II THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
5. Cơ sở hình thành và phát triển thị trường trái phiếu
5.1 Ổn định môi trường kinh tế tài chính vĩ mô
Có thể nói môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của nền kinh tế , đặc biệt là đối với thị trường tài chính . Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP , chỉ số lạm phát , tỷ giá hối đoái ... là những yếu tố mang ý nghĩa quyết định khi hoạch định những chiến lược cũng như các chính sách phát triển hệ thống tài chính nói chung hay thị trường trái phiếu nói riêng . Ngược lại những chính sách tài chính tiền tệ cụ thể sẽ có tác động đáng kể đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế . Như vậy ở đây có sự quan hệ tác động gắn bó hữu cơ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và hoạt động của thị trường tài chính nói chung , trong đó có thị trường trái phiếu .
Nền kinh tế có tốc độ phát triển cao , đồng nghĩa với việc Chính phủ và Doanh nghiệp có nhiều dự án cho đầu tư phát triển . Do vậy Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ cần một khối lượng tương ứng cho các dự án .
Song song với việc tạo lập một môi trường kinh tế , phát luật ổn định và vững chắc , cần phải có một chính sách tài chính tiền tệ quốc gia lành mạnh và hợp lý , thực hiện các chính sách quản lý tài chính và quản lý nợ chặt chẽ , hiệu quả , đảm bảo cân đối thu chi ngân sách , chú ý đến các cân đối của nền kinh tế như tích lũy và tiêu dùng , tiết kiệm và đầu tư ... Bên cạnh đó cần có chính sách giữ vững sức mua đồng tiền để tạo lòng tin cho công chúng yên tâm mua kỳ phiếu , trái phiếu và các công cụ đầu tư khác trên thị trường vốn .
Ngoài ra cần phải có chính sách nhằm ổn định lãi suất thị trường , nếu có sự biến động trong chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phát hành trái phiếu , từ đó tác động dây chuyền đến giá cả cổ phiếu và có thể với cả thị trường . Lãi suất phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố rủi ro . Theo đó mức lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế và lãi suất phải được hình thành căn cứ vào quan hệ cung – cầu có như vậy thì giá cả trái phiếu cũng như lãi suất trái phiếu mới được quyết định theo tín hiệu của thị trường trong mối quan hệ với các lựa chọn của chủ đầu tư khác .
5.2 Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu
Để cho thị trường trái phiếu có thể hoạt động ổn định và phát triển thì điều kiện tiên quyết của nó là một khung khổ pháp lý phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn phát triển . Để cho môi trường pháp lý phát huy được hiệu lực cho hoạt động của thị trường cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước , đảm bảo có một khung pháp lý đầy đủ , đồng bộ và thống nhất , có tác dụng khuyến khích các hoạt động kinh tế nói chung . Các cơ quan này có trách nhiệm trình các cơ cơ quan có thẩm quyền các sửa đổi , bổ xung các văn bản pháp lý ban hành các văn bản mới để không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật , loại bỏ những quy định bất hợp lý đối với hoạt động của thị trường .
5.3 Gây dựng lòng tin của công chúng đầu tư .
Đối với các nước đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng thị trường vốn như Việt nam , Trung quốc các nhà đầu tư có rất ít hình thức đầu tư để lựa chọn , chủ yếu là gửi tiền tiết kiệm hoặc tham gia thị trường vốn không chính thức chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy việc phát triển thị trường vốn sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều địa chỉ đầu tư hiệu quả , trong đó các nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường trái phiếu . Tuy nhiên để có được một thị trường trái phiếu hoạt động trôi chảy , minh bạch và hiệu quả thì ưu tiên số một là cần phải có những chính sách gây dựng được lòng tin của các nhà đầu tư đối với hoạt động của thị trường trái phiếu , giảm thiểu rủi ro mà những nhà đầu tư có thể gặp phải như sự bất ổn định hay những biến động xấu của thị trường .
Để thu hút được sự quan tâm và duy trì được lòng tin của các nhà đầu tư thì các trái phiếu phát hành phải đảm bảo chất lượng , do các doanh nghiệp có uy tín hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả thực hiện đầy đủ các cam kết với các nhà đầu tư trái phiếu .
