Tình hình kinh tế vĩ mô tác động đến thanh khoản của ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 42)

Năm 2011, đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô giá vàng trong nƣớc luôn vƣợt xa so với giá vàng thế giới, giá cả tăng cao, NHNN thực hiện CSTT siết chặt: i) điều chỉnh giảm giá VND, thu hẹp biên độ giao động (từ +- 3% xuống +-1%); ii) Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 đƣợc ban hành áp dụng các giải pháp hành chính hỗ trợ, cụ thể nhƣ: kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng dƣới 20%, tổng phƣơng tiện thanh toán khoảng 15-16%; tập trung ƣu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu, giảm tỷ trọng vay vốn tín dụng của

khu vực phi sản xuất; iii) NHNN cũng đã tăng tỷ lệ DTBB và mở rộng diện phải thực hiện DTBB đối với tiền gửi ngoại tệ, áp dụng trần lãi suất huy động VND và USD là nhằm đảm bảo tƣơng quan lợi ích giữa tiền gửi và lợi ích từ sản xuất kinh doanh, hạn chế sự gia tăng lãi suất cho vay và giảm giá thành sản phẩm; iv)tăng lãi suất trên thị trƣờng mở, tăng lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng (vào tháng 4, lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên tới 19 – 20%/năm, kỳ hạn 1 tháng khoảng 22 – 23%/năm) và việc qui định tỷ lệ huy động trên thị trƣờng 2 tối đa là 20% huy động trên thị trƣờng 1.

Chính vì vậy việc lách trần lãi suất huy động cùng với các sản phẩm huy động ngắn hạn đã bùng phát; lãi suất huy động không kỳ hạn cũng đƣợc đẩy lên tƣơng ứng với lãi suất có kỳ hạn. Các NHTM cũng cho khách hàng rút tiền gửi linh hoạt và tính lãi suất theo kỳ hạn thực gửi (thực chất là áp lãi tiền gửi có kỳ hạn đối với những khoản tiền gửi không kỳ hạn). Bên cạnh tình trạng thiếu thanh khoản đồng nội tệ, các ngân hàng cũng rơi vào tình trạng mất cân đối tiền tệ, thanh khoản ngoại tệ do chính sách hạn chế tín dụng ngoại tệ (tăng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ; áp tỷ lệ ền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD ở nƣớc ngoài; thu hẹp đối tƣợng tín dụng ngoại tệ; áp trần lãi suất huy động USD, thực hiện qui định bán ngoại tệ của các tổ chức và siết chặt quản lý ngoại hối, quản lý ổn định tỷ giá) nên các NHTM lại rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản ngoại tệ.

Kinh tế-xã hội nƣớc ta năm 2012 -2013 tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu.

Điều hành lãi suất: Điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô, lạm phát: ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13% năm; ngày 28/05/2012, NHNN quyết định đƣa trần lãi suất huy động về mức 11% năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11% năm xuống còn 9% năm. Đến ngày 24/12/2012, trần lãi suất huy động còn 8% năm. Bên cạnh đó, theo thông tƣ 19/2012/TT-NHNN đƣợc ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Sau

khi các quyết định của NHNN có hiệu lực, gần nhƣ ngay lập tức các NHTM cổ phần đều niêm yết lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 đến dƣới 12 tháng là mức trần huy động. Ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất dao động ở mức 10-12%/năm, “đƣờng thẳng lãi suất” lại tiếp tục hình thành, cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng nghiêng về kỳ hạn ngắn, rất khó huy động dài hạn. Trong năm 2013, NHNN giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ƣu tiên; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND, từ cuối tháng 6 cho phép các TCTD tự ấn định lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, đƣờng cong lãi suất huy động đã hình thành.[3]

