1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp điều tra tập đoàn cây thức ăn chăn nuôi tại một số xã của huyện hoài đức, thành phố hà nội và mô hình trồng cây thức ăn chăn nuôi

30 489 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Hoài Đức là huyện nằm phía Tây Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 16km, tiếp giáp với đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tuyến đường sắt và nhiều tỉnh lộ chạy qua nên hiện có nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch

vụ, đô thị, tạo cho huyện những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh

tế Tuy vậy tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh đến chóng mặt cũng đã làm cho đất nông nghiệp đang bị thu hẹp và số hộ chuyên tập trung làm nơng nghiệp ở Hồi Đức giảm đi đáng kể, có những xã đã mất 100% đất nông nghiệp

Trong bối cảnh đó, chính quyền và nhân dân Hoài Đức đã nhanh chóng tiến hành việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn và bước đầu đạt hiệu quả đáng khích lệ, giá trị nông nghiệp vẫn tăng đáng kể Năm 2010, nếu công nghiệp - xây dung dat 1.138,6 tỷ đồng, dịch vụ 661 tỷ đồng thì nông

nghiệp cũng đạt 300,4 tý đồng Năm 2011, Hoài Đức phan dau tăng giá trị sản

xuất nông nghiệp lên 308 tỷ đồng đây nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,

vật nuôi mở rộng thêm 45 ha rau an toàn tại một SỐ Xã, trồng mới 50 - 70ha

cây ăn quả

Hoài Đức xác định rõ vị trí là vành đai xanh, vành đai thực phẩm phục

vụ tại chỗ, cung ứng cho nội thành nên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu

nông nghiệp, huyện đã xác định chú trọng việc cung ứng thực phẩm, rau màu,

cây ăn quả, hoa, cây cảnh đồng thời tập trung cho chăn nuôi gia cầm, lợn, bò

thịt, bò sữa Vì vậy, bên cạnh việc phát triển mạnh những vùng trồng trọt

mang tính hàng hóa như vùng rau an toàn Song Phương, Vân Côn hay vùng

cây ăn quả Đắc Sở, Tiền Yên thì chăn nuôi của huyện cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn Ngoài những vùng tập trung chăn nuôi lợn, gà tại các

Trang 2

làng nghề chế biến nông sản như Cát Quế, Dương Liễu, Tiền Yên v.v Hoài

Đức cũng đây mạnh việc phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt tại các xã khu

vực bãi ven sông Đáy như Đông La, Song Phương

Chúng ta biết rằng hiện nay thức ăn công nghiệp có mặt trên khắp thị trường, do đó mà chăn nuôi nói chung không còn phụ thuộc nhiều vào ruộng đất nữa, trừ chăn nuôi đại gia súc Muốn phát triển chăn nuôi đại gia súc đòi hỏi phải chủ động được thức ăn xanh Việc trồng cây thức ăn ở một vùng ngoại ô, nơi đất trồng trọt ngày càng khan hiếm như Hoài Đức là điều không dễ

Nhằm xác định thực trạng nguồn thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi; tập

đoàn cây thức ăn xanh và mô hình trồng cây thức ăn chăn nuôi tại Hồi Đức chúng tơi đã tiến hành dé tai:

“Điều tra tập đoàn cây thức ăn chăn nuôi tại một số xã của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội và mô hình trồng cây thúc ăn chăn nuôi ” 2 Mục tiêu của đề tài

Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành:

e_ Thống kê và mơ tả tập đồn cây, cỏ làm thức ăn chăn nuôi

6 Cỏ tự nhiên

o_ Các loại cỏ trồng

©_ Cây thức ăn xanh khác ngoài cỏ

Trang 3

CHUONG 1 CO SO LY LUAN CUA DE TAI

1.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam

Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với hai ngành truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi Sản lượng lương thực tăng nhanh trong thời gian gần đây đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trong thập kỷ 80 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 - 3 thế giới Sản xuất

lương thực đạt sản lượng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công

nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm đã góp phần đưa chăn nuôi phát triển nhanh và 6n định [10]

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đối mới, ngành chăn nuôi đã đạt được những kết quả đáng kẻ

- Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm trong 10 năm gần đây tính trung bình 3,0 -

6,0%, trong đó đàn lợn tăng 6,77%; bò tăng 4,1% (bò sữa tăng mạnh

48,06%); gia cầm tăng 6 - 9%/năm 1.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là nghè truyền thống của nông dân và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nước ta Đàn lợn được nuôi chủ yếu theo phương thức bán thâm canh trong nông hộ (90 - 95%) với quy mô nhỏ (3 - 5 con/hộ) Một tỷ lệ nhỏ dan lon (5 - 10%) được nuôi trong các trang trại (200 - 300 con) theo phương thức thâm canh (công nghiệp) Lợn vẫn là nguồn cung cấp thịt chính (77% tổng lượng thịt các loại), nhưng tiêu thụ trong nước là chủ yếu

1.1.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm

Gia cầm là loài vật nuôi có khả năng sinh sản nhanh nhất, vòng đời ngắn nhất, vốn đầu tư ít và quy mô chăn nuôi linh hoạt, vì vậy trong những

Trang 4

năm gần đây gia cầm là đối tượng nuôi quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo

- Phần lớn gia cầm (70 - 80%) được nuôi theo phương thức quảng canh, bán

thâm canh trong các nông hộ, mỗi hộ 20 - 30 con, một số ít nuôi thâm canh

(công nghiệp) trong các trang trại với quy mô 1000 - 2000 con

- Thit gia cam san xuat ra chiém 15% luong thit cac loai, chu yéu phuc vu nhu

cầu trong nước Trứng gia cầm sản xuất ngày càng tăng nhưng còn ở mức độ thấp (đưới 50 quả/người/năm)

