Vấn đề cấp thiết ở đây được đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến TACN là làm saovẫn đảm bảo nguồn cung cho người dân, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm;đồng thời hỗ trợ người dân đ
Trang 1a Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê từ Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấnnguyên liệu với tổng kim ngạch trên 3 tỷ USD để sản xuất ra khoảng 15,5 triệu tấnthức ăn chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận, nguyên liệuthức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàngnông nghiệp… Từ cuối quý 2-2012 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng caokhiến chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi leo thang, nhiều nông dân bị lỗ nặng khi giágia súc, gia cầm không tăng Đối với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, họ là mộtmắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất thực phẩm toàn cầu Họ nhập khẩu hoặc thu gomcác loại nông sản trong nội địa làm nguyên liệu đầu vào để chế biến thành thức ăn chănnuôi, sau đó bán cho các hộ nông dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm Tuynhiên từ tháng 8 năm 2012, nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp đến từ Ấn Độ, Hoa
Kỳ, Achentina, Trung Quốc, Braxin … bị giảm sản lượng do hạn hán, thiên tai, các vấn
đề đình công chưa giải quyết…khiến cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
bị thiếu nguồn nguyên liệu đồng thầy đẩy giá nguyên liệu tăng cao
Trang 2Vấn đề cấp thiết ở đây được đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến TACN là làm saovẫn đảm bảo nguồn cung cho người dân, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm;đồng thời hỗ trợ người dân đối phó với dịch bệnh và các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại.Chính vì tính cấp thiết này, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Giải pháp phát triểnngành sản xuất thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2013 -2020” nhằm đưa ra các giải phápmang tính cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng cho sự phát triển ngành sản xuấtTACN.
2 Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiện cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp sản xuất TACN tại Việt Nam,tìm hiểu và phân tích các nhận tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Dựa vào cácphân tích trên nhằm đưa ra các giải pháp phát triển ngành phù hợp với điều kiện hiệntại và thời gian tới
a Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được các mục đích trên, cần tìm hiểu và thực hiện các vấn đề sau:
Tổng quan về ngành sản xuất TACN; phân tích một số yếu tố chính trong ngành
o Đặc điểm của ngành và sản phẩm
o Vai trò của ngành
Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
o Cơ cấu và quy mô các doanh nghiệp sản xuất TACN
o Sản lượng và khả năng cung ứng thị trường
o Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
Các giải pháp để phát triển ngành giai đoạn 2013-2020
b Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu và phântích thống kê các số liệu nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Trang 3 Dựa trên số liệu thống kê và số liệu điều tra, quan sát để phân tích thực trạng ngànhchế biến thức ăn chăn nuôi.
Dự báo nhu cầu về sản lượng nguyên liệu và sự biến động về giá
3 Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
3.1 Giới tiệu chung về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi;
Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ
90 đặc biệt từ năm 1994 đến nay Do tác động tích cực của chính sách đổi mới, khuyếnkhích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã phát triển mạnh vào ngànhcông nghiệp này Đến đầu thế kỷ 20, khoa học chế biến thức ăn chăn nuôi mới hìnhthành và phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển không ngừng củakhoa học kỹ thuật Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra những sản phẩm có chấtlượng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi mà thức ăn đơn không thể đáp ứng được.Mặt khác, mỗi loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển sinh lý lại có nhu cầu dinhdưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phải tạo ra được đượcnhiều loại sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù hợp với từng thời kỳ phát triểnsinh lý của vật nuôi
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng đáng kể Năm 1992, tổng sản lượngthức ăn chăn nuôi mới đạt 65.000 tấn Đến năm 2000 đạt 2.7.00.000 tấn và 2004 đạt3.400.000 tấn đạt mức độ tăng trưởng bình quân 33,9% năm Tỷ lệ thức ăn chăn nuôicông nghiệp với tổng nhu cầu về lượng thức ăn cho vật nuôi cũng tăng đáng kể, nếunăm 1992 tỷ lệ này mới chỉ đạt 1.2% thì đến năm 1995 con số đã là 13% và năm 2003vươn lên trên 30% Nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho gia súc tăng bình quân 10-15% mỗi năm và năm 2003 đang ở mức xấp xỉ trên 8 triệu tấn Trong khi sản lươngthức ăn hiện mới chỉ đạt trên 3 triệu tấn/năm do vậy mới đáp ứng được khoảng 32-35%nhu cầu Như vậy, tiềm năng phát triển ngành thức ăn công nghiệp là rất lớn Chính vì
Trang 4vậy, những năm qua ngành thức ăn công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triểnmạnh cả về số lượng nhà máy cũng như chủng loại thức ăn
Hiện tại cả nước có 225 nhà máy và xưởng sản xuất sản xuất chế biến thức ăn gia súc,trong đó các công ty 100% vốn nước ngoài nắm giữ 60-70% thị phần (Nguồn: Cụcchăn nuôi)
Hiện nay sản xuất thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm ước đạt gần 6 triệu tấn (5triệu tấn thức ăn hỗn hợp và 800 nghìn tấn thức ăn đậm đặc) Thức ăn chế biến chonuôi trồng thủy sản ước đạt gần 2,4 triệu tấn trên tổng chi phí gần 18 triệu tấn thức ăn.Thức ăn chế biến công nghiệp chiếm xấp xỉ 50% Nhìn chung trong gần 20 năm mởcửa, nền công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam được khởi sắc, tiếp cận nền khoahọc, sản xuất, kinh doanh của thế giới góp phần đáng kể đưa năng suất, chất lượng vậtnuôi lên cao, giảm giá thành sản xuất Tuy nhiên còn những tồn tại cần nhìn thẳng sựthật để khắc phục trong thời gian tới mới có thể xây dựng nền chăn nuôi bền vững
3.2 Vai trò và đặc điểm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển
và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội Ngành chế biến thức ănchăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản xuất chănnuôi
Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút vốnđầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn
Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường sinhthái và sức khoẻ cộng đồng
Trang 5Mỗi ngành có những đặc điểm đặc trưng Đối với ngành sản xuất TACN cũng cónhững đặc điểm như sau:
Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhànước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động củangành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phânphối và tiêu thụ sản phẩm
Ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi,nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủysản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngànhsản xuất khác
Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn côngnghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sảnphẩm chăn nuôi
3.3 Đặc điểm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởi chúngđáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh chóng, thức
ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn Từ đó có thể rút ngắn chu kỳ chăn nuôi,tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.Nguồn gốc các loại thức ăn chăn nuôi:
- Thức ăn tự nhiên: gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho gia cầm chănthả tự nhiên
- Thức ăn được chế biến: hoạt động chế biến thưc ăn chăn nuôi đảm bảo thức ăncung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằm góp phầntăng năng suất
Trang 6- Thức ăn sản xuất từ trồng trọt: gồm các loại rau xanh, các loại bèo, , các sản phẩmchính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người.
Trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi gồm 2 loại làthức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc
Thức ăn chăn nuôi đậm đặc: là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chínhProtein, khoáng và vitamin với hàm lượng cao Ngoài ra còn được bổ sung thêmcác thành phần khác như cám gạo, bột ngô, bột sắn…theo tỷ lệ thích hợp với từnggiai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp: là loại thức ăn mang tính cân bằng các chất dinh dưỡngcho vật nuôi Loại thức ăn này đảm bảo sự duy trì đời sống và sức sản xuất của vậtnuôi Người chăn nuôi sẽ không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác
3.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều báo cáo của Bộ NN&PTNT, cục chăn nuôi, cục khuyến nông và các banngành liên quan đưa ra các số liệu báo cáo tình chăn nuôi, thực trạng ngành chăn nuôitrong thời gian qua Bên cạnh đó có một số giải pháp, 1 số nghiên cứu đưa ra mangtính cấp bách trong từng giai đoạn nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu, giải phápnào đánh giá thực trạng hiện tại ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong năm 2012 vàđịnh hướng phát triển trong năm 2013 – 2020 Do vậy, nội dung luận văn này là cơ sở
để đánh giá thực trạng hiện tại ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, từ đó đưa ra các giảipháp phát triển trong thời gian tới
4 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Chương 2: Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giaiđoạn 2013 - 2020
Trang 7THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Thức ăn thô xanh
Thức ăn tinh bột giàu dinh dưỡng
Các chất phụ gia
Các loại khác
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI 1.1 Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi
1.1.1 Khái niệm thức ăn chăn nuôi
Theo tiêu chuẩn về quy định một số thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến thức
ăn chăn nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thức ănchăn nuôi được định nghĩa là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sốnghoặc đã qua chế biến, bảo quản
Trang 8Hình 1.1: Mô hình thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm từ tự nhiên và hoạt động của con người Cùngvới nhu cầu ngày càng tăng lên về sản phẩm từ chăn nuôi, ngành chăn nuôi ngày càngphát triển Các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa … không ngừng đáp ứng nhucầu tiêu dùng hằng ngày của người dân mà còn là nguyên liệu quý cho ngành côngnghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và còn có vai trò quan trọng trong xuất khẩu.Chính vì vậy, nguồn cung cấp cho ngành thức ăn chăn nuôi ngày một đa dạng Người
ta không những sử dụng nguồn thức ăn từ động vật mà còn sử dụng cả các nguồn thức
ăn động vật, vi sinh vật, khoáng chất, vitamin và các loại thức ăn tổng hợp khác Do
đó, khái niệm thức ăn chăn nuôi được định nghĩa: Thức ăn chăn nuôi là những sảnphẩm được pha trộn, chế biến và bảo quản từ thực vật, động vật, khoáng, vitamin vàmột số chất khác nhằm cung cáp dinh dưỡng cho vật nuôi
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởichúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanhchóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn Từ đó có thể rút ngắn chu
kỳ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quảkinh tế cao
Nguồn gốc các loại thức ăn chăn nuôi:
- Thức ăn tự nhiên: gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho gia cầmchăn thả tự nhiên
Trang 9- Thức ăn được chế biến: hoạt động chế biến thưc ăn chăn nuôi đảm bảo thức
ăn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằmgóp phần tăng năng suất
- Thức ăn sản xuất từ trồng trọt: gồm các loại rau xanh, các loại bèo, các sảnphẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người
Thức ăn chăn công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật,động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng
để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản Người ta thườngphân chia thức ăn công nghiệp thành hai loại chính như sau:
Thức ăn chăn nuôi đậm đặc:
Là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chính Protein, khoáng vàvitamin với hàm lượng cao Ngoài ra còn được bổ sung thêm các thành phần khác nhưcám gạo, bột ngô, bột sắn…theo tỷ lệ thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và pháttriển của vật nuôi Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao về protein, khoáng,vitamin, axít amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vậtnuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường đượcpha trộn với thức ăn thô như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn cótại địa phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thônViệt Nam Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏingười chế biến thức ăn, đặc biệt là người sử dụng thức ăn cần phải nắm rõ một số đặcđiểm cũng như ưu khuyết điểm khi sử dụng thức ăn đậm đặc, cụ thể:
Chất lượng thức ăn thô phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mức độ đầu
tư và khả năng chăm sóc nên thường không ổn định và có sự khácbiệt giữa các mùa, các địa phương và thậm chí ngay trong từng hộ giađình Trong khi đó trình độ hiểu biết của người chăn nuôi chưa caonên việc pha trộn thường không hợp lý dẫn đến tình trạng chất lượng
Trang 10thức ăn sau khi pha trộn bất ổn định, không phù hợp với nhu cầu dinhdưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng.
Thức ăn thô dùng để pha trộn hầu hết là sản phẩm hoặc phụ phẩm tậndụng từ ngành sản xuất nông nghiệp, chính vì thế mà giá thành thức
ăn sau khi pha trộn rất thấp Nếu người chăn nuôi biết áp dụng và sửdụng một cách hợp lý nguồn thức ăn sẵn có trong quá trình chăn nuôi
có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
Thức ăn đậm đặc thường được sử dụng với số lượng ít nên hạn chếđược chi phí vận chuyển và bảo quản Vì vậy khách hàng của sảnphẩm thức ăn đậm đặc phần đông là các hộ gia đình chăn nuôi theohình thức bán thâm canh, phân bổ một cách phân tán và nằm chủ yếu
ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với điều kiện vận chuyển khókhăn
Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp:
Là loại thức ăn mang tính cân bằng các chất dinh dưỡng cho vật nuôi Loại thức
ăn này đảm bảo sự duy trì đời sống và sức sản xuất của vật nuôi Người chăn nuôi sẽkhông phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗnhợp nhiều nguyên liệu đơn được phối chế theo công thức, đảm bảo chứa đầy đủ cácchất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng Khácvới thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật nuôi thường không cần pha trộn bất
cứ một loại thức ăn hay nguyên liệu nào khác ngoài nước uống Ngày nay thức ăn hỗnhợp được sử dụng một cách phổ biến, đặc biệt rất thuận lợi với hình thức chăn nuôicông nghiệp bởi chúng có những đặc điểm sau:
Thức ăn hỗn hợp được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại,quá trình sử dụng không cần trãi qua giai đoạn pha trộn như thức ănđậm đặc nên chất lượng rất ổn định Người sử dụng có thể chủ động
Trang 11lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi mànhà sản xuất đã xác định.
Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường được
sử dụng với số lượng lớn, chi phí vận chuyển và lưu trữ cao nênkhông phù hợp với vùng xa hoặc khu vực có điều kiện vận chuyểnkhó khăn Khách hàng lớn của sản phẩm thức ăn hỗn hợp chủ yếu làcác trang trại chăn nuôi với qui mô sản xuất lớn, chính vì vậy họ rấtnhạy cảm với giá sản phẩm
Đối với một số địa phương không thể tận dụng được nguồn thức ănsẵn có, hoặc các trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, việc
sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế caohơn sử dụng thức ăn đậm đặc bởi bản thân thức ăn hỗn hợp chứađựng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, rútngắn được chu kỳ chăn nuôi
Thức ăn hỗn hợp được đưa vào sử dụng mà không cần phải pha trộnvới bất cứ nguồn thức ăn nào khác nên nhà sản xuất, cơ quan quản lýNhà nước có thể chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đảm bảosản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái
Mục đích của chế biến thức ăn nhằm cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng trongkhẩu phần ăn để phù hợp nhu cầu sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc, giacầm Để cân đối các thành phần trong thức ăn như: chất xơ, chất bột đường, chất mỡ,chất khoáng, vitamin…thông thường người ta sử dụng các loại nguyên liệu sau
Thức ăn thô xanh:
Trang 12Là loại thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn tự do của gia súc, sử dụngchủ yếu ở trạng thái tươi xanh Thức ăn xanh có thể chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ
tự nhiên và gieo trồng Đặc điểm dinh dưỡng:
Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình80÷90%, tỷ lệ xơ trung bình ở giai đoạn non là 2÷3%, trưởng thành6÷8% tuỳ loại nguyên liệu Do thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều
xơ nên có khối lượng lớn gia súc không ăn được nhiều
Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hoá đốivới loài nhai lại là 75÷80%, đối với lợn 60÷70%, là loại thức ăn dễtrồng, năng suất cao
Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt
là vitamin B2 và vitamin E, vitamin D thấp nhất
Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô,chủ yếu là các axit béo chưa no Khoáng trong thức ăn xanh thay đổituỳ theo tính chất đất đai, chế độ phân bón
Thức ăn tinh bột giàu năng lượng
Sắn củ Sắn củ tươi là loại thức ăn có hàm lượng nước khá cao 92%, protein thấp 3-5% Đây là loại thức ăn giàu tinh bột, nghèokhoáng, Ca, P thấp, giàu K, nghèo vitamin, hàm lượng xơ cao Sắn cóhai loại: Sắn đắng có hàm lượng độc tố trên 0,02% và sắn ngọt cóhàm lượng độc tố dưới 0,01% Sắn củ tươi không bảo quản được lâutốt nhất sau khi thu hoạch thái lát, phơi khô Sắn sử dụng trong chănnuôi ở nhiều dạng: cho ăn sắn tươi, sắn khô, bã sắn, bột lá sắn Sắn củ
75-là nguồn thức ăn giàu năng lượng (đối với lợn từ 3000-3100 Kcal/kg).Gia súc không thích ăn sắn bột nhưng lại thích ăn sắn viên Trong chếbiến thức ăn hỗn hợp sắn được sử dụng ở dạng khô, nghiền mịn
Trang 13 Hạt ngũ cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê… Sản phẩm phụ của hạtngũ cốc gồm cám, tấm, tấm bổi, trấu… Hạt ngũ cốc có thành phầnchủ yếu là tinh bột Protein khoảng 8-12%, nhiều nhất là ở lúa mỳ22% Hàm lượng lipit từ 2-5%, nhiều nhất là ở ngô và lúa mạch Hàmlượng xơ thô từ 7-14%, nhiều nhất là ở các loại hạt có vỏ như lúamạch và thóc, ít nhất ở bột mỳ và ngô từ 1,8-3% Hạt ngũ cốc nghèokhoáng đặc biệt là Ca Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B2 (trừngô vàng rất giàu caroten), giàu E, B1 Hạt ngũ cốc là loại thức ăntinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm, hạt ngũ cốc và sản phẩmphụ của nó chiếm 90% nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần.
Ngô gồm có 3 loại: ngô vàng, ngô trắng, ngô đỏ Ngô vàng chứa sắc
tố cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A sắc tố này có liên quan tớimàu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc, màu của lòng đỏ trứng củagia cầm Trong số các hạt cốc dùng làm thức ăn gia súc, trừ cao lươngthì ngô có năng lượng cao nhất, nhưng hàm lượng protein lại thấp hơncác hạt cốc khác Ngô giàu tinh bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá cao.Ngô chứa 65% tinh bột, lượng xơ thấp, năng lượng cao 3200-3400kcal/kg Protein thô từ 8-13%, lipit từ 3-6% chủ yếu là các acid béochưa no Protein trong ngô nghèo các axit amin lyzin, methionin vàtryptophan Khiếm khuyết Ca và một số khoáng chất, vitamin do đócần phải sử dụng phối hợp ngô chung với thức ăn khác nhằm đảm bảodinh dưỡng động vật nuôi, cân đối protein, khoáng và vitamin Hiệnnay người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoza cho người Nhiềusản sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật như lá và thân câyngô có thể dùng cho bò,trâu ăn rất tốt, quan trọng hơn là mầm ngô,cám ngô và gluten Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có
Trang 14tên là bột ngô-gluten, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3-5% xơ thô Hỗnhợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc gia cầm, đặc biệt là bòsữa tuy vậy cũng cần bổ sung thêm acid amin công nghiệp để đầy đủthành phần acid amin trong khẩu phần thức ăn Tỷ lệ tiêu hoá của ngôcao từ 85-90% Ngô là loại ngũ cốc có chứa đường và mỡ cao nênngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ ẩm trên 15% làm giảm chất lượngcủa ngô,thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin Vì vậy khi bảo quản cầnchú ý phơi khô, để nguội, bảo quản trong cao ráo với độ ẩm ngô tốithiểu là 13%.
Cám gạo là phụ phẩm quan trọng của thóc lúa, là nguồn thức ăn giàuvitamin nhóm B: B1, B6, biotin và rất hấp dẫn đối với vật nuôi.Thường dùng để chế biến thức ăn tổng hợp Năng lượng trao đổi củacám gạo 2.650 Kcal/kg, hàm lượng protein 12,5%, hàm lượng dầu13,5% Dầu cám chủ yếu là các acid béo không no, các acid này dễ bịôxy hoá làm cho dầu bị ôi, làm giảm chất lượng của cám và cám trởnên đắng khét Do vậy nếu ép hết dầu thì cám trở nên dễ bảo quảnhơn, nhưng phụ thuộc vào các phương pháp ép khác nhau mà lượngdầu còn trong cám ít hay nhiều Cám gạo bao gồm một số thành phầnchính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm Giá trị dinh dưỡngcủa cám thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng trấu trong cám Nhiều trấu
sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượngcủa thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hoá
Cám mỳ là phụ phẩm của công nghiệp chế biến bột mì Cám mì làloại thức ăn tốt để nuôi lợn So với cám gạo thì cám mì có hàm lượngprotein cao hơn, ít dầu hơn, năng lượng trao đổi bằng 2420 Kcal/kg
Trang 15Cám mì thường có hai loại, loại màu vàng nâu nhạt hoàn toàn là vỏcám; loại màu trắng ngà, ngoài vỏ cám còn lẫn cả tinh bột
Thức ăn bổ sung protein:
Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc thực vật: Gồm hạt đậu tương, đậu xanh, đậumèo, đậu triều, lạc, vừng… và các khô dầu Đây là loại thức ăn giàu protein, protein từ30-40% Chất lượng protein cao hơn và cân đối hơn so với hạt ngũ cốc Tuy chất lượngprotein của hạt họ đậu không bằng protein động vật nhưng có một số hạt đậu giá trịsinh vật học protein của chúng gần bằng với cá, trứng sữa Tuy nhiên hạt họ đậu nóichung chưa hoàn toàn cân đối về axit amin, trong đó axit glutamic, cystin và methioninthường thiếu
Đậu tương là một trong những loại họ đậu được sử dụng phổ biến đối với giasúc, gia cầm Trong đậu tương có 50% protein thô, 16-21% lipit, protein đậutương chứa đầy đủ các axit amin cần thiết như cystin, lyzin nhưng methionin
