Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 49)

2.2.3.1 Các quy định nội bộ về quản trị rủi ro thanh khoản của VietABank

Đối với các quy định về thanh khoản của NHNN mang tính tuân thủ, VietABank không có quy định riêng mà áp dụng quy định của NHNN, ví dụ nhƣ: Quy định về Dự trữ bắt buộc, Hệ số an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ khả năng chi trả...

Dựa trên các quy định của NHNN, VietABank thiết lập hệ thống các quy định, văn bản phục vụ cho công tác quản trị RRTK phù hợp với đặc thù riêng của ngân hàng trong từng thời kỳ. VietABank không có các quy định tổng quan mang tính chất định hƣớng trong công tác thanh khoản mà đƣa ra các văn bản mang tính chất nghiệp vụ để hƣớng dẫn thực hiện các chiến lƣợc về thanh khoản, cụ thể nhƣ sau:

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn và an toàn trong hoạt động hàng ngày, Tổng giám đốc ban hành các quy định về định mức tồn quỹ cho từng đơn vị, các quy định xử lý vi phạm các đơn vị khi vƣợt định mức tồn quỹ. Định mức tồn quỹ quy định số tiền mặt tối đa mà các đơn vị kinh doanh đƣợc nắm giữ vào cuối ngày hôm trƣớc, đó là lƣợng tiền vừa đủ để đảm bảo thanh khoản cho từng Đơn vị kinh doanh vào đầu ngày làm việc tiếp theo. Định mức tồn quỹ sẽ đƣợc quy định theo từng loại tiền tệ theo từng thời kỳ.

b) Quy định về dự trữ bắt buộc :

VietABank không có quy định riêng về dự trữ bắt buộc và thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành của NHNN. Hội sở sẽ tính tỷ lệ DTBB phải thực hiện cho từng chi nhánh căn cứ trên số dƣ huy động tháng trƣớc của chi nhánh đó. Việc quản lý số tiền dự trữ bắt buộc của các đơn vị VietABank đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Hội sở sẽ thông báo số tiền phải duy trì dự trữ bắt buộc bằng USD,VND hàng tháng cho các chi nhánh:

Các chi nhánh tại TP.HCM: duy trì tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân trên tài khoản thanh toán khác về duy trì DTBB của chi nhánh tại Hội sở.

Các chi nhánh khác địa bàn TP.HCM: duy trì tiền gửi DTBB bình quân trên tài khoản thanh toán tại NHNN nơi chi nhánh hoạt động (bằng VND). Tiền gửi DTBB bằng USD các chi nhánh phải duy trì tại Hội sở.

c) Quy trình điều hòa vốn nội bộ giữa các đơn vị trong hệ thống VietABank

Hàng ngày, các Sở Giao dịch/ Chi nhánh cân đối và sử dụng nguồn vốn tự huy động ƣu tiên nhƣ sau:

Đảm bảo dự trữ bắt buộc.

Đảm bảo thanh khoản theo mức tồn quỹ tối thiểu.

Nhu cầu thanh toán trong ngày, kinh doanh để thu lợi nhuận. Gửi, nhận vốn với Hội sở trong trƣờng hợp thừa và thiếu vốn.

Trong trường hợp thiếu vốn : sau khi các Chi nhánh đã tự cân đối và sử dụng nguồn vốn huy động nhƣng vẫn thiếu vốn kinh doanh, nếu có nhu cầu vay vốn, các Chi nhánh phải báo về Hội sở.

Tại Hội sở, Phòng Nguồn vốn sẽ xem xét và điều vốn về cho chi nhánh bằng tiền mặt đối với các chi nhánh tại TP.HCM.

Đối với chi nhánh ở ngoài TP.HCM thì ngân hàng sẽ điều vốn về bằng cách chuyển khoản. Đồng thời, trong ngày nếu quá trình hoạt động của chi nhánh thiếu thanh khoản tức thời (chẳng hạn khách hàng đến rút tiền quá nhiều) thì vẫn sẽ phải báo về Hội sở, Hội sở sẽ điều vốn về cho chi nhánh nhằm hạn chế tình trạng chi nhánh thiếu vốn gây mất uy tín với khách hàng.

Trong trường hợp thừa vốn:

Đối với các chi nhánh trong địa bàn TP.HCM sẽ chuyển vốn về Hội sở bằng cách cho một nhân viên điều tiền trực tiếp đến Hội sở theo xe của ngân hàng. Đối với các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác TP.HCM: chi nhánh sẽ chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của chi nhánh đó tại NHNN nơi chi nhánh hoạt động, từ đó NHNN nơi chi nhánh hoạt động sẽ chuyển vốn vào tài khoản thanh toán của Hội sở tại TP.HCM.

Lãi suất điều chuyển vốn đƣợc Tổng giám đốc ban hành từng thời kỳ trên cơ sở tính toán các chi phí đầu vào (gồm chi phí huy động, dự trữ bắt buộc, chi phí thanh khoản, phí bảo hiểm tiền gửi), chính sách của hệ thống, tình hình thị trƣờng và cộng/trừ thêm phần chênh lệch nhất định cho từng loại kỳ hạn chuẩn

Để bảo đảm an toàn thanh khoản, các ĐVKD phải lập kế hoạch về các khoản tiền gửi lớn đến hạn khách hàng có nhu cầu rút để báo về phòng Khách hàng doanh nghiệp, hoặc phòng Khách hàng cá nhân theo quy định.

Để chủ động trong công tác thanh khoản VietABank ban hành quy định về lập kế hoạch giải ngân cho các ĐVKD và thẩm quyền giải ngân trong từng thời kỳ. Trong giai đọan căng thẳng về thanh khoản, các khoản chuẩn bị giải ngân phải đƣợc lên kế hoạch trƣớc và phải đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngƣợc lại, trong giai

đoạn thanh khoản tốt, nguồn tiền dƣ thừa thì Tổng giám đốc ban hành các quy định về thẩm quyền giải ngân cho trƣởng đơn vị với từng hạn mức cụ thể.

Trạng thái thanh khoản là một trong những yếu tố để Tổng giám đốc xem xét việc điều chỉnh lãi suất huy động. Trong điều kiện thanh khoản tốt, VietABank duy trì lãi suất huy động tƣơng đƣơng với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong điều kiện thanh khoản thiếu hụt trong một khoảng thời gian nhất định thì Tổng giám đốc sẽ ban hành biểu lãi suất huy động cạnh tranh để thu hút tiền gửi và phù hợp với quy định của NHNN và Pháp luật Việt Nam.

2.2.3.2 Cơ cấu tổ chức trong công tác quản trị RRTK tại VietABank

Hoạt động quản trị thanh khoản tại VietABank thuộc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị, Ủy ban Quản lý rủi ro, Tổng giám đốc, Ủy ban quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALCO), Khối quản trị rủi ro và các Khối, bộ phận liên quan khác

Hội đồng quản trị: có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả

các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến Quản lý rủi ro: ban hành các chính sách và chiến lƣợc quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập các giới hạn kinh doanh an toàn; quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự quản lý rủi ro chủ chốt.

Ủy ban quản lý rủi ro: Do Hội đồng quản trị thành lập với các nhiệm vụ sau

Nghiên cứu các mô hình quản lý rủi ro hiện đại, hiệu quả cao đang áp dụng tại các Ngân hàng bán lẻ trên toàn cầu; hoạch định, xây dựng các mục tiêu chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro của VietABank, trình Hội đồng quản trị VietABank thông qua và ban hành áp dụng.

Chỉ đạo Ban điều hành thiết lập các hệ thống quản trị rủi ro, tiêu thức quản trị phƣơng pháp triển khai và kiểm tra quá trình triển khai hệ thống quản lý rủi ro Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ đạo và hỗ trợ các bộ phận chuyên môn rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế, quy trình nghiệp vụ theo nguyên tắc tuân thủ các quy định.

Phối hợp cùng Ủy ban Nhân sự trong việc định hƣớng xây dựng giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực VietABank.

Nghiên cứu, đề xuất HĐQT các kế hoạch cộng tác với các tổ chức chuyên gia trong và ngoài nƣớc, có kinh nghiệm về nghịêp vụ quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống tổ chức quản lý rủi ro của VietABank theo chuẩn mực quốc tế hiện đại.

Tổng giám đốc: đảm nhiệm Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) để thực

hiện nhiệm vụ quản lý các loại rủi ro có sự ảnh hƣởng đến các hạng mục tài sản trên bảng cân đối, có nhiệm vụ: phân nhiệm cho các đơn vị có liên quan xây dựng hệ thống báo cáo quản trị rủi ro để phân tích và đánh giá chi tiết tài sản và nợ, đánh giá cơ cấu bảng tổng kết tài sản và nhận định các tình trạng rủi ro của ngân hàng, phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của UBQLRR.

Ban ALCO: Do Tổng giám đốc thành lập chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý RRTK

Xây dựng, thực thi các chính sách liên quan đến quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có: rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro chính sách và các loại rủi ro có sự ảnh hƣởng đến các hạng mục tài sản trên bảng cân đối.

Thiết lập, xây dựng, kiểm soát việc thực hiện các quy định liên quan đến quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có, đảm bảo các nguy cơ, rủi ro đƣợc kiểm soát trong giới hạn rủi ro đƣợc HĐQT phê duyệt

Quản lý, điều hành thống nhất, an toàn hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn toàn ngân hàng theo kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ

Khối Quản trị rủi ro – Phòng Quản lý rủi ro

Đầu mối thực hiện việc phân tích các thông tin, dữ liệu, nhận diện rủi ro, lập báo cáo thanh khoản và cung cấp các kết quả phân tích đó cho Ủy ban ALCO. Tham mƣu, đề xuất cho Ủy ban ALCO và Tổng giám đốc các trạng thái thanh khoản, cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có để Ủy ban ALCO hoặc Tổng giám đốc đƣa ra các khuyến nghị hoặc quyết định phù hợp với yêu cầu thanh khoản.

Tham gia xây dựng các phƣơng pháp, công cụ đo lƣờng, đánh giá rủi ro, quy trình, chính sách quản lý rủi ro thanh khoản

Theo dõi hoạt động huy động và sử dụng vốn.

Theo dõi việc tuân thủ các quy định về quản lý thanh khoản của VietABank và đánh giá tình hình rủi ro thanh khoản, đƣa ra cảnh cáo đối với các chi nhánh, Sở giao dịch không tuân thủ quy định về quản lý thanh khoản.

Phòng Nguồn vốn

Đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn và nguồn dự trữ thanh khoản do NHNN và VietABank quy định tại từng thời kỳ.

Cân đối các dòng tiền vào và ra của VietABank hàng ngày. Nếu dòng tiền dƣơng thì cân với phần dự trữ bắt buộc. Sau khi cân đối với dự trữ bắt buộc mà vẫn còn thừa thì phòng Nguồn vốn sẽ thực hiện chức năng kinh doanh vốn để kiếm lời dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn. Nếu dòng tiền âm, trình phƣơng án bù đắp. Hiện nay, để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh khoản VietABank thƣờng tìm kiếm nguồn qua thị trƣờng liên ngân hàng chủ yếu.

Thực hiện các chức năng: Quản lý thanh khoản tiền mặt, quản lý thanh khoản tiền chuyển khoản.

Trách nhiệm của Phòng Ngân quỹ

Thực hiện tiếp và điều quỹ giữa các đơn vị, nhằm phân bổ quỹ từ nơi thừa về nơi thiếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các đơn vị. Phòng này hoạt động theo sự chỉ đạo của phòng Nguồn vốn về quản trị RRTK.

Trách nhiệm của các Khối liên quan (Khối KHDN, KHCN)

Thực hiện điều phối công tác huy động, cho vay đối với các đơn vị là Sở giao dịch, chi nhánh, đảm bảo các yêu cầu về thanh khoản.

Quản lý mối quan hệ với các khách hàng gửi lớn nhằm chủ động điều phối dòng tiền.

Xây dựng các chính sách khách hàng để đảm bảo thanh khoản và tăng hiệu quả kinh doanh, tạo cơ sở khách hàng tốt và có ấn tƣợng

2.2.3.3 Chiến lƣợc quản trị RRTK tại VietABank

VietABank theo đuổi chiến lƣợc quản trị thanh khoản kết hợp giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Trên nguyên tắc vận dụng linh hoạt các nguồn tài sản, ƣu tiên sử dụng các nguồn vốn rẻ, rủi ro thấp. Các nhu cầu thanh khoản thƣờng xuyên hàng ngày sẽ đƣợc đáp ứng bằng dự trữ (tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán khả mại và tiền gửi tại các ngân hàng khác); các nhu cầu thanh khoản không thƣờng xuyên nhƣng có thể dự đoán trƣớc (theo thời vụ, chu kỳ và xu hƣớng) sẽ đƣợc hỗ trợ bằng các thỏa thuận trƣớc về hạn mức tín dụng từ ngân hàng khác. Với nhu cầu thanh khoản có tính đột xuất không thể lƣờng trƣớc thì đƣợc đáp ứng từ vay mƣợn ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn đƣợc hoạch định và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn và trung hạn, chứng khoán sẽ chuyển hóa nhanh thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. Chiến lƣợc quản trị RRTK tại VietABank luôn gắn với việc tuân thủ các quy định của nhà nƣớc.

a) Xử lý thanh khoản trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường.

