có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý nguyên vật liệu, làm cho tìnhhình cung cấp, sử dụng nguyên vật liệu được hợp lý, dẫn đến giảmchi phí và hạ thấp giá thành của sản phẩm.Xuất phát từ
Trang 1MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và kinh tế khuvực trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiềuthay đổi rõ nét Ở nước ta hiện nay, trong nền kinh tế thị trường có
sự cạnh tranh gay gắt của các Doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sảnxuất kinh doanh Các doanh nghiệp tư nhân cũng không nằm ngoài
sự cạnh tranh này Để tồn tại và phát triển các Doanh nghiệp phảixây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế nhằmđạt được mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cao Để đạt đượcđiều này, các chi phí sản xuất phải được tiết kiệm ở mức tối đa, trên
cơ sở hợp lý và có kế hoạch Như chúng ta đã biết nguyên vật liệu làmột trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh;giá trị của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh tạonên giá trị của sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu Chính vì vậy,việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua đến khâu xuất dùng cho quátrình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chi phí,
hạ thấp giá thành sản phẩm
Để quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh cần phải sử dụnghàng loạt các công cụ khác nhau; trong đó kế toán được coi là một công
cụ quan trọng hữu hiệu Kế toán về mặt bản chất chính là một hệ thống
đo lường, sử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho các quyết địnhkinh tế Đối với nhà nước kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xâydựng, kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước; điều hành và quản lýnền kinh tế quốc dân Đối với các tổ chức Doanh nghiệp, kế toán là công
cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế và kiểm traviệc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của Doanh nghiệp
Hạch toán kế toán nói chung là công cụ để quản lý kinh tế thìhạch toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực phục vụ cho công tácquản lý nguyên vật liệu Việc quản lý nguyên vật liệu là rất cần thiết,đòi hỏi kế toán nguyên vật liệu đưa ra các thông tin chính xác, kịpthời Việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý
Trang 2có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý nguyên vật liệu, làm cho tìnhhình cung cấp, sử dụng nguyên vật liệu được hợp lý, dẫn đến giảmchi phí và hạ thấp giá thành của sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm của nguyên vật liệu, vai trò của các kếtoán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, trên cơ sở các lý luận
đã được học ở nhà trường và qua thời gian thực tập ở Công ty TNHHMTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình, được sự chỉ bảo tận tình của Thầy
giáo TS Nguyễn Tuấn Duy và các cô chú trong Công ty em đã đi
sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán Nguyên Vật Liệu về sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH MTV thú y và thủy sản Thế Bình”
Nội dung của đề tài được chia làm ba phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất
Chương 2: Tình hình thực tế về tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công
Ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình
Trang 3TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
- Về mặt lý luận:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp muốnđứng vững và phát triển phải tìm cho mình những biện pháp cạnhtranh có hiệu quả Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kiểm soát vàcắt giảm chi phí là một biện pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tăng lợinhuận
Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản củaquá trình sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuấtcũng như tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Do đó côngtác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất phảiđược thực hiện tốt, có như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời
và chính xác các thông tin cho việc quản lý nguyên vật liệu trongdoanh nghiệp như trong việc cũng sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu
Nhận thức được vai trò của kế toán một cách rõ ràng, đặc biệt
là kế toán nguyên vật liệu trong quá trình quản lý chi phí của doanhnghiệp, việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu một cách khoa học
Trang 4hợp lý có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong việc nâng cao chất lượngquản lý và khả năng sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả
- Về mặt thực trạng:
Qua kết quả khảo sát sơ bộ, sau khi tiến hành lập phiếu điềutra tại các phòng ban của Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản ThếBình cho thấy những vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trongphạm vi bộ phận kế toán tài chính của công ty đó là công tác tổ chức
kế toán nguyên vật liệu còn nhiều hạn chế về việc quản lý quy cáchvật tư hệ thống kho bãi, việc thu mua nguyên vật liệu của công tyvẫn để xảy ra một số mất mát thiếu hụt vật tư, việc tiêu dùng vật tư
và hao phí vật tư chưa đảm bảo đúng hạn mức Đó là những vấn đềbất cập liên quan đến công tác hạch toán và việc sử dụng chi phínguyên vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty
- Về mặt giải pháp:
Bởi vậy, sự cần thiết cải tiến và hoàn thiện hơn nữa công tác kếtoán nói chung, kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sảnxuất nói riêng luôn được đặt ra với mục đích nhằm tổ chức khoa học,hợp lý công tác kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu và điều kiệncủa từng doanh nghiệp làm cơ sở cho các thông tin kế toán cung cấpđảm bảo tính đúng đắn và đáng tin cậy
2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán nguyên vật liệu
để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷsản Thế Bình và các giải pháp hoàn thiện kế toán ngyuên vật liệu tạiCông ty, từ đó xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán nguyên vậtliệu trên cơ sở công ty đang áp dụng hệ thống hạch toán kế toántheo hình thức Nhật Ký Chung
- Tuyên bố vấn đề trong đề tài:
Trang 5Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyênvật liệu, đồng thời để áp dụng kiến thức đã có trong suốt thời gianhọc tập vào thực tế nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân,qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản ThếBình, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài :“ Kế toán nguyên vật liệutại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình”.
3 Các mục tiêu nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: Chuyên đề nhằm hệ thống hóa một số lý
luận cơ bản về kế toán bán nguyên vật liệu theo chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành nhằm trang bị thêm kiến thức cho bản thân.Những kiến thức về kế toán nguyên vật liệu đó là cơ sở lý luận, nềntảng nhằm nghiên cứu thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công tyTNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình
- Về mặt thực trạng: Chuyên đề nhằm hoàn thiện công tác
kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản ThếBình chỉ rõ những ưu điểm, những tồn tại trong kế toán nguyên vậtliệu tại công ty
- Về mặt giải pháp: Từ những tồn tại, đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty một cáchhiệu quả cao nhất cho công ty
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Tại Công ty TNHH MTV Thú y và Thuỷ sản
Thế Bình - Thôn Đình Dù, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Phạm vi thời gian: Thời gian thực tập tại công ty từ 19/3/2012
-12/6/2012
- Đối tượng nghiên cứu và số liệu trong đề tài: Đề tài tập trung
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán nguyênvật liệu tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình chuyênsản xất thức ăn chăn nuôi
Trang 6Đối tượng nghiên cứu và số liệu trong đề tài được bộ phận kếtoán tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình cung cấp vàoquý IV năm 2011.
