CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN 1.1 Thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1 Khái niệm thanh khoản: Tính thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
-
HUỲNH TƯỜNG VY
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Huỳnh Tường Vy, xin cam đoan nội dung và số liệu nghiên cứu trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Học viên
Huỳnh Tường Vy
Trang 4Mục lục ii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các bảng biểu vi
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN 1
1.1 Thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng 1
1.1.1 Khái niệm thanh khoản 1
1.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản 2
1.1.2 Cung và cầu về thanh khoản 3
1.2 Rủi ro thanh khoản 4
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản 4
1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản 4
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 5
1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thương mại 8
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 9
1.3.1 Định nghĩa quản trị rủi ro thanh khoản 9
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản 9
1.3.3 Quy tắc quản trị rủi ro thanh khoản 10
1.3.4 Các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản 11
1.3.5 Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản 14
1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của các nước trên thế giới 21
1.4.1 Rủi ro thanh khoản của cuộc khủng hoảng thế chấp cho vay nhà dưới chuẩn ở Mỹ 21
1.4.2 Rủi ro thanh khoản tại Northern Rock năm 2007 23
1.4.3 Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 24
Trang 52.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Chiến lược phát triển 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ chính 29
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây 29
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á 32
2.2.1 Tình hình kinh tế vĩ mô tác động đến thanh khoản của ngân hàng 32
2.2.2 Các quy định NHNN liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản 36
2.2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á 39
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á 60
2.3.1 Ưu điểm 60
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á 64
3.1 Định hướng chiến lược của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á đến năm 2020 64
3.2 Các giải pháp chính – đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á 64
3.1.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết 65
3.1.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa từng nhóm khoản mục tài sản có và nợ tương ứng 65
3.1.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp 67
3.1.4 Tăng cường công tác dự báo các biến động kinh tế vĩ mô 68
Trang 63.1.7 Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng 71
3.1.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp 73
3.1.9 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản 74
3.2 Các giải pháp hỗ trợ 74
3.2.1 Ổn định chính sách vĩ mô 74
3.2.2 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt vừa đủ 75
3.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại 76
3.2.4 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, xử lý tình trạng sở hữu chéo 78
3.2.5 Một số đề xuất khác 79
KẾT LUẬN ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
Trang 7CK : Chứng khoán
CSTT : Chính sách tiền tệ
DTBB : Dự trữ bắt buộc
ĐVKD : Đơn vị kinh doanh
FED : Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
HĐQT : Hội đồng quản trị
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
NHNN : ngân hàng Nhà nước
NHTM : ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng Trung Ương
RRTK : rủi ro thanh khoản
TCTD : Tổ chức tín dụng
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
UBQLRR : Ủy ban Quản lý rủi ro
VietABank : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á VND : Việt Nam đồng
Trang 8Bảng 2.2: Bảng tính chỉ số H1 của VietABank qua các năm 49
Bảng 2.3: Bảng tính chỉ số H1 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 50
Bảng 2.4: Bảng tính chỉ số H2 của VietABank qua các năm 51
Bảng 2.5: Bảng tính chỉ số H2 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 51
Bảng 2.6: Bảng tính chỉ số H3 của VietABank qua các năm 52
Bảng 2.7: Bảng tính chỉ số H3 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 53
Bảng 2.8: Bảng tính chỉ số H4 của VIETBANK qua các năm 54
Bảng 2.9: Bảng tính chỉ số H4 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 54
Bảng 2.10: Bảng tính chỉ số H5 của VIETBANK qua các năm 55
Bảng 2.11: Bảng tính chỉ số H5 của một số các NHTM năm 2011 - 2012 56
Bảng 2.12: Các tỷ lệ an toàn của VietABank từ năm 2009 – 2012 57
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu của VietABank từ năm 2009 – 2013 58
Bảng 2.14: Khe hở thanh khoản của VietABank tại thời điểm 31/12/2012 59
Trang 9Rủi ro và lợi nhuận luôn đi đôi với nhau trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế nói chung và của các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng Hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, trong đó có một loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ và luôn chứa đựng nguy cơ bộc phát đầy bất ngờ, đó chính là rủi ro thanh khoản
Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào Trên thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản khi mà sự canh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc ngân hàng phải tìm kiếm nguồn tài trợ khác Khả năng thanh khoản kém là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính Cùng với việc phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng Đồng thời, rủi ro thanh khoản không những ảnh hưởng đến bản thân của ngân hàng mà còn tác động đến cả
hệ thống
Với ý nghĩa trên, tôi đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á” để tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng này
2 Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị RRTK và hoạt động quản trị RRTK của các ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị RRTK, đánh giá thực trạng quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á
Trang 10Đối tượng nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu những vấn đề về năng lực quản trị RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Á
Phạm vi nghiên cứu: năng lực quản trị RRTK trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Á
Thời gian nghiên cứu: Tư liệu và số liệu sử dụng trong nghiên cứu phát sinh trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp như: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo từ sách tham khảo, báo chí, báo điện tử, các báo cáo của các tổ chức tài chính, các quy định liên quan đến hoạt động quản trị RRTK do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thu thập thêm thông tin và số liệu
5 Những kết quả đạt được của Luận văn:
Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị RRTK
Hai là, đánh giá thực trạng quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á, tìm ra những hạn chế, tồn tại; góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị RRTK của NHTMCP Việt Á
6 Nội dung kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về quản trị RRTK trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á
Chương 3: Các giải pháp quản trị RRTK tại NHTMCP Việt Á
Trang 11CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
1.1 Thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm thanh khoản:
Tính thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh Tính thanh khoản là một vấn đề mà ngân hàng luôn phải đối mặt Với nghiệp vụ chính là huy động bằng việc nhận một lượng lớn tiền gửi và dự trữ từ các cá nhân, tổ chức, sau
đó chuyển thành khoản tín dụng cho người đi vay, ngân hàng phải luôn giải quyết bài toán khó về sự mất cân bằng giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nguồn vốn Thêm vào đó, ngân hàng có chức năng tạo phương tiện thanh toán nên họ luôn phải nắm giữ một tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh toán tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng khi họ cần
1.1.1.1 Tính thanh khoản của tài sản:
Ngân hàng quan tâm đến tính thanh khoản của tài sản và của danh mục toàn
bộ tài sản của họ Tính thanh khoản của mỗi tài sản chính là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí, nó phản ánh rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong một khoảng thời gian nhất định
Thời gian và chi phí tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản của tài sản Thời gian
và chi phí càng cao thì tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại Những tài sản nào đáp ứng cả hai yêu cầu: thời gian ngắn và chi phí thấp thì mới được coi
là tài sản thanh khoản Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh (thời gian chuyển hóa thành tiền ngắn) thì chi phí (tổn thất) lại lớn
Những tài sản có tính thanh khoản cao thì thường sinh lời thấp, trong khi tài sản có tính thanh khoản thấp thì lại có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng Chính vì vậy, ngân hàng thường nắm giữ danh mục tài sản với tính thanh khoản khác nhau Kết cấu tài sản với tính chất thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản Việc ngân hàng duy trì bao nhiêu tài sản
có tính thanh khoản cao là phụ thuộc vào ý muốn của chính ngân hàng
Trang 121.1.1.2 Tính thanh khoản của nguồn:
Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết, thời gian và chi phí càng thấp thì tính thanh khoản của nguồn càng cao Việc mở rộng nguồn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập thêm được nhiều tài sản trong đó có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, từ đó tăng khả năng thanh toán cho ngân hàng
1.1.1.3 Tính thanh khoản của ngân hàng
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng được tạo nên từ tính thanh khoản của tài sản
và tính thanh khoản của nguồn Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp, hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản
Vậy, tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là khả năng ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền hoặc yêu cầu xin vay hợp lệ của khách hàng
1.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản
Khả năng thanh toán là tình trạng đủ vốn để trang trải cho các khoản thua lỗ Những khoản thua lỗ này có thể phát sinh từ nhiều lý do khác nhau như chi phí quá cao so với doanh thu (rủi ro kinh doanh); các khoản vay có thể không được hoàn trả
vì một số khách hàng không có khả năng trả (rủi ro tín dụng); các vị thế mua bán có thể không ổn định,… Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh toán là một biểu hiện của tình trạng đủ vốn Theo nghĩa rộng, khả năng thanh toán đòi hỏi phải có thêm tiền sẵn sàng để chi trả các khoản thanh toán Nói cách khác, cơ sở vốn dồi dào là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ Cũng có thể tồn tại một mối liên hệ theo chiều hướng ngược lại Để có khả năng thanh khoản, trước hết phải có khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ở trạng thái dương là tiền đề cho khả năng thanh khoản
Thanh khoản có sự khác biệt với khả năng thanh toán của NHTM đó là tính chất thời điểm Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để
Trang 13trang trải chi phí Tuy nhiên, nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản Như vậy, một ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong khi vẫn còn khả năng thanh toán trong chừng mực hẹp và không kéo dài
1.1.3 Cung và cầu về thanh khoản
1.1.3.1 Cung về thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả
năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, gồm: Tiền gửi của khách hàng
Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi
Thanh toán nợ của khách hàng
Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
Vay mượn trên thị trường tiền tệ
1.1.3.2 Cầu về thanh khoản: Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích
hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
Khách hàng rút tiền từ tài khoản
Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao
Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi
Chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ Thanh toán cổ tức bằng tiền
1.1.3.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng NLP (net liquidity position) của một ngân hàng được xác định như sau:
NLP = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xảy ra sau đây:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản (NLP>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản Nhà quản trị ngân hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại
Trang 14hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản (NLP<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản Nhà quản trị phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản (NLP=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản Tuy nhiên, đây là tình trạng rất khó xảy ra trên thực tế
1.2 Rủi ro thanh khoản
1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản
RRTK là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp (Nguyễn Văn Tiến)
RRTK sẽ xảy ra khi ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu tức thì về vốn để đáp ứng các nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết với khách hàng Trong trường hợp đó, ngân hàng sẽ phải tăng vốn bằng cách chuyển đổi tài sản thành tiền mặt hoặc vay mượn trên thị trường để có đủ vốn thực hiện các yêu cầu thanh toán, do vậy ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn thanh toán hoặc phải chịu mức chi phí cao để vay được vốn
1.2.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản
Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng có một phương pháp tổng hữu hiệu để nhận biết khả năng thanh khoản của ngân hàng Phương pháp này tập trung vào các nguyên tắc của thị trường tài chính Ví dụ hãy xem xét câu hỏi: Ngân hàng thực sự
có đầy đủ tài sản dự trữ thanh khoản hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào vị thế của ngân hàng trên thị trường, hay sự đánh giá của thị trường là như thế nào Vị thế của ngân hàng trên thị trường được phản ánh thông qua những tín hiệu sau:
Trang 15Lòng tin của dân chúng Có bằng chứng nào cho thấy tiền gửi của ngân hàng giảm do những cá nhân và tổ chức lo ngại rằng ngân hàng sẽ cạn kiệt tiền mặt hoặc không thể thanh toán cho các khoản nợ đến hạn hay không
Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng Liệu giá cổ phiếu của ngân hàng
có giảm bởi vì những nhà đầu tư nhận thấy rằng một cuộc khủng hoản thanh khoản đang xảy ra hoặc sắp xảy ra với ngân hàng hay không?
Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi và các khoản đi vay khác cao hơn thị trường Có bằng chứng rằng ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động (tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu) và chấp nhận mức lãi suất đi vay cao hơn mức lãi suất thị trường một cách bất thường hay không? Nói cách khác, thị trường đòi hỏi phần thưởng chấp nhận rủi ro dưới hình thức áp dụng chi phí vay vốn cao, bởi vì ngân hàng được xem là đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng thanh khoản
Chịu lỗ khi bán tài sản Ngân hàng có phải chịu sức ép bán tài sản một cách vội vã và sẵn sàng chịu lỗ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản? Đây là sự kiện ít khi xảy ra hay đã trở thành một sự kiện thường xuyên?
Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng Ngân hàng có khả năng đáp ứng đúng hạn và đầy đủ các yêu cầu vay vốn hợp lý, có lợi từ những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao hay không, hay áp lực về thanh khoản khiến ngân hàng phải từ chối một số yêu cầu vốn khả thi?
Vay vốn từ NHNN Ngân hàng có buộc phải vay NHNN với khối lượng lớn
và thường xuyên hay không? Liệu cán bộ NHNN đã bắt đầu đặt câu hỏi về những khoản vay của ngân hàng hay không?
Nếu câu trả lời có đối với bất kỳ câu hỏi nào nêu trên thì nhà quản trị ngân hàng cần phải xem xét cẩn thận chính sách quản trị thanh khoản để lấy lại niềm tin của thị trường (Peter S.Rose)
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
1.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Trang 16Nhóm nguyên nhân này là những nguyên nhân gây ra bởi chính ngân hàng, bên trong ngân hàng
Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có: ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và các định chế tài chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn Do
đó xảy ra tình trạng mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động, mà thường gặp nhất là dòng tiền thu hồi từ các tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền phải chi ra để chi trả tiền gửi đến hạn
Chiến lược quản trị RRTK không phù hợp, kém hiệu quả:
Do ngân hàng tập trung quá nhiều vào lĩnh vực cho vay mà không chú trọng việc nắm giữ tài sản thanh khoản
Do sự phụ thuộc vốn vào một số khách hàng, trong khi đó tỷ trọng vốn huy động từ khu vực dân cư chiếm tỷ trọng thấp nên khi các ngân hàng rút tiền gửi hoặc không cho vay nữa khi có biến động thì các ngân hàng phụ thuộc bị thiếu hụt thanh khoản
Tâm lý ỷ lại của ngân hàng: sự hỗ trợ của NHNN đã làm nảy sinh tâm
lý ỷ lại của các NHTM Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cũng có vai trò là người cho vay cuối cùng để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và giữ an toàn cho hệ thống Tuy nhiên, việc NHNN cứu trợ cho tất cả các ngân hàng sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các ngân hàng do đó không thực sự chú trọng trong việc phòng ngừa tình huống xấu xảy ra trong thanh khoản
Do ngân hàng chưa kiểm soát tốt các thông tin tài chính và tin đồn
Có nhiều vụ án cán bộ ngân hàng thông qua hoạt động cho vay khống hoặc lừa gạt, chiếm đoạt tiền của ngân hàng bị phát hiện và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng gây mất lòng tin nơi khách hàng,
họ rút tiền ra khỏi ngân hàng và gửi vào ngân hàng khác, hoặc tìm
Trang 17kiếm kênh đầu tư khác dẫn đến tình hình thanh khoản của ngân hàng
bị ảnh hưởng
Do chưa nghiêm túc chấp hành quy định của NHNN Việc thực hiện các chỉ tiêu về quản lý thanh khoản của ngân hàng chỉ mang tính tuân thủ, đối phó nên không đảm bảo tính hiệu quả và bền vững Với quy định của NHNN về mức sử dụng tối đa một tỷ lệ phần trăm vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, các ngân hàng muốn gia tăng khả năng cho vay trung dài hạn nên ngân hàng đã huy động vốn với kỳ hạn dài và cho phép khách hàng rút trước hạn Như vậy, ngân hàng vẫn đảm bảo nguồn vốn cho vay trung dài hạn đúng quy định nhưng trên thực tế ngân hàng phải đối mặt với RRTK tăng lên
1.2.3.2.Nguyên nhân khách quan
Có sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc; các loại lãi suất: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn…; nghiệp vụ thị trường mở RRTK của NHTM có liên quan đến chính sách quản lý của NHNN Khi NHNN tiến hành các giao dịch thị trường mở hoặc thay đổi lãi suất, nó thay đổi lượng cung tiền, làm tăng hoặc giảm hoạt động cho vay của ngân hàng Mặt khác, việc thay đổi đột ngột chính sách tiền tệ hoặc thay đổi trong các quy định trong lĩnh vực ngân hàng của NHNN làm cho các ngân hàng không kịp thích nghi, gây ra tác động không nhỏ đến tình hình thanh khoản của ngân hàng
Do sự thay đổi của lãi suất thị trường: Các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn tài sản tài chính mà loại tài sản này rất nhạy cảm với lãi suất Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận Như vậy, thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến luồng tiền gửi và luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của
Trang 18các tài sản mà ngân hàng đem bán để tăng thanh khoản và trực tiếp làm tăng chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ
Chu kỳ kinh doanh: Theo thời vụ ở những tháng cuối năm phát sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa,… tạo nên một chu kỳ căng thẳng nguồn vốn vào những tháng cuối năm Điều này làm cho dòng tiền quay trở lại ngân hàng không cao mặc dù chính sách lãi suất có thể tiếp tục tăng nóng
1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM
1.2.4.1 Tác động của rủi ro thanh khoản đến mỗi NHTM riêng lẻ:
Chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản thành tiền với chi phí phí cao Tiếp cận thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắc khe hơn như: phải có tài sản thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được tuần hoàn
nợ cũ, hạn mức tín dụng bị xem xét lại thường xuyên hoặc bị từ chối cho vay
Đình trệ hoạt động làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (do chi phí huy động tăng đồng thời phải cắt giảm nguồn cung tín dụng)
Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và với NHNN
Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng
1.2.4.2 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế:
Việc phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo
sự sụp đổ của toàn hệ thống ngân hàng chứ không chỉ của một ngân hàng riêng lẻ
Trang 19Đe dọa đến sự ổn định của toàn hệ thống NHTM, gây nên sự hỗn loạn dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng
1.3.1 Định nghĩa quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị thanh khoản là hoạt động quản trị tài sản và nguồn vốn của ngân hàng nhằm quản lý có hiệu quả tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và danh mục cấu trúc của nguồn vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán, rút tiền của khách hàng một cách nhanh chóng, cũng như nhu cầu vay mới của khách hàng
Quản trị thanh khoản là việc quản trị hai bên bảng cân đối kế toán của ngân hàng (tài sản, nguồn vốn) Tài sản phải có tính lỏng, khả năng chuyển đổi thành các tài sản khác (tiền, trái phiếu, cổ phiếu), còn nguồn vốn phải có cơ cấu linh hoạt, không bị phụ thuộc, an toàn và ổn định
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:
1.3.2.1 Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản:
Bản chất của hoạt động quản trị RRTK trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau:
Hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản
Thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay
1.3.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:
Nhận dạng – phân tích và đo lường rủi ro thanh khoản
Nhận dạng rủi ro thanh khoản: Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm:
Trang 20Việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể
cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ
đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp
Phân tích rủi ro thanh khoản: Đây là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi
ro Phân tích rủi ro nhằm đề ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi
ro Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro và tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng
Đo lường rủi ro thanh khoản: Đo lường rủi ro là việc thu thập các số liệu và phân tích, đánh giá; từ kết quả thu được, nhà quản trị lập ma trận
đo lường rủi ro
Kiểm soát rủi ro thanh khoản: Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi
ro Đó chính là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với ngân hàng Tài trợ rủi ro thanh khoản: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: Tự khắc phục và chuyển giao rủi ro
1.3.3 Quy tắc quản trị rủi ro thanh khoản:
Một số nguyên tắc mang tính chỉ đạo sau cần được tôn trọng để quản trị thanh khoản một cách hiệu quả:
Nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay đến nhà quản trị
Trang 21thanh khoản, để có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu này
Nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các khách hàng lớn Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản trị thanh khoản dự kiến trước được phần thặng dư hay thâm hụt thanh khoản và xử lý
có hiệu quả từng trường hợp
Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản Thặng dư thanh khoản nên được đầu tư đúng lúc khi nó xảy ra nhằm tránh một sự giảm sút trong thu nhập của ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời
để giảm bớt sự căng thẳng trong việc vay mượn hay bán tài sản
1.3.4 Các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản
Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hướng sau đây: Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản Có)
Vay mượn từ bên ngoài (dựa vào tài sản Nợ) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản
Phối hợp cân bằng ở cả hai hướng nêu trên
Sau đây là ba chiến lược quản trị RRTK được đưa ra dựa trên ba hướng tiếp cận nêu trên:
1.3.4.1 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có (dự trữ, bán các chứng khoán và tài sản):
Khi thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng
có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có còn gọi là chiến lược tiếp cận thị trường vốn ngắn hạn: chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh
Trang 22khoản đủ lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng
Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hoá tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có có ưu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà không
bị lệ thuộc vào các chủ thể khác Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những nhược điểm sau:
Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo
ra Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu
Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng
1.3.4.2 Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Nợ:
Đây là chiến lược quản trị thanh khoản phổ biến được các ngân hàng lớn sử dụng vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước Trong chiến lược này, một phần nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ Việc vay mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi
có nhu cầu thanh khoản phát sinh
Trang 23Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản Nợ được các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản
Nhược điểm của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường tiền
tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất) do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền
tệ Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần Cùng lúc đó, các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này
để giải quyết khó khăn về thanh khoản
1.3.4.3 Chiến lược cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ (quản trị thanh khoản cân bằng):
Như phân tích ở trên, cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản
Có và dựa vào tài sản Nợ đều có hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ Do đó, phần lớn các ngân hàng thường dung hòa và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng
Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gửi tại các ngân hàng khác ; các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng sẽ được đáp ứng bằng các thoả thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu
Trang 24cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hoá thành tiền
1.3.5 Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản
Theo Peter S.Rose tác giả cuốn Commercial Bank Management, trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường RRTK đã được phát triển bao gồm:
1.3.5.1 Phương pháp nguồn và sử dụng thanh khoản
Do RRTK có thể phát sinh do có sự rút tiền gửi quá mức, hoặc do phải cấp hạn mức tín dụng như đã cam kết Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng phải: (i) hoặc là thanh lý (chuyển hóa) một bộ phận tài sản Có thành tiền, (ii) hoặc
là phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ Để quản trị thanh khoản một cách hiệu quả, nhà quản trị ngân hàng cần lượng hóa trạng thái thanh khoản hàng ngày Một công cụ hữu ích là lập bản báo cáo thanh khoản ròng (net liquidity statement), ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền ngân hàng đã thực sự sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản; trên cơ sở đó nhà quản trị tính được trạng thái thanh khoản ròng tại một thời điểm là chênh lệch giữa luồng tiền tạo nên nguồn thanh khoản và số tiền ngân hàng đã sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản Xem xét một bản báo cáo (mô phỏng) của một ngân hàng:
Bảng 1.1: Trạng thái thanh khoản ròng (net liquidity statement)
Nguồn thanh khoản Đã sử dụng nguồn thanh khoản
1 Tài sản có coi như tiền $2.000
2 Năng lực đi vay tối đa $12.000
Ngân hàng có ba nguồn thanh khoản cơ bản là:
Tài sản có coi như tiền, bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc có thể chuyển đổi thành tiền ngay lập tức với rủi ro giá cả và chi phí giao dịch thấp
Năng lực đi vay tối đa: là số tiền mà ngân hàng có thể đi vay trên thị trường tiền tệ hay hợp đồng mua lại
Trang 25Tiền dự trữ vượt mức: là bất cứ khoản tiền nào nằm tại quỹ của ngân hàng và nằm trên tài khoản tại NHTW vượt quá mức dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW
Từ bảng trên cho thấy, tổng nguồn thanh khoản là 14.500 triệu USD, trừ đi số tiền
đã sử dụng là 7.500 triệu USD, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng là dương 7.000 triệu USD Nếu trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng càng lớn thì tiềm
ẩn RRTK càng thấp
1.3.5.2 Phương pháp cung cầu thanh khoản
Một cách tổng quát, thanh khoản của ngân hàng có thể được phân tích trong khuôn khổ cung cầu, xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định Cụ thể, cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng Các bộ phận tạo nên cung thanh khoản gồm: tiền gửi bổ sung của khách hàng, khách hàng hoàn trả tín dụng, đi vay trên thị trường tiền tệ, thu nhập từ bán tài sản, thu nhập từ cung cấp dịch vụ, v.v…Trong đó nguồn cung quan trọng nhất là nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng, tiếp đến là các khoản tín dụng được hoàn trả và doanh thu từ dịch vụ Cầu thanh khoản là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong thời gian ngắn Các bộ phận tạo nên cầu thanh khoản bao gồm: khách hàng rút tiền gửi, cấp tín dụng cho khách hàng, hoàn trả các khoản đi vay, chi phí nghiệp vụ và thuế, chi trả cổ tức bằng tiền, v.v…Trong đó bộ phận cầu thanh khoản chủ yếu là khách hàng rút tiền gửi và cấp tín dụng cho khách hàng
Nguồn cung và cầu thanh khoản của ngân hàng được hình thành rất đa dạng Mối quan hệ giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm thể hiện trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity position – NLP) hay còn gọi là
độ lệch thanh khoản (Liquidity gap)
NLPt = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
Có ba trường hợp xảy ra đối với NLPt
Nếu NLPt = 0 tổng cung thanh khoản = tổng cầu thanh khoản, ngân hàng
đủ thanh khoản
Trang 26Nếu NLPt > 0 tổng cung thanh khoản > tổng cầu thanh khoản, ngân hàng thặng dư thanh khoản, ngân hàng sẽ đầu tư phần thanh khoản thặng dư vào các tài sản sinh lời cho đến khi cần để trang trải nhu cầu tiền sau này
Nếu NLPt < 0 tổng cung thanh khoản < tổng cầu thanh khoản, ngân hàng thâm hụt thanh khoản và phải tìm cách huy động để bổ sung vốn thanh khoản
Hiếm khi cung và cầu thanh khoản lại bằng nhau tại bất kỳ thời điểm nào Do
đó, ngân hàng phải thường xuyên liên tục xử lý các trạng thái thâm hụt thanh khoản hay thặng dư thanh khoản Trong khi đó giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng
sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng Với các nhân tố khác không đổi, dự trữ càng nhiều tài sản có có tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp
1.3.5.3 Phương pháp khe hở tài trợ
Một phương pháp khác dùng để dự báo nhằm quản trị thanh khoản đó là tính khe hở tài trợ của ngân hàng Cho dù khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể được rút
ra ngay lập tức nhưng trong điều kiện bình thường thì những người gửi tiền không làm như vậy Thực tế cho thấy nhiều khoản tiền gửi không kỳ hạn thường lưu lại ngân hàng trong một thời gian khá dài, do đó trong quản lý, ngân hàng thường quan tâm đến số dư tiền gửi trung bình (bao gồm cả tiền gửi không kỳ hạn) như là nguồn thường xuyên để tài trợ cho dư nợ tín dụng trung bình trong hầu hết thời gian
Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình – Số dư tiền gửi trung bình
Nếu khe hở tài trợ > 0 thì ngân hàng phải tài trợ phần tín dụng phụ trội bằng cách giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản hay đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ Do đó:
Khe hở tài trợ = - Tài sản có thanh khoản + Tiền vay bổ sung
Khe hở tài trợ + Tài sản có thanh khoản = Nhu cầu tài trợ
Trong đó: Nhu cầu tài trợ = Tiền vay bổ sung
Với cách biểu diễn này thì thanh khoản và những ngụ ý của nhà quản lý về nhu cầu tài trợ là: nhu cầu đi vay bổ sung của ngân hàng được xác định bởi:
Trang 27Số dư tiền gửi thường xuyên
Số dư tín dụng thường xuyên
Số dư tài sản có thanh khoản
Đặc biệt đối với một ngân hàng có khe hở tài trợ lớn nhưng lại muốn duy trì nhiều tài sản có thanh khoản thì nhu cầu đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ sẽ càng lớn và cách quản lý này của ngân hàng bộc lộ RRTK rất cao
Một sự gia tăng của khe hở tài trợ là dấu hiệu cảnh báo RRTK trong tương lai đối với ngân hàng, biểu hiện bằng việc người gửi tiền đến ngân hàng rút tiền tăng lên, làm cho số dư tiền gửi giảm xuống và dư nợ tín dụng tăng lên do người đi vay tìm cách thực hiện các cam kết tín dụng Nếu ngân hàng không giảm số dư tài sản có thanh khoản, thì nhà quản lý phải sử dụng đến phương sách là đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ Khi đi vay nhiều, sẽ được những nhà cho vay kinh nghiệm chú ý đến hệ số tín nhiệm của người đi vay Ngân hàng cho vay có thể áp dụng phí tín dụng cao (do đã chấp nhận rủi ro) hay áp dụng hạn mức tín dụng ngặt nghèo và không cho phép tuần hoàn tín dụng Nếu nhu cầu tài trợ của ngân hàng vượt quá hạn mức tín dụng được phép thì ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán
1.3.5.4 Phương pháp chỉ số tài chính
Phương pháp tính toán nhu cầu thanh khoản dựa trên cơ sở là kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành Qua đó có thể so sánh các chỉ số tài chính và những đặc điểm của bảng cân đối kế toán giữa các ngân hàng
có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng địa bàn Các chỉ số tài chính bao gồm:
Chỉ số trạng thái tiền mặt (H1) = (Tiền mặt + Tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi khác) / Tổng tài sản
Nếu chỉ số trạng thái tiền mặt cao, hàm ý ngân hàng có khả năng đáp ứng các nhu cầu tiền mặt tức thời
Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H2) = Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán / Tổng tài sản
Trang 28Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản có của ngân hàng Nếu chỉ số này càng cao, thì ngân hàng được xem là có thanh khoản cao
Chỉ số dư nợ trên tổng tài sản hay năng lực cho vay (H3) = Dư nợ cho vay / Tổng tài sản
Vì cho vay là tài sản kém thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu năng lực cho vay càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản
Chỉ số cấp tín dụng / tiền gửi (H4) = Dư nợ / Tiền gửi của khách hàng
Nếu một ngân hàng có chỉ số cấp tín dụng trên tiền gửi của khách hàng cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng Điều này có thể là tiềm ẩn RRTK trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ
Chỉ số trạng thái ròng (H5) = Tiền gửi và cho vay TCTD / Tiền gửi và vay từ TCTD
Chỉ số này cho thấy cho thấy trạng thái cho vay ròng của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng Chỉ số này càng cao cho thấy thanh khoản của ngân hàng càng cao
1.3.5.5 Phương pháp cấu trúc nguồn vốn
Các phương pháp đo lường thanh khoản ở trên đề cập đồng thời đến cung và cầu thanh khoản, phương pháp cấu trúc nguồn vốn chỉ đề cập đến việc xác định cầu thanh khoản của ngân hàng dựa trên việc phân chia nguồn vốn theo khả năng có thể
bị rút ra khỏi ngân hàng và được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng Thông thường, tổng nguồn vốn được chia thành
3 nhóm chủ yếu sau:
Nhóm 1: Nguồn vốn nóng (hot or speculative money) bao gồm vốn đi vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính rút ra khỏi ngân hàng trong
kỳ kế hoạch
Trang 29Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó có một phần đáng kể có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch
Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định (core or base deposits) bao gồm các khoản vốn
mà ngân hàng tin tưởng là có ít khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng Nguồn vốn này còn được gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở của ngân hàng