là axit amin hạn chế thứ nhất trong đậu tương Đậu tương giàu Ca, P hơn sovới hạt ngũ cốc nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sungthêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá Ngoài ra còn một số loại hạt họ đậukhác cũng rất giàu protein như hạt cái dầu, hạt hướng dương chứa 38%protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginin và lơxin
Khô dầu là sản phẩm của các hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu, phần còn lạilàm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm Các sản phẩm này bao gồm khôdầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu lanh, khô dầu bông, khô dầu dừa, khôdầu hướng dương Trong khô dầu lạc có 30-38% protein thô, axit aminkhông cân đối, thiếu lyzin, cystin, methionin Ngoài ra khô dầu lạc rất ítvitamin B12 do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần
bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12 Khô dầu lạc trên thị trường cóloại cả vỏ, có loại lạc nhân Tuỳ theo công nghệ chế biến, có loại khô dầu lạc
Trang 16ép thủ công, khô dầu lạc ép máy, khô dầu lạc chiết ly Khô dầu lạc vỏ có tỷ
lệ protein thấp, tỷ lệ xơ cao 23%, nên không dùng để nuôi gia cầm, lợn Khôdầu lạc nhân chiết ly có tỷ lệ protein 49-57%, tỷ lệ xơ 4-5,7%, dầu 0,6- 3%
Để nâng cao hiệu quả của khẩu phần, nên sử dụng khô dầu lạc kết hợp vớibột cá, khô đậu tương hoặc bổ sung axit amin công nghiệp Khô dầu đậunành chứa 1% béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất chođộng vật Protein của nó chứa đầy đủ các axit amin không thay thế nhưnghàm lượng cystin và methionin còn thấp Bã dầu đậu nành chứa một số độc
tố, chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng, bánh dầu đậu nành nghèovitamin nhóm B nhưng là nguồn cung cấp Ca, P khá hơn hạt ngũ cốc
Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc động vật:
Bao gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến thịt
cá, lò mổ gia súc gia cầm, chế biến sữa, tôm, cua, mực, cá…Các loại thức ăn này có giátrị dinh dưỡng khá cao, hàm lượng protein khoảng trên dưới 50%, có đầy đủ các axitamin không thay thế, là loại thức ăn cân đối nhất với gia súc, gia cầm Loại thức ăn nàykhó bảo quản và vận chuyển, khi bảo quản thường gây ra mùi ôi khét khó chịu và một
số axit amin bị phân huỷ Do vậy cần phải sấy khô ở một điều kiện nhất định, độ ẩmsau khi sấy phải nhỏ để giảm đến mức thấp nhất khả năng phân huỷ thành phần dinhdưỡng của thức ăn
Bột cá Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc, gia cầm, là loại thức
ăn giàu protein Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cânđối có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đốicân đối, giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D
Bột tôm làm thức ăn gia súc là phụ phẩm của các cơ sở sản xuất tômđông lạnh, chế biến từ đầu tôm, vỏ tôm, và một số tôm vụn Bột tôm hàmlượng protein không cao, thường ở mức 30% Nhược điểm của bột tôm
Trang 17là thành phần kittin trong nitơ cao, chất kittin không tiêu hoá được Bộttôm giàu Ca, P, nguyên tố vi lượng nên dùng nuôi gà đẻ trứng rất tốt.
Sữa bột gầy chế biến từ sữa đã khữ bơ dùng để nuôi bò và sản xuất thức
ăn cho lợn con còn bú mẹ hoặc lợn con đang cai sữa Sữa bột gầy có hàmlượng protein 32%, có đầy đủ các axit amin không thay thế phù hợp vớiyêu cầu của gia súc non, nó là thành phần thiết yếu trong thức ăn lợn con
Bột máu là thức ăn gia súc có hàm lượng protein rất cao 85%, hàm lượnglizin 7,4-8% Bột máu sấy phun là loại có chất lượng cao nhất Bột máu
là thành phần không thể thiếu được trong thức ăn của lợn con
Bột thịt xương được chế biến từ xác gia súc không làm thực phẩm, từ cácphụ phầm chế biến thịt như phủ tạng, nhau thai, xương, máu Nguyênliệu chế biến bột thịt xương rất đa dạng nên hàm lượng dinh dưỡng bộtthịt xương cũng biến động lớn Bột thịt xương tốt có hàm lượng protein50% Hàm lượng tryptophan và methionin trong bột thịt xương thấp Tuynhiên nó là nguồn cung cấp Ca, P, lý tưởng Sử dụng bột thịt xương cầnchú ý đến điều kiện bảo quản, bột thịt xương rất dễ thối, mốc, nhiểm vikhuẩn có hại
Từ những đặc trưng khác nhau của từng loại thức ăn chăn nuôi chúng ta có thểnhìn nhận rằng mỗi loại thức ăn đều có một lợi thế riêng và phù hợp với từng điều kiệnchăn nuôi nhất định Chính vì thế người tiêu dùng khi lựa chọn thức ăn phải xem xétloại thức ăn nào là phù hợp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Về phía doanhnghiệp phải đánh giá và phân khúc thị trường cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng kênh phân phối tối ưu nhất, mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất
Trang 181.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi:
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành chế biến thức chăn nuôi bao gồm các doanhnghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh mộtcách công bằng theo đúng pháp luật, vận hành theo qui chế thị trường có sự quản lýnhà nước Tuy nhiên, mỗi ngành kinh tế khác nhau đều có những đặc trưng khác nhau
và đóng một vị trí, một vai trò khác nhau trong tổng thể nền kinh tế xã hội Đối vớingành chế biến thức chăn nuôi, chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát thông qua một
số đặc điểm mang tính đặc trưng của ngành như sau:
- Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn côngnghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếpđến sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡngcủa sản phẩm chăn nuôi Và đó cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻngười sử dụng sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trườngsinh thái
- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhànước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt độngcủa ngành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng,phân phối và tiêu thụ sản phẩm
- Ngành chế biến TACN là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, nguồnnguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủysản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ cácngành sản xuất khác Chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phát triểngắn liền với việc phát triển công nghệ và kỹ thuật của ngành sản xuất khác
- Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất luôn đượccác doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ
Trang 19NGÀNH CHẾ BIẾN
TACN
Hiệu quả sản xuất chăn nuôiChuyển dịch cơ cấu nông nghiệpThu hút đầu tư trong và ngoài nướcSinh thái và sức khỏe công đồng
tương hỗ Đối với các doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứucác công thức pha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí quyết riêng trongvịêc đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra sự khác biệt vàlợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành Đối với nhà nước, quá trìnhnghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôinhằm giúp các doanh nghiệp trong nước bắt kịp với xu hướng thế giới, tiếp cậnvới khoa học hiện đại Đưa ra các giải pháp khoa học phát triển chăn nuôi trongmối quan hệ phát triển bền vững với các ngành khác nhằm khai thác tài nguyênthiên nhiên một các hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt các
di hại do nguồn thức ăn chăn nuôi gây nên Từ đó nghiên cứu các cơ chế chínhsách phát triển chăn nuôi phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinhtế
1.3 Vai trò chủ yếu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi:
Trang 20Hình 1.2: Vai trò của ngành chăn nuôi.