5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp của em kết cấu gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất
Chương 2: Tình hình thực tế về tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công
Ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình
Trang 7CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí vai trò của nguyên vật liệu
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động có vị trí đặc biệt quantrọng trong quá trình sản xuất Nó có những đặc điểm rất riêng biệt sovới các tư liệu sản xuất khác
Do đặc điểm của nguyên vật liệu là chỉ tham gia một lần vàoquá trình sản xuất nên việc quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải luônluôn chặt chẽ Do nguyên vật liệu thuộc nhóm hàng tồn kho và là tàisản lưu động của Doanh nghiệp nên việc quản lý nguyên vật liệuphải dựa trên cả hai chỉ tiêu số lượng ( hiện vật) và giá trị
Về mặt hiện vật: nguyên vật liệu được tiêu dùng trực tiếp vàtiêu hao toàn bộ hoặc đổi hình thái ban đầu
Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển toàn bộmột lần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra Nó là yếu tố của vốn lưuđộng và được phục hồi lại sau chu kỳ sản xuất kinh doanh
1.1.2 Vị trí vai trò của nguyên vật liệu
- Ta được biết nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là mộttrong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Là cơ sở vật chất đểhình thành nên sản phẩm Trong quá trình tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia một lần vào chu
kỳ sản xuất; nó chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào giá trị củasản phẩm do nó tạo ra
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm, làyếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất sản phẩm.Trong các Doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là tài sản lưuđộng thuộc nhóm hàng tồn kho Nguyên vật liệu rất đa dạng, phongphú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật Trong quá trình sản xuất;vật liệu luôn chuyển hoá, biến đổi về mặt hiện vật và giá trị
Trang 8Mặt khác, trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu là yếu tố
dễ bị lãng phí, mất mát nhất trong các yếu tố đầu vào của quá trìnhsản xuất Do vậy nguyên vật liệu đòi hỏi phải có những phương phápquản lý thích hợp, mang tính khoa học và thực tiễn cao
Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc cung cấp nguyên vậtliệu có đầy đủ, kịp thời hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạchsản xuất của Doanh nghiệp; sản xuất không thể tiến hành được nếukhông có nguyên vật liệu Khi đã có đầy đủ nguyên vật liệu thì sảnphẩm sản xuất ra có chất lượng tốt hay xấu, có được thị trường đánhgiá cao hay không lại phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của vậtliệu Ta được biết chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớntrong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm Do vậy,tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu ở cáckhâu thu mua; bảo quản dự trữ; và để hạ thấp chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, làm cho Doanh nghiệp cóthể đạt tới lợi nhuận cao, có thể đứng vững trong sự cạnh tranh của
cơ chế thị trường
1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Mỗi loại sản phẩm sản xuất được sử dụng nhiều chủng loạinguyên vật liệu khác nhau, được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau,giá cả của nguyên vật liệu thì thường xuyên biến động trên thịtrường Vì vậy để tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu phảitheo dõi ở tất cả các khâu Từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng, dựtrữ, kiểm kê nguyên vật liệu
Yêu cầu cụ thể của công tác quản lý vật liệu trong từng khâu là:
Khâu thu mua: Để sản xuất sản phẩm phải sử dụng nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu đều có côngdụng riêng, đối với quá trình thu mua phải quản lý chặt về mặt khốilượng, chất lượng, giá cả, chủng loại Giá mua và chi phí mua củanguyên vật liệu phải được phản ánh kịp thời, chính xác, kế hoạch
Trang 9mua nguyên vật liệu phải đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kếhoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Khâu sử dụng: Sử dụng tiết kiệm hợp lý trên cơ sở định mức và dự
trữ chi phí; điều này ảnh hưởng quan trọng đến hạ thấp chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho Doanhnghiệp Đồng thời phải thường xuyên và định kỳ phân tích tình hìnhthực hiện định mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất Vì vậy, trongquá trình sử dụng phải tổ chức tốt công tác ghi chép, phản ánh đúngtình hình sản xuất; xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quátrình sản xuất kinh doanh
Khâu dự trữ, bảo quản: Phải xác định đúng định mức tối đa, tối thiểu
trong dự trữ nguyên vật liệu không gây ứ đọng để tăng vòng quaycủa vốn, hoạch gián đoạn trong sản xuất kinh doanh vì thiếu vật liệu.Trong quá trình bảo quản phải bảo quản theo đúng chế độ quy định,
tổ chức tốt hệ thống kho tàng, bến bãi để vật liệu không bị thấtthoát, hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng của sản xuất
Khâu kiểm kê: Kiểm tra định kỳ số nguyên vật liệu tồn kho để phát
hiện kịp thời các nguyên nhân thừa, thiếu nguyên vật liệu kém phẩmchất để đưa ra các biện pháp xử lý cho phù hợp
Tóm lại: Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình
sản xuất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản
lý tài sản của Doanh nghiệp
1.3 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu.
Để thực hiện chức năng giám đốc và là công cụ quản lý kinh tếxuất phát từ yêu cầu quản lý vật liệu, từ vị trí của kế toán trong quản
lý kinh tế, quản lý Doanh nghiệp, Nhà nước đã xác định nhiệm vụcủa kế toán nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp sản xuất nhưsau:
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thumua vận chuyển, bảo quản tình hình xuất nhập tồn kho vật liệu Tínhgiá thành thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho Doanh
Trang 10nghiệp kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu vềmặt số lượng, chủng loại, giá cả nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịpthời, đúng chủng loại vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp.
- Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán phù hợp vớiphương pháp kế toán hàng tồn kho của Doanh nghiệp để ghi chépphân loại tổng hợp số liệu và tình hình hiện có và sự biến động tănggiảm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh cung cấp số liệukịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụngnguyên vật liệu Phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp
sử lý vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng hoặc kém, mất phẩm chất Tínhtoán xác định chính xác số lượng và giá trị vật liệu thực tế đưa vào
sử dụng đã được tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân
bổ chính xác giá trị vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu tồn kho theođúng chế độ quy định của Nhà nước, lập báo cáo về vật liệu chocông tác quản lý, tiến hành phân tích tình hình thu mua, bảo quản,
dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu nhằm đưa ra đầy đủ các thông tincho quá trình sản xuất
Tóm lại, với vai trò và nhiệm vụ như trên kế toán vật liệu đãtrở thành một thành phần quan trọng trong hệ thống kế toán Doanhnghiệp
1.4 Phân loại nguyên vật liệu.
Việc phân loại nguyên vật liệu tuỳ thuộc vào từng loại hìnhDoanh nghiệp và từng ngành sản xuất khác nhau
1.4.1 Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị trong Doanh nghiệp, vật liệu được chia thành những loại sau:
Trang 11- Nguyên vật liệu chính: Là những thứ mà sau quá trình giacông, chế biến sẽ thành thực thể và vật chất chủ yếu của sản phẩm(kể cả bán thành phẩm mua vào).
- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụtrợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làmthay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụhoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động củacông nhân viên chức (VD: dầu nhờn, thuốc nhuộm giẻ lau…)
- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cấp nhiệt lượng trong quátrình sản xuất, kinh doanh như xăng dầu, khí đốt hơi đốt, than, củi,ga…
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửachữa và thay thế cho máy móc thiết bị…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các vật liệu vàthiết bị ( cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ…) mà doanh nghiệpmua vào nhằm mục đích cho xây dựng cơ bản
- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sảnxuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài ( phôibao, giấy vụn sắt, gạch…)
- Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài nhữngthứ kể trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng…
1.4.2 Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu được chia thành:
- Vật liệu nhập do mua ngoài
- Vật liệu tự gia công chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến
- Vật liệu nhập do góp vốn liên doanh hoặc do tài trợ từ các tổ chức
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được từngnguồn nhập của nguyên vật liệu để có những biện pháp sử lý
1.5 Đánh giá nguyên vật liệu.
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để xác địnhgiá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định
Trang 121.5.1 Mục đích đánh giá nguyên vật liệu
- Tổng hợp các nguyên vật liệu khác nhau để báo cáo tình hìnhnhập xuất tồn kho nguyên vật liệu
- Để kế toán viên thực hiện chức năng ghi chép bằng tiền mặtcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1.5.2 Các nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu.