Trên thị trƣờng mở, phƣơng thức mua bán trong thời gian qua chủ yếu là đấu thầu khối lƣợng; các thành viên đủ điều kiện tham gia thị trƣờng mở là các NHTM cổ phần lớn, có vốn nhà nƣớc, thanh khoản đảm bảo, dƣ vốn khả dụng không cho vay đƣợc. Phƣơng thức xét thầu khối lƣợng chƣa phù hợp, không tạo ra đƣợc sự cạnh tranh về lãi suất của các TCTD. Tuy nhiên đối với các NHTM nhỏ, yếu kém, thanh khoản khó khăn, không sở hữu nhiều các giấy tờ có giá, không đủ điều kiện thành viên để tham gia thị trƣờng mở, nên phải tiếp tục nâng lãi suất huy động kì hạn trên 12 tháng lên cao để đẩy mạnh huy động nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản. Trên thị trƣờng tiền tệ có sự phân hóa về thanh khoản khá rõ ràng giữa hai nhóm, nhóm những ngân hàng lớn trong tình trạng dƣ thừa thanh khoản và nhóm những ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Nợ xấu tăng cao, thị trƣờng gần nhƣ bị sốc sau thông báo chính thức của NHNN về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10% thay vì 4% nhƣ các NHTM báo cáo. Những bất ổn vĩ mô và hệ thống ngân hàng bắt đầu xuất hiện. Niềm tin thị trƣờng lung lay sau khi NHTMCP Nhà Hà Nội công bố tình hình tài chính bi đát đã đƣợc che đậy với tỷ lệ nợ xấu lên tới 13% và cần đƣợc giải cứu. Hàng loạt lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố, Chủ tịch NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trƣờng ngày càng lung lay. Hệ thống Ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ

xấu gia tăng và xử lý nợ xấu nhƣ: triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động kể cả chi lƣơng, thƣởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho Công ty Quản lý và Khai thác tài sản Việt Nam.

Việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD đƣợc thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm TCTD cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. NHNN chƣa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trƣờng hợp nào theo quy định của pháp luật. An toàn của hệ thống TCTD đƣợc bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã đƣợc giảm dần, khả năng chi trả của các TCTD đƣợc cải thiện, tài sản của Nhà nƣớc và tiền gửi của nhân dân đƣợc an toàn, chi trả đầy đủ, kịp thời, kể cả ở một số NHTM cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại.

Nhƣ vậy, những biến động về kinh tế xã hội trong thời gian qua đã làm cho

hệ thống ngân hàng Việt Nam thƣờng xuyên phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi mà độ mở của nền kinh tế ngày càng cao. Nguyên nhân thiếu hụt thanh khoản nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010-2011, hay trong năm 2012 vẫn có sự yếu kém trong thanh khoản của những NHTM cổ phần nhỏ, có nguyên nhân từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô, trong đó có sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa. Việc NHNN tập trung vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế ở mức 7,5% - 8% giai đoạn 2008-2010 nên việc nới lỏng CSTT và chính sách tài khóa đã gây ra tình trạng lạm phát tăng cao trong khoảng thời gian này. Nên trong giai đoạn sau đó phải thực hiện thắt chặt tiền tệ, kiểm soát tăng trƣởng tín dụng và áp dụng các biện pháp nhằm hạ lãi suất thị trƣờng. Trong khi đó chính sách tài khóa vẫn tiếp tục mở rộng, phát hành trái phiếu với khối lƣợng lớn để có vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tƣ công. Sự thiếu phối hợp đó dẫn đến sự khan

hiếm vốn trong khu vực sản xuất, khiến cho lãi suất tăng, các doanh nghiệp khó vay thậm chí phải ngừng hoạt động do lãi suất cao, gây sức ép về hệ thống thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và CSTT cũng không đạt hiệu quả cao với mục tiêu chống lại lạm phát.

Một nguyên nhân khác đó là việc điều hành CSTT của NHNN mở rộng và thắt chặt đột ngột gây ra sự bị động rất lớn cho các ngân hàng và gây ra cú sốc về thanh khoản nhƣ trong năm 2008 và năm 2011. Sự can thiệp của NHNN bằng các biện pháp hành chính nhằm kiểm soát lãi suất đã tạo ra lợi thế cho các ngân hàng lớn, trong khi các ngân hàng nhỏ kém cạnh tranh hơn gây ra tác động làm cản trở hệ thống ngân hàng phát triển theo chiều sâu. Mức trần lãi suất thấp làm hạn chế khả năng huy động vốn tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng dẫn đến tình trạng khó khăn hơn về thanh khoản, buộc một số ngân hàng lách trần lãi suất, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và những xáo trộn trên thị trƣờng tiền tệ, đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan giám sát trong việc phát hiện và xử lý. Các biện pháp hành chính đó của NHNN không phù hợp với quy luật cung cầu về vốn trên thị trƣờng nên không giải quyết đƣợc vấn đề căn bản là hạ lãi suất huy động và cho vay mà còn đƣa các NHTM vào tình thế khó khăn về thanh khoản.