5.4 Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp .
Để có thể phát triển thị trường trái phiếu , cần phải tạo cho thị trường này một nguồn hàng hoá đủ cả về số lượng cũng như chất lượng để từ đó hấp dẫn các nhà đầu tư . Các chủ thể phát hành trong đó có Chính phủ , các Doanh nghiệp các ngân hàng thương mại và các tổ chức khác được phép phát hành trái phiếu theo quy đinh của pháp luật hiện hành đóng vai trò quan trọng . Tuy nhiên , sự hình thành và phát triển của từng thị trường trái phiếu sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình cụ thể của mỗi nền kinh tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính . Đối với các nước trong giai đoạn đầu xây dựng thị trường vốn , các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động của nền kinh tế chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng và trong điều kiện các nhà đầu tư còn thiếu sự hiểu biết cũng như sự thiếu tin cậy đối với thị trường vốn . Như vậy thị trường trái phiếu sẽ được ưu tiên phát triển sớm hơn mà trước hết là trái phiếu Chính phủ vốn đã gây dựng được độ tin cậy nhất định từ phiá người
đầu tư sau đó là trái phiếu Doanh nghiệp và trái phiếu của các Ngân hàng thương mại
Như vậy , cần thiết phải khuyến khích các chủ thể phát hành đa dạng hoá các hình thức phát hành cho phép các Doanh nghiệp phát hành phát nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu có lãi suất thả nổi , trái phiếu được quyền mua lại trước hạn , trái phiếu chuyển đổi phát hành ra Quốc tế và tiến tới từng bước đến phát hành cổ phiếu ra thị trường Quốc tế . Nhà nước thực hiện việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp Nhà nước đủ điều kiện phát hành trái phiếu ra quốc tế để tăng khả năng thu hút vốn trên thị trường . Đồng thời cần khuyến và tạo điều kiện cho các tổ chức bảo lãnh phát hành đưa trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp ra phát hành niêm yết và giao dịch ở nước ngoài ... Một số nước đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu vốn khổng lồ ví dụ như Trung Quốc rất chú trọng việc phát hành chứng khoán ra thị trường vốn quốc tế và nó có vai trò không kém phần quan trọng so với các nguồn vốn huy động từ bên ngoài như đầu tư trực tiếp FDI, tài trợ ODA ...
5.5 Xây dựng hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ .
Đối với các thành viên giao dịch trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán cần thiết phải có sự kết nối với nhau thành một hệ thống để có thể đáp ứng yêu cầu giao dịch , thanh toán nhanh , chính xác và linh hoạt . Với quy mô thị trường ngày càng phát triển hay khối lượng giao dịch ngày càng lớn thì càng đòi hỏi hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ phải được tổ chức tốt , có điều kiện kỹ thuật tiên tiến mới có thể đáp ứng yêu cầu thanh toán , bù trừ các giao dịch trái phiếu . Để giải quyết được yêu cầu này đòi hỏi phải thành lập một bộ phận lưu ký , thanh toán bù trừ riêng có chức năng tổng hợp gồm quản lý và thanh toán cả chứng khoán lẫn tiền mặt , từ đó việc theo dõi , giám sát các giao dịch trái phiếu cũng dề dàng hơn do tập trung được tất cả các khâu thanh toán bù trừ vào một đầu mối .
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM .
1. Khung pháp lý điều chỉnh thị trường trái phiếu Chính phủ .
Nghị định số 72 /CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam . Nghị định này cùng với hệ thống các thông tư hướng dẫn của bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hình thành nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong những năm vừa qua . Tuy vậy nghị định 72/CP mới thể hiện được bước đầu quá trình “ luật pháp hóa ” cơ
chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ , đáp ứng yêu cầu huy động vốn trong nước phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế . Trong quá trình thực hiện nghị định đã gặp phải một số khó khăn do một số nội dung quy định chưa thật phù hợp với thực tế công tác quản lý kinh tế tài chính hiện hành . Mặt khác môi trường pháp lý sau khi nghị định 72/CP ban hành đã được cải thiện đáng kể , đặc biệt là sự ra đời của Luật Ngân sách Nhà nước được quốc hội thông qua năm 1996 và Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán ... dẫn đến một số điểm trong nghị định 72/CP không còn phù hợp .