- Nguyên tắc giá phí (giá vốn)
- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc kịp thời
1.6 Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu.
1.6.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Trong doanh nghiệp nguyên vật liệu được nhập từ nhiềunguồn khác nhau, giá thực tế của chúng được xác định trong từngtrường hợp cụ thể Đặc biệt luật thuế GTGT áp dụng từ ngày01/01/1999 việc tính giá nguyên vật liệu nhập kho sẽ được tính theo
1 trong hai phương pháp sau tuỳ theo đặc trưng của từng loại hìnhdoanh nghiệp:
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp
* Đối với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
Theo phương pháp này: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhậpkho là giá mua chưa có thuế GTGT (GTGT đầu vào được phản ánhvào TK 133 để khấu trừ)
Tuỳ theo nguồn hình thành mà giá trị thực tế của nguyên vật liệuđược tính như sau:
- Nguyên vật liệu mua ngoài: Giá thực tế là giá mua ghi trênhoá đơn + thuế nhập khẩu (nếu có) và các chi phí thu mua thực tế(chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chí phí nhân viên thu mua, chi phí của
Trang 13bộ phận thu mua độc lập , chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưukho, lưu hàng… ) trừ các khoản giảm giá hàng mua được hưởng hoặccác khoản chiết khấu
- Nguyên liệu tự sản xuất: Tính theo giá thành sản xuất thực
tế
- Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tếgồm giá trị mua vật liệu xuất chế biến cùng các chi phí liên quan( tiền thuê gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…)
- Nguyên vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cánhân tham gia liên doanh: Giá thực tế là giá thỏa thuận do các bênxác định + chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Phế liệu: Giá ước tính thực thế có thể sử dụng được hay giátrị thu hồi tối thiểu
- Nguyên vật liệu được cấp phát, biếu tặng, tài trợ: Tính theogiá thị trường tương đương + chi phí tiếp nhận ( nếu có)
* Đối với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp.
Theo phương pháp này: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhậpkho là giá mua đã có thuế GTGT Cũng tuỳ thuộc vào nguồn hìnhthành của chúng tương tự như đối với doanh nghiệp tính thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ thì tính thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp không được hạch toán riêng vào tài khoản 133 mà trích gộpvào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
* VD: Mua một số nguyên vật liệu với tổng giá thanh toán 110 triệutrong đó thuế VAT là 10 triệu, công ty đã thanh toán toàn bộ bằngtiền mặt Như vây ta sẽ hạch toán như sau:
Theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 152: 100 triệu (không có thuế GTGT)
Nợ TK 133: 10 triệu
Có TK 111: 110 triệuTheo phương pháp trực tiếp:
Trang 14Nợ TK 152: 110 triệu
Có TK 111: 110 triệuViệc tính đúng giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là rấtquan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, vì nguyên vật liệu là yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quảkinh doanh của doanh nghiệp
1.6.2 Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Tuỳ thuộc đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêucầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể sử dụngmột trong các phương pháp sau:
- Phương pháp giá thực tế đích danh
- Phương pháp nhập trước - xuất trước
- Phương pháp nhập sau - xuất trước
- Phương pháp bình quân gia quyền
* Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, giá trị xuất kho của bất kỳ nguyên vậtliệu nào cũng được xác định đúng giá trị nhập kho của nó Phươngpháp này tuân thủ nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán Chiphí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế, giá trị nguyên vật liệuxuất dùng cho sản xuất phù hợp với giá trị thành phẩm mà nó tạo ra
* Phương pháp giá hạch toán.
Hạch toán nguyên vật liệu theo giá thực tế trong các doanhnghiệp có các nghiệp vụ nhập - xuất diễn ra thường xuyên và cónhiều chủng loại vật tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn và không hiệuquả Trong trường hợp này kế toán có thể sử dụng giá hạch toán đểtính giá trị hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ Giá hạchtoán là giá ổn định doanh nghiệp đưa ra và được sử dụng với ghichép Khi sử dụng phương pháp này cuối kỳ kế toán phải tiến hànhđiều chỉnh để xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùngtrong kỳ và tồn cuối kỳ thông qua hệ số giá
Giá thực tế = Giá hạch toán NVL x Hệ số
Trang 15NVL xuất dùng xuất dùng giá
Hệ số
Giá thực tế NVL tồnkho đầu kỳ
* Phương pháp nhập trước - xuất trước.
Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giáthực tế nhập kho của từng lần nhập và giả định rằng nguyên vật liệuxuất kho theo đúng thứ tự nhập kho của chúng: tức là nguyên vậtliệu nào được nhập vào kho trước thì sẽ được xuất trước Sau đó căn
cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyêntắc: tính theo đơn giá thực tếnhập trước đối với lượng xuất kho thuộclần nhập trước, số còn lại (tổng số xuất kho – số đã xuất thuộc lầnnhập trước) được tính theo đơn giá thực tế lần nhập tiếp sau
* Phương pháp nhập sau - xuất trước
Theo phương pháp này ta cũng phải xác định được đơn giáthực tế nhập kho của từng lần nhập và giả thiết rằng nguyên vật liệucủa doanh nghiệp sẽ được xuất kho ngược với thứ tự nhập kho củachúng: tức là những nguyên vật liệu nào được nhập kho cuối cùng thì
sẽ được xuất kho đầu tiên Sau đó căn cứ số lượng xuất kho tính ragiá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế củalần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập saucùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhậptrước đó
* Phương pháp bình quân gia quyền.
Theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùngtrong kỳ được tính theo giá đơn vị bình quân
Trong đó doanh nghiệp có thể chọn một trong ba cách tính giá đơn vịbình quân sau:
Trang 16Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
Số lượng thực tếNVL tồn đầu kỳ
+ Số lượng thực tế
NVL nhập trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
Giá đơn vị bình quân
cuối kỳ trước =
Giá trị NVL tồn đầu kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập xuất
Giá đơn vị bình quân
1.6.3 Tính giá nguyên vật liệu tồn kho.
Giá trị của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ xác định dựa trênphương pháp tính giá trị nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho theocông thức
Giá trị NVL
tồn cuối kỳ
= Giá trị NVLtồn đầu kỳ
+ Giá trị NVL nhập
trong kỳ
- Giá trị NVL xuất
trong kỳNhư vậy tuỳ thuộc vào hình thức áp dụng thuế giá trị gia tăngđối với nguyên vật liệu nhập kho theo phương pháp trực tiếp haykhấu trừ mà doanh nghiệp áp dụng, chúng ta sẽ xác định được giáthực tế nguyên vật liệu tồn kho có hoặc không có thuế giá trị giatăng
2 HẠCH TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU.
2.1 Hệ thống chứng từ sổ sách sử dụng.
2.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Trang 17Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC20/03/2006 của bộ tài chính chứng từ kế toán về NVL gồm.
+ Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT)
+ Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu 03- VT) + Phiếu báo vật tư còn lại cối kỳ ( Mẫu 04- VT)
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu 05- VT)
+ Bảng kê mua hàng ( Mẫu 06- VT)
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ( Mẫu 07- VT)
Ngoài các chứng từ mang tính bắt buộc sử dụng thống nhấttheo quy định của Nhà nước, trong các Doanh nghiệp có thể sử dụngthêm các chứng từ kế toán hướng dẫn sau:
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04 – VT)
Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( mẫu 05 – VT)
Phiếu báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07 – VT)
- Số (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu
- Số đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
Trang 18………
Ngoài các sổ chi tiết nêu trên, có thể mở các bảng kê nhập,bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn kho nguyên vật liệuphục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóngkịp thời
2.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được tiến hành sử dụngmột trong ba phương pháp:
Phương pháp ghi thẻ song song
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Nguyên tắc hạch toán
Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất
-tồn vật tư về mặt số lượng Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho.Thẻ được mở cho từng danh điểm vật tư Cuối tháng thủ kho phảitiến hành cộng số nhập - xuất tính ra số tồn kho về mặt số lượngtheo từng danh điểm vật tư
Tại phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho
từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho Thẻ này cónội dung tương tự thẻ kho nhưng theo dõi về mặt giá trị Hàng ngàyhoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập – xuất kho do thủkho chuyển tới, kế toán vật tư phải kiểm tra đối chiếu và ghi đơn giávào thẻ kế toán và tính ra số tiền Sau đó, lần lượt ghi các nghiệp vụ
Trang 19nhập – xuất vào thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan cuối thángtiến hành cộng thẻ và đối chiếu với thẻ kho.
- Ưu điểm: Đơn giản dễ làm, không đòi hỏi tình độ nghiệp vụ cao,phù hợp với những doanh nghiệp có qua mô nhỏ
- Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp chỉ tiêu hiện vật (số lượng) giữa thủkho và phòng kế toán việc đối chiếu dồn vào cuối tháng nên việclàm báo cáo dễ bị chậm
2.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Sơ đồ 1b phần phụ lục).
- Điều kiện áp dụng: Thường được áp dụng tại các doanhnghiệp có chủng loại vật tư phong phú đa dạng, mật độ nhập – xuất– tồn lớn, hệ thống kho tàng phân tán, kế toán không đủ điều kiệnthực hiện đối chiếu, kiểm tra thường xuyên
- Nguyên tắc hạch toán
Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với
từng danh điểm vật tư như phương pháp thẻ song song
Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết vật tư mà mở sổ
đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng danhđiểm vật tư theo từng kho Sổ đối chiếu luân chuyển ghi mỗi thángmột lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập – xuấtphát sinh trong tháng của từng danh điểm vật tư, mỗi danh điểm vật
tư chỉ được ghi một dòng trong sổ Cuối tháng đối chiếu với số lượngvật tư trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho đối chiếu số tiền với
kế toán tổng hợp
- Ưu điểm: Giảm bớt số lần ghi trùng lặp và khối lượng ghi chép của
kế toán tiện lợi trong việc đối chiếu kiểm tra sổ sách, cung cấp thôngtin về tình hình nhập – xuất – tồn của từng danh điểm nguyên vật tư
để kế toán xác định được trọng tâm quản lý đối với những loại vậtliệu có độ luân chuyển lớn
- Nhược điểm: Vẫn còn trùng lặp trong ghi chép, vì công việc dồn vàocuối tháng nên việc cung cấp thông tin chưa được kịp thời
Trang 202.2.3 Phương pháp sổ số dư (Sơ đồ 1c phần phụ lục).
- Điệu kiện áp dụng: Tương tự như phương pháp sổ đối chiếuluân chuyển, phương pháp này vẫn thường được áp dụng tại cácdoanh nghiệp có chủng loại vật tư phong phú đa dạng, mật độ nhập– xuất – tồn lớn, hệ thống kho tàng phân tán, kế toán không đủ điềukiện thực hiện đối chiếu, kiểm tra thường xuyên
- Nguyên tác hạch toán
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập – xuất
– tồn của từng loại nguyên vật liệu Định kỳ, sau đó ghi thẻ kho, thủkho tập hợp toàn bộ chứng từ và nộp cho kế toán Sổ số dư được mởcho từng kho và dùng cho cả năm
Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho Định kỳ kế
toán nguyên vật liệu phải xuống hướng dẫn và kiểm tra việc ghichép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Sau đó tính giátheo từng chứng từ theo giá hạch toán, tổng cộng số tiền và ghi vàocột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, vào bảng luỹ kế nhập –xuất – tồn kho vật tư Bảng này được mở cho từng kho mỗi kho mộttờ
- Ưu điểm: Giảm bớt được sự ghi chép trùng lặp, công việc được tiếnhành đều trong tháng do đó đáp ứng được thông tin kịp htời choquản lý
- Nhược điểm: Phương pháp này không đối chiếu được giữa thẻ khotheo từng chứng từ nhập – xuất nên khó khăn cho việc kiểm tra khi
có sai sót
3 HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU
Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu là việc ghi chép về mặtgiá trị của nguyên vật liệu trên các sổ kế toán tổng hợp Việc xácđịnh giá trị hàng nhập- xuất- tồn kho tuỳ thuộc vào việc áp dụngphương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nào
3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trang 213.1.1 Tài khoản sử dụng chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phươngpháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục tình hình hiện có và
sự biến động của các loại vật liệu trên các tài khoản và sổ kế toántổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập, xuất vật liệu
Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng được căn cứ trực tiếpvào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theocác đối tượng sử dụng để ghi vào tài khoản và sổ kế toán
* Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 152 ( Nguyên liệu, vật liệu) Tài khoản này dùng đểphản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên, vật liệu theo giáthực tế Tài khoản này có các tài khoản cấp hai để kế toán chi tiếttheo từng loại nguyên, vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nộidung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị doanh nghiệp gồm:
- Tài khoản 331: “Phải trả người bán” Dùng để phản ánh mốiquan hệ thanh toán giữa Doanh nghiệp với người bán, người nhậnthầu về các khoản vật tư, hàng hoá, lao vụ dịch vụ theo hợp đồng đã
ký kết
- Tài khoản 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” Dùng đểphản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chếtạo sản phẩm
Trang 22- Tài khoản 627: “ Chi phí sản xuất chung” Dùng để phản ánhchi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạosản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ.
Tài khoản 641: Chi phí bán hàng, Tài khoản 642: Chi phí quản lýDoanh nghiệp, Tài khoản 142: Chi phí trả trước, Tài khoản 214: “ Xâydựng cơ bản dở dang”
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản như TK 112, TK141,TK138…
* Trình tự luân chuyển chứng từ:
- Trình tự luân chuyển chứng từ nhập vật tư: Khi xuất hiện nhucầu nhập vật tư, bộ phận có yêu cầu lập phiếu yêu cầu, phiếu yêucầu được gửi lên phòng mua hàng hoặc phòng cung ứng vật tư Hàngđược người bán giao cho thủ kho hoặc nhân viên phòng mua hàngđưa về Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết khihàng về tới nơi, có thể lập bảng kiểm nghiệm vật liệu thu mua cả về
số lượng, chất lượng, quy cách Kết quả kiểm nghiệm sẽ được ghivào “ biên bản kiểm nghiệm vật tư” Sau đó bộ phận cung ứng lập “Phiếu nhập kho” vật tư làm hai liên trên cơ sở hoá đơn giấy báo nhậnhàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho một liên Thủ khonhập hàng và ghi số lượng thực nhập và ký vào phiếu nhập kho, sau
đó căn cứ vào phiếu nhập kho ghi vào thẻ (sổ) kho Người bán giaohoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn GTGT cho nhân viên mua hàng kývào hoá đơn Phiếu nhập kho, hoá đơn và hợp đồng được chuyển cho
kế toán hàng tồn kho Kế toán hàng tồn kho căn cứ phiếu nhập kho;hoá đơn để ghi vào sổ kế toán có liên quan Sau đó toàn bộ chứng từmua vật tư được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan để ghivào sổ kế toán
- Trình tự luân chuyển chứng từ xuất vật tư: Khi có nhu cầu sửdụng vật tư, bộ phận có yêu cầu lập phiếu yêu cầu Phiếu yêu cầuđược chuyển cho phòng cung ứng, căn cứ vào phiếu yêu cầu, phòngcung ứng lập phiếu xuất kho làm ba liên Người nhận vật tư mang hailiên phiếu xuất kho xuống kho làm thủ tục xuất kho Thủ kho xuất
Trang 23vật tư rồi ghi số lượng vật tư xuất và ký vào phiếu xuất kho Căn cứvào phiếu xuất kho kế toán hàng tồn kho ghi sổ kế toán liên quan.Phiếu xuất kho được chuyển đến bộ phận kế toán chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm và bộ phận kế toán liên quan để ghi sổ Phiếuxuất kho được lưu giữ ở bộ phận kế toán hàng tồn kho.
