Xây dựng hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc (Trang 40 - 46)

II THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

5. Cơ sở hình thành và phát triển thị trường trái phiếu

5.5 Xây dựng hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ

Đối với các thành viên giao dịch trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán cần thiết phải có sự kết nối với nhau thành một hệ thống để có thể đáp ứng yêu cầu giao dịch , thanh toán nhanh , chính xác và linh hoạt . Với quy mô thị trường ngày càng phát triển hay khối lượng giao dịch ngày càng lớn thì càng đòi hỏi hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ phải được tổ chức tốt , có điều kiện kỹ thuật tiên tiến mới có thể đáp ứng yêu cầu thanh toán , bù trừ các giao dịch trái phiếu . Để giải quyết được yêu cầu này đòi hỏi phải thành lập một bộ phận lưu ký , thanh toán bù trừ riêng có chức năng tổng hợp gồm quản lý và thanh toán cả chứng khoán lẫn tiền mặt , từ đó việc theo dõi , giám sát các giao dịch trái phiếu cũng dề dàng hơn do tập trung được tất cả các khâu thanh toán bù trừ vào một đầu mối .

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I. KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM .

1. Khung pháp lý điều chỉnh thị trường trái phiếu Chính phủ .

Nghị định số 72 /CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam . Nghị định này cùng với hệ thống các thông tư hướng dẫn của bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hình thành nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong những năm vừa qua . Tuy vậy nghị định 72/CP mới thể hiện được bước đầu quá trình “ luật pháp hóa ” cơ

chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ , đáp ứng yêu cầu huy động vốn trong nước phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế . Trong quá trình thực hiện nghị định đã gặp phải một số khó khăn do một số nội dung quy định chưa thật phù hợp với thực tế công tác quản lý kinh tế tài chính hiện hành . Mặt khác môi trường pháp lý sau khi nghị định 72/CP ban hành đã được cải thiện đáng kể , đặc biệt là sự ra đời của Luật Ngân sách Nhà nước được quốc hội thông qua năm 1996 và Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán ... dẫn đến một số điểm trong nghị định 72/CP không còn phù hợp .

Trước tình hình này , ngày 13/1/2000 Chính phủ đã ban hành nghị định số 01/2000/NĐ-CP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế huy động vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ , thể hiện nổi bật ở một số điểm sau :

- Cho phép đưa vào vận hành những phương thức phát hành trái phiếu mới trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các thông lệ quốc tế là đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành . - Cho phép trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch trên thị trường

chứng khoán nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa quan trọng cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động .

- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan : Bộ tài chính , Ngân hàng Nhà nước , Ủy ban Chứng khoán Nhà nước , Các bộ ngành , ủy ban nhân dân ... trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ .

Để sớm đua nghị định 01/2000/NĐ-CP vào thực tế , các bộ tài chính ,Ngân hàng Nhà nước , ủy ban chứng khoán nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn cụ thể như sau :

- Thông tư số 58/2000/TT-BTC ngày 16/6/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm của nghị định số 01/2000/NĐ-CP

- Thông tư số 39/2000/TT-BTC ngày 11/5/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua ngân hàng nhà nước .

- Thông tư số 55 /2000/TT-BTC ngày 9/6/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung .

- Thông tư số 68/2000/NĐ-CP ngày 13/7/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết một số điểm về bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ .

- Quyết định số 59/2000/QĐ - UBCK ngày 12 /7/2000 của Chủ tịch ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung .

- Quyết định số 04 /2000/QĐ - UBCK 1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành quy chế thành viên , niêm yết công bố thông tin và giao dịch chứng khoán .

- Quyết định số 53/2001/QĐ-NHNN ngày 17/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hành Nhà nước .

