Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên nước ta hiện nay do tác động của quátrình CNH – HĐH đã có nhiều bất ổn cũng gây bất trắc cho ngành chăn nuôi nhưhạn hán, lũ lụt….Cụ thể như Đại hàn cuối nă
Trang 1Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2008 Sinh viên
Nguyễn Thị Lê Na
Trang 2Lời cảm ơn!
Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp I– Hà Nội, tôi được sự dạy dỗ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là cácgiảng viên trong Khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡ tôi tích lũy kiến thức cơ bảncũng như đạo đức tư cách con người Đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
với đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng tại Khu công nghiệp Như Quỳnh – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên” dưới sự giúp đỡ, bảo ban cặn kẽ tận tình của
các thầy cô giáo trong khoa Nhân dịp tổng kết thực tập, cũng là dịp tổng kết 4 nămhọc tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tập thể và các cá nhân đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo ThS Nguyễn thị Tuyết Lan,Giảng viên bộ môn Phát triển nông thôn đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quátrình thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHHphát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng, đặc biệt là các nhân viên phòng kinhdoanh, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự đã giúp đỡ nhiệt tình trong thờigian tôi thực tập tại công ty
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã là nguồn động viênkhích lệ và là động lực để tôi nỗ lực cố gắng trong suốt quá trình học tập
Do thời gian thực tập ngắn cộng với trình độ năng lực bản thân hạn chế nên bàiluận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ýkiến của thầy, cô, các anh chị và bạn bè để bài luận văn ngày một hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của mọi người!
Hà Nội, ngày17 tháng 05 năm 2008
Sinh viên: Nguyễn Thị Lê Na
Lớp:KT49B
Trang 3MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn! ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu v
Danh mục sơ đồ vi
Danh mục các chữ viết tắt vii
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1-Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2-Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1-Mục tiêu chung 2
1.2.2-Mục tiêu cụ thể 2
1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1- Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2-Phạm vi nghiên cứu 3
Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU THỤ 4
2.1-Cơ sở lý luận 4
2.1.1- Khái niệm cơ bản 4
2.1.2-Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 6
2.1.3-Các kênh phân phối sản phẩm 9
2.1.4- Chiến lược tiêu thụ 12
2.1.5-Các yếu tố tác động tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp16 2.2-Cơ sở thực tiễn 20
2.2.1-Tình hình tiêu thụ TĂCN của một số nước trên thế giới: 20
2.2.2-Khái quát về tình hình tiêu thụ TĂCN tại Việt Nam 21
Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Đặc điểm của công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng 25
3.1.1- Quá trình hình thành và phát triển công ty 25
3.1.2-Cơ cấu tổ chức của công ty 27
3.1.3-Tình hình lao động của công ty 29
3.1.4-Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 32
Trang 43.2.Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1-Phương pháp thu thập thông tin 37
3.2.2-Phương pháp chuyên khảo 37
3.2.3-Phương pháp phân tích thông tin 37
3.2.4- Các chỉ tiêu nghiên cứu 38
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1.Sơ qua về quá trình sản xuất chế biến TĂCN của công ty Nam Dũng 40
4.1.1-Quy trình sản xuất được thể hiện trong sơ đồ 4.1: 40
4.1.2- Kết quả sản xuất của công ty 42
4.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 44
4.2.1- Các chiến lược tiêu thụ của công ty 44
4.2.2- Các kênh phân phối của công ty 52
4.2.3-Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty 54
4.2.4-Kết quả tiêu thụ của công ty 56
4.3-Các yếu tố ảnh hưởng 61
4.3.1-Về giá cả TĂCN của công ty: 61
4.3.2-Về tình hình nguyên liệu sản xuất TĂCN: 64
4.3.3- Ảnh hưởng của xu thế hội nhập 66
4.3.4- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác tiêu thụ67 4.4- Phương hướng và những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 71
4.4.1-Phương hướng tiêu thụ sản phẩm 71
4.4.2- Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ 72
4.5 Dự kiến tiêu thụ của công ty 79
Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
5.1.Kết luận 85
5.2.Kiến nghị 86
Tài liệu tham khảo 87
Phụ lục.1 88
Phụ lục.2 90
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng đàn gia súc – gia cầm cả nước 23
Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty năm 2007 30
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty (2005-2007) 33
Bảng 3.3: Kết quả sản xuẩt kinh doanh của công ty (2005-2007) 35
Bảng 4.1: Danh sách sản phẩm TĂCN đặc trưng 43
Bảng 4.2: Chế độ chiết khấu áp dụng cho tất cả các đại lý cấp I của công ty 50
Bảng 4.3: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ cám TĂCN của công ty 55