3.1.2 Phương pháp và sơ đồ của kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (Sơ đồ 2 phần phụ lục).
3.2 Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
3.2.1 Khái niệm, chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng:
Khái niệm: Phương pháp này không theo dõi thường xuyên liên tục
tình hình nhập, xuất của các loại vật tư hàng hoá, mà chỉ phản ánhgiá trị tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế chưaxuất dùng Trị giá hàng tồn kho căn cứ vào số liệu kiểm kê Tiếp đógiá trị hàng xuất kho cũng không căn cứ trực tiếp vào các chứng từxuất kho để tổng hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng rồi ghivào sổ mà lại căn cứ vào kết quả kiểm kê và trị giá vật tư, hàng hoámua vào trong kỳ, tính theo công thức sau:
Trị giá = Trị giá tồn + Trị giá nhập - Trị giá tồn
xuất kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
- Tài khoản kế toán sử dụng:
Để ghi chép, kế toán vật tư hàng hoá theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ kế toán sử dụng tài khoản 611 ( mua hàng)
+ TK 611 ( Mua hàng) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốnthực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào và xuất dùng trong kỳ
+ TK611: Không có số dư, được mở thành hai tài khoản cấp hai
TK 6111: Mua nguyên vật liệu, TK 6112: Mua hàng hoá
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác liên quan như:TK152, TK153, TK331, TK111, TK112, TK141, TK333, TK138, TK411,TK621, TK627
Trang 243.2.2 Phương pháp và sơ đồ của kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Sơ đồ 3 phần phụ lục)
Trang 25CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV THÚ Y VÀ THUỶ SẢN THẾ BÌNH 2.1 GIỚI THIỆUCHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV THÚ Y VÀ THUỶ SẢN THẾ BÌNH.
2.1.1 Sự hình thành và phát triển Công ty.
Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình được thành lập theoquyết định thành lập số 2102/QĐ - UB ngày 14 tháng 06 năm 2000của UB tỉnh Hưng Yên
Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình –(TNHH),
Trụ sở chính: Thôn Đình Dù, xã Đình Dù, Huyện văn Lâm, Hưng Yên
Điện thoại: 0321.3993260, Fax: 0321.3993260
Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình có tư cáchpháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịutrách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh, có con dấu, có tài sản
và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước,được tổ chức và hoạt động theo điều lệ công ty
Công ty được quản lý bởi Hội đồng thành viên và được điềuhành bởi Giám đốc, với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sởhữu đối với doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp và các quy địnhkhác của Pháp luật
Nguồn vốn của Công ty từ năm 2000 đến nay được bổ sungdần từ các thành viên, từ lợi nhuận Được sự ủng hộ nhiệt tình củacác ban ngành Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình đã đạtđược những thành quả nhất định, Công ty đã chiếm lĩnh được thịtrường trong nước và bước đầu làm quen với thị trương nước ngoài.Mới đầu chỉ có một dây truyền sản xuất năm 2000 đến nay Công ty
đã có thêm 2 dây truyền và dự định sẽ lắp đặt thêm 1 dây truyềnnữa vào cuối năm 2012 này Hiện nay Công ty có 414 người trong đố
có 46 người đạt trình độ Đại học và Cao đẳng còn lại là Trung cấp vàCông nhân Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay là Bayby-25VS(Cám sữa cho lợn tập ăn 7 ngày – 15 kg), MT9999-5 (Thức ăn siêu
Trang 26đậm đặc 9999/5 cho lợn tập ăn- 25kg), MT03 và MT04 ( Thức ăn hỗnhợp dạng viên cho cá), MT333 (Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho Vịtđẻ), G01 (Thức ăn hỗn hợp cho gà thị từ 1- 21 ngày tuổi), G02 (Thức
ăn hỗn hợp cho gà thị từ 22 ngày tuổi- xuất chuồng), V01 (Hỗn hợpcho ngan- vịt thịt từ 1- 21 ngày tuổi), V02 (Hỗn hợp cho ngan- vịt thịt
từ 22 ngày tuổi – xuất chuồng), V03, MT 6868, MT6666-5, MT145-5,
MT 142-50, BaybyMT-25, …
2.1.2 Quy trính sản xuất (Sơ đồ 4 phần phụ lục)
Ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành nghềmới mẻ và đang rất phát triển ở nước ta, theo sự đánh giá của cácchuyên gia kinh tế hiện nay thì đây là một ngành sản xuất mang lạilợi nhuận khá cao, đây cũng là lĩnh vực mà nhiều nhà đầu tư sảnxuất kinh doanh quan tâm tới
Trong những năm gần đây, có khá nhiều các công ty sản xuấtthức ăn chăn nuôi với chất lượng tương đương như: Công ty Cám con
cò, Công ty thực phẩm và sản xuất thức ăn gia súc Thái Bình Mặc dùđứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh, song Công ty TNHH MTV Thú y
và thuỷ sản Thế Bình vẫn đứng vững và khẳng định được vị thế sảnphẩm của mình trên thị trường trong nước và đang dần tiến sang thịtrường nước ngoài
Quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi là một quá trình diễn ra
có hệ thống Nguyên liệu được phân loại riêng biệt ở đầu quy trìnhđược một bộ phận của Công ty giám sát chặt chẽ về số lượng( trọnglượng), chất lượng theo tỷ lệ của từng loại thức ăn Đến cuối quytrình là một sản phẩm hoàn tất có thể sử dụng ngay được
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuấtliên tục, loại hình sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn,xen kẽ và liên tục Cả phân xưởng sản xuất chia làm 4 công đoạn.Đầu tiên, nhận nguyên liệu từ kho vật liệu của Công ty sau đó có một
tổ tiếp nhận nguyên vật liệu sẽ trực tiếp đưa nguyên liệu vào máy,nguyên vật liệu được nghiền trộn Tổ vận hành máy sẽ trực tiếp điều
Trang 27hành máy Sau một thời gian nhất định máy đã nghiền trộn các loạinguyên liệu thành hỗn hợp Lúc này tổ thành phẩm sẽ đảm nhiệmvai trò đóng thành các bao hỗn hợp trên Tổ cuối cùng trong toànquy trình sản xuất là tổ ra bao, tổ này có trách nhiệm đưa bao thànhphẩm vào kho của phân xưởng.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trựctuyến chức năng nghĩa là các phòng ban của Công ty có liên hệ mậtthiết với nhau và chịu sự quản lý của Hội đồng thành viên gồm: mộtGiám đốc, hai Phó giám đốc Hội đồng thành viên của Công ty cónhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình sảnxuất kinh doanh được tiến hành đều đặn và đạt hiệu quả cao nhất:Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh, đại diện cho Công ty về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tếkhác và đối với Nhà nước Giám đốc cùng hai Phó giám đốc và cácphòng ban điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra nhữngquyết định những hướng đi có tính chất chiến lược đảm bảo sự tồntại và phát triển của Công ty
* Nhiệm vụ các phòng ban chức năng:
+ Phòng kế hoạch: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản xuấtkinh doanh, phối hợp với các phòng ban khác lập ra kế hoạch choCông ty Tổng hợp số liệu phân tích báo cáo cho Giám đốc, đề xuất ýkiến hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 28+ Phòng hành chính: Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên,phụ trách tiếp khách, và làm một số thủ tục hành chính khác nhưcung cấp kịp thời đầy đủ văn phòng phẩm cho công ty.