Là một nước nông nghiệp (với hơn 70 % dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta
có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi làmột lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng vàNhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũinhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xãhội Trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ởmột số mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu
quả sản xuất chăn nuôi Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ănchiếm tỷ trọng 65%-70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi Ở một số nướcnông nghiệp phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công nghiệp hóa và hiệnđại hóa Thức ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủcác chất dinh dưỡng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi đápứng đầy đủ chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm Và một thực tế cho thầyrằng, trong cùng một điều kiện nuôi nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trongngành chăn nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôinhanh và thời gian chăn nuôi được rút ngắn
Thứ hai: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Với mục
Trang 21tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấutrong chăn nuôi, đưa sản phẩm chăn nuôi công nghiệp hiện nay ở lợn từ 45-50% lên60-65% năm 2015, 70-75% năm 2020; gia cầm từ 30-35% lên 45-50% năm 2015 và55-60% năm 2020 (Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên hơn 30%, Báo điệntử- chính phủ) Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trongnông nghiệp lên 38% năm 2015 và 42% năm 2020 Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngànhchăn nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất, nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăncông nghiệp trong sản xuất chăn nuôi Như vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sựphát triển đột phát và mang tính đồng bộ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chănnuôi là một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi.
Thứ ba: Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn Ở nước ta hiện nay, nhu cầuthức ăn tinh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng công suấtcủa tất cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu tấn2, phần cònlại do các cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận dung nguồn thức ăn tự nhiên sẵn
có Như vậy thị trường tiềm năng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là rất lớn và sẽ pháttriển nhanh cùng với phương pháp chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến Điều đócho thấy ngành chế biến thức chăn nuôi đang là ngành công nghiệp đầy tiềm năng vàđang có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đòi hỏi Nhà nướcphải có chính sách quản lý vĩ mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng
bộ với tiến trình phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân
Thứ tư: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi
từ nay đến năm 2015, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai tròquan trọng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệphóa hiện đại hoá Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp
Trang 22chế biến thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi còn lànhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏengười sử dụng sản phẩm chăn nuôi Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có nhữngchính sách đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vàosản xuất Phải có cơ chế quản lý vĩ mô phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chănnuôi phát triển một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn:
1.4.1 Nguyên liệu đầu vào:
Để thức ăn chăn nuôi đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua từng giaiđoạn sinh trưởng, nguồn nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡngcần thiết cho quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi Tuỳ thuộc vào từng loại thức ănkhác nhau mà người ta có thể sử dụng chủng loại hoặc cơ cấu nguyên liệu đầu vào phùhợp, tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật hiệnnay, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng một số nguyên liệu chính theo cácnhóm chủ yếu sau:
Nhóm cung cấp nguồn năng lượng: gồm các nguyên liệu chủ yếu từ ngành sản
xuất nông nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như bắp, sắn, tấm gạo, khoai…Đây lànguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng trao đổi cho vật nuôi và khối lượng sử dụngchiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thành phần nguyên liệu đầu vào chế biến thức ănchăn nuôi (thông thường bắp chiếm từ 35-40%, cám lụa 20-25%, bột sắn khoảng 20%)
Nhóm nguyên liệu cung cấp đạm và protein: gồm các nguyên liệu chủ yếu
cung cấp đạm và protein trong thành phần dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi Thuộc nhómnày chủ yếu là các nguyên liệu chứa nhiều đạm động vật (bột cá, bột xương-thịt, bộtmáu…) và các nguyên liệu chứa nhiều đạm thực vật (khô dầu đậu tương, khô đậuphộng, khô dừa…) Trong đó khô đỗ tương và bột cá là hai nguyên liệu phổ biến
Trang 23thường được sử dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nguyên liệu cùng loại (khô
đỗ tương chiếm 10%, bột cá chiếm 5% trên trọng lượng nguyên liệu đầu vào)
Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng chất và vitamin: gồm các nguyên liệu
cung cấp chủ yếu khoáng chất trong trong thức ăn gồm khoáng đa lượng (canxi,photpho ), khoáng vi lượng và một số vitamin A, B, C Các chất này thường chứanhiều trong bột xương, bột vỏ sò, mai mực có thể giúp bổ sung vào thành phần thức ăngia súc
Nhóm cung cấp axit amin: gồm các chất giàu axit amin bổ sung vào khẩu phần
ăn vật nuôi như lyzin, methionin…Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, hai loạiaxít này thường rất hiếm và đắt tiền nên thường người ta có thể sử dụng một số thức ăngiàu protein từ động vật để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi
Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác cung cấp các chất xúc tác tiêu hóa, gây ngonmiệng… chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thành phần thức ăn gia súc Việc sử dụng cácnguyên liệu này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, hay từng loại thức ăn cụ thể màdoanh nghiệp thấy cần thiết bổ sung vào thanh phần dinh dưỡng thức ăn gia súc
Đối với các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, ngoài yêu cầu phải đảmbảo một số chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành, yêu cầu về quản lý Nhà nước đã được quiđịnh, việc xác định khác hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng củangười tiêu dùng hoặc mong muốn của người sử dụng thức ăn chăn nuôi đang là mộtvấn đề được các doanh nghiệp quan tâm rất lớn Theo các chuyên gia kinh tế trong
Trang 24ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, có thể xác định khách hàng và một số yếu tố mangtính đặc trưng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng như sau:
Cơ cấu khách hàng:
o Khách hàng là các trang trại chăn nuôi mang tính công nghiệp: đây là nhómkhách hàng có số lượng vật nuôi tương đối lớn, có đầy đủ cán bộ kỹ thuậtđược trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học dinh dưỡng và kỹ thuật chănnuôi, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất nên việc lựa chọn sản phẩmthức ăn chăn nuôi được thực hiện một cách chủ động và có cơ sở khoa học.Sản phẩm sử dụng cho đối tượng này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
và được cung cấp trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất
o Khách hàng là các hộ chăn nuôi cá thể: đây là nhóm khách hàng có thu nhậpthấp, kiến thức hiểu biết về chăn nuôi là rất hạn chế chính vì thế việc lựachọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa số là dựa vào cảm tính và kinh nghiệm,việc chăn nuôi chủ yếu là tạo thêm nguồn thu nhập và tận dụng thức ăn từphụ phẩm ngành nông nghiệp nên họ có xu thế sử dụng thức ăn đậm đặc.Chính vì thế mà việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cách sửdụng và kỹ thuật chăn nuôi là một vấn đề cần quan tâm đối với các doanhnghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi
o Khách hàng là các đại lý kinh doanh thức ăn gia súc: đây là nhóm kháchhàng bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn gia súc để bán lại chongười chăn nuôi trực tiếp Họ là những người có nguồn vốn lớn, có đầy đủ
cơ sở hạ tầng để lưu trữ thức ăn với khối lượng lớn Thông thường những đại
lý thức ăn chăn nuôi chỉ kinh doanh một vài loại thức ăn mà thị trường ưachuộng Lợi nhuận thu được có thể thông qua chính sách chiết khấu, hoahồng của doanh nghiệp sản xuất hoặc bán chênh lệch giá sản phẩm chokhách hàng Đối tượng khách hàng chủ yếu là người chăn nuôi có qui mô
Trang 25vừa và nhỏ (hoặc các đại lý cấp dưới) không có điều kiện về tài chính vàcông cụ lưu trữ để mua với khối lượng lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng:
o Người quyết định mua hàng không phải là người tiêu dùng trực tiếp, do vậyviệc đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ có thể thực hiện thông qua quá trìnhphân tích các chỉ tiêu chất lượng Công việc này rất khó thực hiện do chi phícao và ảnh hưởng đến thời gian sản xuất Chính vì thế mà chất lượng sảnphẩm thường được khách hàng đánh giá qua khả năng phát triển của vật nuôihoặc hiệu quả kinh doanh qua một chu kỳ sản xuất Nếu qua một giai đoạn
sử dụng sản phẩm mà cảm thấy có hiệu quả thì người chăn nuôi tự động sẽtrở thành khách hàng trung thành của sản phẩm và rất ít khi thay đổi Vàngược lại, vật nuôi là một phần tài sản của người chăn nuôi, chính vì thế nếuthức ăn có ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi hoặc không mang lại hiệu quảkinh tế cao thì người chăn nuôi sẽ có phản ứng rất gay gắt và có thể từ bỏsản phẩm ngay lập tức
o Mục đích của người chăn nuôi xét cho cùng là lợi nhuận, chính vì thế mà đa
số người tiêu dùng mong muốn mua được một sản phẩm giá rẻ, phù hợp vớitúi tiền nhưng lại đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả chăn nuôi
o Do điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo cho quá trình lưu trữ thức ăn,hoặc vấn đề về tài chính không cho phép nên hầu hết người chăn nuôi chỉ cóthể mua một số lượng thức ăn vừa đủ cho một giai đoạn ngắn Chính vì thế
mà hệ thống phân phối và khâu lưu thông rất được khách hàng lưu ý Cácdoanh nghiệp phải đảm bảo nguồn hàng đều đặn và ổn định đáp ứng nhu cầutiêu dùng trong mọi thời điểm, đồng thời chất lượng phải đảm bảo trong quátrình lưu thông và lưu trữ
Trang 26Từ những về thông tin về hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩmthức ăn chăn nuôi, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phân khúc thịtrường hợp lý, hoặc một dãy sản phẩm cụ thể phục vụ cho từng loại vật nuôi sao chophù hợp với tiềm năng và qui mô sản xuất của doanh nghiệp.