Bước 2: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vốn
Tùy theo những nguyên tắc quản trị, ngân hàng sẽ dành riêng một phần vốn thanh khoản cho mỗi nguồn vốn trên nhằm đáp ứng nhu cầu rút ra khỏi ngân hàng Thông thường tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho nhóm 1 là 95%, nhóm 2 là 30% và nhóm 3 là 15%
Sau khi xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ cho từng nhóm, ta xây dựng công thức tính dự trữ thanh khoản vốn như sau:
Dự trữ thanh khoản vốn = 0,95 (nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,3 (nguồn vốn kém
Dự trữ thanh khoản cho vay = Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại
Bước 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản
Tổng nhu cầu thanh khoản = Nhu cầu dự trữ thanh khoản vốn + Nhu cầu dự trữ cho vay
Tổng dự trữ thanh khoản = 0,95 (nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,3 (nguồn vốn kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB) + (Quy mô cho vay tối
đa – Tổng dư nợ hiện tại)
1.3.5.6 Phương pháp thang đến hạn
Trang 30Phương pháp này xây dựng thang đáo hạn để so sánh các dòng tiền ra và dòng tiền vào trong mỗi ngày hoặc trong thời kỳ nhất định qua đó xác định trạng thái thanh khoản ròng và trạng thái thanh khoản tích lũy
Các luồng tiền ra được sắp xếp theo thứ tự ngày mà các tài sản nợ đến hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền được rút tiền gửi hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách đột xuất Các luồng tiền vào được sắp xếp theo thứ tự theo ngày mà các tài sản có đến hạn hoặc căn cứ vào ước tính của ngân hàng về luồng tiền vào dựa trên cơ sở sử dụng hạn mức tín dụng của ngân hàng khác Mức chênh lệch giữa tổng luồng tiền vào và tổng luồng tiền ra trong mỗi thời kỳ trở thành cơ sở để đo lường mức dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản tại các thời điểm khác nhau
Bảng 1.2: Ví dụ về xác định trạng thái thanh khoản ròng theo phương pháp thang đến hạn
1 ngày 1 tháng 6 tháng
Tài sản có đến hạn 10 150 1,500 Bán các tài sản có chưa đến hạn 12 250 4,000 Nhận tiền gửi mới 15 200 2,000
Đi vay mới 12 100 750 Các khoản thu khác (lãi cho vay, phí dịch vụ…) 5 50 400
Tổng luồng tiền vào 54 750 8,650
Tài sản nợ đến hạn 30 490 4,500 Giải ngân các HĐTD và các cam kết ngoại bảng 10 250 2,600 Chi trả tiền lãi, tiền lương và chi nghiệp vụ 6 50 360 Luồng tiền ra khác (không dự tính) 4 10 40
Tổng luồng tiền ra 50 800 7,500 Trạng thái thanh khoản ròng
(Nhu cầu tài trợ)
4 (50) 1,150 Trạng thái thanh khoản tích luỹ (cộng dồn) 4 (46) 1,104
Trang 311.4 Kinh nghiệm quản trị RRTK của các nước trên thế giới
1.4.1 RRTK của cuộc khủng hoảng thế chấp cho vay nhà dưới chuẩn ở Mỹ
Nước Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, hoạt động tài chính của
Mỹ có tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới Hệ thống ngân hàng của Mỹ đã có
bề dày hoạt động rất hiệu quả, có những ngân hàng lớn nhất trên toàn thế giới, và cũng phải đối phó với rất nhiều rủi ro trong từng thời kỳ nhất định
Tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã nổ ra ở
Mỹ mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào Cuộc khủng hoảng này có tác động mạnh đến cả hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực Các cơ quan điều tiết tài chính của Mỹ, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ủy ban Chứng khoán (SEC) cho tới
Bộ Tài chính đều đã phải vào cuộc nhằm giải quyết khủng hoảng
Khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ xuất phát từ việc các ngân hàng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay, và đương nhiên các tổ chức tín dụng đã phải gánh chịu hậu quả đầu tiên bởi các khoản cho vay dễ dãi của họ không có khả năng thu hồi Các khoản vay này được chứng khoán hóa và bán cho giới đầu tư khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi giới đầu tư bị thiệt hại nặng nề Đến lượt mình giới đầu tư lại bán tháo các khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúng rớt giá thảm hại gây thiệt hại cho các ngân hàng đầu tư Các ngân hàng đầu tư sụp đổ khiến các khoản ủy thác đầu tư của công chúng bốc hơi và đẩy hàng trăm ngàn người vào cảnh khánh kiệt Hậu quả là, nước Mỹ đã có 25 ngân hàng phải đóng cửa trong năm
2008 và đến cuối quý I/2009 đã có thêm 21 ngân hàng nữa đóng cửa (trong đó có ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ, Lehman Brothers); số khác bị sáp nhập hoặc đối mặt với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản Cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ được xem
là nguyên nhân gây ra những rối loạn trong hệ thống Ngân hàng Mỹ, từ đó bùng phát thành khủng hoảng tài chính và biến thành khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, được phân tích như sau:
a) Sự thất bại của hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng lớn: Khi nền
kinh tế ổn định trong thời gian dài, tính thanh khoản cao và thị trường tài chính
ổn định các ngân hàng và cơ quan quản lý có khuynh hướng chấp nhận rủi ro
Trang 32cao Các ngân hàng chuyển các khoản vay ra ngoài bảng cân đối để các khoản
dự trữ ít đi, hầu hết các chỉ số rủi ro giảm xuống, và tìm cách tìm kiếm lợi nhuận mà không quan tâm đúng mức đến hoạt động quản trị rủi ro Trong thời
kỳ này, các ngân hàng thương mại đã duy trì mức “đòn bẩy” trung bình là 12 lần, con số này tại các ngân hàng đầu tư là 20 lần và tại các quỹ đầu cơ là 30 lần[16] “Đòn bẩy” ở đây được định nghĩa như là số nhân các tài sản có được
qua vốn cổ phần
b) Cho vay thế chấp dưới chuẩn: Cho vay thế chấp dưới chuẩn là khoản cho
vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao Từ nhiều năm trước khủng hoảng, các ngân hàng Mỹ đã nới lỏng chính sách tín dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm, làm nảy sinh những dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một lượng lớn người đi vay tiền Việc cho vay không còn được đánh giá các giấy tờ liên quan đến thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản và các khoản nợ
mà chỉ dựa vào cơ chế tính điểm tín dụng dẫn đến việc gia tăng rủi ro không thu hồi được nợ vay của ngân hàng[11]
c) Những sản phẩm tài chính phức tạp: Những sản phẩm tín dụng được cấu
trúc lại là một phát minh lớn, làm tăng tính thanh khoản của thị trường cho vay thế chấp Chính sự phức tạp của các sản phẩm đã khiến chúng ta khó xác định chính xác giá trị thực của nó Việc chứng khoán hóa tạo nên vấn đề thông tin bất cân xứng Ngân hàng biết đủ thông tin về khách hàng của mình để đánh giá
ai có hay không có khả năng trả nợ Nếu họ giữ các khoảng vay này đến khi đáo hạn, ngân hàng sẽ không cho người có rủi ro vay tiền Nhưng nếu họ bán các khoản vay này cho người khác, các ngân hàng sẵn sàng cho vay tiền những
người không có khả năng trả nợ [11]
d) Cơ quan điều tiết tiền tệ