Bảng 4.4: Kết quả tiêu thụ TĂCN theo từng loại của công ty 57
Bảng 4.5: Kết quả tiêu thụ TĂCN của công ty theo khu vực 60
Bảng 4.6: So sánh giá cả các sản phẩm TĂCN cạnh tranh cùng loại 63
Bảng 4.7: Ma trận SWOT trong phân tích tiêu thụ TĂCN công ty Nam Dũng 70
Bảng 4.8: Dự kiến xây dựng mô hình liên kết giữa công ty và hộ chăn nuôi trong thời gian tới 76
Bảng 4.9: Dự báo sản lượng thịt tiêu thụ cả nước đến năm 2010 80
Bảng 4.10: Dự báo nhu cầu TĂCN cả nước đến năm 2010 81
Bảng 4.11: Kế hoạch tiêu thụ TĂCN của công ty 83
Bảng 4.12: Kế hoạch tiêu thụ TĂCN của công ty theo thị trường 84
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các kênh phân phối 10
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy công ty 27
Sơ đồ 4.1: Quy trình sản xuất TĂCN của công ty 40
Sơ đồ 4.2: Các kênh phân phối của công ty 48
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối TĂCN của công ty 53
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạnTĂ: thức ăn
TĂCN : Thức ăn chăn nuôi
Trang 8Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1-Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền nông nghiệp cũng nhưtrong nền kinh tế nước ta Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩmcàng lớn Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo động lựccho ngành sản xuất TĂCN phát triển vượt bậc nhờ có dây chuyền công nghệ, máymóc hiện đại Điều này là điều kiện rất thuận lợi cho những nước đi sau như nước
ta Nhưng xu hướng toàn cầu hoá cũng đã tạo sức ép không nhỏ tới các công ty sảnxuất TĂCN nội địa như: Long Châu, Nam Dũng, VIC, Nam Việt, An Khánh,…do
sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty liên doanh với nước ngoài như: CP( TháiLan), Proconco (Pháp), CJ (Hàn Quốc), Cargill (Mỹ)…
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm TĂCN của các công ty nội địa trở nên khó khăn.Đặc biệt mấy năm gần đây liên tiếp bùng nổ đại dịch: cúm gia cầm, H5N1, longmóng lở mồm, dịch tai xanh, bò điên… đã có ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động tiêuthụ TĂCN Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên nước ta hiện nay do tác động của quátrình CNH – HĐH đã có nhiều bất ổn cũng gây bất trắc cho ngành chăn nuôi nhưhạn hán, lũ lụt….Cụ thể như Đại hàn cuối năm 2007 đã làm hàng loạt gia súc, giacầm bị chết rét, bà con chăn nuôi hoang mang, tiêu thụ TĂCN có bước chững lại.Không những thế hiện nay các DN sản xuất TĂCN đang phải đối mặt với tháchthức về nguyên liệu cho sản xuất, khối lượng nguyên liệu cung ứng trong nướckhông đủ đáp ứng nhu cầu, giá nguyên liệu trong nước và nhập khẩu không ngừngtăng cao mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu Do
đó giá TĂCN đã bị đội lên khiến cho công tác tiêu thụ rất khó khăn
Mục tiêu của các DN là đẩy mạnh tiêu thụ vì đây là chiến lược hàng đầu, làkhâu then chốt của quá trình sản xuất kinh doanh Muốn làm tốt điều này cần phảithực hiện tốt các công tác từ nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất
Trang 9và tiêu thụ hiệu quả, phải thường xuyên phân tích – đánh giá kết quả tiêu thụ Phântích tiêu thụ là công cụ đắc lực giúp DN đánh gía đúng thực trạng tình hình tiêuthụ, phản ánh đúng điểm mạnh – điểm yếu, tìm hiểu nguyên nhân – những vấn đềphát sinh để đưa ra những giải pháp cụ thể cải tiến và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụsản phẩm của DN.
Công ty Nam Dũng cũng không nằm ngoài vòng xoáy chung của thị trường.Hiện nay giá TĂCN của công ty đang tăng cao gây khó khăn lớn cho tiêu thụ, do thịtrường nguyên liệu khó khăn, công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ còn nhiều bấtcập Nhận thấy được khó khăn này, dựa trên vai trò đặc biệt cần thiết của việc phân
tích tiêu thụ nên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng”
1.2-Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1-Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm TĂCN của công ty TNHH phát triểnmạng lưới toàn cầu Nam Dũng tại khu công nghiệp Như Quỳnh – Văn Lâm –Hưng Yên, trên cơ sở đó phân tích và đưa ra những định hướng nhằm cải tiến vànâng cao kết quả tiêu thụ của công ty
Trang 101.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1- Đối tượng nghiên cứu
Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng
1.3.2-Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu NamDũng tại Khu công nghiệp Như Quỳnh – huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài: từ 10/1/2008 - 17/5/2008
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ TĂCN của công ty trongthời gian qua, tìm hiểu các chiến lược liên quan tới hoạt động tiêu thụ như chiếnlược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược hỗ trợMarketing Đánh giá kết qủa tiêu thụ đạt được, phân tích các nhân tố ảnh hưởngthông qua ma trận SWOT
Trang 11Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU THỤ
2.1-Cơ sở lý luận
2.1.1- Khái niệm cơ bản
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trìnhnghiên cứu tất cả những hiện tượng, sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đếnhoạt động sản xuất kinh doanh Qúa trình phân tích được tiến hành từ khảo sát thực
tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ quan sát thực tế thu thập thông tin số liệu, xử lýphân tích các thông tin – số liệu, tìm hiểu nguyên nhân, đề ra định hướng hànhđộng và các giải pháp thực hiện định hướng đó
* Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh:
Đây là một quá trình chiếm vị trí quan trọng, là một trong những công cụquản lý kinh tế hiệu quả Nó giúp đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêukinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra nhữngtồn tại, tìm nguyên nhân khách quan và chủ quan, đề ra biện pháp khắc phục để tậndụng triệt để thế mạnh của công ty Phân tích tình hình tiêu thụ không chỉ là điểmkết thúc của một chu kì sản xuất kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu cho một chu
kì kinh doanh mới, là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có hoạch định chiến lượcphát triển hiệu quả
* Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạosản xuất, công tác tổ chức lao động, công tác bán hàng , công tác tài chính…
Phân tích dựa vào các chỉ tiêu kinh tế: Như doanh thu bán hàng, giá trị sảnxuất, giá thành, lợi nhuận…các chỉ tiêu này được phân tích trong mối quan hệ vớicác điều kiện như: lao động, vốn, vật tư…
Trang 12Chỉ tiêu tuyệt đối: Đánh giá quy mô kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu tương đối: Phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, xu hướng pháttriển
Chỉ tiêu bình quân: Phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng
Phân tích không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà
đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp – trực tiếp biểu hiện trên các chỉ tiêu đó
Thị trường
Thị trường theo nghĩa hẹp: Là tổng hợp các điều kiện để thực hiện giá trị
hàng hoá, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực mua bán, traođổi hàng hoá – dịch vụ Thị trường là cầu nối của người sản xuất và tiêu dùng, làmục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá Tìm hiểu thị trường để trả lời được bacâu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì quá trình tiêu thụ sản phẩm vẫn là điều kiện sống còn, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.Nó
là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng Tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá – dịch vụ cho khách hàng, đồng thờithu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ
việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng …nhằm đạt hiệu quả mục tiêu Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi có tiêu thụ được thì mới thực hiện được quá trình tái sản xuất Vậy tiêu thụ sản phẩm quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh và đến quay vòng vốn của doanh nghiệp
Trang 132.1.2-Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Khái niện về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là công đoạn của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất Thông qua tiêu thụ, giá trị
và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa được thực hiện Với quan điểm đó,chúng tôi thấy rằng tiêu thụ là quá trình chuyển hóa quyền sử dụng hàng hóa, tiền
tệ giữa các chủ thể kinh tế
Đặc điểm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp vớikhách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹpmắt, phương thức thanh toán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt….Thực hiện tốt cáckhâu của quá trình tiêu thụ giúp doanh nghiệp thành công trên thương trường, tiêuthụ được khối lượng sản phẩm lớn và lối cuốn được khách hàng, không ngừng mởrộng thị phần
Tiêu thụ sản phẩm càng được tiến hành tốt bao nhiêu thì chu kì sản xuấtkinh doanh càng rút ngắn bấy nhiêu, vòng quay vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụngvốn càng cao
Kết quả của công tác tiêu thụ còn giúp cho doanh nghiệp xác định đượcphương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất kinh doanh Vì thông qua đó,doanh nghiệp biết được nhu cầu của thị trường về mặt hàng của họ Kết hợp thực
tế tiêu thụ và công tác nghiên cứu dự đoán thị trường mà doanh nghiệp lập kếhoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tránh gây tồn kho hay không thoả mãn nhucầu của thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, quađây người sản xuất biết được những thông tin cần thiết từ thị trường, hiểu rõ được
Trang 14nhu cầu của khách hàng hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai Từ đó màdoanh nghiệp có thể đưa ra các đối sách hợp lý đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Đặc điểm và vai trò của tiêu thụ TĂCN:
* Thị trường tiêu thụ TĂCN:
Thị trường tiêu thụ TĂCN là thị trường cạnh cạnh tranh hoàn hảo, có nhiềungười bán và nhiều người mua Mỗi sản phẩm được sản xuất phải có một côngthức chế biến, một dây chuyền công nghệ nhất định Điều này quyết định đến giá
và chủng loại sản phẩm, mỗi sản phẩm có đặc trưng riêng và mang thương hiệucủa công ty sản xuất ra Các sản phẩm của công ty có thể thay thế cho nhau ở mức
độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo Cấu thành sản phẩm phần lớn lànông sản (ngô, sắn, gạo, đậu tương Bột cá, bột xương…) nên giá đầu vào không
ổn định, ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm Ngành chăn nuôi có tỷ lệ rủi ro cao, nhàsản xuất đôi khi chịu chung rủi ro với người chăn nuôi Thị trường TĂCN chịunhiều ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp
* Sản phẩm TĂCN: Theo nghị định số 15/CP của Chính phủ thì TĂCN là sản
phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật,hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để đảm bảo chohoạt động sống - sinh trưởng - phát triển và sinh sản Hai loại TĂCN tiêu thụ chủ yếu
là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc
Thức ăn đậm đặc là thức ăn giàu đạm có hàm lượng cao về protein, khoáng,vitamin, axitamin và kháng sinh
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều thức ăn đơn được phối chếtheo công thức, đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng duy trì đời sống và sức sảnxuất của vật nuôi không cần cho một loại thức ăn nào khác ngoài nước uống
Trang 15* Vai trò của TĂCN:
TĂCN có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡngcần thiết như protein, lipit, gluxit, khoáng chất, vitamin…cho vật nuôi TĂCN lànhân tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi theo các thời kìsinh trưởng và mục đích chăn nuôi Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm tới 70-80% chiphí để sản xuất ra sản phẩm Chính vì vậy người chăn nuôi luôn quan tâm đến việcphải sử dụng TĂCN như thế nào để chi phí thấp nhất, sản phẩm bán ra thu được lãicao và đáp ứng nhu cầu thị trường
TĂCN được sản xuất trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của vậtnuôi nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi bảo đảm sinh trưởngnhanh, rút ngắn chu kì sinh trưởng của vật nuôi so với phương pháp chăn nuôitruyền thống
Phương pháp chăn nuôi truyền thống sử dụng TĂ tận dụng, thường phải nấulên nên tốn thời gian và lao động, chu kì chăn nuôi kéo dài, quay vòng vốn chậm
và không chăn nuôi quy mô lớn được TĂCN công nghiệp ra đời góp phần pháttriển ngành chăn nuôi hàng hoá theo hướng xuất khẩu thay cho chăn nuôi nhỏ lẻtrước đây; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trồng trọt sangchăn nuôi; Chuyển dịch lao động nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi và cáchoạt động dịch vụ khác
TĂCN công nghiệp được sản xuất từ các nguyên liệu là sản phẩm củangành nông nghiệp như gạo, cá, sắn, đậu tương…nên khi ngành sản xuất TĂCNphát triển thì kéo theo một số ngành khác cũng phát triển
* Đặc điểm của tiêu thụ TĂCN:
Tiêu thụ TĂCN công nghiệp thường có nhiều cấp trung gian tham gia Hoạtđộng chăn nuôi thường diễn ra khắp nơi, ở nhiều vùng (thành thị, nông thôn, miềnnúi, đồng bằng, hải đảo) Nhu cầu sử dụng TĂCN là rất lớn trong khi phân bố các
Trang 16nhà máy sản xuất chỉ tập trung ở địa điểm nhất định nên để đưa sản phẩm tới tayngười chăn nuôi cần phải thông qua các trung gian phân phối như doanh nghiệpthương mại, các đại lý phân phối Do vậy, tiêu thụ TĂCN có những đặc điểm riêngcủa mỗi vùng, của từng kênh phân phối.
Thị trường TĂCN là thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên sự cạnh tranh giữacác công ty sản xuất TĂCN là sự cạnh tranh thông qua chất lượng, giá cả, chínhsách phân phối và chính sách hỗ trợ bán hàng Nếu doanh nghiệp nào có sức cạnhtranh trên tất cả các lĩnh vực trên thì sẽ có thị trường tiêu thụ lớn, ngược lại nếudoanh nghiệp không có một trong các yếu tố cạnh tranh trên thì sẽ khó tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường
Qúa trình vận chuyển và sử dụng TĂCN có ảnh hưởng đến chất lượng củasản phẩm TĂCN dễ hư hỏng (do nấm mốc, ẩm thấp, vi khuẩn xâm nhập) Nếutrong quá trình sản xuất và tiêu thụ mà không bảo đảm tốt các yêu cầu về tiêuchuẩn chất lượng, kĩ thuật đóng gói, bảo quản, vận chuyển thì sản phẩm sẽ xuốngcấp nhanh chóng
2.1.3-Các kênh phân phối sản phẩm
Khái niệm kênh phân phối: theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là một
tập hợp các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau, tham giavào quá trình đưa hàng hoá – dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Các yếu tố cấu thành kênh phân phối (người sản xuất, người tiêu dùng,người bán lẻ, các đại lý, người mô giới…….)
+ Người sản xuất là người cung ứng hàng hoá dịch vụ, là nguồn cung trênthị trường, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn – chất lượng của sảnphẩm khi đưa ra lưu thông
+ Đại lý bán buôn(hay đại lý cấp I: Là cơ sở kinh doanh lấy hàng trực tiếp từ
cơ sở sản xuất để nhằm giới thiệu sản phẩm và cung ứng cho các đại lý nhỏ hơn
Trang 17Đây có thể là các đại lý độc quyền của công ty được công ty lập ra hoặc mua lạihoặc là một đại lý đủ tiêu chuẩn về số lượng tiêu thụ hàng tháng được doanhnghiệp công nhận là Đại lý câp I của mình Tại các đại lý này, sản phẩm được bánvới giá của công ty và hưởng chiết khấu và nhiều hình thức khuyến mại trực tiếp từphía công ty.
