Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

MỤC LỤC

Giáo viên 1 Khái niệm

Trường phổ thông tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp tương ứng đối với mỗi cấp học (sau đây gọi tắt là Điều lệ trường phổ thông) trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ và các quy định…. Bởi vì, Hiệu trưởng vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là người quản lí (nhận trách nhiệm. với cấp trên) cũng đồng thời là người lãnh đạo (điều hành giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên của nhà trường) thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch của Bộ GD&ĐT, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội về việc đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo “nhân cách - sức lao động” cho xã hội, làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã hội, nơi tạo ra con người mới, tri thức mới.

Hình 1.3. Nội dung biện pháp  phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Hình 1.3. Nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập

- Thiết kế các mục tiêu về đội ngũ giáo viên trong một kế hoạch tổng thể của nhà trường; chỉ rừ sự đúng gúp của cụng tỏc phỏt triển đội ngũ giỏo viờn đối với mục tiêu của nhà trường; phân tích công việc, phân công lao động trong nhà trường và đánh giá thực hiện nhiệm vụ được giao của giáo viên. Để làm rừ cơ sở lý luận của vấn đề, tỏc giả đó nờu và phõn tớch cỏc khỏi niệm cơ bản có liên quan như: Quản lý, phát triển ; giáo viên; giáo viên THPT; đội ngũ giáo viên,Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; vị trí, vai trò, chức năng và trách nhiệm của Hiệu trưởng trường THPT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên….

CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

Sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo Thị xã Phú Thọ 1. Khái quát về sự nghiệp giáo dục của Thị xã Phú Thọ

Đến nay, Khối THPT Ngoài công lập có 29 lớp với 1433 học sinh, tỉ lệ học sinh lên lớp sau thi lại là 98%, tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 98,9%, học sinh đậu vào các trường Đại học là 30%; trang thiết bị - thí nghiệm dạy học, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng tăng, công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được thực hiện thường xuyên từ đó chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên đáp ứng một phần đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Đây là vấn đề đang được các nhà trường quan tâm, chú trọng trong việc tìm kiếm những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường và địa phương, thông qua công tác xây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên… để vừa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, vừa đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục các nhà trường ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.2. Thống kê số học sinh bỏ học của các trường THPT ngoài công lập từ năm  học 2008 – 2009 đến học năm học 2010 - 2011.
Bảng 2.2. Thống kê số học sinh bỏ học của các trường THPT ngoài công lập từ năm học 2008 – 2009 đến học năm học 2010 - 2011.

Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ

Qua số liệu thống kê của các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ cho thấy: Về cơ bản, đội ngũ giáo viên ở các trường vẫn còn thiếu so với thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT và BNV hướng dẫn định mức biên chế giáo viên THPT là 2,25 giáo viên/lớp, tình trạng thiếu giáo viên không còn nhiều, nhưng ở các nhà trường còn sử dụng một lượng giáo viên thỉnh giảng (năm học 2010 – 2011 Trường THPT Thị xã là 9 giáo viên chiếm 20,9%, Trường THPT Trường Thịnh là 5 giáo viên chiếm 15,6%) điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục của nhà trường, số giáo viên thỉnh giảng đều thuộc biên chế các trường công lập, kế hoạch giảng dạy thường xuyên bị động và phụ thuộc vào kế hoạch giảng dạy của giáo viên trường bạn về thời gian, số lượng giáo viên… đội ngũ này chỉ tham gia khi hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà trường nơi họ công tác. Từ số liệu tổng hợp qua điều tra về năng lực đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ cho thấy: Với tỉ lệ khoảng 80% giáo viên tự đánh giá về năng lực chuyên môn của mình đối với yêu cầu giáo dục hiện nay nói chung và của các nhà trường THPT ngoài công lập nói riêng là đáp ứng được (mức độ đánh giá là tốt và khá). Tuy nhiên, vẫn còn số giáo viên dù được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng thông qua nhiều hình thức khác nhau những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngành đề ra, trong đó với tỉ lệ 6,7% giáo viên chưa quan tâm đến tình hình chung của xã hội, của ngành…; 5,0% không nhận thức hết tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để có nhiều cách tiếp cận, biện pháp giáo dục và giảng dạy khác nhau nhằm tạo đạt hiệu quả cao trong giáo dục, 20,0% còn hạn chế về áp dụng phương pháp dạy học mới. Với đặc thù là chất lượng tuyển sinh đầu vào rất thấp có nhiều học sinh yếu cả về văn hóa và đạo đức nhưng tỉ lệ giáo viên biết phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục còn quá cao chiếm tỉ lệ 60,0%, đây cũng là một khó khăn trở ngại trong việc nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em tiếp cận bài học và rèn luyện phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng sống. Như vậy, với năng lực hiện có của đội ngũ giáo viên hiện nay đó là sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ giáo viên và góp phần không nhỏ vào thành công của các nhà trường. Nhưng với sự đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học.. Đây sẽ là những vấn đề cần được các trường quan tâm để xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Kết quả đánh giá của CBQL về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ. TT Tiêu chí. Tốt Khá TB Kém. Yêu nước, yêu CNXH. Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;. tham gia các hoạt động của nhà trường, của địa phương. Yêu nghề, gắn bó với nghề, chấp hành các qui định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Đoàn kết với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Thương yêu học sinh, tôn trọng và đối xử công bằng với tất cả học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. Đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và cộng đồng, hợp tác với đồng nghiệp trong chuyên môn. 7 Có sức khỏe phục vụ trong công tác. môn, nghiệp vụ).

