33 55,0 27 45,0 0,00 0,0 5 Có lối sống lành mạnh, văn minh,
3.2.6. Xây dựng chính sách thu hút, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên, kích thích động lực giảng dạy, tạo môi trường làm việc thuận lợ
cho giáo viên, kích thích động lực giảng dạy, tạo môi trường làm việc thuận lợi
3.2.6.1. Ý nghĩa của biện pháp
Đối với giáo viên, kích thích động lực giảng dạy và tạo môi trường làm việc thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần là “nút bấm” để tạo ra động lực cho quá trình dạy học và là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc mà họ phụ trách. Khi mọi thành viên trong tập thể đều cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những
lợi ích cá nhân trong lợi ích chung, họ sẽ gắn kết, nhất trí cùng đồng tâm, hiệp lực và cùng chí hướng thực hiện mục tiêu của tổ chức của nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ ngay từ đầu năm học trên cơ sở nghiên cứu Nghị định 43/2006NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính và được tập thể sư phạm nhà trường bàn bạc, thảo luận công khai…Ví dụ, trích quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi,... nhằm động viên, bồi dưỡng kịp thời cho các đối tượng có thành tích trong việc xây dựng và phát triển của nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với giáo viên THPT, tôn trọng quyền lợi chính đáng của cán bộ giáo viên. Kịp thời giải quyết những thắc mắc kiếu nại của cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện các chế độ chính sách.
Áp dụng và triển khai đúng chế độ theo tinh thần đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học. Chẳng hạn như trả lương làm việc ngoài giờ, ra đề thi, coi thi, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém… xứng đáng với công sức họ bỏ ra, các chế độ ưu đãi khuyến khích, hỗ trợ đối với giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như tiền tài liệu, tiền tàu xe, tiền lưu trú... tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập chính đáng cho giáo viên để họ an tâm công tác lâu dài tại nhà trường và dành thời gian đầu tư cho giảng dạy, khích lệ họ trong giảng dạy, ghi nhận nếu họ làm tốt và bồi dưỡng động viên nếu họ còn hạn chế.
Xây dựng trật tự kỷ cương, nề nếp trong dạy và học, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, nâng cao tinh thần trách nhiệm tạo môi trường giáo dục lành mạnh.
Có chế độ khen thưởng, ưu tiên xem xét, đề bạt những giáo viên đạt thành tích cao trong các hội thi như giáo viên giỏi cấp tỉnh, giáo viên có nhiều thành tích trong công tác giáo dục học sinh… nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên
kịp thời, đúng lúc, tạo động lực kích thích để họ phát huy hết khả năng của mình vì chất lượng giáo dục và vì sự nghiệp của bản thân.
Phối kết hợp cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong nhà trường tăng cường các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, có chính sách đãi ngộ giáo viên xứng đáng vì trong hoàn cảnh đời sống giáo viên còn khó khăn, ngành giáo dục không thu hút được người giỏi thì việc đổi mới chính sách về tiền lương và các khoản phụ cấp ưu đãi cùng với chế độ lao động hợp lí là chìa khóa để tạo động lực cho quá trình dạy học là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.6.3. Cách thực hiện
Quan tâm xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các tiêu chí thi đua phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, công tác bình xét thi đua, xét đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu như chiến sĩ thi đua các cấp, huy chương vì sự nghiệp giáo dục... được thực hiện thường xuyên.
Nêu cao tính dân chủ trong nhà trường để mọi cán bộ giáo viên đều được tham gia đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Vận dụng và thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, về thời gian nâng lương, trả lương cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên có nhiều thành tích trong công tác giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường.
Phải thường xuyên sàng lọc, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cải tiến chế độ và cơ chế quản lí để tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong giảng dạy và nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ giáo viên hiện có.
Củng cố cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học đáp ứng đủ cho hoạt động dạy học.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên không ngừng được hoàn thiện theo hướng khắc phục những bất cập hiện có, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tâm huyết với nghề và vì sự nghiệp giáo dục.
Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần nghiên cứu vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành cũng như của địa phương vào tình hình thực tế của nhà trường.
Nhà trường cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị đáp ứng các hoạt động của nhà trường, có biện pháp tạo nguồn kinh phí hỗ trợ đời sống giáo viên và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Tóm lại, Với thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ còn nhiều bất cập như hiện nay. Để khắc phục những hạn chế tồn tại như đã nêu trong phần thực trạng, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp, mỗi biện pháp nêu trên là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống biện pháp, nó có quan hệ với nhau, tương tác và bổ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là điều kiện thành công của biện pháp kia. Vì vậy, trong quá trình quản lí phát triển đội ngũ giáo viên phải tiến hành đồng bộ tất cả các biện pháp mới đem lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng điều kiện và khả năng của mỗi trường cũng như nhu cầu của đội ngũ giáo viên có thể lựa chọn thứ tự ưu tiên biện pháp để thực hiện.
Biện pháp 1:
Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường
về vị trí, chức năng
Biện pháp 6: và nhiệm vụ Xây dựng chính sách của người
thu hút, cải thiện giáo viên
đời sốngvật chất Biện pháp 2:
tinh thần cho giáo viên, Xây dựng kế hoạch
kích thíchđộng lực giảng dạy, tuyển chọn đội ngũ giáo viên
tạo môi trường theo tình hình phát triển
làm việc thuận lợi. giáo dục của các trường THPT
ngoài công lập
Biện pháp 5: Biện pháp 3:
Tăng cường đánh giá, Phân công, sử dụng đội ngũ
đội ngũ, kiểm trachuyên phù hợp với năng lực
môn, kịp thời khen và sở trường của mỗi
thưởng các gương Biện pháp 4 cá nhân giáo viên
tiến tiến Bồi dưỡng đội ngũ và kế hoạch giáo viên về phẩm chất chuyên môn
và năng lực chuyên môn, của trường
nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn giáo viên do Bộ GD&ĐT qui định.
Hình 3.1. Sơ đồ biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ. Hiệu quả biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên