Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt vừa đủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 85)

Việc hoạch định, điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững, tránh việc thực hiện các mục tiêu thông qua các biện pháp hành chính. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ cần phải đƣợc cân nhắc cẩn trọng về liều lƣợng và tần suất áp dụng, cần phải xem xét tính hai mặt của các công cụ này. NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ chẳng hạn nhƣ:

Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu điều tiết tăng giảm lƣợng tiền cung ứng cho lƣu thông, đồng thời còn có tác dụng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán nhất định cho TCTD. Trong cùng một thời kỳ cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng đƣợc phân định ở mức độ cao, thấp khác nhau tùy thuộc loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Ngân

hàng Nhà nƣớc quy định mức dự trữ bắt buộc là bao nhiêu sẽ tác động đến khả năng thu nhập của NHTM, thêm vào đó dự trữ bắt buộc quá cao làm cho chi phí huy động vốn của NHTM tăng từ đó tác động làm giảm lợi nhuận. + Tại thời điểm 28/05/2007, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng tiền đồng không

kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 12 tháng đƣợc điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% trên tổng số dƣ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dƣới 24 tháng bằng tiền đồng tăng từ 2% lên 4% trên tổng số dƣ tiền gửi. Tiếp đến kể từ tháng 02/2008, NHNN đã ra Quyết định về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1% đối với các loại tiền gửi so với thời điểm tháng 05/2007.

+ Dự trữ bắt buộc có ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn vốn khả dụng và việc phân bổ nguồn vốn của các NHTM. Vì thế trong thời gian đến NHNN nên quy định tỷ lệ DTBB tƣơng đối linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, việc tăng DTBB cần có một lộ trình và mức tăng dần, tránh đột ngột và gây sốc. Đặc biệt, trƣớc khi NHNN đƣa ra quyết định điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà gây tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, NHNN cần tạo cơ hội cho các NHTM đƣa ra ý kiến của mình trƣớc đó.

Việc áp dụng cơ chế can thiệp lãi suất chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn khi mức độ phát triển thị trƣờng tài chính còn sơ khai, các công cụ kiểm soát gián tiếp chƣa phát huy đƣợc hiệu quả. Nếu sử dụng biện pháp hành chính kéo dài, trong dài hạn, thị trƣờng sẽ gặp những bất hợp lý nhƣ các doanh nghiệp và hộ gia đình không đƣợc hƣởng mức lãi suất phù hợp cho tiết kiệm, còn các TCTD không có động cơ cải thiện các hoạt động của mình và có xu hƣớng tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có quan hệ mật thiết với ngân hàng, bỏ rơi hệ thống các doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 85)