Các tổ chức tham gia trên thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc (Trang 32)

II THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

4. Các tổ chức tham gia trên thị trường trái phiếu

4.1 Chủ thể phát hành

Chủ thể phát hành trái phiếu là tổ chức huy động vốn bằng cách bán trái phiếu cho người đầu tư . Chủ thể phát hành bao gồm Chính phủ và các doanh nghiệp , hay các tổ chức khác theo quy đinh của pháp luật .

Chính phủ : Chính phủ và các chính quyền địa phương là một trong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường . Điều này là dễ hiểu vì không phải lúc nào Chính phủ cũng có thể bù đắp sự thiếu hụt vốn xảy ra khá thường xuyên trong chi tiêu của mình bằng cách yêu cầu Ngân hàng Trung ương in thêm tiền mặt . Cho nên việc phát hành trái phiếu để huy động vốn là cách làm phổ biến nhất . Do vậy về phương diện này có thể nói Chính phủ tham gia thị trường trái phiếu như một doanh nghiệp bình thường , cung cấp hàng hóa ra thị trường thông qua việc phát hành trái phiếu ( trái phiếu Chính phủ , trái phiếu chính quyền địa phương , trái phiếu công trình ) nhằm huy động vốn từ các tầng lớp dân cư phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước .

- Các doanh nhiệp : Việc thiếu vốn trong kinh doanh , sản xuất , trả lương công nhân , mua nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất ...là điều thường thấy trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp . Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng dễ dàng giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách vay ngân hàng . Phát hành trái phiếu để vay vốn là một trong những cách phổ biến và hiệu quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được mục tiêu của mình .

Hơn nữa khi muốn mở rộng sản xuất , đầu tư vào trang thiết bị , máy móc cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần những khoản vốn lớn và thường phải mất rất nhiều năm để thu hồi vốn . Trong những trường hợp như vậy , ngân hàng thường ít mặn mà trong việc cho vay . Do vậy vay dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu là một trong những lựa chọn tốt nhất .

- Trong nề kinh tế thị trường , ngoài doanh nghiệp Nhà nước , có ba hình thức tổ chức doanh nghiệp cơ bản đó là :

+ Doanh nghiệp tư nhân + Công ty hợp danh + Công ty cổ phần

Ngoài ra ở các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường còn có các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã .

Trong các hình thức doanh nghiệp nêu trên , công ty cổ phần là chủ thể chiếm vị trí quan trọng nhất , nó tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty . Đối với các doanh nghiệp khác , trừ doanh nghiệp tư nhân , có thể phát hành trái phiếu ra thị trường để bổ xung vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình .

4.2 Chủ thể đầu tư .

Nếu như chủ thể phát hành là người tạo ra sức cung hàng hóa thì chủ thể đầu tư chính là những người tạo ra sức cầu của hàng hóa . Điều đó có nghĩa là chủ thể đầu tư là những người trực tiếp mua các chứng khoán do các chủ thể phát hành cung cấp .

Có hai loại chủ thể đầu tư , đó là các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức . Các nhà đầu tư cá nhân thường là những hộ gia đình , những người có vốn tiết kiệm hay tích lũy được , thay vì việc gửi tiền nhàn rỗi này vào ngân hàng , họ đem đi mua trái phiếu để hy vọng nhận được tiền lãi và các khoản chênh lệch giá khi bán trái phiếu đi . Còn đối với các nhà đầu tư có tổ chức , bao gồm các quỹ đầu tư , quỹ hưu trí , công ty bảo hiểm , ngân hàng ... là những tổ chức chuyên sâu về chứng khoán . Họ sử dụng số tiền huy động được từ dân chúng để đầu tư vào trái phiếu nhằm thu được lợi nhuận .

4.3 Các tổ chức tài chính trung gian .

Không giống như thị trường hàng hóa thông thường , nơi hoạt động mua bán thường diễn ra một cách trực tiếp , thị trường trái phiếu đòi hỏi phải có những tổ chức tài chính trung gian , những tổ chức đứng ở giữa người người mua và người bán trái phiếu .

4.3.1 Tổ chức bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức đứng ra giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán trái phiếu như chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành , phân phối trái phiếu ...