+ Phòng kinh doanh: Nghiên cứu nhu cầu khai thác và tìm hiểu thịtrường Căn cứ vào tình hình sản xuất kỳ trước qua phân tích để xâydựng kế hoạch sản xuất cho kỳ mới Tổ chức mạng lưới giới thiệu sảnphẩm
+ Phòng tài chính kế toán: Có chức năng cung cấp đầy đủ thông tin
về hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, làm tham mưu cho Giámđốc về các mặt tài chính kế toán, kế toán thực hiện hạch toán kếtoán thanh quyết toán với các cơ quan Nhà nước
+ Phòng tổ chức lao động và tiền lương
Tổ chức tuyển chọn lao động theo kế hoạch được giao Lập cácphương án tổ chức sản xuất, lao động, sắp xếp bố trí lực lượng laođộng, quy hoạch đội ngũ cán bộ Lập định mức lao động tiền lương,các chế độ bảo hộ lao động, kế hoạch đào tạo lao động… Giải quyếtchính sách, chế độ cho người lao động theo đúng chế độ quy địnhcủa Nhà nước: Lương, thưởng, phúc lợi, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ…+ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt công nghệ sản xuất,đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phân xưởng, bảo đảm chất lượng sảnphẩm và an toàn trong sản xuất, cải tiến công nghệ sản phẩm
Các phân xưởng:
+ Phân xưởng 1: Sản xuất thức ăn bổ xung, có nhiệm vụ sản xuấtcác loại sản phẩm: thức ăn bổ xung, khoáng Premix vitamin, Premixkhoáng, các axít amin Các sản phẩm này một phần chuyển sangphân xưởng 2 để sản xuất thức ăn hỗn hợp, một phần đóng gói bán
ra thị trường
+ Phân xưởng 2: Sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, có nhiệm vụnhận các nguyên liệu, thức ăn bổ xung đế đưa vào máy nghiền, trộn,xấy ép viên thành hỗn hợp ăn thẳng như: hỗn hợp cho bò, cho lợn,cho gà …
Trang 29+ Phân xưởng 3: Sản xuất thức ăn chăn nuôi đậm đặc.
Phân xưởng 4: Chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của các bạnhàng
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kếtoán tập trung Vì Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình cóđịa bàn sản xuất kinh doanh tại một điểm, các phân xưởng sản xuấtđều tập trung tại Công ty Theo hình thức này toàn bộ công tác kếtoán được thực hiện tại phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép banđầu đến khâu tổng hợp lập báo cáo tài chính
Trong Công ty, phòng kế toán tài chính là một trong nhữngphòng quan trọng nhất với chức năng quản lý về tài chính, phòng kếtoán đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sảnxuất kinh doanh tại Công ty Phòng kế toán tài chính là trợ lý đắc lựccho Ban lãnh đạo của Công ty trong việc đưa ra các quyết định, làngười ghi chép thu thập các thông tin kinh tế tài chính phát sinhtrong toàn Công ty Hiện nay các nhân viên trong phòng kế toán đềuđược đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng phù hợp với yêu cầu thực
tế của Công ty Bộ máy kế toán đã xây dựng, bố trí phù hợp với trình
độ từng người,từng công việc (Sơ đồ 6 phần phụ lục).
2.1.4.1 Tài khoản sử dụng
TK 152, TK 621, TK 641, TK 642, TK331.Ngoài ra Công ty còn
sử dụng các tài khoản khác như: TK 151 (hàng đi đường chưa về), TK
141 (tạm ứng), TK 111, TK 112, TK 627, TK 331, TK 142 (chi phí trảtrước), Tk 622 (chi phí nhân công trực tiếp) …
Trang 30chứng từ kế toán quy định 15/2006/QĐ-BTC 20/03/2006 của Bộ trưởng BộTài chính.
2.1.4.3 Phương pháp đánh giá hàng tồn kho của Công ty.
Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên Trị giá vốn vật liệu, công cụ,dụng cụ xuất kho được tính theo đơn giá thực tế bình quân đầu vàcuối mỗi tháng Tại mỗi kho có một thủ kho có nhiệm vụ bảo quảnhàng hoá trong kho và theo dõi việc xuất nhập hàng trên thẻ kho.Cuối tháng thủ kho mang thẻ kho lên phòng tài vụ để theo dõi đốichiếu về số lượng của số hàng hoá nhập - xuất - tồn
2.2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MTV THÚ Y VÀ THUỶ SẢN THẾ BÌNH.
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu.
Là một Công ty có quy mô tương đối nhỏ, chuyên sản xuấtthức ăn chăn nuôi, Công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khácnhau như: các loại ngô, khoai, sắn, các loại vitamin hỗn hợp… Có vậtliệu Công ty mua ở thị trường trong nước, cũng có những vật liệuCông ty nhập khẩu từ nước ngoài Công ty phải lập kế hoạch thumua nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý để phục vụ kịp thờicho quá trình sản xuất Nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất Công
ty thu mua từ sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, và bị ảnhhưởng nhiều bởi nhân tố thời tiết…
Giá trị nguyên vật liệu chiếm 70% trong giá thành sản phẩm,chỉ sự thay đổi nhỏ về định mức tiêu hao, giá mua nguyên vật liệucũng làm ảnh hưởng đến sản xuất và giá thành sản phẩm Vì vậy đòihỏi công ty phải lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, kế hoạch sảnxuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phối hợp đồng bộ, có biện phápquản lý ở tất cả các khâu
2.2.2 Phân loại nguyên vật liệu.
Quá trình sản xuất tại Công ty hiện nay sử dụng nhiều chủngloại nguyên vật liệu, mỗi loại vật liệu đều có những tính năng, công
Trang 31dụng riêng Vật liệu ở Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bìnhđược phân loại dựa trên công dụng của từng loại vật liệu đối với quátrình sản xuất sản phẩm
Công ty tiến hành phân loại vật liệu như sau:
- Nguyên vật liệu chính gồm: ngô, khoai, sắn, cám gạo, các loạivitamin …
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm các chất màu, tạo mùi, men tiêu hoá,phụ gia,…
- Nhiên liệu: Gồm: Xăng, dầu, dầu mỡ tra máy
- Phụ tùng thay thế sửa chữa: Các loại dây curoa, vòng bi…
- Phế liệu thu hồi: Chủ yếu là trấu được sát từ thóc, vỏ các loại thựcphẩm
- Công cụ lao động nhỏ: Găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ…
Việc phân loại nguyên vật liệu tại Công ty như đã trình bày ởtrên là phù hợp với đặc điểm, vai trò, tác dụng của từng loại nguyênvật liệu trong sản xuất, giúp kế toán nguyên vật liệu theo dõi, phảnánh tình hình hiện có và sự biến động của từng loại nguyên vật liệu
từ đó giúp cho kế toán và lãnh đạo Công ty quản lý nguyên vật liệumột cách khoa học
2.2.3 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Thú y
và thuỷ sản Thế Bình.