+ Đại lý bán lẻ(như đại lý cấp II): Là cơ sở kinh doanh lấy hàng từ đại lý cấp
I, hoặc lấy trực tiếp từ cơ sở sản xuất, với quy mô nhỏ hơn đại lý cấp I Có thể tựđịnh giá và có sự cạnh tranh gay gắt về việc thu hút khách hàng
+ Người tiêu dùng : Là đối tượng trực tiếp sử dụng các sản phẩm Nhu cầucủa họ hình thành nhu cầu của thị trường Họ là đối tượng chính mà các tác nhânkhác trên thị trường quan tâm và hướng tới
Cấu trúc các kênh phân phối
Kênh tiêu thụ TĂCN gồm kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, được thể hiện
Trang 18Kênh tiêu thụ trực tiếp: Là kênh phân phối sản phẩm từ nhà máy đến thẳng
người chăn nuôi mà không thông qua các khâu trung gian Người ta gọi đây là kênhtiêu thụ cấp 0, ở đây các nhân viên bán hàng và nhân viên thị trường là các đại diệncủa người sản xuất Theo kênh này, người sản xuất và người chăn nuôi gần nhauhơn, tránh được hiện tượng hàng nhái kém chất lượng, người chăn nuôi mua đượcthức ăn với giá rẻ dẫn tới lợi nhuận chăn nuôi tăng cao, sản xuất nhanh chóng nắmbắt được nhu cầu của người chăn nuôi để kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuấtkinh doanh, được sử dụng để bán và giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm mớihay những sản phẩm có kèm theo dịch vụ tại nhà… Những hình thức tiêu thụ trựctiếp là bán hàng lưu động, qua điện thoại, qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bán quasiêu thị Tuy nhiên cách tiêu thụ này có nhược điểm là các doanh nghiệp phải trựctiếp quản lý số lượng khách hàng lớn, chi phí cho quản lý kinh doanh bán hàng lớn,
cơ cấu tổ chức cồng kềnh nên các doanh nghiệp ít sử dụng kênh này
Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là kênh phân phối sản phẩm của công ty không trực
tiếp đến tận tay người chăn nuôi mà thông qua các khâu trung gian như đại lý bánbuôn, bán lẻ, các công ty thương mại hoặc các hợp tác xã tiêu thụ Đại lý cấp I là đại
lý bán buôn trung gian đầu tiên có mối quan hệ trực tiếp, chịu sự quản lý của nhàmáy và được hưởng các lợi ích qua hợp đồng kinh tế Đại lý cấp II là đại lý bán lẻthường mua hàng của nhà máy qua đại lý cấp I, không thông qua hợp đồng kinh tế
và không chịu sự quản lý trực tiếp của nhà máy Các DN thường sử dụng kênh cấp 1
là chỉ thông qua một trung gian duy nhất là các đại lý bán lẻ, và kênh cấp 2 là thôngqua hai trung gian gồm đại lý bán buôn - đại lý bán lẻ Nhờ có hệ thống mạng lướicác đại lý rộng khắp, kênh tiêu thụ này giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoáhơn, gián tiếp đưa sản phẩm tới từng hộ chăn nuôi, giúp doanh nghiệp nhanh chóng
mở rộng thị trường và giữ được thị phần của mình Các nhà sản xuất thường tiêu thụqua kênh gián tiếp vì nó giúp cho nhà sản xuất quay vòng vốn nhanh, nhờ đó mà duytrì được hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục
Trang 192.1.4- Chiến lược tiêu thụ
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm: Là một chương trình hành động hướng tớiviệc thực hiện mục tiêu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, vạch ra một cách cụthể cả tư duy và hành động làm sao để đạt được mục tiêu đó đạt hiệu quả cao nhất
Chiến lược tiêu thụ phản ánh tầm nhìn của doanh nghiệp cho những biếnđộng cũng như những nhu cầu trên thị trường, giúp doanh nghiệp bù đắp được chiphí, giảm thời gian hàng hoá lưu kho, giảm hao hụt mất mát,…tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người chănnuôi Hiện nay chiến lược tiêu thụ bao gồm có 4 loại chiến lược sau:
1- Chiến lược sản phẩm
Đây là chiến lược có vai trò quan trọng nhất trong số 4 chiến lược vì sảnphẩm là yếu tố quyết định tới giá, quyết định tới tiêu thụ bởi vì nếu sản phẩm kémchất lượng thì không thể bán giá cao, không thể tiêu thụ trong thời gian dài, quyếtđịnh để thay đổi chiến lược sản phẩm không thể một sớm một chiều vì nó đòi hỏimột lượng đầu tư rất lớn Mọi hoạt động Marketing khác đều xuất phát từ đặc tínhcủa sản phẩm
Các chiến lược sản phẩm chính:
Chiến lược sáng tạo ra sản phẩm mới: Đây là chiến lược hàng đầu, rấttốn kém Nếu thành công thì thu được lợi nhuận lớn và ngược lại Việc này đòi hỏiphải có ý tưởng sáng tạo có cơ sở khoa học phù hợp với tình hình vật chất kĩ thuậthiện có
Chiến lược cải tạo sản phẩm: Từ sản phẩm hiện có người ta sửa chữa,cải thiện lại nhãn hiệu, bao gói, một số bộ phận, nâng cấp chất lượng để tạo ra sảnphẩm có tính ưu việt hơn
2- Chiến lược giá
Gía cả ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ Doanh nghiệp chủ độngthay đổi giá trong các tình huống sau:
Trang 20+ Doanh nghiệp đưa ra thị trường một sản phẩm mới hoặc một dịch vụ mới+ Doanh nghiệp bán sản phẩm địch vụ vào một thị trường mới
+ Doanh nghiệp muốn tạo lập một kênh phân phối mới trên thị trường hiện tại+ Khi sản phẩm chuyển sang một giai đoạn mới trong chu kì sống của nó+ Khi đối thủ cạnh tranh thay đổi gía bán
+ Khi doanh nghiệp muốn chủ động tấn công đối thủ cạnh tranh
+ Khi các điểu kiện kinh tế xã hội thay đổi
Các chiến lược gía chính:
Chiến lược giá nhằm mục tiêu hiệu quả đồng vốn: Tính lãi thu được trênmột đồng vốn bỏ ra theo kế hoạch để làm cơ sở xác định giá bán một sản phẩm
Chiến lược giá nhằm mục tiêu xâm nhập thị trường: Áp dụng mức giáthấp thậm chí lỗ nhằm chiếm lĩnh thị trường Chiến lược dụng khi có các điều kiện:thị trường phải rất nhạy cảm với giá, giá thành của một đơn vị sản phẩm giảmnhanh khi khối lượng sản xuất tăng đẻ giảm thiểu mức lỗ, đối thủ cạnh tranh khôngchấp nhận cuộc chạy đua về giá
Chiến lược “Hớt váng sữa”: Áp dụng mức giá cao khi doanh nghiệp đưa
ra thị trường sản phẩm độc đáo chiếm vị trí độc quyền cung cấp
Chiến lược giá bán theo thị trường: Doanh nghiệp căn cứ vào giá bán củacác DN khác đối với sản phẩm cùng loại để có một giá bán phù hợp cho DN mình
3- Chiến lược phân phối
Các tình huống lựa chọn kênh phân phối:
- Thời điểm khi đưa ra thị trường sản phẩm mới
- Thời điểm nhu cầu, tập tính của người tiêu dùng thay đổi
Các bước thiết lập kênh phân phối:
- Lựa chọn các loại kênh
Trang 21- Đối với mỗi loại kênh tính toán lựa chọn số lượng tham gia
- Tuyển chọn các công ty, tổ chức hoặc cửa hàng cụ hàngể đảm nhận vai trònhà phân phối
- Xác định phương thức quy trình và kế hoạch phân phối sản phẩm
Các chiến lược phân phối:
+ Chiến lược phân phối tràn lan: Là chiến lược tung hàng ra để đảm bảo chocác xí nghiệp thương mại luôn có lượng hàng dự trữ nhiều nhất
+ Chiến lược phân phối có chọn lọc: Tạo cho nhà sản xuất có khả năng dànhđược thị phần với sự kiểm soát chặt hơn so với phân phối tràn lan
+ Chiến lược phân phối độc quyền: Nhà sản xuất đòi hỏi các nhà đại lý củamình không được kinh doanh mặt hàng của đối thủ cạnh tranh
Muốn thực hiện tốt chiến lược phân phối cần phải đào tạo nhân viên bán hàng đảmbảo đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ bán hàng trực tiếp: Cần phát huy thế mạnh của kênh bán hàng trựctiếp đặc biệt là đối với các thị trường lân cận Bởi vì kênh này tỏ ra nhiều ưu điểmvượt trội so với các kênh bán hàng khác như: Bảo đảm chất lượng và giá cả ổnđịnh, không bị đội giá do thông qua nhiều trung gian Thông qua kênh bán hàngtrực tiếp hộ nông dân được tiếp xúc với các dịch vụ như:
Trợ giúp bán hàng: Cung cấp cho các đại lý những phương tiện phục vụ bánhàng như, quảng cáo địa điểm mà họ bán
Tư vấn miễn phí: Các nhà phân phối sẽ được trực tiếp tư vấn về nhữngphương thức và dịch vụ bán hàng từ các nhân viên chuyên môn của công ty để thúcđẩy khả năng tiêu thụ
Nhiệm vụ đào tạo: Công ty sẽ có trách nhiệm giải thích những thắc mắc,huấn luyện cho nhà phân phối về công dụng, tính năng sản phẩm của công ty mình
Trang 22Cũng thông qua kênh tiêu thụ này mà nhân viên thị trường có điều kiện tiếpcận với khách hàng, nắm bắt nhu cầu thị trường, thu thập thông tin nhanh và chínhxác về thị hiếu, công nghệ mới cho ban lãnh đạo để kịp thời có định hướng pháttriển đúng.
