1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp điều tra thành phần sâu hại lúa, diễn biến và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên lúa tại sóc sơn - hà nội vụ xuân 2010 - 2011

27 508 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

Sâu cuốn lá là một trong những loài gây bệnh chủ yếu làm giảm đáng kề năng suất của lúa, đứng thứ 2 là rầy nâu...[1 1] Trước tình hình đó công tác bảo vệ thực vật đã triển khai rộng rãi

Trang 1

PHAN 1 MO DAU

1 LY DO CHON DE TAI

Nước Việt Nam có bề dày lịch sử 2000 năm văn hiến, văn hóa lúa nước

được cha ông ta phổ biến rộng rãi từ rất sớm, buổi đầu dựng nước và duy trì đến hiện nay Nó được tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long

Nhắc đến Việt Nam, ta nghĩ ngay đến hình tượng cây lúa nước, loại cây được xem là biểu tượng đặc trưng của văn hóa truyền thống của nước Việt Nam xưa và nay Cây lúa đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lương thực

với mỗi người dân Việt Nam nói riêng và toàn dân Việt nam nói chung Hơn

nữa, cây lúa nước còn góp phần không nhỏ trong việc thu nhập ngoại tệ cho đất nước Hiện nay nước ta là một trong những quốc gia hang đầu về sản xuất lúa gạo, chỉ đứng thứ 2 sau Thái Lan

Tuy nhiên trong thực tiễn nông nghiệp, cây lúa gặp phải rất nhiều dịch hại trong đó có các loài sâu hại Theo Hồ Khắc Tín (1982) [11], có 461 loài

sâu lúa, trong đó có khoảng 100 loài có hại, song gây hại chính cho cây lúa có

khoảng 20 loài Sâu cuốn lá là một trong những loài gây bệnh chủ yếu làm giảm đáng kề năng suất của lúa, đứng thứ 2 là rầy nâu [1 1]

Trước tình hình đó công tác bảo vệ thực vật đã triển khai rộng rãi dé

giảm tác hại do các loại sâu gây ra Song do biện pháp phòng trừ chính là sử dụng thuốc hóa học đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kẻ thù tự nhiên của

các loài sâu bệnh Làm mắt cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm ô nhiễm môi

trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người Mặc đù biện pháp thủ công

và IPM đã được áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao

Vì vậy, để góp phần nhỏ bé vào công tác phòng trừ sâu bệnh làm tăng

năng suất cây lúa tôi tiến hành nghiên cứu dé tai: “Diéu tra thành phần sâu

Trang 2

hai lúa, diễn biến và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên lúa tại Sóc Sơn, Hà Nội vụ xuân 2010 - 2011”

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Thành lập được danh mục sâu hại lúa và mức độ phổ biến của các loài

ở Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội

- Xác định được quy luật, diễn biến của một số loại sâu hại chính (sâu

cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân )

- Đề xuất biện pháp phòng trừ hợp lý đối với các loài sâu hại lúa chính nhằm giúp người dân xác định đúng thời điểm áp dụng các biện pháp phòng

trừ một loài sâu hại chính, áp dụng chương trình IPM vào sản xuất nông nghiệp để đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC

Đề tài giúp người dân xác định được một số loại sâu hại chính, xác định

đúng thời điểm gây bệnh từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả, áp dụng

được chương trình IPM vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại hiệu qua kinh

tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 3

PHAN 2 NOI DUNG

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU 1.1 Nghiên cứu về sâu hại lúa trên thế giới

1.1.1 Những nghiên cứu về ray nau

Có nhiều tác giả cho rằng khi không có lúa và lúa chét trên đồng ruộng

thì số lượng của rầy nâu giảm, do đó mà việc xử lý gốc rạ để hạn chế lúa chét

được coi là biện pháp có hiệu quả trong phòng trừ rầy nâu

Khi nghiên cứu về di truyền tính chống chịu của cây lúa với rầy nâu, qua nhiều tài liệu cho thấy Nhật Bản sớm nhận ra vai trò của giống chống