Bảng 2.7. Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên các  trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ  năm học 2010 - 2011.
Bảng 2.7. Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ năm học 2010 - 2011.

Nhận xét 1. Thành công

- Đa số giáo viên nhận thức đúng về chủ trương, đường lối; chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, một số có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và ứng dụng cộng nghệ thông tin, tổ chức ngoại khóa, đổi mới cách ra đề thi; đổi mới phương pháp dạy học với xu thế lấy học sinh làm trung tâm…Nhưng bên cạnh đó, không ít giáo viên ngại sự đổi mới, vẫn dạy theo phương pháp cũ, phương pháp truyền thống thiên về thầy đọc – trò chép, coi vai trò của người thầy là trung tâm. Luận văn đã khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ, từ đó thấy được bên cạnh những ưu điểm nổi bật như đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất tương đối đáp ứng nhu cầu dạy và học; sự quan tâm của các cấp các ngành và toàn xã hội đối với các nhà trường và truyền thống hiếu học của học sinh…thì vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập về cơ cấu, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…cơ chế chính sách, công tác tuyển chọn, phân công sử dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, công tác kiểm tra, đánh giá mặc dù đã được tổ chức, thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung chưa hợp lí và còn yếu, hiệu quả đạt được chưa cao, các hoạt động còn chủ quan chưa mang tính chiến lược lâu dài.

Các yêu cầu đề xuất biện pháp 1. Tính khả thi

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP THỊ XÃ PHÚ THỌ TỈNH PHÚ THỌ.

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ

- Làm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng như trong Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã lưu ý “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đồng thời giúp họ thấy được những yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với ngành giáo dục, đối với đội ngũ giáo viên và chỉ khi tư tưởng đúng thì hành động đúng, khi đó họ sẽ quan tâm, động viên, tôn trọng…đội ngũ giáo viên làm cho đội ngũ giáo viên yên tâm gắn bó với nghề lâu dài, đóng góp hết khả năng và nghị lực của mình cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường của địa phương. Tăng cường thông tin thời sự, tin tức trong và ngoài nước, trong đó chú trọng những nội dung có liên quan đến đội ngũ giáo viên, tuyên truyền nội dung các cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…là nhằm khẳng định vị trí quyết định của người thầy trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hôm nay để từ đó mỗi giáo viên nhận thấy được sự quan tâm của toàn xã hội đối với nghề nghiệp của họ và khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục.

Hình 3.1. Sơ đồ biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công  lập Thị xã Phú Thọ.
Hình 3.1. Sơ đồ biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.

Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua số liệu thống kê ở (bảng 3.4) chúng ta nhận thấy rằng: các biện pháp nêu trên đều được CBQL tán thành với tỉ lệ rất cao, trong đó các biện pháp thứ 3 và 4 có tỉ lệ là 100% đánh giá mức độ rất khả thi và khả thi, các biện pháp còn lại cũng chiếm tỉ lệ trên 92%, lí do CBQL cho rằng biện pháp thứ 1,2, 5,6 còn ít khả thi vì hoạt động quản lí của nhà trường bên cạnh những yếu tố chủ quan thì cũng có nhiều yếu tố khách quan tác động vào trong quá trình nhận thức, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động của nhà trường, điều này không phải chỉ tồn tại ở các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ mà đó là điểm chung của các trường hiện nay. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT ngoài công lập cũng như công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay thì công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên còn bất cập cần khắc phục như đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, cơ cấu đội ngũ thiếu đồng bộ, công tác tuyển dụng, bồi dưỡng chưa thật sự được quan tâm và tiến hành thường xuyên, các chính sách hỗ trợ nhằm bảo đảm đời sống… còn nhiều hạn chế.

Hình 3.2. Tổng hợp ý kiến của đội ngũ giáo viên về tính cần thiết của các biện  pháp
Hình 3.2. Tổng hợp ý kiến của đội ngũ giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp

Khuyến nghị

Bên cạnh đó, để các biện pháp nêu trên có hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp và sự phối kết hợp của các ban ngành, nhưng quan trọng nhất là sự đoàn kết, nhất trí và sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thầy cô giáo các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ. - Nghiên cứu, vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong đề tài nhằm quản lí phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ và hợp lí về cơ cấu, đáp ứng được nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.