Hiện nay nguyên vật liệu của Công ty sử dụng để phục vụ sảnxuất phải thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, Công ty sử dụng giáthực tế để phản ánh, ghi chép trên sổ kế toán:
2.2.3.1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho:
Tuỳ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khác nhau màCông ty sử dụng đánh giá thực tế để hạch toán:
Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu:
Giá thực tế
NVL nhập kho
= Giá ghitrên hoá
khẩu (nếu có)
+ Chi phí vậnchuyển bốc dỡ
Trang 32đơnVD: Ngày 20/10/2011 Công ty đã mu cám mì của Inđônêxia theo hoáđơn số 002842 với giá ghi trên hoá đơn là 146.030.000đ, thuế nhậpkhẩu 5% Chi chí vận chuyển, bốc xếp là 2.130.000đ
Vậy trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho là:
146.030.000 + (146.030.000 X 5%) + 2.130.000 =155.461.500đ
Đối với nguyên vật liệu mua trong nước:
Giá thực tế NVL nhập
kho
= Giá mua ghi
trên hoá đơn
+ Chi phí thu mua phát
sinh (nếu có)VD: Ngày16/10/2011 Công ty đã nhập khô đậu của Tổng công tychăn nuôi theo hoá đơn số 002930 Giá mua ghi trên hoá đơn là69.850.000đ , thì giá mua thực tế là 69.850.000đ (Người bán giaohàng tại Công ty)
Đối với phế liệu thu hồi (các loại sản phẩm hỏng), giá thực tế
là giá có thể bán hoặc giá ước tính.
VD: Nhập lại kho thức ăn cho gà bị mốc do đại lý Huy Nga trảlại theo hoá đơn 002540 ngày 09/9/2011 Giá thực tế hàng bị mốc cóthể bán được là 2.136.000đ, thì giá thực tế là 2.136.000đ
2.2.3.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Khi xuất dùng vật liệu để sản xuất, Công ty áp dụng phươngpháp tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp đơngiá bình quân gia quyền Theo phương pháp này giá thực tế vật liệuđược tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quângia quyền được tính cả cho vật liệu tồn đầu tháng và số lượng vậtliệu nhập trong tháng
Trị giá thực tế của NVL Trị giá thực tếcủa
Đơn giá tồn đầu kỳ + NVL nhập trongkỳ
thực tế =
Trang 33bình quân Số lượng tồn Số lượng nhập đầu kỳ + trong kỳ
Giá vốn thực tế Số lượngNVl Đơn giáthực tế
của NVL xuất kho = xuất kho trong kỳ x bình quân saumỗi lần nhập
VD: Đầu tháng 10/2011 số lượng bột ngô tồn kho là 15.525kg với sốtiền là
27 453.357 đ, nhập trong tháng 21.762.8kg với số tiền là44.612.000đ
Hạch toán chi tiết nhập xuất tồn kho vật liệu ở Công ty được
áp dụng theo phương pháp ghi thẻ song song (Sơ đồ 8 phần phụ lục) nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra số liệu nhập xuất tồn kho
được thực hiện nhanh chóng, thường xuyên
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
- Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồnkho của từng thứ vật liệu, được ghi theo chỉ tiêu số lượng Từng thứ,loại vật liệu được theo dõi trên thẻ kho và được thủ kho sắp xếp theotừng loại, từng nhóm
Trang 34Các chứng từ sau khi nhận, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ khotheo chỉ tiêu số lượng Sau đó sắp xếp, phân loại để luân chuyển lênphòng kế toán Cuối tháng thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếukiểm tra số lượng nhập xuất tồn kho vật liệu.
- Ở phòng kế toán: Hàng ngày trên các phiếu nhập, phiếu xuất khovật tư kế toán căn cứ vào những chứng từ nhập xuất đó thủ kho đưalên để tiến hành ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu Sổ chi tiết đượclập cho từng thứ vật liệu Mỗi phiếu nhập được ghi một dòng trên sổchi tiết vật liệu cả về số lượng lẫn số tiền Trên sổ chi tiết vật liệu cóghi một tài khoản đối ứng, kế toán vật liệu căn cứ vào hoá đơn GTGTcủa bên bán, để ghi vào cột tài khoản đối ứng trên sổ chi tiết, và ghivào sổ chi tiết thanh toán với người bán
Từ các phiếu xuất kho, kế toán vật liệu ghi thành một dòngtrên sổ chi tiết và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng vào cột xuất Đếncuối tháng kế toán vật liệu căn cứ vào lượng tồn, lượng nhập, trị giáthực tế vật liệu tồn đầu tháng và trị giá của vật liệu nhập trongtháng để tính ra đơn giá thực tế bình quân của vật liệu xuất kho sau
đó nhân với số lượng xuất kho đẻ tính trị giá vốn thực tế của vật liệuxuất kho và ghi vào cột xuất theo chỉ tiêu số tiền trên sổ chi tiết vậtliệu
2.2.5 Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu.
2.2.5.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu:
Khi nguyên vật liệu về đến Công ty, đều phải được hội đồng
kiểm nhập (Xem bảng biểu 10a, 10b phần phụ lục) của Công ty
kiểm tra để xác định số lượng nhập về có đúng số lượng, chất lương,mẫu mã, quy cách đã ghi trên hợp đồng hay không Sau khi kiểm trathấy đạt yêu cầu thì phòng vật tư tiến hành làm thủ tục nhập kho và
thủ kho tiến hành nhập kho số vật liệu đó Phiếu nhập kho (Xem bảng biểu 11 phần phụ lục) được lập làm ba liên: một liên lưu ở
phòng cung ứng vật tư, một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho
Trang 35(Xem bảng biểu 12 phần phụ lục), một liên giao cho người giao
hàng cùng hoá đơn GTGT để làm thủ tục thanh toán với phòng tài vụ
Định kỳ, thường một tuần một lần thủ kho chuyển phiếu nhậpkho lên cho kế toán vật tư Kế toán vật tư căn cứ vào chứng từ gốc,phiếu nhập kho để vào sổ chi tiết vật liệu Cuối tháng kế toán vậtliệu sau khi đã tổng hợp sẽ đối chiếu với các thẻ kho
2.2.5.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu trong kho chủ yếu là dùng để xuất dùng chocác phân xưởng sản xuất tại Công ty Khi có yêu cầu sử dụng, quảnđốc phân xưởng viết giấy đề nghị phòng vật tư cung cấp vật liệu đểsản xuất Cán bộ phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị đã được lãnhđạo duyệt lập phiếu xuất vật tư làm hai liên Một liên phòng vật tưgiữ lại để theo dõi vật liệu xuất dùng Một liên giao cho đối tượng sửdụng mang xuống kho, thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho vào cộtthực xuất, sau đó xuất vật liệu cho đối tượng cần sử dụng Phiếu xuấtkho được thủ kho lưu lại để vào thẻ kho
Phiếu xuất kho (Xem bảng biểu 13 phần phụ lục) do phòng vật tư
lập chỉ ghi số lượng chứ không ghi đơn giá và số tiền Sau khi đã lậpđược đầy đủ các chứng từ nhập kho vật liệu trong tháng, kế toán tính
ra đơn giá bình quân của từng thứ vật liệu xuất kho
2.2.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Thú y và thuỷ sản Thế Bình.