1.1.3 Tình hình chăn nuôi trâu bò

Trâu, bò là các lồi vật ni ăn cỏ, có thể lợi dụng tốt đồng cỏ và các

phụ phẩm nông - công nghiệp để tạo thành thịt, sữa, sức kéo Đàn bò phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau và phần lớn nuôi trong nông hộ (2 - 3 con/hộ) theo phương thức quảng canh, bán thâm canh Bò sữa được quan tâm phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu ven các thành

phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh và được nuôi thâm canh Thịt trâu, bò chỉ chiếm 8% tổng lượng thịt các loại, lượng sữa sản xuất ra còn ít, mới chỉ chiếm

8,6% lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam Cơ cấu giống bò chủ yếu vẫn là bò nội (bò vàng Việt Nam) chiếm 85% tổng đàn với tầm vóc nhỏ, năng suất thịt sữa

đều thấp, bò lai Zêbu chiếm 14,4%, các giống bò cao sản nhập nội mới chiếm

0,5% tông đàn bò

1.1.4 Tình hình chăn nuôi các loại vật nuôi khác

Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyền đối cơ cấu cây

trồng vật nuôi hướng tới chiến lược phát triên nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi đã được quan tâm và phát triển đa dạng hơn Ngoài các vật nuôi

truyền thống: lợn, trâu bò, gà thì dê, cừu, ngan, chim cút, bồ câu, đà điều

cũng được chú ý đầu tư phát triển

Trang 5

Mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi là:

- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức

trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất

lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó

năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu

quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi

- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công

nghiệp và cơ sở giết mô, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chat thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường

1.2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020

1 Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% /năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%

2 Chăn nuôi gia cầm: đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cằm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát

- Tống đàn gà tăng bình quân trên 5%/ năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%

- Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52 - 55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tang dan, bình quân 8% /năm

3 Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11%/ năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh

4 Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% /năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai đạt trên 50%

5 Đàn trâu: Ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Trang 6

6 Đàn đê, cừu: tăng bình quân 7%/ năm, đạt khoảng 3,9 triệu con Phát triển

chăn nuôi dê theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ

1.3 Cây thức ăn xanh và chăn nuôi gia súc ăn cỏ

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT cùng với Cục chăn nuôi đã tổ chức

nhiều hội nghị về day mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh,

phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong đó nêu rõ:

- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những thế mạnh của Việt Nam, góp

phần quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc

làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân

- Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những định hướng ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020 đề đưa chăn nuôi lên quy mô trang trại sản xuất hàng hoá cung

cấp các sản phẩm chăn nuôi giá trị cao và an toàn vệ sinh cho nhu cầu của xã

hội

- Muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ có hiệu quả kinh tế cao cần phát huy tiềm năng và thế mạnh các vùng sinh thái của các địa phương trong cả nước, sử dụng hợp lý nguồn thức ăn thô xanh đề phát triển chăn nuôi bền

vững

- Hình thức chăn thả tự nhiên theo cung cách truyền thống như trước ngày nay không còn phô biến Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quá cao với cách thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi trang trại ngày

càng được nhân rộng và khuyến khích phát triển Theo báo cáo của 64 tỉnh,

thành phố từ năm 2006 đến năm 2010 số lượng trang trại bình quân tăng

58,7%/năm

Tuy nhiên, trong hình thức nuôi nhốt đại gia suc, nguồn thức ăn là một

Trang 7

1.4 Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc

Ở Việt Nam cây trồng làm thức ăn cho gia súc khá phong phú, ngoài cỏ tự nhiên và cỏ trồng, rất nhiều loài cây trồng, cây mọc hoang đại hoặc các phụ phẩm nông nghiệp khác cũng được sử dụng làm thức ăn gia súc: thân lá cây ngô, cây mía, cây lạc, rơm

1.4.1 Tình hình nghiên cứu về đồng có tự nhiên [1], [4]

Theo thành phần loài thì trên 95% những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá tri chăn nuôi khá tốt và thuộc nhóm hòa thảo Ngoài ra, trong

đồng cỏ tồn tại một số loại cây bụi và cây thuộc họ đậu, phần lớn những loại

cây này cũng được gia súc ăn

Cây cỏ hòa thảo là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy

đủ chất dinh dưỡng như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc

nhai lại có khả năng sử dụng và hấp thụ tốt Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của trâu bò Họ hoà thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm tỉ lệ cao trong số thực vật trên đồng cỏ, có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng hyđratcacbon và đặc biệt là các chất dinh dưỡng được bảo tồn, ít hao hụt khi thu hoạch

Các cây họ đậu tuy chiếm tỉ lệ ít hơn trong số cây cỏ làm thức ăn gia súc nhưng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng Protein và khoáng thích hợp cho việc chế biến thức ăn tinh bổ sung

Đồng cỏ là đối tượng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, do đó nó

luôn bị thay đổi dưới tác động thường xuyên của con người Có hai nguyên

nhân chủ yếu gây thoái hoá của đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu [6] Thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích chăn nuôi, hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác một cách cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hoá mạnh

Trang 8

Bên cạnh đó quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã phá đi một phần đáng kể đồng cỏ, bãi chăn gia súc

1.4.2 Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng

Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã ban hành bản dự thảo “Quy phạm, xây dựng, sử dụng, dự trữ và quản lý đông cỏ” từ đó đến nay đã xây dựng được hàng nghìn ha đồng cỏ chăn nuôi, đã tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và lợn, nhiều địa phương đã sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng cỏ cung cấp cho gia súc

Bên cạnh việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn để về dự trữ, phơi khô, ủ xanh và thực hiện có kế hoạch, có chất lượng Song song với những cố

gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và có địa phương có năng

suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều giống cỏ tốt đã được đưa

vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả nước Việt Nam, trong thời gian 10 năm trở lại đây, đã nhập trên 100 giống cây thức ăn hoà thảo và họ đậu có nguồn gốc nhiệt đới nhằm phát triển khả

năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi Năm 1990 chương trình bò thịt