chịu, họ đã bắt đầu nghiên cứu từ năm 1968 Theo Ikeda va cộng sự [13] họ

đã phát hiện ra 2 gen chống chịu là Bph1 và Bph2

Khi nghiên cứu về tỷ lệ giữa giống kháng và giống nhiễm trong cơ cấu

cây trồng Fernando [16] nhận xét: sử dụng nhiều giống kháng là một nguyên nhân làm cho mật độ thiên địch nói chung giám một cách đáng kế vì không có sựu cân đối giữa vật chủ và con mỗi Sử dụng hợp lý giống chống chịu trong

cơ cấu cây trồng sẽ tạo điều kiện cho thiên địch phát sinh, phát triển, tích lũy

số lượng lớn góp phần hạn chế sâu hại Sử dụng giống kháng được coi là biện pháp có hiệu quả để hạn chế rầy nâu, vì giống kháng chỉ có hai lứa rầy phát

triển trong khi đó trên các giống nhiễm có thời gian sinh trưởng trung bình tới

3 lứa rầy

1.1.2 Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ

Những nghiên cứu về diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng cho thấy tùy theo điều kiện thời tiết và mùa vụ trong năm của mỗi vùng mà số lửa sâu CLN trong năm có khác nhau Thời gian mỗi lứa sâu chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ Nhiệt độ 24-29°C, ẩm độ 90% là điều kiện thích hợp cho

sâu CLN phát triển Thời tiết nắng mưa xen kẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng

trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở Nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ trứng nở càng ít và thời gian phát dục của trứng cũng dài ra (Mochida và CTV) [14]

Trang 4

-Sâu CLN làm giám năng suất nhiều nhất ở giai đoạn đòng - trỗ, giảm

năng suất ít nhất là giai đoạn chín sữa (Dyck) [12]

Reissig và CTV [15] nhận xét: những giống lúa bị sâu CLN hại nặng thường có bản lá rộng, to, đài và cây cao hơn những giống khác

1.1.3 Những nghiên cứu về sâu đục thân hai chấm

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái và biện pháp

phòng trừ các loài trong nhóm sâu đục thân lúa “Theo Khan (1967), Fluvet

và Vanden Bosch (1987) cho thấy: biện pháp tích cực trong việc phòng trừ sâu đục thân lúa và thay đối thời vụ tránh hững cao điểm sâu xuất hiện trùng với giai đoạn xung yếu của cây lúa, bên cạnh đó vấn đề vệ sinh đồng ruộng

cũng rất quan trọng” [Phan Cát dịch] [2]

Santanakani Job và Pathak (1967) cho thấy mối tương quan thuận giữa chiều cao cây, chiều dài lá đòng, đường kính thân với tính mẫn cảm với sâu

đục thân Còn mức độ ráp của bẹ lá, mức độ cuốn chặt với thân của bẹ lá,

thành phần hóa sinh trong cây cũng ảnh hưởng đến tính chống chịu của cây

lúa với sâu đục thân Silic trong cây có tác dụng làm cây cứng cáp và hạn chế những tác hại của sâu bệnh Những giống có hàm lượng silic trong cây cao thì

ít mẫn cảm với sâu đục thân TS Rall (1978) còn cho rằng giống có tính chống chịu sâu đục thân là do sâu gặp khó khăn sau khi vào thân rạ hẹp (Hà Văn Chức dịch) [3]

1.2 Nghiên cứu về sâu hại lúa ở Việt Nam

Nghiên cứu về sâu hại cây trồng có giáo trình côn trùng nông nghiệp đo

Hồ Khắc Tín chủ biên Ông đã giới thiệu tất cả các loài sâu hại côn trùng trong cuốn sách này

Ở Minh Trí, Sóc Sơn có rất nhiều loài như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu

phao, sâu đục thân hai chấm, bọ xít hôi, rầy xanh đuôi đen Trong đó phổ

biên là sâu cuôn lá nhỏ, rây nâu, sâu đục thân hai châm và sâu phao

Trang 5

1.2.1 Sâu cuỗn lá nhỏ

Tên tiếng anh: Rice leaf folder Tén khoa hoc: Cnaphalocrosis medinalis

G Ho: Pyralidae B6: Lepidoptera

Trưởng thành sâu cuốn lá là 1 loai ngài có màu vàng rơm, kích thước thân dai 8 — 10 em Khi nghí cánh xếp hình tam giác cánh trước rìa cánh màu đen đậm, trên cánh trước có 3 đường ziczac cắt ngang Cánh sau có 2 đường ziczac, đường mép dài, đường gốc ngắn

Âu trùng màu xanh lá mạ ửng vàng nhạt ở phần giữa, đầu màu nâu, giai đoạn lớn tối đa dài khoảng 3cm Khi đụng đến sâu búng mạnh nhá tơ và TƠI xuống

Trứng màu trắng trong, bầu dục, đẻ rãi rác trên mặt lá gần gân chính Nhộng màu nâu sậm, thường thấy trong lá bị cuốn

Vòng đời: 30-37 ngày, Trứng: 3-4 ngày, Sâu non: 20-25 ngày, Nhộng: 6-8 ngày, trưởng thành: 2-6 ngày

Ngài hoạt động ban đêm có xu tính mạnh với ánh sáng, ngài cái có xu

tính mạnh hơn Hoạt động mạnh nhất là lúc từ 9 — 10 giờ đêm đến gần sáng

Trứng đẻ rải rác, từ I- 3 quả/lá Thường chọn những vùng lúa tốt đề đẻ Sâu non mới nở hoạt động rất nhanh nhẹn, tập trung vào lá non ăn biểu bì chỉ

chừa một phần mỏng, đễ phát hiện Sau 1 thời gian sâu nhả tơ cuốn lá, sâu

càng lớn thì tô càng lớn Lá bị cuốn theo chiều dọc, mặt trên của lá lúa,

thường chỉ 1 con sâu non/cuốn lá

Sâu nằm bên trong ăn nhu mô lá, trừ biểu bì và thải phân trong tổ, do vậy khi trời mưa hoặc ẩm độ cao lá dễ bị thối rữa

Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2- 5 lá, trong một giai đoạn phát triển sâu có thê cuốn 5 — 9 lá

Sâu làm nhộng ngay trong lá, chúng có thể chui ra, cắn đứt 2 đầu bẹ lá, nhá tơ bịt kín 2 đầu và làm nhộng bên trong Phần lớn hóa nhộng trong kẽ lá

Trang 6

-già hoặc khe hở giữa các tép lúa Nhộng chỉ có lớp tơ mỏng không có kén

đặc biệt

Sâu cuốn lá gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông Những loại giống lúa có bản lá rộng, thân mềm bị hại nặng Ruộng lúa sử dụng phân bón cao, đặc biệt dùng đạm nhiều cũng bị gây hại nặng

Sâu thích tập trung gây hại ở những vùng lúa ven bờ, ruộng ven hồ mương, gần thôn ấp

Ngoài những giới thiệu về đặc tính sinh học của sâu cuốn lá nhỏ đã đề

cập, một số tài liệu còn cho thấy sâu cuốn lá nhỏ có xu tính hướng sáng nhưng

ít vào bẫy đèn (Cục BVTV, 1985), không thích ánh sáng trực xạ của mặt trời

vì vậy ban ngày nó 4n lap trong khóm lúa, bờ cỏ; ngài hoạt động giao phối, đẻ

trứng vào ban đêm (Hồ Khắc Tín, 1982) [1 1]

Theo tài liệu của cục BVTV năm 1985, trong điều kiện tự nhiên

của đồng ruộng Việt Nam, mỗi ngài đẻ trên 50 quả trứng, theo Hồ Khắc Tín,

1982 thì mỗi ngài trung bình đẻ 76 quả trứng, theo Hồ Thị Bích Lam, 1986

[7] mỗi ngài có thể đẻ tới 344 quả trứng Sức đẻ của mỗi ngài còn phụ thuộc

vào điều kiện thời tiết, chủ yếu là nhiệt độ Ở nhiệt độ 27,1°C số trứng đẻ trên

mỗi ngài cái là 219; nhiệt độ giảm xuống 24,6°C thì số lượng trứng đẻ trung

bình mỗi ngài là 121; và ở mức nhiệt độ 20,8°C số lượng trứng trung bình là

102/1 ngài cái Như vậy, nhiệt độ càng cao khả năng đẻ của ngài càng nhiều Ngài cuốn lá nhỏ thường đẻ ở phía dưới lá lúa hơn và song song với gân chính của lá lúa (Hà Quang Hùng, 1985) [6]

