Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
1,26 MB
Nội dung
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1 Lý do chọn đề tài Chăn nuôi là một trong các ngành sản xuất chính của kinh tế nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi, có thể cho rằng Viêt Nam sẽ có nhiều lợi thế để phát triển. Tuy vậy, với tình hình kinh tế khó khăn trong các năm qua, giá nguyên liệu tăng cao trong khi giá thực phẩm gia súc giảm, người chăn nuôi đang gặp nhiều vấn đề nan giải về tài chính và dịch bệnh xảy ra trên vật nuôi. Khó khăn đang đặt ra cho ngành là làm thế nào các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm bớt các tác hại do dịch bệnh gây ra. a. Tính cấp thiết của đề tài Theo thống kê từ Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấn nguyên liệu với tổng kim ngạch trên 3 tỷ USD để sản xuất ra khoảng 15,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng nông nghiệp… Từ cuối quý 2-2012 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi leo thang, nhiều nông dân bị lỗ nặng khi giá gia súc, gia cầm không tăng. Đối với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, họ là một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất thực phẩm toàn cầu. Họ nhập khẩu hoặc thu gom các loại nông sản trong nội địa làm nguyên liệu đầu vào để chế biến thành thức ăn chăn nuôi, sau đó bán cho các hộ nông dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên từ tháng 8 năm 2012, nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp đến từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, Achentina, Trung Quốc, Braxin … bị giảm sản lượng do hạn hán, thiên tai, các vấn đề đình công chưa giải quyết…khiến cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi bị thiếu nguồn nguyên liệu đồng thầy đẩy giá nguyên liệu tăng cao. 2 Vấn đề cấp thiết ở đây được đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến TACN là làm sao vẫn đảm bảo nguồn cung cho người dân, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời hỗ trợ người dân đối phó với dịch bệnh và các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Chính vì tính cấp thiết này, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2013 -2020” nhằm đưa ra các giải pháp mang tính cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng cho sự phát triển ngành sản xuất TACN. 2. Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 2.1 Mục đích nghiện cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp sản xuất TACN tại Việt Nam, tìm hiểu và phân tích các nhận tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Dựa vào các phân tích trên nhằm đưa ra các giải pháp phát triển ngành phù hợp với điều kiện hiện tại và thời gian tới. a. Nội dung nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được các mục đích trên, cần tìm hiểu và thực hiện các vấn đề sau: Tổng quan về ngành sản xuất TACN; phân tích một số yếu tố chính trong ngành. o Đặc điểm của ngành và sản phẩm o Vai trò của ngành Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam o Cơ cấu và quy mô các doanh nghiệp sản xuất TACN o Sản lượng và khả năng cung ứng thị trường o Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Các giải pháp để phát triển ngành giai đoạn 2013-2020 b. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu và phân tích thống kê các số liệu nhằm giải quyết các vấn đề sau: 3 Dựa trên số liệu thống kê và số liệu điều tra, quan sát để phân tích thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Dự báo nhu cầu về sản lượng nguyên liệu và sự biến động về giá. 3. Tổng quan về đề tài nghiên cứu: 3.1 Giới tiệu chung về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi; Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ 90 đặc biệt từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của chính sách đổi mới, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã phát triển mạnh vào ngành công nghiệp này. Đến đầu thế kỷ 20, khoa học chế biến thức ăn chăn nuôi mới hình thành và phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi mà thức ăn đơn không thể đáp ứng được. Mặt khác, mỗi loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển sinh lý lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phải tạo ra được được nhiều loại sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù hợp với từng thời kỳ phát triển sinh lý của vật nuôi. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng đáng kể. Năm 1992, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi mới đạt 65.000 tấn. Đến năm 2000 đạt 2.7.00.000 tấn và 2004 đạt 3.400.000 tấn đạt mức độ tăng trưởng bình quân 33,9% năm. Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp với tổng nhu cầu về lượng thức ăn cho vật nuôi cũng tăng đáng kể, nếu năm 1992 tỷ lệ này mới chỉ đạt 1.2% thì đến năm 1995 con số đã là 13% và năm 2003 vươn lên trên 30%. Nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho gia súc tăng bình quân 10- 15% mỗi năm và năm 2003 đang ở mức xấp xỉ trên 8 triệu tấn. Trong khi sản lương thức ăn hiện mới chỉ đạt trên 3 triệu tấn/năm do vậy mới đáp ứng được khoảng 32-35% nhu cầu. Như vậy, tiềm năng phát triển ngành thức ăn công nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, những năm qua ngành thức ăn công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng nhà máy cũng như chủng loại thức ăn. 4 Hiện tại cả nước có 225 nhà máy và xưởng sản xuất sản xuất chế biến thức ăn gia súc, trong đó các công ty 100% vốn nước ngoài nắm giữ 60-70% thị phần. (Nguồn: Cục chăn nuôi) Hiện nay sản xuất thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm ước đạt gần 6 triệu tấn (5 triệu tấn thức ăn hỗn hợp và 800 nghìn tấn thức ăn đậm đặc). Thức ăn chế biến cho nuôi trồng thủy sản ước đạt gần 2,4 triệu tấn trên tổng chi phí gần 18 triệu tấn thức ăn. Thức ăn chế biến công nghiệp chiếm xấp xỉ 50%. Nhìn chung trong gần 20 năm mở cửa, nền công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam được khởi sắc, tiếp cận nền khoa học, sản xuất, kinh doanh của thế giới góp phần đáng kể đưa năng suất, chất lượng vật nuôi lên cao, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên còn những tồn tại cần nhìn thẳng sự thật để khắc phục trong thời gian tới mới có thể xây dựng nền chăn nuôi bền vững. 3.2 Vai trò và đặc điểm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi. Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Mỗi ngành có những đặc điểm đặc trưng. Đối với ngành sản xuất TACN cũng có những đặc điểm như sau: Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và 5 Phát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của ngành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngành sản xuất khác. Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm chăn nuôi. 3.3 Đặc điểm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởi chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể rút ngắn chu kỳ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn gốc các loại thức ăn chăn nuôi: - Thức ăn tự nhiên: gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho gia cầm chăn thả tự nhiên. - Thức ăn được chế biến: hoạt động chế biến thưc ăn chăn nuôi đảm bảo thức ăn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằm góp phần tăng năng suất. - Thức ăn sản xuất từ trồng trọt: gồm các loại rau xanh, các loại bèo, , các sản phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người. Trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi gồm 2 loại là thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc. 6 Thức ăn chăn nuôi đậm đặc: là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chính Protein, khoáng và vitamin với hàm lượng cao. Ngoài ra còn được bổ sung thêm các thành phần khác như cám gạo, bột ngô, bột sắn…theo tỷ lệ thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp: là loại thức ăn mang tính cân bằng các chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn này đảm bảo sự duy trì đời sống và sức sản xuất của vật nuôi. Người chăn nuôi sẽ không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác. 3.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Đã có nhiều báo cáo của Bộ NN&PTNT, cục chăn nuôi, cục khuyến nông và các ban ngành liên quan đưa ra các số liệu báo cáo tình chăn nuôi, thực trạng ngành chăn nuôi trong thời gian qua. Bên cạnh đó có một số giải pháp, 1 số nghiên cứu đưa ra mang tính cấp bách trong từng giai đoạn nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu, giải pháp nào đánh giá thực trạng hiện tại ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong năm 2012 và định hướng phát triển trong năm 2013 – 2020. Do vậy, nội dung luận văn này là cơ sở để đánh giá thực trạng hiện tại ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển trong thời gian tới. 4. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi Chương 2: Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Chương 3: Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI 1.1 Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi 1.1.1 Khái niệm thức ăn chăn nuôi Theo tiêu chuẩn về quy định một số thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến thức ăn chăn nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thức ăn chăn nuôi được định nghĩa là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Hình 1.1: Mô hình thức ăn chăn nuôi THỨC ĂN CHĂN NUÔI Thức ăn thô xanh Thức ăn tinh bột giàu dinh dưỡng Thức ăn bổ sung protein Thức ăn bổ sung Các chất phụ gia Các loại khác 8 Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm từ tự nhiên và hoạt động của con người. Cùng với nhu cầu ngày càng tăng lên về sản phẩm từ chăn nuôi, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa … không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân mà còn là nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và còn có vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Chính vì vậy, nguồn cung cấp cho ngành thức ăn chăn nuôi ngày một đa dạng. Người ta không những sử dụng nguồn thức ăn từ động vật mà còn sử dụng cả các nguồn thức ăn động vật, vi sinh vật, khoáng chất, vitamin và các loại thức ăn tổng hợp khác. Do đó, khái niệm thức ăn chăn nuôi được định nghĩa: Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm được pha trộn, chế biến và bảo quản từ thực vật, động vật, khoáng, vitamin và một số chất khác nhằm cung cáp dinh dưỡng cho vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởi chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể rút ngắn chu kỳ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn gốc các loại thức ăn chăn nuôi: - Thức ăn tự nhiên: gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho gia cầm chăn thả tự nhiên. - Thức ăn được chế biến: hoạt động chế biến thưc ăn chăn nuôi đảm bảo thức ăn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằm góp phần tăng năng suất. - Thức ăn sản xuất từ trồng trọt: gồm các loại rau xanh, các loại bèo, các sản phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người. Thức ăn chăn công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng 9 để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Người ta thường phân chia thức ăn công nghiệp thành hai loại chính như sau: Thức ăn chăn nuôi đậm đặc: Là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chính Protein, khoáng và vitamin với hàm lượng cao. Ngoài ra còn được bổ sung thêm các thành phần khác như cám gạo, bột ngô, bột sắn…theo tỷ lệ thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao về protein, khoáng, vitamin, axít amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng. Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường được pha trộn với thức ăn thô như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn có tại địa phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏi người chế biến thức ăn, đặc biệt là người sử dụng thức ăn cần phải nắm rõ một số đặc điểm cũng như ưu khuyết điểm khi sử dụng thức ăn đậm đặc, cụ thể: Chất lượng thức ăn thô phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mức độ đầu tư và khả năng chăm sóc nên thường không ổn định và có sự khác biệt giữa các mùa, các địa phương và thậm chí ngay trong từng hộ gia đình. Trong khi đó trình độ hiểu biết của người chăn nuôi chưa cao nên việc pha trộn thường không hợp lý dẫn đến tình trạng chất lượng thức ăn sau khi pha trộn bất ổn định, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng. Thức ăn thô dùng để pha trộn hầu hết là sản phẩm hoặc phụ phẩm tận dụng từ ngành sản xuất nông nghiệp, chính vì thế mà giá thành thức ăn sau khi pha trộn rất thấp. Nếu người chăn nuôi biết áp dụng và sử dụng một cách hợp lý nguồn thức ăn sẵn có trong quá trình chăn nuôi có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. 10 Thức ăn đậm đặc thường được sử dụng với số lượng ít nên hạn chế được chi phí vận chuyển và bảo quản. Vì vậy khách hàng của sản phẩm thức ăn đậm đặc phần đông là các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, phân bổ một cách phân tán và nằm chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với điều kiện vận chuyển khó khăn. Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp: Là loại thức ăn mang tính cân bằng các chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức ăn này đảm bảo sự duy trì đời sống và sức sản xuất của vật nuôi. Người chăn nuôi sẽ không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều nguyên liệu đơn được phối chế theo công thức, đảm bảo chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng. Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật nuôi thường không cần pha trộn bất cứ một loại thức ăn hay nguyên liệu nào khác ngoài nước uống. Ngày nay thức ăn hỗn hợp được sử dụng một cách phổ biến, đặc biệt rất thuận lợi với hình thức chăn nuôi công nghiệp bởi chúng có những đặc điểm sau: Thức ăn hỗn hợp được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sử dụng không cần trãi qua giai đoạn pha trộn như thức ăn đậm đặc nên chất lượng rất ổn định. Người sử dụng có thể chủ động lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi mà nhà sản xuất đã xác định. Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường được sử dụng với số lượng lớn, chi phí vận chuyển và lưu trữ cao nên không phù hợp với vùng xa hoặc khu vực có điều kiện vận chuyển khó khăn. Khách hàng lớn của sản phẩm thức ăn hỗn hợp chủ yếu là các trang trại chăn nuôi với qui mô sản xuất lớn, chính vì vậy họ rất nhạy cảm với giá sản phẩm. [...]... khuyến khích sản xuất, nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi - Quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn Việt Nam - Kiểm tra, thanh tra và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi Cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền của mình - Công bố danh mục thức ăn và nguyên... cạnh đó, ngành Chăn nuôi phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 38% năm 2015 và 42% năm 2020 Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất, nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi Như vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sự phát triển đột phát và mang tính đồng bộ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một... đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng 65%-70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi Ở một số nước 20 nông nghiệp phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công nghiệp hóa và hiện đại hóa Thức ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp... và tiêu thụ sản phẩm - Ngành chế biến TACN là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngành sản xuất khác Chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phát triển gắn liền với việc phát triển công nghệ và kỹ thuật của ngành sản xuất khác -... một lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội Trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân... Đối với ngành chế biến thức chăn nuôi, chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát thông qua một số đặc điểm mang tính đặc trưng của ngành như sau: - Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm chăn nuôi Và đó... trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi Thứ ba: Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn Ở nước ta hiện nay, nhu cầu thức ăn tinh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng công suất của tất cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu tấn2, phần còn lại do các cơ sở sản xuất thủ công... vật nuôi phát triển tốt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi đáp ứng đầy đủ chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm Và một thực tế cho thầy rằng, trong cùng một điều kiện nuôi nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và thời gian chăn nuôi được rút ngắn Thứ hai: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn. .. biến thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi còn là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người sử dụng sản phẩm chăn nuôi Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Phải có cơ chế quản lý vĩ mô phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. .. chính sách quản lý vĩ mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với tiến trình phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân Thứ tư: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi từ nay đến năm 2015, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình . trường và phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi Chương 2: Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Chương 3: Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013. nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm chăn nuôi. 3.3 Đặc điểm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành. nghiệp sản xuất TACN o Sản lượng và khả năng cung ứng thị trường o Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Các giải pháp để phát triển ngành giai đoạn 2013-2020