Các văn bản pháp quy nêu trên hướng dẫn chi tiết cụ thể các quy định về lãi suất , kỳ hạn , hình thức trái phiếu , đối tượng mua trái phiếu , quyền lợi của người mua trái phiếu , phương thức phát hành ,thanh toán , cơ chế quản lý , nguồn thu và thanh toán trái phiếu Chính phủ ....Như vậy, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được một hệ thống văn bản Pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ trong nước đầy đủ , có tính thống nhất cao phù hợp với thực tiễn Việt Nam . Bên cạnh những mặt được thì các quy định về trái phiếu Chính phủ đã xuất hiện những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện , cụ thể là các quy định cho phép tổ chức ,cá nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai văn bản quy phạm Pháp luật là quyết định số 139/1999/QĐ -TTg ngày 10/6/1999 Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của các bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 của Chính phủ về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ . Theo quyết định 139/TTg các tổ chức cá nhân nước ngoài ( bao gồm các tổ chức cá nhân nước ngoài làm việc sinh sống ở trong và ngoài

nước ) được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành , trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5% . Trong khi đó theo nghị định số 01/2000/NĐ-CP ( Điều 14 và điều 18 ) không cho phép các đối tượng là tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động sinh sống ở nước ngoài được mua trái phiếu Chính phủ . Mặt khác chưa quy định cụ thể tỷ lệ cho phép các tổ chức , cá nhân nước ngoài được tham gia mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp . Những mâu thuẫn này đã gây khó khăn cho các nhà quản lý thị trường khi kiểm soát việc mua bán trái phiếu Chính phủ của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán .

Ngoài các văn bản nêu trên , để có cơ sở pháp lý để Chính phủ, các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Doanh nghiệp Nhà nước có thể tiến hành huy động nguồn vốn từ thị trường vốn Quốc tế , ngày 23/3/1995 Chính phủ đã ban hành nghị định số 23-CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế .

2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhà nước .

A. Đến thời điểm hiện nay , hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước bao gồm :

- Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước.

- Thông tư số 91/TC-KBNN ngày 5/11/1994 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước .

- Quy định số 1179/TC-KBNN ngày 5/12/1994 của Bộ Trưởng Bộ tài chính hướng dẫn quy chế tạm thời đấu thầu trái phiếu Chính phủ , trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước .

Các văn bản trên đã quy định cụ thể điều kiện , phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước , tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh , đổi mới thiết bị công

nghệ . Song trên thực tế việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước rơi vào tình trạng bế tắc , không thực hiện được do các quy định đưa ra còn nhiều điểm chưa hợp lý . Cụ thể là :

- Lãi suất trái phiếu Doanh nghiệp Nhà nước do Bộ tài chính thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước quyết định . Như vậy doanh nghiệp Nhà nước không có quyền tự chủ trong việc định lãi suất trái phiếu , điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch huy động vốn của đơn vị .

- Các doanh nghiệp Nhà nước muốn phát hành trái phiếu chỉ cần gửi hồ sơ cho Bộ tài chính xem xét , chấp thuận mà không phải công khai tình hình tài chính của đơn vị . Do vậy các nhà đầu tư không có thông tin để xác định mức độ tin cậy của trái phiếu trước khi quyết định đầu tư - Cơ chế phát hành trái phiếu chưa cụ thể . Trong khi các doanh nghiệp

Nhà nước không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại chưa có quy định cho phép các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường đứng ra giúp doanh nghiệp tổ chức phát hành .

Xuất phát từ các lý do trên từ khi nghị định 120/CP có hiệu lực đến nay , các doanh nghiệp Nhà nước đã không sử dụng trái phiếu doanh nghiệp làm công cụ huy động vốn cho mình . Hơn nữa môi trường pháp lý đã thay đổi rất nhiều nên các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước càng trở nên lạc hậu , cần có sự thay đổi căn bản mới có thể triển khai một cách có hiệu quả .

B. Bên cạnh đó đối với các Ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu theo quyết định số 212/QĐ-NH1ngày 22/9/1994 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành thể lệ phát hành trái phiếu Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư phát triển hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng .

3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng .

Luật công ty của Việt Nam ban hành năm 1990 quy định chỉ có Công ty cổ phần là được phép phát hành chứng khoán , còn công ty trách nhiệm hữu hạn

không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào ( Điều 25 ) điều này gây nên hạn chế đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn có nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty . Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu của các công ty cổ phần chưa có văn bản nào quy định cụ thể , ngoài quy đinh ở Luật Công ty năm 1990 .

Cho đến khi Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua năm 1999 để thay thế luật Công ty 1990 và bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/2000 , với nhiều nội dung sửa đổi , bổ xung mới so với Luật Công ty tạo điều kiện thuận lợi hơn và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc tổ chức thành lập cũng như hoạt động kinh doanh , đặc biệt là các nội dung liên quan tới việc phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp . Luật doanh nghiệp đã mở rộng thêm chủ thể phát hành chứng khoán , cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w