VIE86/008 nhập 17 giống cây thức ăn họ đậu, hoà thảo khác nhau từ Australia Năm 1995 chương trình cây thức ăn xanh cho nông hộ nhập vào 70 giống (51 giống đậu và 19 giống hoà thảo) từ CSIRO và CIAT, chương trình cây keo đậu nhập 22 giống keo dậu từ Australia Năm 1997 thông qua hoạt động hợp tác quốc tế đã nhập 10 giống Stylo từ Trung Quốc và Philippin

Năm 1998 chương trình “Phát triển thịt bò một cách hiệu quả ở Việt Nam -

ACIAR Projeet as 2/97/18”, nhập 55 loại cây thức ăn gồm 15 loại cây họ đậu và 40 loại cây hoà thảo

Một số giống cây cỏ nhập nội đã được đánh giá ban đầu và thu được

Trang 9

thất lạc, mắt đi hoặc chưa có điều kiện thử nghiệm ở các vùng khác để có cơ

sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất Một số giỗng có hoà thảo chính:

* C6 Voi (Pennisetum pupureum)

Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 - 6m, có khả năng thâm canh cao Trong

điều kiện thuận lợi có thé đạt 25 - 30 tắn chất khô/ha; một năm cắt 7 - 8 lứa

Hàm lượng Prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g/kg chất khô Ở Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ Voi thân mềm như cỏ Voi Đài Loan, Solectioni, các giống Kinggrass

* Cé Ghiné (Panicum maximum)

Cỏ Ghinê có nguồn gốc ở Châu phi và phân bố rộng rãi ở các nước

nhiệt đới, cận nhiệt đới, ở nước ta cỏ Ghinê đã được đưa vào Nam bộ từ năm

1975 Năng suất từ 50 - 100 tấn chất xanh/ha và có thê lên tới 30 - 180 tắn/ha, là loài cỏ phát triển nhanh trong mùa mưa, vào mùa này cứ 20 - 25 ngày là có thể cắt được một lứa và đây là một trong những loài cỏ có thể thay thế cỏ Pangola, vì giữ được năng suất đáng kể, mặc dù độ ngon miệng có kém hơn

* Varisme số 6 (VA06)

Giống cỏ Varisme số 6 (VA06) được đánh giá là “Vua của các loại cỏ” Cỏ

VA 06 dang như cây mía (còn gọi là cỏ mía), thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thắng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, rễ chùm, phiến là dai 60 - 80 cm Chiều cao của cây có thể đạt 3,5 - 4 mét,

đường kính tối đa thân đạt 2 - 3 cm, viền lá thô, mặt lá trơn nhẫn hoặc có lông tơ phủ, gân nổi rõ, bẹ lá tròn không có lông Cỏ có hàm lượng dinh đưỡng

cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt cho các loại

gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ Trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều

loại vitamin Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4,6%, protein tĩnh 3%,

đường 3,02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh

Trang 10

16,86%, đường tổng số 8,3%, năng suất trung bình đạt 400 - 500 tan/ha/nam

[5]

Có VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong

khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ, gà tây, cá

trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường [5]

Cây họ đậu

Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các

giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng không cao Trên đồng có tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4 - 5% về số

lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kế về năng suất

Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêïn, vitamin, khoáng

Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốtpho, kali hơn cỏ hoà thảo Tuy vậy,

hàm lượng Prôtê¡n thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/kg chất khô, xấp

xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới, thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới

(175g/kg chất khô), hàm lượng chất khô 200 - 260g/kg thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hoà thảo [10] Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtê¡n, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng dễ hấp thu Nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường chứa chất ức chế men tiêu hoá hay độc tố làm cho gia súc không ăn được nhiều Bởi vậy, nhất thiết phái sử dụng với lượng phù hợp với cỏ hoà thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn Hiện nay, nước ta chưa có nhiều giống đậu đỗ thức ăn xanh, giống cỏ Stylo va keo dau duge chú ý hơn cả

* Cé Stylo (Stylosanthes)

Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kế ở nhiệt đới và

Trang 11

sử dụng ở nhiều nơi Cỏ Stylo có khá năng thích nghỉ lớn, với lượng mưa hàng năm từ 1500 - 2500 mm cây phát triển mạnh Cỏ Stylo ở Việt Nam có khả năng chịu hạn tốt do có lông và rễ phát triển Năng suất chất xanh có thê đạt 25 - 60 tấn/ha/lứa (9,5 - 14,5 tan chất khô/ha)

* Cây Keo dậu (Leucaena leucocephala)

Keo đậu có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ và quần đảo Thái Bình Dương Keo dậu chính thức nhập từ Úc vào nước ta năm 1990 Đây là một trong những cây họ đậu thân gỗ, dùng lá làm thức ăn gia súc, gia cầm rất có giá trị Keo dậu có thể trồng tập trung dé thu cắt chất xanh hoặc trồng theo hàng rào, đường lô, đường mương, bờ máng năng suất chất xanh khá biến

động tuỳ theo giống, đất đai, sự chăm sóc Ở Việt Nam, năng suất đạt khoảng

40 - 45 tắn/ha/năm, nếu sản xuất từ lá có thé dat 4 - 5 tắn/ha/năm Một năm có thể cắt được 4 - 5 lứa

- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng: chất khô: 30 - 31%; Protein thô:

21-25%; xo thé: 17 - 18%; Khoáng tong số: 6-8%; mỡ 5 - 6% Với thành

phần hoá học và giá trị dinh dưỡng như vậy, cây keo dậu thực sự là nguồn thức ăn bố sung protein cho trâu, bò [1 1]

* Cây Trichanthera gigantea (cây chè không lô)