2.2.6.1 Tài khoản sử dụng.
- TK 152 “ Nguyên vật liệu”
- Kế toán nguyên vật liệu mở tài khoản cấp 2 sau:
TK 1521 Nguyên vật liệu chính (ngô, khoa, sắn,…)
TK 1522 Vật liệu phụ (tạo màu, tạo mùi, men tiêu hoá,…)TK1523 Nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ tra vào máy,…)
TK1524 Phụ tùng thay thế ( các loại dây curoa, vòng bi,
…)
TK 1525 Thiết bị xây dựng cơ bản
Trang 36biểu diễn ở (Sơ đồ 9 phần phụ lục)
Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung
để tổng hợp các nghiệp vụ nhập xuất vật liệu và thanh toán vớingười bán làm cơ sở để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phùhợp Số liệu tổng hợp cũng chính là số liệu được biểu hiện ở dòngcộng trên các bảng luỹ kế nhập, bảng luỹ kế xuất và bảng tổng hợp
đã được thanh toán với người bán
2.2.6.2 Kế toán tổng hợp nhập vật liệu.
Vật liệu được nhập kho mua từ nhiều nguồn khác nhau (hầuhết là mua ngoài), có nhiều loại vật liệu khác nhau Cuối tháng kếtoán nguyên vật liệu có nhiệm vụ tổng cộng giá trị thực tế của vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu từ các phiếu nhập kho trên sổ nhật
ký chung để ghi vào sổ cái tài khoản
- Nhập nguyên vật liệu mua từ bên ngoài:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 331, 111, 112
VD: Theo hoá đơn GTGT (Xem bảng biểu 14 phần phụ lục) của
Công ty lương thực Hà tây ngày 18/10/2011 Công ty cho nhập kho
bột ngô theo phiếu nhập kho (Xem bảng biểu 15 phần phụ lục)
số 82 với số lượng 12.505kg, đơn giá 2.171,4đ/kg, với hoá đơn
031065 của Công ty lương thực Hà Tây, Công ty trả bằng tiền mặt,
số tiền phải trả là:
Trang 37Kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 152 27.153.357
Nợ TK 133.1 2.715.335,7
Có TK 111 29.868.692,7
Sau đó ghi vào sổ cái (Xem bảng biếu 19 phần phụ lục)
Trường hợp hàng chưa về nhập kho (ít khi xảy ra ở Công ty),Công ty chỉ lưu lại hoá đơn mà không tiến hành ghi sổ Do vậy Công
ty không sử dụng Tk 151 “ hàng mua đang đi đường”
- Trong trường hợp tạm ứng tiền mua vật liệu kế toán định khoảnnhư sau:
Nợ Tk 141
Có Tk 111, 112 Vật liệu sau khi kiểm nhận đầy đủ các điều kiện, thủ kho tiến hànhnhập kho, kế toán định khoản như sau:ư
Nợ Tk 152
Nợ Tk 133.1
Có Tk 141+ Nếu thiếu tiền tạm ứng chi bổ xung và kế toán ghi:
Nợ Tk 141
Có Tk 111, 112 + Nếu thừa tiền tạm ứng thu nhập quỹ, kế toán thực hiện:
Nợ Tk 111, 112
Có Tk 141VD: Số tiền tạm ứng cho chị Thuý mua dầu nhờn là 880.000đ, theohoá đơn kiêm phiếu xuất kho của đơn vị bán số 003103 ngày24/10/2011 bán dầu nhờn tra máy cho Công ty Tổng số tiền ghi trênhoá đơn là 880.000đ
Khi tạm ứng, kế toán nhập số liệu ghi vào máy theo định khoản:
Nợ Tk 141 880.000
Có Tk 111 880.000Khi nhập kho kế toán số vật liệu vào máy theo định khoản:
Trang 38Nợ Tk 1523 800.000
Nợ Tk 133 80.000
Có Tk141 880.000
VD: Theo phiếu nhập kho số 92 Công ty nhập lại kho số vỏ sò với
tổng số tiền 1.230.000đ, kế toán định khoản như sau:
Nợ Tk 1521 1.230.000
Có Tk 621 1.230.000Hàng tháng kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu tình hình thanhtoán công nợ trên các sổ chi tiết, sổ cái với các hoá đơn mua vào,
phiếu nhập, bảng kê để hạch toán chính xác, đầy đủ(Xem bảmg biểu 16, 17, 18 phần phụ lục)
2.2.6.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu.
Kế toán tổng hợp xuất vật liệu được tiến hành dựa vào việctổng cộng giá trị thực tế của vật liệu xuất kho từ các phiếu xuất khotrên Sổ nhật ký chung Kế toán căn cứ vào đối tượng sử dụng để xuất
và phân bổ vật liệu theo từng loại (Xem bảng biểu 13 phần phụ lục)
- Trường hợp xuất kho vật liệu chính để sản xuất, hạch toán như sau:
Trang 39VD: Căn cứ phiếu xuất số 1/12HH của Công ty ngày 28/10/2011 xuấtcho quản lý phân xưởng số tiền là 18.125.650đ, kế toán định khoảnnhư sau:
Nợ Tk 641 21.450.000
Có Tk 152 21.450.000Hàng tháng kế toán xem xét, kiểm tra tình hình thu mua nguyên vậtliệu và xem xét chi tiết nguyên vật liệu qua các bảng chi tiết vật tư,
bảng tổng hợp các chứng từ xuất, báo cáo tồn kho, sổ cái….(Xem bảng biểu 20, 21, 23, 24, 25 phần phụ lục)
Trang 402.2.7 Tổ chức kiểm kê kho nguyên vật liệu
Công ty tiến hành kiểm kê định kỳ kho nguyên vật liệu nhằmmục đích xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị từng loạivật liệu còn lại tại thời điểm kiểm kê bên cạnh đó việc kiểm kê còngiúp Công ty kiểm tra được tình hình bảo quản phát hiện và xử lý cáctrường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mát nguyên vật liệu để có biệnpháp xử lý kịp thời
Vì nguyên vật liệu của Công ty có số lượng lớn, nhiều chủngloại nên quá trình kiểm kê đòi hỏi mất nhiều thời gian Công tythường kiểm kê định kỳ 6 tháng một lần Kết quả kiểm kê được ghivào biên bản kiểm kê Phòng kinh doanh tổng hợp số liệu thực tế, kếtoán tập hợp giá trị, xác định thừa thiếu cho từng loại nguyên vậtliệu, tiến hnàh tính giá trị chênh lệch cho từng loại
- Trường hợp phát hiện thừa, kế toán ghi:
2011(Xem bảng kê 22 phần phụ lục), phát hiện thừa 1,45kg đậu
viên 40%, kế toán ghi:
Nợ Tk 1521 15.225
Có Tk 338 15.225
Vì không xác định được nguyên nhân thừa nguyên vật liệu nên hộiđồng kiểm kê quyết định đưa vào khoản thu nhập bất thường củaCông ty, kế toán định khoản như sau:
Nợ Tk 338 15.225
Có Tk 711 15.225