Xử lý khi dƣ thừa thanh khoản

 Đầu tƣ tiền gửi liên ngân hàng;

 Cho vay ngắn hạn các Tổ chức tín dụng khác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đầu tƣ giấy tờ có giá ngắn hạn;

 Đầu tƣ kinh doanh ngoại tệ;

 Tăng cƣờng giải ngân tín dụng;

 Điều chỉnh lại kế hoạch vế huy động vốn và dƣ nợ tín dụng cho một số chi nhánh.

Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản.

 Thận trọng, hạn chế đầu tƣ tiền gửi liên ngân hàng, đầu tƣ giấy tờ có giá, mua ngoại tệ…, khuyến khích huy động vốn của khách hàng.

 Vay ngắn hạn NHNN và các TCTD khác, bán hoặc repo giấy tờ có giá qua thị trƣờng mở, thị trƣờng chứng khoán, bán ngoại tệ. Có thể chấp nhận vay với lãi suất cao hoặc bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ) với gia thấp hơn giá thị trƣờng.

 Tạm thời ngừng giải ngân tín dụng.

b) Xử lý thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng

Khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại Ngân hàng ở mức trung bình

Khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại Ngân hàng ở mức trung bình xảy ra khi Ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa vào dạng kiểm soát đặc biệt hoặc tình hình tài chính của ngân hàng ở mức xấu: tỷ lệ nợ quá hạn > 30% và thanh khoản thiếu hụt ở mức cao.

Khi xảy ra khủng hoảng cục bộ ở mức trung bình, ngân hàng cần có giải pháp thoát khỏi dạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nƣớc trong vòng 02 ngày làm việc. Các biện pháp cần thực hiện là:

ALCO họp hàng ngày để giải quyết các vấn đề thanh khoản.

Bộ phận giao dịch, hỗ trợ ALCO thực hiện: i) Dự báo cung cầu thanh khoản, trong đó phân tích kỹ ảnh hƣởng của suy giảm chất lƣợng tín dụng đến cung cầu thanh khoản; ii) Xác định tất cả các tài sản có thể cung cấp thanh khoản; iii) Đàm phán gia hạn các nguồn vốn vay, huy động; iv) Giữ quan hệ chặt chẽ với tất cả các nguồn cung vốn trên thị trƣờng.

Bộ phận tín dụng thực hiện: i)Hạn chế thấp nhất cho vay mới; ii) Sửa đổi chính sách tín dụng để đảm bảo các khoản cho vay mới có khả năng thanh khoản nhất; iii) Rà soát các khoản cho vay có thể bán đƣợc.

Khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại Ngân hàng ở mức nghiêm trọng

Khủng hoảng thanh khoản cục bộ ở mức nghiêm trọng xảy ra khi ngƣời gửi tiền rút tiền ồ ạt, các tổ chức tín dụng khác từ chối cho vay.

Khi khủng hoảng thanh khoản ở mức nghiêm trọng, Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận thực hiện có ngay các biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại Ngân hàng trong vòng 03 ngày làm việc. Các biện pháp đó là:

ALCO họp hàng ngày để đánh giá và quyết định giải quyết khủng hoảng thanh khoản.

Bộ phận hỗ trợ ALCO (phòng Quản lý rủi ro): cung cấp đánh giá hàng ngày về trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chuẩn bị các phƣơng án theo các mức độ lƣợng tiền gửi bị rút ra.

Bộ phận huy động vốn: báo cáo chi tiết các nguồn vốn lớn của tổ chức và cá nhân, giữ liên lạc mật thiết với các tổ chức này.

Bộ phận giao dịch: giữ liên lạc mật thiết với với các nhà cung cấp vốn vay.

Bộ phận thông tin tuyên truyền, quan hệ quốc tế, tiếp thị: phối hợp với Ngân hàng nhà nƣớc và các phƣơng tiện thông tin đại chúng trấn an ngƣời gửi tiền, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân có số dƣ gửi tiền lớn.

Giám đốc các ĐVKD và các cán bộ có quan hệ với khách hàng: trực

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 49)