Có nguồn gốc từ Colombia và cũng có thể tìm thấy nhiều nơi trên thé giới Là cây thức ăn có nhiều triển vọng vì nó thích hợp với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau Cây 7richanthera gigantea co kha năng sinh trưởng cao

và chịu cắt toàn bộ nhiều lần

Cây có khả năng phát triển trong điều kiện trồng không được bón phân do có khả năng có định nito ở bộ rễ Cây gỗ, thân cao 4 - 5m, sống lâu năm Thân mọc thắng, có nhiều mấu lồi nhỏ, phân bố thẳng hàng dọc theo thân Khi còn non thân mềm mọng nước Sau 6 tháng sinh trưởng thân hóa gỗ cứng

phía ngoài, màu nâu, phía trong mềm, nhưng không hóa bắc Lá Trichanthera

màu xanh sẵm mọc đối, giòn và hơi ráp Trichanthera gigantea có khả năng

Trang 12

ra rễ từ gốc đến ngọn, ngay cả một mẫu lá nhỏ Khả năng nhân giống vô tính của 7zichanthera gigantea rất nhanh

Gia trị dinh dưỡng của lá cây Trichanthera gigantea cho gia súc kha cao Hàm lượng protein thô trong khoảng 15- 22 %, ham lượng can xi cao hơnso với các loại cây thức ăn khác

Nhiều đối tượng vật nuôi có thể sử dụng thân lá cây thức ăn này, như bò, dê, lợn, gà, cá Ngoài cho ăn tươi còn làm bột lá, nhất là với gia cầm Mặc dù năng suat Trichanthera gigantea khéng cao nhưng phân bồ sinh khối

đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ lá cao vào lúc giáp vụ nên Trichanthera

gigantea là cây thức ăn xanh tốt trong vụ đông - xuân

1.4.3 Cây trồng khác

Nước ta có mật độ dân số cao, đất trồng trọt không nhiều, bình quân lương thực trên đầu người còn thấp, nên chưa có nhiều lương thực giành cho chăn nuôi, do đó nông dân có truyền thống sử dụng nhiều loại phụ phẩm công, nông nghiệp làm thức ăn gia súc

Nguồn phụ phẩm công nông nghiệp khá dồi dào như rơm lúa, thân cây

ngô, dây lang, dây lạc, lá sẵn, bã sắn, bã dứa, ngọn dứa, cây mía loại thức

ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 - 35 % tính trong chất khô) và tương

đối nghèo chất dinh đưỡng

1.5 Những khó khăn của sản xuất cây thức ăn cho vật nuôi

Với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, từng bước công nghiệp hóa thì chăn nuôi gia súc vẫn là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Trang 13

Song nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp lại và phải nhường chỗ cho cây trồng khác, lượng cỏ tự nhiên không đủ đề đáp ứng nhu cầu của gia súc khi chăn nuôi với quy mô lớn và công nghiệp hóa

Ở nước ta, nhận thức về vấn đề trồng cỏ để chăn nuôi còn mới, thâm

canh trồng cỏ để phát triển chăn nuôi là một hướng đi tốt nhưng không phải ở đâu cũng đã làm Ngày nay, cùng với những nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đồng cỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thì nhiều vấn đề mới cũng đặt ra, đó là cơ cấu kinh tế hợp lý từng vùng, vấn đề an toàn lương thực và phát triển bền vững về mặt sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của toàn xã hội

Là một nước nông nghiệp, nhưng Việt Nam lại phải nhập khâu cỏ để

phục vụ chăn nuôi bò sữa Năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 2.800 tấn cỏ thành phẩm phục vụ chăn nuôi bò sữa [2]

Việc đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh hiện là một thách thức lớn,

hiện tổng đàn gia súc ăn cỏ của nước ta khoảng 11 triệu con Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh vào khoảng 150 triệu tắn/năm Chăn nuôi gia súc nhai lại

chủ yếu vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, luôn mắt cân đối nguồn cung giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu hoạch và thiếu thức ăn lúc giáp vụ và mùa đông Chất lượng cỏ còn rất thấp, giống cỏ trồng hầu hết là cỏ hòa thảo Cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự

nhiên, nhưng sản lượng rất thấp, chỉ đạt 20 tắn cỏ/ha/năm

Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 48%/ năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm 2001, đến nay cả nước đã có khoảng 200 nghìn ha đồng có trồng thâm canh Tuy nhiên, sản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh của các loại Ø1a súc ăn cỏ

Trang 14

Cả nước có gần 4 triệu ha canh tác lúa mỗi năm cho phế phụ phẩm

40 triệu tấn rơm rạ, thế nhưng hầu như toàn bộ rơm rạ đều bị nông dân đốt

hết Do vậy, cần phải xây dựng một chương trình kinh tế xã hội về sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, hạn chế người dân đốt rơm rạ, và phải thúc đầy chế biến bảo quản rơm ra thành thức ăn cho đại gia súc [§]

Nhằm đảm bảo nguồn cung cho chăn nuôi, Việt Nam đang cố gắng nâng điện

tích trồng có từ 290.000 ha hiện nay lên 509.000ha vào năm 2020 Tương ứng

đưa tỷ lệ đất trồng cỏ từ 0,8% hiện nay so với tổng diện tích đất sản xuất lên

5% năm 2020

Bên cạnh đó, ngành cũng sẽ nâng tỷ lệ sử dụng thức ăn cỏ trồng và phụ phẩm nông nghiệp qua chế biến cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ từ 35% năm 2010 lên 65% năm 2020 Việt Nam cũng phấn đấu đưa đàn bò thịt đạt 12,46 triệu con, bò sữa đạt 500 ngàn con, đàn trâu đạt 2,92 triệu con, đàn dê, cừu đạt 398 triệu con Để đảm bảo nhu cầu nuôi dưỡng đàn gia súc ăn cỏ này, số lượng thức ăn thô xanh yêu cầu vào khoảng 150 triệu tắn/năm (tăng hơn gấp đôi so với hiện nay)