Bảo lãnh phát hành gồm hai khâu cơ bản , đó là tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán .

Thông thường để phát hành trái phiếu tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành . Nếu tổ chức phát hành là một công ty nhỏ và số lượng phát hành không lớn , thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành . Nếu đó là một công ty lớn , và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành , bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên .

Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành . Phí bảo lãnh phát hành chính là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được .

Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tùy thuộc vào hình thức bảo lãnh , mức độ rủi ro và tính chất của đợt phát hành ( lớn hay nhỏ thuận lợi hay khó khăn ) . Nói chung nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp . phí bảo lãnh phát hành trái phiếu thường thấp hơn phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu , ngoài ra phí bảo lãnh hoặc hoa hồng còn phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu ( lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành phải cao và ngược lại )

Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau :

t Bảo lãnh với cam kết chắc chắn

Là thương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành cho dù có phân phối hết hay không . Một biến

tường phổ biến nhất của phương thức này là “ cam kết dự phòng ” theo đó tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra phân phối chứng khoán , nếu không hết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại .

m Bảo lãnh với cố gắng cao nhất

Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành . Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán chứng khoán ra thị trường nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành .

c Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không .

Là phương thức mà bảo lãnh theo đó tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành .

Như vậy , phương thức bảo lãnh phát hành này hoàn toàn khác với phương thức bảo lãnh phát hành với cố gắng cao nhất . Ở phương pháp bảo lãnh phát hành trước có thể chỉ có một phần chứng khoán được bán , còn ở phương thức bảo lãnh phát hành này thì hoặc là tất cả chứng khoán được bán hết hoặc là hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành và tiền đã bán chứng khoán được trả lại cho người mua .

k Bảo lãnh theo phương thức tối thiếu – tối đa

Đây là phuơng thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không . Theo phương thức này tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành . Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn tỉ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ

4.3.2 Tổ chức định mức tín nhiệm

Đây là tổ chức được hình thành nhằm mục đích đánh giá mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành và xếp hạng chúng theo mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán để các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết , trên

cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư cần thiết chủ yếu là trong trường hợp đầu tư vào trái phiếu .

Hiện nay trên thế giới có hai tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng là Moody’s Invester Service và Standard & Poor’s Corp.

Mức độ “tín nhiệm” của các công ty được ghi bằng các chữ cái A,B,a,b ... theo thứ tự xếp loại . Ví dụ : Theo xếp hạng của Standard & Poor’s Corp. Công ty được xếp hạng AAA là công ty làm ăn có hiệu quả , có khả năng thanh toán cao , với hạng AA thì năng lực chỉ kém một chút so với AAA , tiếp đó là các hạng A, BBB , CCC, CC, C,... và thấp nhất là D .

Nếu một tổ chức phát hành được đánh giá mức độ tín nhiệm cao thì phụ phí phát hành thấp và do vậy lãi suất trái phiếu phát hành sẽ thấp . Ngược lại , một tổ chức phát hành được đánh giá mức độ tín nhiệm thấp thì phụ phí phát hành cao và lãi suất phát hành trái phiếu sẽ cao .

Ví dụ : Công ty M phát hành trái phiếu có tín nhiệm được đánh giá loại A , kỳ hạn 6 năm , lãi suất trái phiếu kho bạc là 10% , phụ phí 1% . Lãi suất phát hành trái phiếu sẽ được tính như sau : Xtp = 10%+1% = 11%

4.3.3 Đại diện người sở hữu trái phiếu

Đại diện người sở hữu trái phiếu là tổ chức rất quan trọng khi phát hành trái phiếu . Tổ chức này thay mặt những người sở hữu trái phiếu của một tổ chức phát hành tiến hành đàm phán các vấn đề liên quan đến quyền lợi của trái chủ với tổ chức phát hành . Những quyền lợi này bao gồm quyền hưởng lãi , quyền được thanh toán vốn gốc khi công ty bị phá sản , giám sát các cam kết vay nợ của tổ chức phát hành ...