Trước tình hình này , ngày 13/1/2000 Chính phủ đã ban hành nghị định số 01/2000/NĐ-CP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ chế huy động vốn trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ , thể hiện nổi bật ở một số điểm sau :
- Cho phép đưa vào vận hành những phương thức phát hành trái phiếu mới trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các thông lệ quốc tế là đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành . - Cho phép trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch trên thị trường
chứng khoán nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa quan trọng cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động .
- Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan : Bộ tài chính , Ngân hàng Nhà nước , Ủy ban Chứng khoán Nhà nước , Các bộ ngành , ủy ban nhân dân ... trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ .
Để sớm đua nghị định 01/2000/NĐ-CP vào thực tế , các bộ tài chính ,Ngân hàng Nhà nước , ủy ban chứng khoán nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn cụ thể như sau :
- Thông tư số 58/2000/TT-BTC ngày 16/6/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điểm của nghị định số 01/2000/NĐ-CP
- Thông tư số 39/2000/TT-BTC ngày 11/5/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua ngân hàng nhà nước .
- Thông tư số 55 /2000/TT-BTC ngày 9/6/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung .
- Thông tư số 68/2000/NĐ-CP ngày 13/7/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết một số điểm về bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ .
- Quyết định số 59/2000/QĐ - UBCK ngày 12 /7/2000 của Chủ tịch ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung .
- Quyết định số 04 /2000/QĐ - UBCK 1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành quy chế thành viên , niêm yết công bố thông tin và giao dịch chứng khoán .
- Quyết định số 53/2001/QĐ-NHNN ngày 17/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hành Nhà nước .
Các văn bản pháp quy nêu trên hướng dẫn chi tiết cụ thể các quy định về lãi suất , kỳ hạn , hình thức trái phiếu , đối tượng mua trái phiếu , quyền lợi của người mua trái phiếu , phương thức phát hành ,thanh toán , cơ chế quản lý , nguồn thu và thanh toán trái phiếu Chính phủ ....Như vậy, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được một hệ thống văn bản Pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ trong nước đầy đủ , có tính thống nhất cao phù hợp với thực tiễn Việt Nam . Bên cạnh những mặt được thì các quy định về trái phiếu Chính phủ đã xuất hiện những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện , cụ thể là các quy định cho phép tổ chức ,cá nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai văn bản quy phạm Pháp luật là quyết định số 139/1999/QĐ -TTg ngày 10/6/1999 Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của các bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 của Chính phủ về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ . Theo quyết định 139/TTg các tổ chức cá nhân nước ngoài ( bao gồm các tổ chức cá nhân nước ngoài làm việc sinh sống ở trong và ngoài
nước ) được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành , trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 10% và cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 5% . Trong khi đó theo nghị định số 01/2000/NĐ-CP ( Điều 14 và điều 18 ) không cho phép các đối tượng là tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động sinh sống ở nước ngoài được mua trái phiếu Chính phủ . Mặt khác chưa quy định cụ thể tỷ lệ cho phép các tổ chức , cá nhân nước ngoài được tham gia mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp . Những mâu thuẫn này đã gây khó khăn cho các nhà quản lý thị trường khi kiểm soát việc mua bán trái phiếu Chính phủ của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán .
Ngoài các văn bản nêu trên , để có cơ sở pháp lý để Chính phủ, các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Doanh nghiệp Nhà nước có thể tiến hành huy động nguồn vốn từ thị trường vốn Quốc tế , ngày 23/3/1995 Chính phủ đã ban hành nghị định số 23-CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế .
2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhà nước .
A. Đến thời điểm hiện nay , hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước bao gồm :
- Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
- Thông tư số 91/TC-KBNN ngày 5/11/1994 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước .
- Quy định số 1179/TC-KBNN ngày 5/12/1994 của Bộ Trưởng Bộ tài chính hướng dẫn quy chế tạm thời đấu thầu trái phiếu Chính phủ , trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước .
Các văn bản trên đã quy định cụ thể điều kiện , phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước , tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh , đổi mới thiết bị công