Theo đó thì ngành chăn nuôi sẽ xây dựng và qui hoạch về sản xuất thức ăn thô xanh trên toàn quốc phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu, xã hội, thị trường, trình độ sản xuất của nông dân để dần đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng phát triển chăn nuôi trong nước đồng thời xuất khẩu sản phẩm thức ăn thô xanh trong khu vực và tiếp cận thị trường quốc tế Hồn thiện cơng nghệ thu

gom, phơi sấy khô, đóng bánh, bảo quản để nâng cao giá trị dinh dưỡng của

phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân ngô già, rơm theo phương pháp công nghiệp và dự trữ bảo quản sau chế biến

Xây dựng mô hình trồng cỏ thâm canh, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt

Trang 15

Tuy nhiên, hiện tại chăn nuôi các loại gia súc ăn cỏ vẫn chủ yếu tận dụng các bãi tự nhiên, đất trống, đổi trọc, ven rừng, đê, ven sông các bờ kênh

mương, đồng ruộng sau vụ gặt Sản lượng cỏ trồng thâm canh hiện mới chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh

Trên thực tế, mặc đù tong sản lượng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi và phụ

phẩm nông nghiệp đạt tới 60 - 70 triệu tắn/năm nhưng do chưa sử dụng hợp lý phụ phâm mà sản lượng cỏ, chất lượng cỏ còn thấp nên dẫn đến hiện trạng thiếu thức ăn thô xanh Do thiếu thức ăn và thời tiết bất thường như khô hạn

hoặc mưa, rét kéo dai nên vẫn còn hiện tượng gia súc ăn cỏ bị chết đói, rét Ví dụ: Vụ Đông Xuân 2008 có trên 200.000 gia súc ăn cỏ bị chết do rét đậm, rét

hại Nguyên nhân chính của việc thiếu thức ăn thô xanh trong chăn nuôi là đo nông dân chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ, còn quen chăn nuôi quảng canh, dựa vào bãi chăn thả tự nhiên

và thức ăn tận dụng [11]

Trên thực tế, nhiều địa phương đã xây dựng dự án, hỗ trợ tiền cho

người chăn nuôi nhưng lại không tính đến việc phát triển đồng cỏ Trong khi diện tích cỏ tự nhiên ngày càng bị co hẹp do tốc độ đô thị hóa và hoang mạc hóa Chất lượng cỏ tự nhiên cũng bị suy giảm Cỏ trồng ở các địa phương chủ

yếu là cỏ voi, lượng cỏ giàu đạm như cỏ họ Đậu, cỏ hỗn hợp, còn rất ít

Nguồn lợi phụ phẩm công, nông nghiệp tuy đồi đào nhưng khả năng tận dụng làm TACN còn rất thấp Rơm không phải để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc mà để trồng nấm và lót hàng Tuy nhiên, thay vì phải chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu, hệ thống đồng cỏ rồi mới tính đến phát triển đàn gia súc thì ở ta đã làm ngược quy trình

Trang 16

CHUONG 2 DOI TUONG - NOI DUNG - PHUONG PHAP

NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tập đoàn cây thức ăn gia súc ở huyện Hoài Đức - Hà Nội (cỏ tự

nhiên, cỏ trồng, cây trồng làm thức ăn chăn nuôi hoặc được tận dụng làm thức

ăn chăn nuôi)

- Mô hình sản xuất trồng cây thức ăn chăn nuôi 2.2 Nội dung nghiên cứu

e_ Điều tra về thành phần loài thám cỏ tự nhiên

e_ Thống kê các loài cỏ trồng dùng làm thức ăn gia súc

e Thống kê các loài cây trồng được sử dụng như một nguồn thức

ăn xanh của trâu, bò

e_ Mô hình sản xuất trồng cây thức ăn chăn nuôi 2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

Chúng tôi tập trung nghiên cứu một số điểm điển hình của huyện, nơi có nguồn thức ăn xanh và mô hình chăn nuôi đặc trưng

Dựa vào các nguồn thông tin do phòng Nông nghiệp và phòng khuyến nông huyện Hoài Đức cung cấp và qua khảo sát thực tế để chọn khu vực nghiên cứu cho từng nội dung

2.3.2 Phương pháp điều tra trong dân

+ Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Loài cỏ trồng, tên Việt Nam, diện tích trồng, năng suất/ha, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng

+ Gửi phiếu điều tra

Trang 18

CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Nguồn có tự nhiên 3.1.1 Thành phân loài

Cỏ tự nhiên có năng suất trên một đơn vị diện tích không cao như cỏ

trồng nhưng là một thành phần quan trọng trong danh mục cây thức ăn của gia súc Vì chúng mọc ở nhiều nơi, không cần trồng, không mất công chăm sóc, thường có vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao

Tuy nhiên, Hoài Đức là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao trong may

năm gan day, diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng, nhiều xã đã mất 100% đất nông nghiệp, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thảm cỏ tự nhiên và bãi chăn thả gia súc ở nhiều khu vực gần như không còn Thêm vào đó những khu vực vốn là nơi lý tưởng để chăn thả gia súc như ven đường quốc lộ, bờ đê cũng biến động không ngừng đo các dự án làm đường, bê tông hóa đê

điều, kênh mương bãi sông thì được đầu tư phát triển rau màu do đó

nguồn cỏ tự nhiên sớm hay muộn sẽ không còn vai trò quan trọng đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ tại Hoài Đức nữa

Vì thế, nghiên cứu của chúng tôi không chú trọng đi sâu phân tích

thành phần loài của thảm cỏ tự nhiên mà chỉ dừng lại ở việc thống kê một số

loài phố biến tại một số điểm nghiên cứu đại diện

Khu vực 1 Bãi sông Xã Minh Khai - một xã thuần nông nằm ở phía Bắc huyện Hoài Đức, chú yếu là trồng trot, chăn nuôi và làm đồng bãi rau màu Khu vực 2 Dé sông Đáy thuộc xã Minh Khai

