xây dựng chương trình bồi dưỡng; xác định mục tiêu bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng; phương pháp bồi dưỡng và đánh giá hiệu quả bồi dưỡng sau khi tham gia bồi dưỡng. Ví dụ, Sau khi dự bồi dưỡng thì giáo viên sẽ hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực và có thể vận dụng vào bộ môn mình phụ trách…

Lựa chọn giáo viên bồi dưỡng phải cân đối, phù hợp với từng thời điểm, địa điểm, từng công việc để không ảnh hưởng đến kế hoạch chung của nhà trường về tài chính, chuyên môn và các công tác khác.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo các đơn vị chức năng lựa chọn báo cáo viên có đủ tâm, tầm (đội ngũ này thường được chọn từ những giáo viên có đủ năng lực, uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ nhiệt tình với sự nghiệp đổi mới giáo dục, được tập huấn kĩ trước khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng) để giúp giáo viên thu nhận được những kiến thức mới, cần thiết cho bản thân trong hoạt động dạy và học.

Công tác bồi dưỡng phải tiếp cận theo tư tưởng của Bác Hồ nghĩa là bồi dưỡng cũng là huấn luyện. Để lý giải vấn đề: “Huấn luyện như thế nào?, Người giải thích: “Cốt thiết thực chu đáo hơn ham nhiều; huấn luyện từ dưới lên trên; phải gắn liền lý luận với thực tế; huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu; huấn luyện phải chú

trọng cải tạo tư tưởng; phải “huấn” và phải “luyện”; phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học; phải biết tự động học tập”[3].

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường phải nghiên cứu các văn bản có liên quan của Đảng, Nhà nước về việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tài liệu; cách thực hiện phải cụ thể sát với thực tế tại địa phương. Trên cơ sở đó, mới có thể thực hiện được vì có liên quan đến kinh phí tổ chức, cơ sở vật chất - thiết bị và con người phục vụ công tác bồi dưỡng.

Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu nhà trường phải xác định công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là trách nhiệm của tập thể nhà trường. Do vậy, lãnh đạo nhà trường phải quan tâm sâu sát đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng, chế độ chính sách và điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng. Đối với giáo viên phải coi đó là nhu cầu và có sự tự nguyện, tự giác có như thế mới đạt hiệu quả cao.

Nhà trường cần đầu tư kinh phí để hỗ trợ công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên như: kinh phí đi lại, ăn ở, mua tài liệu cho giáo viên; khen thưởng đột xuất nếu giáo viên đạt kết quả xuất sắc trong đợt bồi dưỡng và coi đây là nguồn đầu tư cho phát triển.

Hiện nay các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ bắt đầu thực hiện đánh giá và xếp loại giáo viên dựa trên các tiêu chí của tài liệu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, nhà trường cần cung cấp đầy đủ tài liệu để giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu và có định hướng phấn đấu.

Các trường thực hiện đúng việc hướng dẫn giáo viên trong thời gian tập sự dự giờ đủ 2 tiết/tuần và bắt buộc mỗi giáo viên phải dự giờ hoặc thao giảng tăng thêm.

Giáo viên phải xác định công tác bồi dưỡng cho bản thân là xuất phát từ “học trong nhà trường, học ngoài xã hội và tự học” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp học sinh nâng cao dân trí, tránh ngồi nhầm lớp…

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 81)