Hơn nữa, với việc ban hành ra các quy định mà hoạt động giám sát của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN chƣa thật sự hiệu quả. Đối với việc giám sát thanh khoản hiện nay là việc theo dõi các ngân hàng đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đƣợc quy định trong thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN dựa trên số liệu báo cáo thống kê, chƣa đƣa ra đƣợc cảnh báo đối với các NHTM có những tình huống bất thƣờng, thiếu sự minh bạch và biện pháp chế tài mạnh để xử lý các ngân hàng vi phạm và do đó khó khăn trong việc đảm bảo kỷ luật thị trƣờng.

2.2.2. Các quy định của NHNN liên quan đến hoạt động quản trị RRTK

a) Quy định về dự trữ bắt buộc

NHNN quy định các NHTM phải trích một phần tiền huy động đƣợc làm dự trữ bắt buộc và gửi về NHNN. Mức dự trữ bắt buộc đƣợc tính theo công thức sau:

Mức dự trữ bắt buộc =

n

i 1 Số dƣ tiền gửi bình quân phải tính DTBB x tỷ lệ DTBB

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ

Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011), tỷ lệ DTBB cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ DTBB đang áp dụng đối với các NHTM Việt Nam

Loại TCTD

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ

Không kỳ hạn và dƣới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dƣới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Các NHTM Nhà nƣớc (không bao gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), NHTMCP đô thị, chi nhánh NH nƣớc ngoài, NH liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính

3% 1% 8% 6%

NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1% 1% 7% 5%

NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác,

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng 1% 1% 7% 5% TCTD có số dƣ tiền gửi phải tính dự trữ

bắt buộc dƣới 500 triệu đồng, Quỹ tín dụng

b) Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD

Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành các Quyết định sau về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD:

Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 24/02/2009 của NHNN: thay thế các quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Theo đó, TCTD phải sử dụng nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn theo thứ tự: Sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn; sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với NHTM là 30%; công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%; Quỹ tín dụng nhân dân dân Trung ƣơng : 20%. Bình quân tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tại Thông tƣ này giảm 10% so với quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

Thông tư số 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN :

Quy định về tỉ lệ vốn an toàn tối thiểu: tại điều 4, 5, 6 thông tƣ 13/2010/TT-NHNN. Nội dung:

 Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

 Bên cạnh đó thông tƣ còn quy định cụ thể về tỉ lệ vốn an toàn riêng lẻ và tỉ lệ vốn an toàn hợp nhất

Quy định tỷ lệ khả năng chi trả:

 Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả

 Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối

với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại đƣợc quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày). Ngoài ra, thông tƣ còn quy định về giới hạn góp vốn và mua cổ phần

trong tất cả công ty trực thuộc, trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tƣ, dự án đầu tƣ, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc .

Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006

Quy định về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 và đƣợc sửa đổi theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011. Nội dung:

Tổ chức tín dụng đƣợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc đƣợc cấp tối thiểu tƣơng đƣơng mức vốn pháp định quy định tại các Nghị định này.

2.2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á mại cổ phần Việt Á

2.2.3.1 Các quy định nội bộ về quản trị rủi ro thanh khoản của VietABank

Đối với các quy định về thanh khoản của NHNN mang tính tuân thủ, VietABank không có quy định riêng mà áp dụng quy định của NHNN, ví dụ nhƣ: Quy định về Dự trữ bắt buộc, Hệ số an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ khả năng chi trả...

Dựa trên các quy định của NHNN, VietABank thiết lập hệ thống các quy

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)