Khu vực 3 Đồng ruộng xã Minh Khai

Khu vực 4 Đất quy hoạch bỏ hoang, đất trống xen kẹt giữa các khu quy

hoạch thuộc xã Đức Thượng

Trang 19

Bảng 3.1 Thành phần thám cỏ tự nhiên tại một số điểm nghiên cứu Tên địa Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 | Khu vực 4 | Khu vực 5 phương Có mật +++ + +++ +++ + Cô lá tre + ++ + + + Có May + +++ + + +++ Có Gà +++ ++ +++ +++ + Có tranh + +++ ++ + Cỏ cứt lợn +++ ++ +++ ++ + Ngải cứu dại +++ +++ + + ee Đơn buốt +++ + +++ ++r + Cỏ gấu ++ +++ Chú thích: +: Ít gặp ++: gặp thường xuyên ++++: gặp nhiều

Hình ảnh một số loài cỏ tự nhiên tại khu vực nghiên cứu (phụ lục)

3.1.2 Chất lượng thám có tự nhiên và khu vực chăn thả gia súc

Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu và xuất phát từ thực tế đồng bãi, nguồn cỏ tự nhiên ở Hoài Đức dùng cho trâu, bò luôn có xu hướng giảm đi,

thậm chí có thể biến mất hoàn toàn trong thời gian không xa do tác động của phát triển kinh tế, xã hội vì vậy chúng tôi không đánh giá năng suất và chất

lượng theo định tính, định lượng mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá cảm quan

* Chất lượng thảm cỏ tự nhiên: qua đánh giá cảm quan thảm cỏ tự nhiên ở

Hoài Đức có chất lượng biến động rất lớn tùy thuộc vị trí Tuy vậy, nhìn

Trang 20

chung ở hầu hết các vị trí, độ che phủ của thảm cỏ thấp, cỏ kém phát triển, bị xáo trộn đào bới nhiều

* Khu vực chăn thả, khu vực có khả năng khai thác, tận dụng nguồn cỏ trong

tự nhiên để nuôi gia súc nhai lại

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy còn một số khu vực có thể chăn thả

được trâu, bò đề tận dụng nguồn cỏ tự nhiên

Bảng 3.2 Tình trạng bãi chăn thả gia súc tại khu vực nghiên cứu

VỊ trí Tình trạng

1 Bãi sông Đáy Được quy hoạch phát triên rau, màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên đất bãi được khai thác triệt để, nguồn

cỏ tự nhiên cho trâu bò vì thế rất hạn chế

2 Bờ đê sông Diện tích sườn đê nơi có thảm cỏ đã bê tông hóa phân Đáy lớn và đang tiếp tục hoàn thiện, sản lượng có thấp

3 Bờ ruộng, - Bờ ruộng ít do đồng ruộng giảm đi, cộng với việc dôn kênh mương điền đổi thửa

- Cỏ ít và kém an toàn vệ sinh do việc dùng thuốc điệt cỏ

thường xuyên

4 Khu đất hoang, | Diện tích đất dự án quy hoạch nhưng chưa khai thác, bỏ đất xen kẹt hoang tương đối nhiều, nông dân tận dụng thả trâu, bò Đất tốt, sản lượng và chất lượng cỏ cao nhưng đây chỉ là

khu vực tạm thời

5 Ven trục đường | Độ che phủ của thảm cỏ rât thâp, chât lượng cỏ không giao thông cao vì đường liên tục sửa chữa, đào bới xáo trộn

6 Trong các vườn | Vườn quả được thâm canh cao độ nên lượng cỏ tận thu cây ăn quả để nuôi trâu bò không đáng kể

Trang 21

kiên cố hóa đê điều, bê tông cũng đang dần xóa số toàn bộ khu vực chăn thả này

+ Ven trục đường giao thông (quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện, đường trong thôn, xã ) hiện tại độ che phủ của thảm cỏ rất thấp, chất lượng cỏ không cao vì

đường liên tục sửa chữa, đào bới xáo trộn, cộng thêm mật độ giao thông cao

dẫn đến khu vực này không có tiềm năng cung cấp cỏ xanh cho trâu, bò + Bờ ruộng, kênh mương cũng không còn đáng kế do đồng ruộng còn lại ít,

cộng với việc dồn điền đối thửa Ngoài ra, tác động của việc dùng thuốc diệt

cỏ thường xuyên cũng làm cho lượng cỏ càng ngày càng ít và độc hại

+ Bãi sông Đáy: được quy hoạch phát triển rau, màu và cây ăn quả có giá trị

kinh tế cao nên đất bãi được khai thác triệt để, nếu trước đây đất bãi chủ yếu

trồng ngô, khoai lang, dong riềng thì nay đến vùng đất bãi chủ yếu trồng

các loại rau, cây rau được quay vòng liên tục, đất bãi không được nghỉ ngơi và nguồn cỏ tự nhiên cho trâu bò vì thế rất hạn chế Cộng với chủ trương cắm

thả trâu bò trong khu vực canh tác nên cỏ tự nhiên ở bãi sông không hỗ trợ

nhiều cho chăn nuôi trâu bò

+ Trong các vườn cây ăn quả ở Hoài Đức các vườn quả được thâm canh cao độ nên lượng cỏ tận thu dé nuôi trâu bò cũng không đáng kẻ

Anh Dan bo lai Sind chăn thả ven đê bổ sung thêm cỏ voi

Trang 22

Ảnh Đàn bò lai Sind nuôi nhốt cho ăn cỏ voi

Bãi ven đê sông Đáy — phần bãi chăn hiếm hơi còn lại

+ Khu đất hoang, đất xen kẹt: đây là một khu vực mới hình thành thời gian

gần đây do các dự án khu công nghiệp, khu đô thị đã quy hoạch nhưng chưa triển khai Thời điểm này diện tích đất bỏ hoang tương đối nhiều, được nông

dân tận dụng thả trâu, bò

Trang 23

3.2 Thành phần loài, năng suất và diện tích các loài có trồng

Với định hướng tăng cường phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, trâu, bò

sữa, trong điều kiện đồng bãi chăn thả nhanh chóng bị mắt đi nhường chỗ cho khu đô thị, khu công nghiệp và các dự án kinh tế xã hội khác, việc đây mạnh việc trồng và thâm canh đồng cỏ là hướng đi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với chăn nuôi trâu, bò ở Hoài Đức Tuy nhiên trong hoàn cảnh 50% số xã không còn đất nông nghiệp, số còn lại đất nông nghiệp cũng giảm 30% trở lên, Hoài Đức có thể mở rộng diện tích trồng cỏ chuyên canh phục vụ chăn nuôi được không?