Thông thường trước khi phát hành một đợt phát hành trái phiếu ra công chúng , tổ chức phát hành phải tìm được một tổ chức đứng ra làm đại diện người sở hữu trái phiếu và ký hợp đồng với tổ chức này . Đại diện người sở hữu trái phiếu sẽ được hưởng phí do tổ chức phát hành trả tùy theo khối lượng trái phiếu phát hành . Ở Mỹ các đợt phát hành trái phiếu bắt buộc phải có đại diện người sở hữu trái phiếu khi đã có các công ty định mức tín nhiệm và việc chỉ

định đại diện người sở hữu trái phiếu chỉ phải thực hiện trong trường hợp phát hành trái phiếu có bảo đảm .

4.3.4 Các tổ chức kinh doanh trái phiếu .

Các tổ chức kinh doanh trái phiếu bao gồm các công ty chứng khoán , các tổ chức , các tổ chức khác được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật . Các tổ chức này chủ yếu hoạt động trên thị trường thứ cấp , có chức năng làm trung gian môi giới cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua bán trái phiếu để hưởng phí môi giới và thực hiện các giao dịch mua bán trái phiếu cho chính mình để kiếm lợi , các tổ chức kinh doanh trái phiếu này còn còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động giao dịch trái phiếu . Các tổ chức kinh doanh trái phiếu có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường .

5 Cơ sở để hình thành và phát triển thị trường trái phiếu .

Thị trường trái phiếu là một thị trường đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế . Khi tìm hiểu kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu của các nước trong khu vực và trên thế giới nhận thấy các cơ sở để hình thành và phát triển thị trường trái phiếu là:

5.1 Ổn định môi trường kinh tế tài chính vĩ mô

Có thể nói môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của nền kinh tế , đặc biệt là đối với thị trường tài chính . Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP , chỉ số lạm phát , tỷ giá hối đoái ... là những yếu tố mang ý nghĩa quyết định khi hoạch định những chiến lược cũng như các chính sách phát triển hệ thống tài chính nói chung hay thị trường trái phiếu nói riêng . Ngược lại những chính sách tài chính tiền tệ cụ thể sẽ có tác động đáng kể đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế . Như vậy ở đây có sự quan hệ tác động gắn bó hữu cơ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và hoạt động của thị trường tài chính nói chung , trong đó có thị trường trái phiếu .

Nền kinh tế có tốc độ phát triển cao , đồng nghĩa với việc Chính phủ và Doanh nghiệp có nhiều dự án cho đầu tư phát triển . Do vậy Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ cần một khối lượng tương ứng cho các dự án .

Song song với việc tạo lập một môi trường kinh tế , phát luật ổn định và vững chắc , cần phải có một chính sách tài chính tiền tệ quốc gia lành mạnh và hợp lý , thực hiện các chính sách quản lý tài chính và quản lý nợ chặt chẽ , hiệu quả , đảm bảo cân đối thu chi ngân sách , chú ý đến các cân đối của nền kinh tế như tích lũy và tiêu dùng , tiết kiệm và đầu tư ... Bên cạnh đó cần có chính sách giữ vững sức mua đồng tiền để tạo lòng tin cho công chúng yên tâm mua kỳ phiếu , trái phiếu và các công cụ đầu tư khác trên thị trường vốn .

Ngoài ra cần phải có chính sách nhằm ổn định lãi suất thị trường , nếu có sự biến động trong chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát hành trái phiếu , từ đó tác động dây chuyền đến giá cả cổ phiếu và có thể với cả thị trường . Lãi suất phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố rủi ro . Theo đó mức lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế và lãi suất phải được hình thành căn cứ vào quan hệ cung – cầu có như vậy thì giá cả trái phiếu cũng như lãi suất trái phiếu mới được quyết định theo tín hiệu của thị trường trong mối quan hệ với các lựa chọn của chủ đầu tư khác .

5.2 Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu

Để cho thị trường trái phiếu có thể hoạt động ổn định và phát triển thì điều kiện tiên quyết của nó là một khung khổ pháp lý phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn phát triển . Để cho môi trường pháp lý phát huy được hiệu lực cho hoạt động của thị trường cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước , đảm bảo có một khung pháp lý đầy đủ , đồng bộ và thống nhất , có tác dụng khuyến khích các hoạt động kinh tế nói chung . Các cơ quan này có trách nhiệm trình các cơ cơ quan có thẩm quyền các sửa đổi , bổ xung các văn bản pháp lý ban hành các văn bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w