Tăng cƣờng công tác dự báo các biến động kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 78)

Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh, khả năng thanh khoản của các ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tại VietABank công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô do Ủy ban ALCO và phòng Quản lý rủi ro phụ trách nhƣng hiệu quả chƣa cao. Trong năm 2009 – 2010, thực hiện các biện pháp kích cầu, các ngân hàng tích cực cho vay, dùng phần lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, giảm lãi suất huy động tiền gửi. Nhƣng đến năm 2011, khi nền kinh tế vừa lạm phát vừa khủng hoảng, các ngân hàng không có đủ dự trữ thanh khoản để đáp ứng cho nhu cầu chi trả. Do đó, việc tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của công tác dự báo kinh tế ở các ngân hàng là cần thiết. Nếu nhƣ ngân hàng dự báo đƣợc diễn biến của nền kinh tế và xu hƣớng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thì ngân hàng đã dùng nguồn tiền để lại dự trữ nhiều hơn và đã không gặp khó khăn về thanh khoản.

 VietABank nên thành lập một tổ nghiên cứu độc lập, chuyên nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong, ngoài nƣớc và đƣa ra những đánh giá, dự báo đối với nền kinh tế Việt Nam thay vì giao nhiệm vụ cho Ủy ban ALCO đảm nhiệm. Điều này sẽ giúp

cho công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô đƣợc tập trung chuyên sâu hơn và hiệu quả công tác dự báo cũng tăng lên rất nhiều.

Tổ nghiên cứu sẽ cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, thị trƣờng tiền tệ; trao đổi, tham vấn với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nƣớc nhằm giúp ban lãnh đạo VAB chủ động linh hoạt điều hành hoạt động, ứng phó kịp thời với diễn biến của thị trƣờng và sự điều hành của nhà nƣớc.

Số liệu xây dựng bản báo cáo này nên đƣợc trích dẫn từ những nguồn tin cậy nhƣ Tổng cục Thống kê, báo cáo từ bộ ngành, đánh giá của các định chế nƣớc ngoài nhƣ HSBC, Morgan Stanley, Standard & Poor’s; các nguồn thông tin tham khảo từ Bloomberg, Reuters, businessweek.com…

 VietABank cần sớm xây dựng quy trình cảnh báo thanh khoản. Quy trình này sẽ quy định các bƣớc thực hiện trong công tác cảnh báo thanh khoản, các bộ phận nào thực hiện công tác dự báo thanh khoản.

Trên cơ sở bộ chỉ số thanh khoản chuẩn và chiến lƣợc ƣu tiên một số chỉ số thanh khoản, VietABank quy định các mức độ cảnh báo cho các chỉ số này khi chúng có xu hƣớng biến động tăng hoặc giảm một tỷ lệ nhất định.

Khi các hệ số thanh khoản thay đổi theo hƣớng bất lợi cho VietABank đã đƣợc bộ phận cảnh báo đƣa ra, thì cùng với đó bộ phận cảnh báo thanh khoản phải triển khai các nghiên cứu để chỉ ra các nguyên nhân và đề ra các cách thức xử lý nhằm khắc phục sự biến động về thanh khoản, tránh tình trạng lúng túng, bị động khi có RRTK.

3.1.5 Phát triển nguồn vốn ổn định

Giải pháp cụ thể để VietABank phát triển nguồn vốn ổn định nhƣ sau:

Đa dạng hóa hình thức huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa các nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, ký quỹ, bảo lãnh, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để gia tăng số lƣợng tài khoản tiền gửi và số dƣ tiền gửi thanh toán.

Kéo dài kỳ hạn thực tế của các khoản tiền gửi: Để thực hiện giải pháp này cần dựa vào những loại tiền gửi chủ yếu nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết

kiệm...vì đây là nguồn tiền ngân hàng có thể huy động với khối lƣợng lớn từ nguồn tiền nhàn rỗi của ngƣời dân. Ngân hàng cần quan tâm đến việc đa dạng hóa các kỳ hạn huy động tƣơng ứng với mức lãi suất huy động hấp dẫn, đồng thời tăng thêm sự linh hoạt và tiện ích (các sản phẩm – dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện đại, thẻ tín dụng,…) cho khách hàng.

Duy trì mối quan hệ thân thiết và thực hiện chính sách chăm sóc đặc biệt với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn sao cho giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng khách hàng rút tiền gửi ở VietABank để đi gửi lại ở ngân hàng khác.

Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trƣờng về các sản phẩm huy động để từ đó đƣa ra các sản phẩm tiết kiệm đa dạng và phù hợp với tất cả các đối tƣợng khách hàng.