Chúng tôi tiến hành điều tra thực tế, kết hợp với phỏng vấn nông dân

qua phiếu điều tra ở 4 xã có đản bò phát triển là Song Phương, Tiền Yên, Đông La, Yên Sở Kết quả như sau:

Bảng 3.3 Thành phần, diện tích và năng suất có trồng Số hộ ` Tỷlệhộ | Diện tích

trong à Nang suat

Trang 24

Bảng 3 cho thấy không phải hộ gia đình nào nuôi bò cũng đầu tư cho việc trồng cỏ, tỷ lệ hộ trồng cỏ/ hộ nuôi bò dao động 53,8 đến 73,3% Diện tích trồng cỏ rất hẹp vì đất đai khan hiếm, bình quân điện tích cho một hộ

chăn nuôi là 327,5 sào

Các giống có trồng hầu hết là cỏ voi và cỏ voi lai VA06

Về năng suất cỏ trồng do không có khả năng và điều kiện đánh giá chúng tôi chỉ thông qua phỏng vấn nông dân để rút ra nhận xét Người trồng cỏ ở đây cho biết, năng suất trồng đạt mức cao nếu so sánh với năng suất cỏ do các cơ quan nghiên cứu đã công bố (xấp xi 500 tắn/ha/năm) Theo chúng tôi thì có một số nguyên nhân sau:

- Đất trồng cỏ ở Hoài Đức là loại đất bãi ven sông rất màu mỡ, phù hợp cho

hầu hết loại cây trồng

- Đất đai rất hiếm và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích rất cao, vì thế

Trang 25

Nghiên cứu đối tượng cây trồng nông nghiệp được sử dụng làm thức ăn xanh cho gia súc, chúng tôi nhận thấy ở những xã có đàn bò phát triển, tuy không còn nhiều đất canh tác, không có nhiều đất dành cho trồng cỏ nhưng đều có thế mạnh về cây trồng nông nghiệp: lúa, ngô, khoai, lạc, đậu tương, bí đỏ và rau các loại Bảng 3.4 Một số cây trồng nông nghiệp được sử dụng chăn nuôi gia súc Loại cây trồng Bộ phận sử dụng nuôi trâu bò Tiềm năng Lúa Rơm Lớn

Ngô Lá, bắp, thân, lõi ngô Lớn

Khoai lang Dây, lá, củ Trung bình

Cây đậu tương Thân, lá Lớn

Cây lạc Thân, lá Trung bình

Bí đỏ Thân, lá, quả Trung bình

Cà rốt và rau các Thân, lá, củ, quả Lớn

loại

Vùng đất bãi ven sông Đáy đã được quy hoạch là vành đai cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phó, vì thế hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển mạnh theo hướng hàng hóa, chất lượng cao Chăn nuôi bò thịt, bò sữa gắn với trồng cỏ và tận dụng phụ phẩm nơng nghiệp hồn toàn có cơ sở để phát triển

Trên thực tế, phụ phẩm nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi ở khu vực này rất có tiềm năng nhưng cũng cần lưu ý đến chế biến, xử lý để nâng cao chất lượng nguồn thức ăn chăn nuôi này, góp phần khắc phục tình trạng thiếu thức ăn thô xanh

Trang 26

3.4 Mô hình trồng cây thức ăn chăn nuôi trong khu vực

Bảng 3.5 Một số mô hình trồng cây thức ăn xanh kết hợp chăn nuôi bò Số hộ áp dụng/tổng Tỷ lệ Mô hình số hộ nuôi | (%) bò

Trông cỏ + trông lúa + nuôi và vỗ béo bò thịt 19/66 28,78 Trông cỏ+ trông lúa + nuôi bò thịt + bò sinh sản 21/66 31,82 Trông cỏ+ trông lúa + nuôi bò sữa 4/66 6,06

Trông ngô bao tử (ngô rau) + trông lúa + nuôi bò

10/66 15,15

sinh sản

Trông ngô quả + trông lúa + nuôi bò sinh sản 8/66 12,12

Tan dung phụ phâm nông nghiệp (lúa, cây màu, rau

4/66 6,06

xanh, mía )

Mô hình trồng cỏ kết hợp trồng lúa và nuôi bò thịt, bò sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mô hình trồng cây thức ăn chăn nuôi kết hợp ở Hoài

Đức (28,78 % và 31,82 %)

Trồng cỏ nuôi bò sữa chỉ chiếm 6,06%, mặc dù dự án phát triển đàn bò

sữa được tỉnh Hà Tây (cũ) và thành phố Hà Nội triển khai ở hầu hết các huyện ngoại thành nhưng vì nhiều lý đo liên quan đến chất lượng con giống, vốn đầu

tư, kỹ thuật nuôi dưỡng, dịch bệnh, thị trường sản phẩm nên đàn bò sữa tăng

rất chậm, riêng Hoài Đức đàn bò sữa có xu hướng giảm đi, thay vào đó người chăn nuôi đây mạnh phát triển đàn bò thịt cao sản Giống bò thịt nuôi nhốt

cho hệ số chăn nuôi cao hiện nay là bò lai Sind, là bò lai giữa bò Red Sindhi

Trang 27

đực nặng trên 450 kg Tăng trọng một ngày đạt 500 - 700g/ngày, giai đoạn vỗ béo có thé đạt xấp xỉ 1000 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 50% [4]