FED thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng: duy trì lãi suất 1% trong suốt thời gian dài cùng với tình trạng cán cân vãng lai toàn cầu mất cân đối nghiêm trọng là sự thâm hụt ngân sách của Mỹ và dư thừa tiền tiết kiệm của Châu Á Các hoạt động vay vốn truyền thống không đẩy lãi suất lên cao được Lãi
Trang 33suất thấp tốt cho người đi vay nhưng ăn sâu vào lợi nhuận của ngân hàng, các ngân hàng tìm lợi nhuận từ các công cụ phái sinh
Sự nới lỏng các quy định tài chính: Việc ra đời đạo luật Gramm – Leach Bleiley Act thay thế cho đạo luật Glass Steagall Act không còn tách hoạt động ngân hàng thương mại khỏi đầu tư
Với những gì đã từng xảy ra, đây là một chính sách sai lầm, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh dễ dãi được thúc đẩy bởi sự dồi dào của thanh khoản, lãi suất thấp và thiếu vắng các tiêu chuẩn cho vay
e) Khủng hoảng niềm tin: Sự sụp đổ của các tổ chức tài chính uy tín lâu năm
và các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư của Mỹ đã làm Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng niềm tin trầm trọng Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát thị trường của chính phủ Mỹ Niềm tin của người dân và thị trường tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Niềm tin của thị trường bị tuột dốc, suy nghĩ và hành động “đám đông” trở nên phổ biến Đó cũng là nguyên nhân làm cho thị
trường tài chính trở nên hỗn loạn và đẩy cuộc khủng hoảng lan ra toàn thế giới
1.4.2 RRTK tại Northern Rock năm 2007
Northern Rock thành lập năm 1997 tại Gorsforth, Newcastle upon Tyne, Anh Ngân hàng này hoạt động khá hiệu quả cho đến khi xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng và bị chính phủ Anh quốc hữu hóa vào tháng 2 năm 2008 Northern Rock cung cấp các dịch vụ của một NHTM như nhận tiền gửi trung và dài hạn, mở tài khoản vãng lai, cho vay, bảo hiểm
Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn trên thị trường Mỹ mùa
hè năm 2007 có ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do ngân hàng này có 150 triệu USD trong các khoản cho vay trên thị trường Mỹ Ngày 12/9/2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỷ Bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình Trước tình hình lợi nhuận dự kiến giảm, việc thanh toán trong ngắn hạn bị ảnh hưởng đã khiến báo chí đưa nhiều tin giật gân: “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”; “Northern Rock đang
Trang 34gánh chịu hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”; “Northern Rock bị ảnh hưởng nặng
nề sau vụ khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ”…
Ngày 14/9, ngày làm việc đầu tiên từ khi Northern Rock đề nghị NHTW Anh cho vay vốn, rất nhiều khách hàng đã đến các chi nhánh của Northern Rock để rút các khoản tiền gửi, website của Northern Rock cũng bị quá tải vì quá nhiều khách hàng truy cập vào tài khoản của mình Ngày 17/09, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm 45,5%, từ 483 pence xuống còn 263 pence Northern Rock sau đó đứng bên
bờ phá sản và Bộ Tài chính Anh phải lên tiếng kêu gọi các tập đoàn hỗ trợ vực dậy, song không đại gia nào dám mạo hiểm trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng như hiện nay Không còn lựa chọn nào khác, Chính phủ Anh đành quốc hữu hóa Northern Rock
Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp dẫn đến RRTK của Northern Rock chính
là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt Theo tính toán thì Northern Rock không hề cho vay bừa bãi, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng này chỉ là 0,47%, bằng một nửa so với các TCTD khác Nhưng việc Northern Rock có tham gia vào thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn của Mỹ đã khiến Northern Rock cũng gặp khó khăn khi thị trường này bị khủng hoảng
Tuy nhiên về mặt chủ quan, Northern Rock khá bị động và lúng túng trong việc đối phó với rủi ro Đây không phải là ngân hàng duy nhất cho vay cầm cố ở Anh, và cũng không phải là ngân hàng duy nhất chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng trên thị trường Mỹ Một kế hoạch kiểm soát rủi ro tốt hơn và hoạt động PR tốt hơn, tránh sự thổi phồng của báo chí có thể sẽ khiến Ngân hàng tránh được thảm họa phá sản và bị quốc hữu hóa
1.4.3 Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTK của các ngân hàng thương mại trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, điều kiện thanh khoản thường được đảm bảo không những bằng
các khoản tín dụng ngắn hạn, có chất lượng mà còn bằng các khoản đầu tư vào giấy
Trang 35tờ có giá dễ chuyển đổi ra tiền trên thị trường Các NHTM Việt Nam cần đo lường, phân tích và tính toán con số hợp lý về dự trữ thanh khoản để vừa không dư thừa một lượng tiền mặt trong ngân quỹ, lại vừa có thể đảm bảo được an toàn thanh khoản
Ngoài ra, để giảm thiểu ảnh hưởng của RRTK nếu có, các NHTM cần: i) có các biện pháp tài trợ cho RRTK ví dụ như ký kết các hợp đồng bảo hiểm tiền gửi; ii) nâng cao công tác quản trị RRTK trong toàn hệ thống nhằm nhận diện, đo lường
và phân tích chính xác mức độ RRTK; iii) mở rộng thị trường ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa nguồn vốn huy động và thực hiện cơ chế quản lý nguồn vốn tập trung nhằm hạn chế chi phí và giảm thiểu rủi ro cho các chi nhánh; iv) tăng cường vốn tự
có để tăng khả năng bảo vệ, duy trì và gia tăng lòng tin của công chúng đối với ngân hàng
Thứ hai, các NHTM cần nâng cao năng lực hoạt động quản trị RRTK, dự
báo tốt tình hình trong nước, thế giới, các chính sách của NHNN có thể ảnh hưởng đến hoạt động quản trị RRTK của ngân hàng mình để lên kế hoạch, phương án chống đỡ khi khủng hoảng xảy ra
Thứ ba, NHTM Việt Nam cần nhận thức rõ RRTK cần được xem xét trong
mối quan hệ với rủi ro khác, RRTK có thể bị kích hoạt bởi các rủi ro khác, đặc biệt
là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng và RRTK có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần phải áp dụng các quy định, giám sát chặt chẽ lên các hoạt động tín dụng để tránh lập lại cuộc khủng hoảng dưới chuẩn như: i) tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đánh giá khách hàng vay; ii) xây dựng cơ chế đo lường giám sát rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế…
Thứ tư, các NHTM luôn phải chuẩn bị tinh thần cho những biến động thị
trường tài chính tiền tệ, những biến động xảy ra một cách bất ngờ có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chính vì thế ngân hàng luôn phải tỉnh táo, chủ động, sẵn sàng đối phó những tình huống khó khăn trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay
Trang 36Thứ năm, cơ quan điều tiết tiền tệ như Chính phủ và NHNN cần thực hiện
đồng bộ nhất quán các hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, giám sát hoạt động thanh khoản tại các NHTM Việt Nam; có sự báo trước cho có NHTM chuẩn bị, tránh những cú sốc không cần thiết đối với NHTM và công chúng; duy trì lòng tin của công chúng trong công tác quản lý điều hành hoạt động các NHTM Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận của quản trị thanh khoản, các chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản trong ngân hàng cũng như ý nghĩa của việc quản trị thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của NHTM Chương này cũng nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế RRTK của một số ngân hàng thương mại trên thế giới, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đề tài vận dụng vào giải thích thực trạng rủi ro thanh khoản và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế RRTK tại NHTMCP Việt Á
Trang 37CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
NHTMCP Việt Á được thành lập theo QĐ số 440/2003/QĐ-NHNN và giấy phép hoạt động số 12/NH-GP ngày 09/05/2003 do Ngân hàng Việt Nam cấp trong thời hạn 99 năm kể từ ngày 09 tháng 05 năm 2003, và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103001665 ngày 19 tháng 6 năm 2003 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp
NHTMCP Việt Á chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/07/2003 trên cơ
sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam : Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn và NHTMCP Nông thôn Đà Nẵng Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng
Cổ đông sáng lập: Ban Tài chính Quản trị Thành ủy, Công ty TNHH Tân Đông Phương, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị Thành phố
Đến năm 2010, dưới áp lực phải tăng vốn lên trên 3.000 tỷ đồng để tồn tại theo quy định của NHNN, VietABank đã bán 51 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và vị Chủ tịch Phương Hữu Việt của tập đoàn này Cơ cấu sở hữu ngân hàng VietABank có sự thay đổi lớn, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương và ông Phương Hữu Việt trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 17,36% vốn điều lệ của Việt Á Các cổ đông lớn còn lại gồm Công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Hòa Bình (11,62%), Công ty Cổ phần Phú An Thạnh (8,85%), Eximbank (EIB) và Văn phòng Thành ủy TPHCM
VietABank phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh
tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ
Trang 38nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNG LÀ THÀNH ĐẠT CỦA VIETABANK”
ở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các qui chế của Ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường,
2.1.2 Chiến lược phát triển
2.1.2.1 Tầm nhìn
VietABank mong muốn trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu (nhóm 1) tại Việt Nam với năng lực quản trị và những chiến lược mới nhằ ội và vượt qua thách thức để xây dựng thành một tập đoàn tài chính theo các chuẩn mực quốc tế
VietABank phát triển năng lực công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm tiện ích với chất lượng dịch vụ cao nhất, phù hợp với nhu cầu đem lại sự an tâm, tín nhiệm và luôn vì lợi ích của khách hàng
VietABank xây dựng đội ngũ cán bộ tuân thủ trong hành xử, tác nghiệp có năng lực, giỏi nghiệp vụ, giàu bản lĩnh và có đạo đức nghề nghiệp
VietABank xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cân bằng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, mang lại cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần cho tất cả thành viên trong ngôi nhà chung Việt Á
Trang 39Đối với cộng đồng: Đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, cộng đồng thể hiện tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm đối với đất nước
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của VietABank gồm:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban điều hành: Đứng đầu là Ban Tổng giám đốc, dưới gồm Hội sở và Đơn vị kinh doanh Trong đó: Hội sở thực hiện các công tác điều hành chung, các Đơn vị kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh
Hội sở bao gồm các bộ phận: Khối KHCN, Khối KHDN, Khối Quản
lý kinh doanh vốn, Khối Quản trị rủi ro, Khối Công nghệ Thông tin, Khối Đối ngoại & Hợp tác quốc tế, Khối Vận hành và hỗ trợ…
Đơn vị kinh doanh gồm: Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm
2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ chính
Các sản phẩm, dịch vụ dành cho đối tượng là Khách hàng Cá nhân: Tiền gởi thanh toán, Tiền gởi tiết kiệm, Thẻ, Cho vay, Dịch vụ hối đoái, Ngân hàng điện tử, Dịch vụ kinh doanh vàng, Dịch vụ địa ốc …
Các sản phẩm, dịch vụ dành cho đối tượng là Khách hàng Doanh nghiệp: Dịch
vụ bảo lãnh, Thanh toán xuất nhập khẩu, Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây
a) Công tác huy động vốn:
Tính đến 31/12/2012, tổng vốn huy động đạt 19.278 tỷ đồng, tăng 1.601 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (Thị trường 1) đạt 16.568 tỷ đồng, chiếm 85,94% tổng vốn huy động; đây là một tín hiệu đáng khích lệ vì thu hút được nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định cao; tăng trưởng khá tốt so đầu năm, nhưng do ảnh hưởng bởi tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng cộng với NHNN có chính sách ngưng huy
Trang 40động vàng nên số dư huy động vàng đã giảm 65%, bù lại huy động bằng VND
đã có tăng trưởng bứt phá, huy động bằng VND tăng 116% so với cuối năm
2011 Việc tăng trưởng huy động VND xuất phát từ nỗ lực chung của toàn hệ thống trong công tác huy động, chính sách lãi suất thích hợp với thị trường của VietABank với nhiều chương trình thúc đẩy huy động được triển khai trong toàn hệ thống
b) Công tác cho vay:
Tính đến 31/12/2012, dư nợ cho vay là 12.890 tỷ đồng Xét về cơ cấu dư nợ,
dư nợ bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 10.530 tỷ đồng, chiếm 81,69%/tổng dư nợ; dư nợ bằng vàng 1.949 tỷ đồng, chiếm 15,12%/tổng dư nợ; dư nợ ngoại tệ đạt
411 tỷ đồng, chiếm 3,19%/tổng dư nợ Nhìn chung tăng trưởng tín dụng VietABank năm 2012 ở mức trung bình trong ngành do:
VietABank tập trung vào mục tiêu xử lý nợ xấu, ổn định thanh khoản
Tình hình kinh tế trong nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng người dân sụt giảm mạnh, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng, nên các doanh nghiệp trở nên e dè hơn với việc vay vốn Ngân hàng
Doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, khiến các NH cho vay cầm chừng do lo ngại nợ xấu gia tăng
c) Hoạt động phi tín dụng
Hoạt động dịch vụ, thanh toán quốc tế: Trong năm 2012 mặc dù đã có nhiều
nỗ lực thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và việc VietABank tập trung vào công tác chấn chỉnh hoạt động, doanh số thanh toán quốc tế chưa hoàn thành chỉ tiêu đề ra, chỉ đạt khoảng 77,6 triệu USD với khoản phí dịch vụ thu được 2,1 tỷ đồng
Hoạt động đầu tư: tình hình thanh khoản của các định chế tài chính và tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục Chủ trương của VietABank ngay từ đầu năm 2012 là yêu cầu cơ cấu lại danh mục đầu tư, tuy nhiên do tính thanh khoản của thị trường rất thấp nên các khoản