1.4.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ:
Chế biến thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp phức tạp, mức độ ứngdụng khoa học kỹ thuật cao và luôn được cải tiến Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đadạng, đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh antoàn thực phẩm Chính vì thế móc thiết bị và dây chuyền sản xuất phải đáp ứng một sốtiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành qui định
Hiện nay, ngành chế biến TACN có hai dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn
là dây chuyền sản xuất thức ăn dạng bột và thức ăn dạng viên Tuy nhiên, do một sốcông đoạn và đặc điểm sản xuất giống nhau nên hai dây chuyền công nghệ đều có một
số máy móc thiết bị giống nhau tương ứng với từng công đoạn sản xuất, cụ thể:
Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đưa vào sản xuất: thông thường nguyên liệu
mua vào chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp đang ở dạng thô và chưa qua xử lý Đặc biệtvới khí hậu nhiệt đới ẩm thấp vào mùa thu hoạch có thể làm cho nguyên liệu rất dễ bị
ẩm, mốc Để đảm bảo nguyên liệu đạt chất lượng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải trảiqua giai đoạn làm sạch, sấy khô nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và lưu trữ Vớinhững yêu cầu trên, hầu hết các doanh nghiệp đều phải trang bị hệ thống làm sạch(máy sàng, thổi bụi), máy sấy nguyên liệu, hệ thống kho tàng hoặc silo lưu trữ
Giai đoạn lập khẩu phần thức ăn và định lượng nguyên liệu: căn cứ vào kế
hoạch sản xuất kinh doanh, cán bộ kỹ thuật tiến hành lập khẩu phần cho từng loại thức
ăn, lập công thức chế biến thức ăn chăn nuôi và xác định khối lượng cần thiết của từngloại thức ăn, trên cơ sở đó tính toán số lượng và chủng loại nguyên liệu cần thiết đưavào sản xuất Trang thiết bị cho giai đoạn này chủ yếu thiết bị thí nghiệm và kiểm tra
Trang 27chất lượng nguyên liệu, hệ thống máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin cho côngtác lập khẩu phần và công thức chế biến thức ăn chăn nuôi.
Giai đoạn sản xuất: đây là giai đoạn nguyên liệu được nghiền, trộn và chế biến
theo tỷ lệ qui định Tuỳ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn cần thiết sảnxuất, cán bộ kỹ thuật sẽ xác định chủng loại, số lượng vật liệu cần thiết theo công thứcsản xuất thức ăn để tiến hành pha chế, nghiền, trộn Trang thiết bị cần thiết cho giaiđoạn này chủ yếu là máy cân, máy nghiền, máy trộn, hệ thống băng tải phục vụ chocông tác chế biến
Giai đoạn hoàn thành: sau khi giai đoạn sản xuất sản phẩm đã hoàn tất, cán bộ
chuyên môn sẽ tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói đưa sảnphẩm tiêu thụ hoặc lưu trữ trong điều kiện tốt nhất Trang thiết bị cho giai đoạn này là
hệ thống máy đóng gói, hệ thống máy thí nghiệm và kiểm tra chất lượng thành phẩm,
hệ thống lưu trữ sản phẩm
Do đặc tính kỹ thuật và đặc tính sản phẩm khác nhau nên hai dây chuyền công nghệ cónhững công đoạn sản xuất khác biệt Đối với dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng viên,sau khi trải qua công đoạn nghiền, trộn sản phẩm phải được pha chế với chất kết dínhnhằm tạo sự liên kết và ép thành viên mới chuyển qua công đoạn đóng gói Chính vìthế dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng bột phải trang bị thêm hệ thống máy ép viên
1.4.4 Nguồn nhân lực:
Cũng như các ngành sản xuất khác, công nhân lao động trực tiếp, chuyên viên kỹ thuậtchuyên ngành, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên lao độnggián tiếp… là lực lượng lao động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên mỗi ngành khác nhau đều có nguồn nhân lực khác nhau tương ứng với tínhđặc thù của mỗi ngành Đối với ngành chế biến thức chăn nuôi, nguồn nhân lực cónhững đặc trưng sau:
Trang 28 Lực lượng lao động là công nhân sản xuất trực tiếp: đây là lực lượng lao động
đông nhất trong cơ cấu nhân lực tại các doanh nghiệp, được công ty trực tiếp tuyểndụng phục vụ cho các công đoạn sản xuất trực tiếp Hầu hết đội ngũ lao động trực tiếp
là công nhân lao động phổ thông và chưa được đào tạo chính qui Do vậy tuỳ thuộc vào
vị trí công việc mà mỗi doanh nghiệp có hình thức tuyển dụng và đào tạo tay nghề phùhợp với yêu cầu sản xuất tại đơn vị
Lực lượng lao động là đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp: đây chủ yếu là
cán bộ công nhân viên thuộc các phòng ban chức năng phục vụ cho công tác quản lýđiều hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng và marketing Lực lượng nàyđược công ty trực tiếp tuyển dụng cho từng vị trí công tác theo đúng chuyên mônnghiệp vụ đã được đào tạo
Lực lượng lao động là các chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư chăn nuôi: đây là lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi hoặc
dinh dưỡng Đòi hỏi phải có đủ năng lực tiếp thu về khoa học dinh dưỡng, có năng lựcthực hiện công việc thí nghiệm và kiểm tra các qui trình sản xuất đảm bảo nguyên vậtliệu mua vào đạt chất lượng Lập khẩu phần và công thức ăn đảm bảo sản phẩm đầy đủdinh dưỡng và giá thành thấp nhất
Lực lượng lao động là các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu dinh dưỡng:
đây là nguồn nhân lực không thể thiếu đối với ngành chế biến thức chăn nuôi Hiện naynguồn nhân lực nghiên cứu về dinh dưỡng hầu hết thuộc các viện nghiên cứu và trườngđại học Họ là các chuyên gia nguyên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua cácgiai đoạn phát triển sinh lý Đồng thời nghiên cứu khẩu phần cân bằng các chất dinhdưỡng để sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệmôi trường sinh thái
Trang 291.4.5 Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
Cũng như các hàng hoá khác, nhà nước thống nhất quản lý về sản xuất, kinhdoanh, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp củangười sản xuất, người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi Việc quản lýthức ăn chăn nuôi được thực hiện theo nghị định 15/CP ngày 19/03/1996 của Chínhphủ, cụ thể:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trong phạm vi chức năng, quyềnhạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong phạm vi cả nước
- Kiểm tra, thanh tra và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi Cấp giấychứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền của mình
- Công bố danh mục thức ăn và nguyên liệu cấm sản xuất