Đối với các nông hộ không trồng cỏ, muốn phát triển chăn nuôi bò thì phải gắn với việc trồng các loại cây màu có năng suất và chất lượng chất xanh cao vì thế mà các hộ trồng ngô, nuôi bò cũng chiếm một tỷ lệ nhất định (12,12 % đến 15,15%), trong khi đó tỷ lệ nông hộ nuôi bò chỉ dựa vào phụ phẩm nông nghiệp rất ít 6,06% Điều này cũng phán ánh một thực tế là nguồn có tự

nhiên và bãi chăn thả gần như không còn, chỉ dựa vào phụ phẩm nông nghiệp

sẽ không phát triển chăn nuôi một cách hiệu quả được Chính vì vậy, trồng ngô làm thức ăn gia súc là một phương án tốt đê khắc phục sự thiếu hụt thức ăn xanh trong mùa đông, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 28

CHƯƠNG 4

KÉT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ 4.1 Kết luận

1 Huyện Hoài Đức là vành đai thực phẩm của thành phó, lợi thế về thị trường để phát triển chăn nuôi rất lớn

2 Cỏ tự nhiên có năng suất trên một đơn vị diện tích không cao như cỏ

trồng nhưng là một thành phần quan trọng trong danh mục cây thức ăn của gia

súc Vì chúng mọc ở nhiều nơi, không cần trồng, không mất công chăm sóc,

thường có vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao

Tuy nhiên, Hoài Đức là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao trong mấy

năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhanh chóng, nhiều xã đã mất 100% đất nông nghiệp, điều đó có ảnh hưởng nhất định đến chăn nuôi, đặc

biệt là nuôi trâu, bãi chăn thả tự nhiên hiện còn không đắng kể, cỏ tự nhiên ít

3 Cỏ trồng trên địa bàn chủ yếu là cỏ Vơi và VA 06, năng suất đạt mức tối đa (xấp xi 500 tắn/ha/năm) và là nguồn thức ăn chủ đạo cho gia súc Cỏ được trồng thâm canh dù trên diện tích không lớn

4 Các cây trồng khác làm thức ăn gia súc trên địa bàn huyện rất đa dạng, bao gồm cây lúa, cây ngô, cây màu và rau xanh Trồng ngô có bắp non để làm thức ăn cho gia súc là một mô hình vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được vấn đề thức ăn cho gia súc trong mùa đông

5 Mô hình trồng cỏ cao sản kết hợp nuôi nhốt bò thịt, bò sinh sản là mô

Trang 29

6 Mô hình trồng ngô làm thức ăn cho trâu bò đem lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng được tối đa quỹ đất và giải quyết được vấn đề thiếu thức ăn cho gia suc trong mua dong

4 2 Dé nghi

1 Do năng suất cỏ tự nhiên thấp, bãi chăn thả cho trâu bò còn lại không

đáng kể, nên muốn đạt mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt địa

phương cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyên đối một phần diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ và trồng ngô làm thức ăn gia súc, giải quyết nhu cầu thức ăn thô xanh trong cả năm cho đàn gia súc

2 Khảo nghiệm và đánh giá một cách toàn diện, chi tiết hiệu quả kinh tế

của mô hình trồng cỏ, trồng ngô thương phẩm thâm canh trên đất trồng lúa và trồng cỏ cao sản kết hợp nuôi nhốt để có chiến lược nhân rộng mô hình theo chiều sâu

3 Nuôi gia súc quy mô lớn thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là nguồn thức

ăn cho mùa đông Cần dành một lượng cỏ xanh đề làm cỏ khô, ủ chua dự trữ

trong mùa đông Cỏ ủ chua đề được lâu, dễ ăn nhưng gia súc không thể chỉ sử dụng cỏ ủ chua mà phải ăn xen kẽ với thức ăn xanh Nên để đảm bảo lượng thức ăn xanh trong mùa đông, cần tập trung chăm sóc và bón thúc nhiều đạm hơn cho cỏ trồng trong mùa đông Đồng thời đành một diện tích đất để trồng ngô.Giống cỏ hiện được trồng với diện tích nhiều nhất là cỏ voi, giống cỏ đang được ưa chuộng và nhân rộng, có khả năng thay thế cỏ voi trong thời gian tới la co VA 06 Nếu chăm sóc tốt, cỏ VA 06 có thể đạt năng suất 450 tắn/ha/năm

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Văn An và Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93

2 Bộ NN&PTNT - Hội nghị day mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức

ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ tháng 7 năm 2007

3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (6/8/2010), Hội thảo về phát

triển có và cỏ họ đậu phục vụ chăn nuôi

4 Đinh Văn Cải (2002), Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu bò, Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam

5 Dự án bò sữa Việt Bỉ (2004), Giới thiệu 06 loại cây thức ăn cho bò sữa

6 Mai Hoàng Đạt (2009), Đánh giá thành phân loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang, luận văn thạc sĩ sinh học, ĐH Thái Nguyên

7 Bùi Hữu Đoàn (chủ biên) (2009), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb

nông nghiệp

§ Đào Lệ Hằng (2007), Kỹ thuật sản suất thức ăn thơ xanh ngồi cỏ, Nxb Nông nghiệp

9 Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn (2006), Tức ăn cho

gia súc nhai lại trong nông hộ miễn Trung, Nxb Nông nghiệp

10 Quyết định số 10/2008/QĐÐ - TTG và việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

11.Nguyễn Thiện, (2004), Trồng cỏ nuôi bỏ sữa, Nxb Nông Nghiệp

12.Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Quang Tuấn, Mai Thị Thơm, Nguyễn Thị Tú,

Ngày đăng: 28/10/2014, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN