các ngân hàng thƣơng mại:
Hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt Nam đƣợc thực hiện bởi Cơ quan thanh tra giám sát của NHNN. Nội dung giám sát đảm bảo thanh khoản của các
ngân hàng đƣợc quy định tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN, Thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13 và Thông tƣ số 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13 và Thông tƣ số 19.
Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn đƣợc chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhƣng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác: thanh tra tại chỗ, quản lý vĩ mô chƣa cao, chƣa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam chỉ dừng ở việc theo dõi thông tin từ các báo cáo định kỳ của các NHTM. Việc xử lý và phân tích thông tin vẫn chỉ mang tính đơn giản. Ngân hàng Nhà nƣớc có thể đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt thanh tra, giám sát đối với các NHTM, cụ thể:
Phối hợp chặt chẽ hai phƣơng thức thanh tra: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
Xây dựng hệ thống phƣơng pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và các Nguyên tắc của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, và học tập kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,...
Tăng cƣờng phối hợp hoạt động thanh tra NHNN với các bộ phận có liên quan khác nhƣ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị kiểm toán độc lập và với bộ phận kiểm soát nội bộ của TCTD nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng.
Tăng cƣờng công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh tra, xây dựng cơ chế giám sát có hiệu lực và hiệu quả mà ở đó cơ quan giám sát phải có trách nhiệm và mục tiêu rõ ràng; có đủ quyền lực, nguồn lực và độc lập.
Minh bạch hóa trong hoạt động giám sát, kỷ luật các ngân hàng: Việc để các ngân hàng vƣợt rào, hoạt động rủi ro nhƣng không đƣợc xử lý một cách thích
đáng một phần xuất phát từ việc thiếu công cụ chế tài minh bạch trong hoạt động điều hành của NHNN. Việc này, trong nhiều trƣờng hợp, đã đƣa NHNN vào tình thế “tiến thoái lƣỡng nan” giữa một bên là xử lý kỷ luật NHTM và một bên là an toàn hệ thống ngân hàng. Điều này đã đƣợc các NHTM lợi dụng triệt để trong những cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh nhƣ cuộc đua tăng trƣởng tín dụng, cuộc đua lãi suất huy động… trong những năm gần đây.