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sảnxuất, chế biến thức ăn Ban hành các văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương
và các cơ sở quản lý thức ăn chăn nuôi
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý thức ăn chănnuôi trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về thức ănchăn nuôi Kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý thức ăn chăn nuôi tại địa phươngtrong phạm vi thẩm quyền Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanhthức ăn trong phạm vi thẩm quyền của mình
Trang 30Ở qui mô Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu tráchnhiệm kiểm tra và quản lý chất lượng thức ăn trong phạm vi cả nước Đối với các tỉnh
và thành phố trực thuôc Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng thức ăn chănnuôi trên địa bàn quản lý Việc tổ chức và theo dõi chất lượng thức ăn chăn nuôi sảnxuất và lưu thông thị trường được quản lý như sau:
- Tổ chức lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi 02 lần/năm
- Tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết khi có sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn
- Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất xưởng và xuất xứ,kiểm tra vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh môi trường sản xuất và bảo quảnthức ăn
- Các chỉ tiêu kiểm tra: theo QĐ96/2001/BNN ngày 09/09/2001 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm thức
ăn chăn nuôi bao gồm:
o Kiểm tra việc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các nhà sản xuất
so với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và qui định kỹ thuật đã quyđịnh Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi xâydựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn quy định theo QĐ 113/2001/QĐ/BNN ngày28/11/2001.3 Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm so với chỉ tiêu chấtlượng mà doanh nghiệp đã công bố
o Ngoài ra, để đảm bảo cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả, đảm bảo cho sức khoẻvật nuôi và con người, sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn phải được khống chếhàm lượng tối đa độc tố nấm mốc Aflatoxin, hàm lượng tối đa các nguyên tố
Trang 31khoáng và kim loại nặng có trong 1kg thức ăn chăn nuôi Hoặc qui định vềhàm lượng tối thiểu các loại vitamin có trong thức ăn chăn nuôi.
o Sau khi hàng hoá được công bố tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp phảiđảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh để chất lượng luôn được ổn địnhtrong quá trình lưu thông đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố về mọi nội dung
Để cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để nhận biết hànghoá, làm căn cứ cho quyết định lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các
cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sảnphẩm thức ăn chăn nuôi mà doanh nghiệp đã công bố bắt buộc doanh nghiệpphải ghi trên nhãn hàng hóa theo QĐ 178/1999/QĐ-TTg của Thủ TướngChính phủ
o Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phải thực hiện theo các bước vànội dung đã qui định Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra định kỳ, lấymẫu và phân tích chất lượng sản phẩm tại phòng thí nghiệm chuyên ngành.Trên cơ sở đó kiểm tra việc ghi chép các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật trên bao
bì sản phẩm có đầy đủ và đúng với chỉ tiêu qui định hay không So sánh kếtquả phân tích với chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố để kếtluận về chất lượng sản phẩm
Với những đặc điểm trên, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng và quyếtđịnh sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Đòi hỏi các doanh nghiệp, cơquan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu và trường đại học phải có kế hoạch đàotạo một cách đồng bộ, liên tục Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượngcao phù hợp với nhu cầu phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
1.5 Khái niệm về thị trường thức ăn chăn nuôi
Khái niệm về thị trường được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Theo Tiến
sĩ Nguyễn Thanh Hiền (Trung tâm phát triển Nông thôn miền Trung, Đại Học Nông
Trang 32Lâm Huế), “Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa
và dịch vụ Theo nghĩa hẹp, thị trường là một cái chợ có địa điểm nhất định để trao đổihàng hóa và dịch vụ.”
Thị trường cũng có thể được xác định bằng nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ.Theo định nghĩa này, thị trường là một nhóm người có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền đểthỏa mãn nhu cầu đó
Đứng trên góc độ đó có thể hiểu, có thể khái niệm rằng thị trường thức ăn chănnuôi gồm những người chăn nuôi và tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào việcsản xuất hoặc mua bán thức ăn chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn thức ăn chovật nuôi của những người chăn nuôi
1.6 Phân loại thị trường thức ăn chăn nuôi:
Phân loại thị trường là việc phân chia thị trường theo các tiêu thức khác nhau đểphục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường Các doanh nghiệp quanniệm, “Thị trường bao gồm tất cả khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốncụthể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốnđó” Do vậy, người kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi, phải xác định được nhữngnhóm khách hàng mình đang phục vụ và những khách hàng doanh nghiệp sẽ vươn tới.Như đã nói ở trên, thịtrường của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thức
ăn chăn nuôi là những người chăn nuôi Nhưng không phải tất cả những khách hàngnày doanh nghiệp đều phục vụ Với tiềm lực của mình doanh nghiệp sẽ xác định nhữngnhóm khách hàng sẽ cung cấp sản phẩm một cách tốt nhất hơn hẳn đối thủ cạnh tranh Căn cứ vào chức năng của các thành viên tham gia thị trường mà người ta chia thịtrường thành các loại sau:
- Thị trường các yếu tố đầu vào (thị trường tư liệu sản xuất): Thị trường các yếu
tố đầu vào là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán tư liệu sản xuất đầu vàocũng như dịch vụ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm
Trang 33- Thị trường người bán buôn và trung gian: Thị trường người bán buôn và trunggian là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua hàng của người sản xuất và bánlại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để kiếm lời.
- Thị trường tiềm năng người tiêu dùng : là những doanh nghiệp chăn nuôi sửdụng sản phẩm của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Người chăn nuôi sẽ
có ba yếu tố ảnh hưởng để tạo nên thị trường là : Sự quan tâm, thu nhập và cáchtiếp cận
o Sự quan tâm: xuất phát từ nhu cầu muốn chăn nuôi dựa trên đặc điểm của
thị trường thức ăn chăn nuôi
o Thu nhập: Người chăn nuôi do phần lớn là nông dân, thu nhập thấp và
vốn sản xuất nhỏ lại phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất dài Do vậy, lý do giáthức ăn chăn nuôi công nghiệp quá cao là một nguyên nhân giảm cầu vềthức ăn chăn nuôi công nghiệp
o Khả năng tiếp cận: khi khách hàngcó những rào cản tiếp cận nào đó
không tiếp cận tới sản phẩm và công ty sẽ thu hẹp quy mô thị trường củadoanh nghiệp
1.7 Mô hình PEST
PEST là viết tắt chữ cái đầu tiên của các cụm từ Chính trị (political), Kinh tế(economic), Văn hóa – xã hội (sociocultural) và Công nghệ (technological) Đây là 4yếu tố định hình nên môi trường của một ngành kinh tế Các yếu tố này mang tính chấtbên ngoài hơn là những gì đang diễn ra trong ngành
Mô hình PEST thường được sử dụng để phân tích ngành/thị trường; trong khi SWOTlại dùng để phân tích doanh nghiệp, một bộ phận kinh doanh hay một ý tưởng nào đó
Chính trị (Political)
Trang 34 Đo lường mức độ chính phủ gây ảnh hưởng lên ngành như thế nào, bao gồmcác chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, môi trường, quy định internet, giáodục…
Đối với các công ty hoạt động trên bình diện quốc tế, những yếu tố này sẽtrở nên rất phức tạp Họ phải phân tích sự ổn định của nền chính trị, biết cácluật lệ địa phương ảnh hưởng đến ngành cũng như doanh nghiệp
Những yếu tố này đều có ảnh hưởng lên cấu trúc ngành cũng như mức lợinhuận của ngành/doanh nghiệp
Kinh tế (Economic)
Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chúng
có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉtiêu lien quan cụ thể như :
Triển vọng của nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ lên hoạt động, mức sinhlời của ngành và doanh nghiệp
Các chỉ số cần theo dõi là: tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhậpkhẩu, dự trữ ngoại hối, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ…
Triển vọng kinh tế xấu có thể khiến tiêu dùng giảm sút và ảnh hưởng tiêucực lên doanh số của ngành Doanh nghiệp vì vậy cần theo dõi kinh tế vĩ mô
để dự báo và có các kế hoạch kinh doanh phù hợp: mở rộng hay thu hẹp,phòng thủ hay tấn công giành thị phần từ đối thủ…
Văn hóa – xã hội (Sociocultural)
Các yếu tố văn hóa – xã hội có thể làm hình thành nhiều xu hướng tiêu dùng
Ví dụ có thể kể đến như giải phóng và bình quyền đối với phụ nữ, nhu cầuchăm sóc bản thân, tiêu dùng của giới trẻ…
Trang 35 Doanh nghiệp nghiên cứu các xu hướng này để xác định nhu cầu của thịtrường, định vị sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị hiếu Đây cũng là một yêucầu phải tìm hiểu trước khi muốn bước vào một thị trường mới.
Bảng 1.1: Mô hình phân tích PEST
Chính trị (Political)
Các vấn đề về môi trường sinh thái
Môi trường pháp lý hiện tại và tương lai
Môi trường pháp lý quốc tế
Cơ quan quản lý và quy trình công việc
Các yếu tố tác động đến khách hàng,người tiêu dùng cuối cùng
Lãi suất, tỷ giá hối đoái, các vấn đề tiềntệ
Văn hóa – xã hội ( Sociocultural) Công nghệ (Technological)
Trang 36Xu hướng thay đổi phong cách sống
Hình ảnh thương hiệu, công ty
Xu hướng mua sắm, thời trang
Công nghệ liên quan đến mua hàngPháp lý liên quan đến công nghệTiềm năng phát minh công nghệVấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ
1.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE cho phép đánh giá các tác động của môitrường bên trong đến doanh nghiệp Ma trận IFE đươc thực hiện theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong
quá trình đánh giá các yếu tố bên trong Danh mục này bao gồm cả những điểm mạnh
và điểm yếu
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố Tổng số các mức quan trọng phải bằng 1,0
Trang 37Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm yếu
lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh yếu nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất
Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (= bước 2
x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5 : Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định số
điểm về tầm quan trọng Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm cao nhất
mà mỗi doanh nghiệp có thể nhận được có thể là 4.0, thấp nhất là 1.0 và trung bình là2.5 Tổng số điểm lớn hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về các điểm nội bộ vàngược lại nếu nhỏ hơn 2.5
1.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE cho phép đánh giá các tác động của môitrường bên ngoài đến doanh nghiệp Tương tự như ma trận IFE, ma trận EFE cũngđược thực hiện theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công
của doanh nghiệp như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô Danhmục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởngđến doanh nghiệp và ngành kinh doanh
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho
thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tốnày Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu Cácmức này dựa trên hiệu quản chiến lược của doanh nghiệp
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (= bước 2 x
bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng
Trang 38Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng
số điểm quan trọng của doanh nghiệp Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận,tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 vàtrung bình là 2,5 Tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy công ty tận dụng cơhội và hạn chế những đe dọa từ môi trường ở mức độ trên trung bình
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương I đã trình bày cho chúng ta một cái nhìn sơ lược về vai trò và đặc điểmngành thức ăn chăn nuôi, các loại nguyên liệu để tạo ra thức ăn chăn nuôi nhằm bổsung dinh dưỡng vật nuôi ở từng giai đoạn Bên cạnh đó các nhân tố ảnh hưởngđến ngành sản xuất tức ăn chăn nuôi cũng giúp chúng ta hiểu được ngành sản xuấtthức ăn chăn nuôi phải chịu nhiều tác động từ thị trường, môi trường bên trong vàmôi trường bên ngoài và cả sự quản lý của nhà nước
Trang 39CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH SX THỨC ĂN CHĂN NUÔI
TẠI VIỆT NAM 2.1 Thị trường cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới.
2.1.1 Cung cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cũng như các ngành công nghiệp khác, một trong những yếu tố quyết định đếnviệc mở rộng và phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi là nguyên liệu đầu vàophục vụ cho quá trình sản xuất Chất lượng, tính sẵn có và giá cả của nguyên vật liệu lànguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành sản xuất sảnphẩm Đối với ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu đầu vào là sản phẩm trựctiếp ngành sản xuất nông nghiệp, ngành ngư nghiệp, công nghiệp hóa chất Điều đó
có nghĩa là nguyên vật liệu chế biến thức ăn chăn nuôi không những ảnh hưởng trựctiếp đến các doanh nghiệp sản xuất như là một yếu tố đầu vào mà còn ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh tế của ngành kinh tế khác như là một sản phẩm đầu ra Chính vì thế màviệc tính toán nhu cầu thị trường nguyên vật liệu và qui hoạch vùng nguyên liệu
Trang 40thường được các nhà sản xuất, người nông dân và các cơ quan quản lý Nhà nước thựchiện một cách đồng bộ, mang tính kế hoạch cao.
Nguyên liệu đầu vào đóng một vai trò trong quá trình phát triển và mở rộngngành chế biến thức chăn nuôi Để nhìn rõ bức tranh thị trường nguyên liệu thức ănchăn nuôi, cần đánh giá và phân tích sự biến động giá một số nguyên liệu chủ yếu qua
số liệu thống kê như sau:
2.1.1.1 Ngô (bắp)
Bảng 2.1: Sản lượng Ngô tại một số nước trên thế giới (triệu tấn)
Chi tiết về các vùng sản xuất ngô chính, đứng đầu là Mỹ với gần 314 triệutấn,giảm 2,25 triệu tấn (0,7%) so với niên vụ trước Tuy vậy, dự báo niên vụ 2012/13