Nâng cao vai trò của các bộ phận khác: đƣa ra và khuyến khích các chƣơng trình tham gia huy động của các phòng ban khác, tận dụng các mối quan hệ của các nhân viên, góp phần thu hút nguồn tiền huy động cho ngân hàng.

3.1.6 Xây dựng mô hình đánh giá, thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (stress testing) và kế hoạch vốn dự phòng.

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008, các quốc gia trên thế giới đã chú trọng hơn đến công tác stress testing. Tuy nhiên, ở Việt Nam chƣa có quy định, văn bản pháp lý nào hƣớng dẫn việc thực hiện các đánh giá sức chịu đựng của các TCTD cũng nhƣ toàn hệ thống, ngoại trừ nội dung xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản tại Thông tƣ 13/2010-TT-NHNN. Việc thiết lập mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản rất phức tạp, trƣớc tiên phải cần có cơ sở dữ liệu, đánh giá cơ sở dữ liệu, đánh giá cơ chế quản lý rủi ro ở mức độ hệ thống, nguồn gốc phát sinh rủi ro thanh khoản

Những thông tin giả định có thể đƣa ra trong stress testing là:

Tài sản trở nên kém thanh khoản trên thị trƣờng và sự sụt giảm giá trị của các tài sản thanh khoản.

Tỷ lệ rút tiền bình quân hàng ngày của những ngƣời gửi tiền trên thị trƣờng bán lẻ gia tăng

Không có sẵn nguồn vốn vay mƣợn có đảm bảo và không đảm bảo trên thị trƣờng liên ngân hàng hoặc thị trƣờng liên ngân hàng ngừng giao dịch.

Sự tƣơng quan giữa các thị trƣờng vốn hay tính hiệu quả của sự đa dạng hóa các nguồn vốn.

Các khoản yêu cầu thanh toán bất ngờ, những khoản rút tiền tiềm ẩn hoặc các cam kết hạn mức tín dụng gia hạn cho khách hàng, cho các công ty con, chi nhánh của ngân hàng.

Sự hấp thụ thanh khoản của các nghiệp vụ ngoại bảng

Sự cạn kiệt thanh khoản gắn với sự phức tạp của các sản phẩm, giao dịch Tác động của việc xếp hạng tín nhiệm ngân hàng.

Sự ƣớc lƣợng về tình trạng của bảng cân đối kế toán trong tƣơng lai của ngân hàng.

Yếu tố hành vi của thị trƣờng, ngƣời gửi tiền, doanh nghiệp, các TCTD trong các giai đoạn tăng trƣởng suy thoái của nền kinh tế

Kế hoạch vốn dự phòng (Contigency funding plan – CFP) theo đó đƣợc VietABank phát triển nhằm đƣa ra những chiến lƣợc để giải quyết các tình trạng căng thẳng thanh khoản. CFP bao gồm kế hoạch tài trợ của ngân hàng trong thời gian tạm thời và trong dài hạn, chiến lƣợc về tài sản Nợ (các đơn vị có thể giúp đỡ trong điều kiện căng thẳng, chính sách yêu cầu hoàn nợ sớm, sử dụng của sổ chiết khấu,…) và tài sản Có (thanh lý tài sản thặng dƣ trên thị trƣờng tiền tệ, bán tài sản..) để đối phó với khủng hoảng thanh khoản. Trong CFP phải đƣa ra các nguồn thanh khoản tiềm tàng để đáp ứng mức thiếu hụt tăng lên trong điều kiện căng thẳng, những chỉ dẫn rõ ràng và chính xác, những dấu hiệu cảnh báo và chiến lƣợc truyền thông nội bộ và bên ngoài cũng cần đƣợc đƣa ra trong mối quan hệ giữa stress test và CFP và các bộ phận cần phải sẵn sàng tiến hành kế hoạch này.

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn chủ sở hữu, đẩy ngân hàng đến phá sản. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi đƣợc vốn cho vay thì các hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của ngân hàng. Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đề rất phức tạp và cần thiết trƣớc khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay VietABank có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao. Điều này ảnh hƣởng tới thu nhập, khả năng hoạt động an toàn của ngân hàng. Chính vì thế, công tác thẩm định tín dụng là hết sức quan trọng. VietABank không chỉ nên chú trọng đến công tác thẩm định trƣớc khi quyết định cho vay mà còn nên chú trọng đến công tác thẩm định và kiểm soát sau khi cho vay, để nếu có dấu hiệu gì trong việc không thể thu hồi nợ từ khách hàng, VietABank có thể chủ động trong công tác tài trợ cho rủi ro thanh khoản nếu có xảy ra.