Trứng mới đẻ có màu trong, sau chuyển sang màu kem khi sắp nở, ngoài có lớp lông màu trắng Thời gian phát dục của các pha này đài hay ngắn

phụ thuộc vào nhiệt độ Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định thời gian phát dục của pha trứng là 3-4 ngày (Cục BVTV, 1985; Hồ Khắc Tín, 1982) [11]

Trang 7

-Sâu non cuốn lá nhỏ mới nở rất linh hoạt, nhiều tài liệu cho thấy sau

khi nở, sâu non I tuổi thường bò đến những lá non chưa mở và bắt đầu ăn

hoặc chui vào các tổ anh chi dé lai nên khó phát hiện, chỉ những người kinh

nghiệm mới có thê phát hiện ra sâu non l tuổi

Sâu non từ 2 tuổi trở đi chúng chuyển sang những lá già nhả tơ cuốn hai mép lá và bắt đầu ăn phần diệp lục của lá, đẻ lại phần sơ trắng dọc theo

gân chính của lá lúa, cho đến lúc đẫy sức tuổi 5 Nên ruộng lúa bị sâu cuốn lá

nhỏ gây hại thường có màu trắng

Một số nghiên cứu cho thấy:

+ Sâu non cuốn lá nhỏ 1 tuổi: nhỏ bằng que tăm, đầu có màu đen

+ Sâu non cuốn lá nhỏ 2 tuổi: từ đầu đen chuyên sang màu vàng

+ Sâu non cuốn lá nhỏ 3 tuôi: từ màu vàng toàn thân chuyền sang bụng

có màu vàng

+ Sâu non cuốn lá nhỏ 4 tuổi: 75% cơ thể có màu xanh

+ Sâu non cuốn lá nhỏ 5 tuổi: toàn thân có màu xanh

Mỗi cá thể trung bình vừa ăn vừa phá từ 5-9 lá (Hồ Khắc Tín, 1982)

Thời gian phát dục của pha sâu non từ 18-25 ngày, theo Hồ Khắc Tín, 1982

cho rằng pha sâu non từ 14-16 ngày

Sâu non cuối tuổi 5 bắt đàu hóa nhộng, nhộng có màu vàng sang, trong quá trình phát triển nhộng chuyển sang màu nâu, thời gian phát dục từ 6-8 ngày (Cục BVTV)

Như vậy bình thường vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ tử 29-41 ngày, tùy

theo mùa vụ, nhiệt độ và môi trường mà vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ dài hay

ngắn Vậy, sâu cuốn lá nhỏ có vòng đời gồm 4 pha phát dục: Bướm > Tring

— Sau non —> Nhộng

Theo nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng ở Việt Nam, pha nhộng sâu CLN có 5 loài ong kí sinh Pha sâu non có 4 loài ong kí sinh, pha trứng có 3

Trang 8

loài ong kí sinh Nhưng tùy thuộc vào từng địa phương, từng vùng mà có số lượng ong kí sinh khác nhau chẳng hạn như ở Mỹ Văn, Hải Hưng có 13 loài ong kí sinh sâu CLN thuộc 5 họ khác nhau, chủ yếu là các loài ong cự (7/13

loài) (Hồ Thị Bích Lam, 1986) [7] Theo tổng kết chuyên đề CLN của

Nguyễn Thị Thắng và CTV (1992) [9] cho biết: Tỷ lệ kí sinh CLN ở tắt cả các

pha qua các năm được trình bày ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Tỷ lệ sâu CLN bị kí sinh ở các lứa qua 6 năm (1985-1991)

ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

1.2.2 Rầy nâu

Rầy nâu sinh sống chủ yếu trên cây hia (Oryza sativa L.), nhung ngoai

ra chúng còn phát triển trên 1 số giống lúa dại và cỏ môi Leersia hexandra Một vòng đời của rầy nâu dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi

trường, nếu nhiệt độ 25°C thì vòng đời của rầy nâu khoảng 28 - 32 ngày còn

nhiệt độ 28°C thì khoảng 23 - 25 ngày Tại vùng nhiệt đới thì khoảng thời gian của 1 vụ lúa kéo dài từ 78 — 230 ngày tùy thuộc vào từng loại giống

Trang 9

Ray nau trưởng thành bám trên gốc lúa dé ăn và sinh sản Dạng cánh

dài có khả năng bay mạnh và bị bẫy đèn thu hút Rầy cánh dài có thé di chuyển rất xa, thậm chí tới hàng chục, hàng tram cay SỐ

Rầy non và rầy trưởng thành chủ yếu sống tập trung phía gốc lúa, khi gặp động thì chuyển ngang qua phía đối diện của thân lúa Trong điều kiện thích hợp, mật độ ray có thể rất cao, tới hàng trăm con trên l bụi lúa Trong quá trình sinh sống, rầy tiết ra chất thảy làm môi trường cho nấm mụi phát triển, làm đen cả gốc lúa

Vòng đời trung bình khoảng 20 — 25 ngày (nhiệt độ không khí 27 — 30°C), trong thời gian đó trứng 5 — 7 ngày, rầy non 12 — 15 ngày, rầy trưởng

thành 3- 5 ngày đẻ trứng và có thể sống 2 tuần lễ

1.2.3 Sâu đục thân hai chấm

Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker, thudc họ Pyralidae, bộ

- Con trưởng thành: Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng

nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to

Trang 10

-đen Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày Nhiệt độ từ 19-25°C có:

+ Thời gian trứng: 8-13 ngày

+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày

+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày

Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa

về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ân nấp, bị khua động thì bay sang cây khác Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng Mỗi ngài cái đẻ từ I-5 ổ trứng (có

100-150 quả trứng/ổ) Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa

Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại

Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyên dinh

dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa Nhộng làm ô bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy

Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân muộn và mùa chính vụ Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất

cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thì thường phát sinh nặng Sâu phân bố khắp các vùng

trồng lúa trong nước và trên thế giới

Chu kỳ sinh sản của sâu đục thân hai chấm trong một năm xuất hiện 6

lứa cụ thể như sau:

+ Lứa sâu thứ 1 xuất hiện vào tháng 3, thời kì lúa xuân con gái

+ Lứa sâu thứ 2 xuất hiện vào tháng 5, thời kì lúa xuân

Trang 11

+ Lứa sâu thứ 3 xuất hiện vào tháng 6 và 7, thời kì mạ mùa, lúa mùa

sớm

+ Lira sâu thứ 4 xuất hiện vào tháng 8, thời kì lúa mùa sớm

+ Lứa sâu thứ 5 xuất hiện vào tháng 9, thời kì lúa mùa

+ Lứa sâu thứ 6 xuất hiện vào tháng 10, thời kì lúa mùa

Trang 12

CHUONG 2 DOI TUQNG, DIA DIEM, THOI GIAN VA

PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng, dụng cụ nghiên cứu

- Đối tượng:

+ Một số loài sâu hại lúa (ray nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai

chấm ) trên đồng ruộng xã Minh Tri, Sóc Sơn, Hà Nội

+ Giống lúa Khang dân

+ Thước đo, số ghi chép và một số dụng cụ liên quan

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Tại cánh đồng xã Minh Trí — Sóc Sơn — Hà Nội

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thực nghiệm được xử lý trên phần mềm Exel 2003 với các

công thức tính cụ thể như sau:

Tổng sâu bắt được (con)

- Mật độ sâu (con/m”) = Tổng diện tích điều tra (m’) x 100

Tổng số cây (bộ phận) bị hại

- Tỷ lệ hại ©)— “Tổng số cây (bộ phận) điều tra * '0

Số cây/Số rảnh có sâu

- Tan suất bat gap sau hai(%)= —, _, x100

Sô cây/Sô rảnh điêu tra

Ngày đăng: 28/10/2014, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w