THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở VIỆT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc (Trang 46)

NAM

1. Đối với trái phiếu Chính phủ

1.1 Tín phiếu kho bạc ( Thời hạn dưới 1 năm )

Thực hiện chủ trương khai thác tối đa nguồn vốn trong nước phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế , từ năm 1991 hệ thống Kho bạc Nhà nước đã tổ chức phát hành nhiều loại trái phiếu Chính phủ theo các phương thức khác nhau nhằm huy động các nguồn vốn nhà rỗi trong xã hội để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển .

Từ tháng 3/1991 đến tháng 7/1992 tại Thành phố Hải Phòng kho bạc nhà nước đã thí điểm phát hành 6 đợt tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn 3 tháng ( mỗi đợt kéo dài 1 tháng ) tổng số tiền thu được 317, 6 Tỷ đồng . Với thành công bước đầu tại Hải phòng . Bộ tài chính quyết đinh mở rộng phạm vi phát hành tín phiếu kho bạc ra 3 thành phố lớn : Hà nội , Hải phòng và Thành phố Hồ Chí Minh sau đó lan rộng khắp tại các Tỉnh , Thành phố trong cả nước . Cơ chế phát hành tín phiếu cũng dần dần được cải tiến và hoàn thiện . Kỳ hạn tín

phiếu nâng dần lên 6 tháng , 9 tháng và 12 tháng . Mức lãi suất tín phiếu giảm dần qua các năm ( từ 5 % tháng năm 1991 xuống còn 1,7% tháng năm 1995 ) bảo đảm phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn của nền kinh tế . Cơ chế thanh toán lãi cũng được cải tiến linh hoạt , thanh toán ngay khi phát hành , thanh toán một lần cùng với gốc khi đến hạn . Nhờ có tổ chức tốt công tác phát hành và thanh toán nên số thu phát hành các loại tín phiếu kho bạc đạt tương đối lớn , từ năm 1991 đến tháng 3 năm 1995 đã huy động được trên 13.000 tỷ đồng cụ thể như sau :

Bảng 1 : Kết quả phát hành tín phiếu kho bạc ( Thời hạn dưới 1 năm ) giai đoạn 1991 - 1995 Đơn vị tính : Tỷ đồng Năm Tỷ đồng 1991-1992 1.365 1993 3.545 1994 5.152 1995 3.147

( Nguồn : Kho bạc Nhà nước )

Từng bước thể chế hóa công tác huy động vốn , ngày 26/7/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 72/CP về việc phát hành trái phiếu Chính phủ . Theo đó Kho bạc Nhà nước sẽ không phát hành các lại tín phiếu kho bạc ngắn hạn mà chuyển sang phát hành các loại trái phiếu kho bạc có thời hạn từ 1 năm trở lên .

1.2 Trái phiếu kho bạc

A. Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước .

- Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm.

Từ tháng 4/1995 đến tháng 10 /1995 Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm , lãi suất 21% năm , vô danh có in sẵn mệnh giá . Đối tượng phát hành là mọi cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước , các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ( kể cả các ngân hàng thương mại ), các tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động sinh sống tại Việt Nam . Do lãi suất hấp dẫn , trái phiếu được tự do chuyển nhượng , cầm cố nên

đã thu hút khối lượng lớn các nhà đầu tư đặc biệt là các Ngân hàng thương mại đang ở trong tình trạng ứ đọng vốn do thắt chặt chính sách tín dụng . Kết quả là trong vòng 6 tháng Kho bạc nhà nước đã thu được 7.361 Tỷ đồng . Từ 1/3 đến 15/4/1996 Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Kho bạc kỳ hạn một năm loại ghi danh không in sẵn mệnh giá , lãi suất 16% năm . Đối tượng mua trái phiếu được thu hẹp trong phạm vi cá nhân người Việt Nam ở trong nước người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam . Trong hai tháng phát hành thu được 745 tỷ đồng .

- Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm.

Qua hai năm thực hiện phát hành trái phiếu kho bạc kỳ hạn một năm có thể nhận thấy loại trái phiếu này có sức hấp dẫn với các tầng lớp dân cư nên có thể dễ dàng huy động được khối lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu chi của Ngân sách Nhà nước , song có hạn chế là thời hạn ngắn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao , ngân sách Nhà nước bị động trong việc cân đối nguồn trả nợ .Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước từ ngày 10/9/1996 Bộ tài chính ( Kho bạc Nhà nước ) bắt đầu phát hành các loại trái phiếu kho bạc có thời hạn 2 năm cho các đối tượng là cá nhân người Việt Nam , người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam , tiền gốc và lãi trái phiếu được quy định thanh toán một lần khi đến hạn ( đủ 24 tháng ) , nhưng với những trường hợp có nhu cầu thanh toán trước hạn mà thời gian mua từ 12 tháng trở lên vẫn được hưởng lãi . Kết quả phát hành cụ thể từng năm như sau :

Bảng 2 : Kết quả phát hành trái phiếu kho bạc ( Thời hạn 2 năm ) Giai đoạn 1996 – 2001

(Nguồn : Kho bạc Nhà nước.)

Năm Tỷ đồng 1996 1.259 1997 3.56 1998 2.700 1999 3.167 2000 4.316

2001 2.563 - Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm .

Với chủ trương tạo thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán trong nước , từ ngày 16/4/2001 đến ngày 15/6/2001 Kho bạc Nhà nước đã tổ chức thí điểm việc phát hành trái phiếu chiết khấu kỳ hạn 5 năm , lãi suất 7,2 % năm tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh . Trái phiếu không ghi tên , in sẵn mệnh giá thống nhất ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán . Tuy nhiên , do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như : Cơ chế lãi suất chưa thật sự hấp dẫn , giá ngoại tệ và bất động sản có biến động lớn , tâm lý người dân thích đầu tư vào cổ phiếu vì lợi tức cao .... nên kết quả của đợt phát hành còn hạn chế . Trong thời gian 2 tháng chỉ huy động được gần 50 tỷ đồng .

B. Đấu thầu qua ngân hàng Nhà nước.

Triển khai Nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ về Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ , từ giữa năm 1995 Kho bạc Nhà nước đã đưa vào vận hành phương thức phát hành trái phiếu mới đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước . Ngân hàng Nhà nước là đại lý cho Bộ tài chính ( Kho bạc Nhà nước )trong việc tổ chức đấu thầu và thanh toán tín phiếu trúng thầu . Đối tượng tham gia đấu thầu là các Ngân hàng Thương mại ,công ty bảo hiểm , công ty tài chính , quỹ bảo hiểm , quỹ đầu tư . Các đối tượng này phải đáp ứng các yếu cầu về vốn , về ký quỹ và các quy định khác của liên bộ vầ đấu thầu tín phiếu kho bạc . Tổng số thành viên tham gia thị trường hiện nay gồm có 44 đơn vị . Trong đó có 5 Ngân hàng thương mại Quốc doanh , 16 Ngân hàng Thương mại Cổ phần . 3 ngân hàng liên doanh , 13 ngân hàng chi nhánh nước ngoài , 6 công ty bảo hiểm và 1 quỹ tín dụng . Ban đầu loại tín phiếu đưa ra đấu thầu gồm nhiều loại kỳ hạn : 6 tháng , 9 tháng và 12 tháng nhưng do yêu cầu sử dụng của vốn Ngân sách Nhà nước nên từ năm 1999 trở lại đây chủ yếu đấu thầu loại tín phiếu kỳ hạn 12 tháng ( hoặc 364 ngày ).

Sau một thời gian thử nghiệm , thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc đã đi vào nề nếp . Các phiên đấu thầu được tổ chức khá đều đặn , 1 tuần 1 lần . Lãi suất tín phiếu trúng thầu tương đối ổn định và ngày càng sát với thị trường hơn bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân sách Nhà nước và hàng hóa cho thị trường tiền tệ .

Tính đến hết năm 2001 Kho bạc Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức 232 đợt đấu thầu trái phiếu kho bạc với tổng số tiền thu cho Ngân sách Nhà nước sử dụng là hơn 16.000 tỷ đồng .

Sang năm 2002 qua tổng hợp sáu tháng đầu năm đã có 23 phiên đấu thầu với tổng giá trị trúng thầu là 2438 tỷ đồng đạt 144,38% cùng kỳ năm 2001 trong đó các Ngân hàng Thương mại chiếm 98% khối lượng trúng thầu .

Về mặt chi phí huy động vốn cùng với việc tiết kiệm chi phí về bộ máy , con người , cơ sở vật chất kỹ thuật , mức lãi suất trúng thầu đã giảm dần thấp hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu kho bạc bán lẻ và lãi suất tiết kiệm của hệ thống Ngân hàng thương mại .

C. Đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán

Triển khai nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về phát hành trái phiếu Chính phủ . Kho bạc Nhà nước đã đưa vào triển khai phương thức phát hành mới , đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán từ ngày 26/7/2000 . Các thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu bao gồm : Các công ty chứng khoán , ngân hàng thương mại , công ty tài chính , các tổng công ty Nhà nước được thành lập theo quyết định số 90/TTg và 91/TTg ngày 7/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ . Các thành viên tham gia đấu thầu phải có đủ các điều kiện : Có tư cách pháp nhân , được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt Nam , có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại Ngân hàng theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán , có mức vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng Việt Nam , chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu theo quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ do ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành . Đến nay có 26 thành viên được xét duyệt là thành viên thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ : Trong đó có 15 thành

viên là các ngân hàng thương mại , 4 thành viên là ngân hàng thương mại quốc doanh , 9 thành viên là ngân hàng thương mại cổ phần , 2 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , 5 thành viên là các công ty bảo hiểm và 6 thành viên là các công ty chứng khoán . Thành viên mới nhất được cấp giấy chứng nhận là thành viên đấu thầu là Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ –AIA .

Năm 2000 đã có 5 phiên đấu thầu được tiến hành . Khối lượng gọi thầu mỗi phiên từ 200 – 300 tỷ đồng mỗi phiên ( tổng cộng là 1300 tỷ đồng ) kỳ hạn trái phiếu là 5 năm . Trái phiếu được đấu thầu theo hình thức cạnh tranh lãi suất trong phạm vi lãi suất trần của Bộ Tài Chính bán bằng mệnh giá ; có hình thức chứng chỉ và ghi sổ ; được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ; tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ 1 năm 1 lần . Trong đó 2 phiên đầu tiên đạt kết quả rất khả quan với tổng giá trị trúng thầu đạt đúng bằng giá trị gọi thầu là 600 tỷ đồng cả hai phiên nhưng đến 3 phiên cuối năm tình hình lại trầm lắng khi không một thành viên đấu thầu nào trúng thầu cả . Tình hình này kéo dài sang cả 2 phiên đầu tiên của năm 2001 . Tình hình khó khăn của thị trường đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong những tháng cuối năm 2000 và đầu năm 2001 có nguyên nhân là do số thành viên tham gia thị trường còn ít , chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh trong khi đó vào thời điểm cuối năm vốn khả dụng của các đơn vị này khá khan hiếm , không có nguồn để tiếp tục đầu tư vào trái phiếu Chính phủ dài hạn . Một nguyên nhân quan trọng khác là do cơ chế lãi suât của Bộ Tài Chính còn cứng nhắc không sát với lãi suất thị trường nên chưa thu hút được nhà đầu tư . Kể từ tháng 7 năm 2001 Bộ Tài Chính đã lới lỏng cơ chế lãi suất trái phiếu Chính phủ , tình hình đấu thâud qua Trung tâm giao dịch Chứng khoán có dấu hiệu khả quan hơn . Các phiên đều có đơn vị trúng thầu với mức lãi suất từ 7 đến 7,35 % . Đến hết năm 2001 qua 12 phiên đấu thầu trong tổng khối lượng gọi thầu là 3400 tỷ đồng . khối lượng trái phiếu trúng thầu đạt 1.333 tỷ đồng .Sang năm 2002 , trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành tiếp tục được đáu thầu tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh . tính đến hết tháng 11 năm 2002 đã có 13 đợt đấu thầu trái phiếu này diễn ra ,

Tuy nhiên trong tổng số 2700 tỷ đồng gọi thầu chỉ có hơn 200 tỷ được trúng thầu . cũng trong năm này với mục đích hỗ trợ các dự án đầu tư ,phát triển sản xuất trong nước phục vụ xuất khẩu , Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển đã tiến hành huy động vốn qua kênh đấu thầu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán với kế hoạch mỗi tháng có 2 phiên đấu thầu ( số tiền dự kiến phát hành là 2100 tỷ đồng trong năm 2002 ) . Ngay trong phiên đấu thầu đầu tiên ngày 2 tháng 5 năm 2002 với 500 tỷ đồng gọi thầu , có 4 trong 25 thành viên tham gia bỏ thầu và một thành viên trúng thầu với hối lượng 90 tỷ , lãi suất 8,3 % kỳ hạn 10 năm . Từ đó đến nay , Quỹ hỗ trợ phát triển đã phát hành 16 đợt trái phiếu Chính phủ thông qua hai hình thức là bảo lãnh phát hành ( 8 đợt ) và đấu thầu trên TT CK .

D. Bảo lãnh phát hành .

Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu trái phiếu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán , Kho bạc Nhà nước tổ chức thí điểm việc phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh , nhằm tạo thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới cho ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển , đồng thời cung cấp hàng hóa đủ tiêu chuẩn giao dịch cho trung tâm giao dịch chứng khoán .

Bảo lãnh phát hành là phương thức bán trái phiếu mà người phát hành ( Bộ tài chính – Kho bạc Nhà nước ) không trực tiếp bán các loại trái phiếu cho các nhà đầu tư mà ủy quyền cho các tổ chức có đủ khả năng về vốn , trình độ nghiệp vụ uy tín và có mối quan hệ rộng rãi với các nhà đầu tư trên thị trường thực hiện . Tổ chức bảo lãnh phát hành là các công ty chứng khoán , ngân hàng thương mại , công ty tài chính có trách nhiệm giúp Bộ tài chính trả một khoản hoa hồng cho dịch vụ này . Đến nay có 25 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ gồm 19 Ngân hàng thương mại và 6 công ty chứng khoán . Mặc dù đã có tới 25 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh nhưng thực tế trong hơn hai năm hoạt động vừa qua mới chỉ có hai , ba đơn vị tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và có hiệu quả . Kết thúc năm tài chính 2001 , chỉ có công ty chứng khoán

Bảo Việt là có thu từ nghiệp vụ bảo lãnh đạt trên 500 triệu đồng . Hầu hết các công ty chứng khoán đều không có sự tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ như môi giới , tự doanh bảo lãnh phát hành , quản lý danh mục đầu tư hay tư vấn đầu tư .

Trong năm 2001 , Bộ Tài chính thực hiện 2 đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ . Kết quả : Đợt 1 khối lượng trái phiếu phát hành là 500 tỷ đồng , thời hạn 5 năm , lãi suất 6,6 % năm ; mã số chứng khoán là CP 1A0100 – thanh toán hàng năm phí bảo lãnh là 0,15 % trên số tiền nhận bảo lãnh ; đơn vị nhận bảo lãnh là Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt . Đợt 2 khối lượng phát hành trái phiếu là 200 tỷ đồng , thời hạn 5 năm , lãi suất 7% năm ; mã số chứng khoán là CP 1A0101 – thanh toán hàng năm , phí bảo lãnh là 0,15 % trên số tiền nhận bảo lãnh , đơn vị nhận bảo lãnh vẫn là công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt .

Năm 2002 , Bộ Tài chính còn tổ chức thêm đợt 3 phát hành trái phiếu theo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w