Các biện pháp xử lý nợ xấu có thể đƣợc áp dụng đối với VietABank: i) bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dƣ nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện; ii) rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780 của NHNN để thực hiện tái cơ cấu và hỗ trợ khách hàng phục hồi kinh doanh; iii) chuyển giao rủi ro tín dụng bằng cách bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ: công ty Quản lý và Khai thác tài sản Việt Nam.

Tuân thủ quy định của NHNN về việc cấm và hạn chế cho vay theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD:

Không đƣợc cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây: thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tƣơng đƣơng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, pháp nhân là cổ đông có ngƣời đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản

trị, thành viên Ban kiểm soát của TCTD là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn;…

Không đƣợc cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát; không đƣợc cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD; không đƣợc cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp.

Không cho vay và hạn chế cho vay đối với các cá nhân có liên quan trong quá trình cho vay hoặc có trách nhiệm chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hoặc công ty chứng khoán trực thuộc TCTD

3.1.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp: nghiệp:

Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào. Chính bộ phận này sẽ tham mƣu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đƣa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hƣớng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những ngƣời góp phần vào thành công chung của ngân hàng. Một nhà lãnh đạo có kinh nghiệm luôn hiểu rằng, biết rõ về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng vị trí công tác là cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và tƣơng lai. Sự thiếu quan tâm hay thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến ngân hàng tốn kém cả về thời gian và tiền bạc trong suốt quá trình hoạt động.

3.1.9 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong công tác thanh khoản

Hiện nay, nhân viên quản lý thanh khoản vẫn đang thực hiện tính toán dòng tiền vào và dòng tiền ra trên excel, điều này mất thời gian và mang tính thủ công, do đó cần thiết kế báo cáo nội bộ để thực hiện thêm các tính năng, nhƣ:

Cung cấp các báo cáo dựa trên cơ sở phân tích cập nhật dữ liệu online.

Cân đối dòng tiền hàng ngày trên cơ sở cân đối từng loại tiền và cân đối tổng hợp các loại tiền. Cân đối chi tiết các tài sản Có và các tài sản Nợ đến hạn trong vòng 7 ngày cho từng loại tiền tệ, và tổng hợp cho các loại tiền tệ. Cân đối các dòng tiền vào và dòng tiền ra từ nguồn liên ngân hàng.

Truy xuất tại mọi thời điểm nguồn tiền thanh khoản có thể sử dụng trên cở sở duy trì các hệ số thanh khoản theo quy định. Truy xuất tại mọi thời điểm lƣợng tiền mặt có thể sử dụng trên cở sở duy trì các hệ số thanh khoản theo quy định.

Tính toán tự động các chỉ số thanh khoản theo bất cứ khi nào cần truy xuất phục vụ công tác quản trị RRTK.

3.2 Các giải pháp hỗ trợ

3.2.1 Ổn định chính sách vĩ mô

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phải đƣợc thực hiện song song với nhau, không mâu thuẫn nhau. Sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách và có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ mô bất ổn, sẽ ảnh hƣởng đến thanh khoản của thị trƣờng. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, cụ thể: kiểm soát, khắc phục nhanh chóng những yếu tố tiềm ẩn có thể dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô; theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán, thu chi ngân sách.

Ngoài ra, việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ mang tính chất hành chính nhƣ trần lãi suất, hạn mức tăng trƣởng tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tình trạng thanh khoản thị trƣờng bị bóp méo. Nhƣ ở thời điểm cuối

năm 2007 và đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ. Để chống lạm phát NHNN đã thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh, trong đó việc phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng đƣợc xem là một biện pháp hành chính khá mạnh. Kết quả, thị trƣờng tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trƣờng chứng khoán, bất động sản sụt giảm...Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhƣng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh nhƣ thế trong một khoảng thời gian chƣa đủ để thị trƣờng thích ứng, nên đƣợc xem xét cẩn trọng hơn. Việc thay đổi đột ngột các chính sách sẽ ảnh hƣởng đến tình hình thanh khoản của các ngân hàng do không có đủ thời gian, đủ nguồn vốn bù đắp để đáp ứng các yêu cầu quản lý mới của NHNN dẫn đến thiếu hụt, căng thẳng về thanh khoản. Ngƣợc lại nếu các chính sách đƣợc lập kế hoạch và thực thi sẽ tạo nên sự an tâm cho hệ thống NHTM cổ phần từ đó giúp các ngân hàng có điều kiện ổn định để duy trì, hoạch định chiến lƣợc kinh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)