4- Chiến lược hỗ trợ Marketing
- Chiến lược đẩy (đưa sản phẩm tới người tiêu dùng): Nhà sản xuất làm côngtác quảng cáo tuyên truyền đồng thời chuyển sản phẩm đến các đại lý Các đại lýtiếp tục quảng cáo, tuyên truyền và chuyển sản phẩm đến nhà bán buôn Cứ nhưthế, sản phẩm sẽ được chuyển tới nhà bán buôn đến nhà bán lẻ và cuối cùng đếnngười tiêu dùng
- Chiến lược kéo (đưa người tiêu dùng tìm đến với sản phẩm): Nhà sản xuấttiến hành chiêu thị cổ động, người tiêu dùng cảm thấy thoả mãn về lợi ích củamình thì sẽ quyết định mua sản phẩm của công ty tại các nhà bán lẻ, bán buôn, Đại
lý hay nhà sản xuất
- Thực hiện quảng cáo với 3 mục tiêu: Quảng thông tin, quảng cáo thuyếtphục, quảng cáo nhắc nhở Quảng cáo nhằm chuyển những thông tin có tính thuyếtphục về sản phẩm tới khách hàng mục tiêu của công ty
- Thực hiện các hình thức khuyến mại: nhằm tác động mạnh đến tâm lý ngườitiêu dùng, khách hàng bị thu hút bởi các hình thức khuyến mại đi kèm khi mua sảnphẩm như: tặng phiếu bốc thăm trúng thưởng, tặng mũ lưỡi trai, tặng thuốc thú y…tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí
- Công tác tuyên truyền: Có tác động rất mạnh, đạt hiệu quả cao và ít tốnkém hơn so với quảng cáo Tuyên truyền nhằm nâng cao uy tín của công ty, tạo ramột ấn tượng tốt về doanh nghiệp
Những công cụ tuyên truyền : Tài trợ cho các phong trào thể thao, văn hoá,văn nghệ, các quỹ tổ chức xã hội, cấp học bổng cho học sinh - sinh viên Mời các
Trang 23nhà chính trị, các nhà nghệ thuật, các cán bộ thuộc các cấp các ngành đến tham giacác cuộc họp, các hôi nghị của công ty Tổ chức những bữa tiệc lớn mời các phóngviên, các quan chức tới dự vào một ngày có tính chất lịch sử của công ty.
* Nói tóm lại tình hình tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp chịu tácđộng trực tiếp bởi chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chính sách phân phối vàcác hình thức Marketing hỗ trợ
2.1.5-Các yếu tố tác động tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
A Các nhân tố chủ quan :
Bao gồm các nhân tố thuộc doanh nghiệp như: sản phẩm, giá cả, phân phối, hỗ trợ Marketing
Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tiện lợi sử dụng, uy tín sản phẩm…
Về sản phẩm TĂCN: Chất lượng thức ăn là tiêu chuẩn đầu tiên để khẳng địnhthương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng thức ăn đượcđánh giá bởi lượng đạm, chất béo, các chất khoáng, vitamin, năng lượng trao đổitrong TĂ TĂ đậm đặc chất lượng cao có mức năng lượng trao đổi thấp, độ ẩmthấp và lượng đạm cao Mong muốn của người chăn nuôi là vật nuôi tăng trọngnhanh, thịt thơm, chắc…điều đó không phải mặt hàng nào cũng đáp ứng được KhiTĂCN không đáp ứng được nhu cầu thì chắc chắn nó sẽ bị đào thải vì không cókhả năng tiêu thụ trền thị trường
Vốn và trang thiết bị công nghệ: sản xuất TĂCN cần một lượng vốn lớn
chủ yếu để mua và dự trữ nguyên liệu Nếu như vốn lưu động không đủ lớn thìdoanh nghiệp khó có khả năng dự trữ nguyên liệu khi giá rẻ, phải mua nguyên liệuvới giá cao, hoặc không đủ cung cấp cho sản xuất dẫn đến gía đầu ra sẽ cao khótiêu thụ Trang thiết bị cho sản xuất TĂCN chủ yếu gồm hệ thống kho nguyên liệu,kho sản phẩm, máy nghiền, máy trộn, máy ép viên, hệ thống kiểm định chất lượng.Yêu cầu đặt ra là hệ thống kho và quản lý kho nguyên liệu, kho thành phẩm phảitốt để tránh sự hư hỏng, hao hụt sản phẩm ảnh hưởng đến phẩm cấp sản phẩm Nếu
Trang 24dây chuyền công nghệ hiện đại thì sẽ tiết kiệm chi phí lao động trực tiếp, sản phẩmsản xuất ra bảo đảm đúng tiêu chuẩn kĩ thuật Do vậy, phân tích tiêu thụ phải chútrọng các nhân tố này vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, giá cảhàng hoá nên ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.
Giá cả:
Gía TĂCN bán ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có ảnh hưởng rất lớnđến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sảnphẩm Chính sách định giá của doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt, phải đượcphân tích trên nhiều phương diện: trước hết phải xác định mục tiêu định giá chophù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp (tối đa hoá lợi nhuận, duy trì sản xuất, ổnđịnh thị trường hay chiếm lĩnh thị trường), tiếp theo là phân tích thị trường, phântích chi phí và phương pháp định giá
- Định giá dựa vào chi phí bình quân
P = AFC + AVC + Pr
Trong đó P là giá bán sản phẩm
AFC là chi phí cố định bình quân
AVC là chi phí biến đổi bình quân
Pr là lợi nhuận dự kiến
Phương pháp này đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có lãi Định giá theo phươngpháp này đơn giản, dễ tính, quản lý tiêu thụ hàng hoá dễ dàng, nhưng không tạođược tính cạnh tranh giữa các công ty
- Định giá dựa vào cơ sở phân tích điểm hoà vốn
PHV = FC/QHV + AVC
Trong đó FC là chi phí cố định
QHV là sản lượng hoà vốn PHV là giá sản phẩm tại điểm hoà vốn
Trang 25Phương pháp này giúp doanh nghiệp biết được mức giá cần đặt ra để khi tiêu
thụ hết lượng QHV sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ hoà vốn, để kinh doanh có lãi thì
DN phải bán với giá cao hơn giá hòa vốn, nhưng trong trường hợp đặc biệt để theođuổi mục tiêu số lượng tiêu thụ thì DN có thể bán với mức giá hòa vốn
- Định giá theo giá cạnh tranh: Là việc định giá cho sản phẩm dựa vào giá của đốithủ cạnh tranh Nếu doanh nghiệp định giá thấp thì sản phẩm sẽ có sức cạnh tranhmạnh, doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường Chiến lược này có hiệu quả đốivới những doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn nhằm loại đối phương ra khỏi thịtrường bằng cách hạ giá xuống, sau đó mới từng bước tăng giá lên
- Định giá chiết khấu: Các doanh nghiệp thường giảm giá cho người mua hoặcchiết giá cho các đại lý trung gian khi họ mua hàng với số lượng lớn hoặc thanhtoán tiền ngay Phương pháp này nhằm kích thích các đại lý mua hàng nhiều vàthanh toán tiền ngay, giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, tăng cường sự ràng buộcvới khách hàng khi tiêu thụ sản phẩm
Việc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý là những vấn đề vô cùng quantrọng quyết định đến công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuấtkinh doanh nói chung Vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trườnghàng hoá, giá cả, đối thủ cạnh tranh…Đồng thời không ngừng cải tiến công nghệsản xuất, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành
Chính sách bán hàng : Hiện nay sự cạnh tranh giữa các công ty TĂCN với
mục đích mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ diễn ra quyết liệt Các công tykhông ngừng áp dụng các hoạt động trong chính sách bán hàng như chiết khấu,thưởng, quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, bán hàng trực tiếp, tư vấn
kĩ thuật Chính sách bán hàng là một công cụ rất lợi hại giúp các doanh nghiệpcạnh tranh với đối thủ trên thị trường, được đánh giá là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp
Trang 26 Nghiên cứu cạnh tranh: Nghiên cứu các đối thủ, nắm bắt các lợi thế cạnh
tranh của mình, biết được điểm yếu của đối thủ để tiến hành cạnh tranh trên lĩnhvực mình có ưu thế nhất, các đối thủ không thể cạnh tranh được trên lĩnh vực này,
có như vậy thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả Theo quy luật thị trường thì cạnhtranh càng mạnh hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả
B Các nhân tố khách quan:
Các nhân tố thuộc về vĩ mô: Các chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ,
môi trường pháp lý, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng quốc gia có ảnh hưởngtói ngành chăn nuôi và thị trường TĂCN
Chính sách của chính phủ là nhân tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng tới sựphát triển của ngành chăn nuôi Một số chính sách quan trọng gồm chính sách pháttriển ngành chăn nuôi, chính sách xuất nhập khẩu nguyên liệu TĂCN, chính sáchđầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất TĂCN …đã tích cực tạo hành lang thôngthoáng, thu hút đầu tư nước ngoài cho chăn nuôi và ngành sản xuất TĂCN phát triển
Thị trường: Sản xuất cái thị trường cần chứ không phải là cái doanh nghiệp
có, tìm hiểu 3 quy luật của thị trường là (quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luậtcạnh tranh), tìm hiểu thị trường cung ứng đầu vào và đầu ra của DN
Hệ thống thông tin thị trường: Bao gồm thông tin về giá cả các yếu tố đầuvào, giá sản phẩm chăn nuôi, mức cung cầu thức ăn chăn nuôi trên thị trường…Hệthống thông tin thị trường thông suốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh thức ăn chăn nuôi có hiệu quả
Về tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu đầu vào ảnhhưởng đến chất lượng và giá bán của TĂCN Yêu cầu của nguyên liệu đầu vào làphải cung cấp một lượng lớn, đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời
Khách hàng: Là tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu, khả năng, thái độ, thói quen, sở
thích phong tục tập quán của khách hàng ở các lứa tuổi, vùng miền để có chiến
Trang 27lược sản xuất và phân phối đúng đắn, thích hợp cả đối tượng và thời điểm, địađiểm Người tiêu dùng quan tâm tới dịch vụ cung ứng sản phẩm làm sao thuận tiệntrong mua bán và thanh toán để tiết kiệm thời gian – chi phí, muốn có hàng hoáchất lượng cao - an toàn – kiểu dáng phong phú hấp dẫn, giá cả phải chăng.
Yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên thì còn có một số yếu tố khác có ảnh
hưởng gián tiếp tới giá cả và tình hình tiêu thụ sản phẩm TĂCN như: Dịch bệnh,thời tiết, thiên tai, ảnh hưởng của giá chéo, giá nguyên liệu đầu vào…
Dịch bệnh là một nguyên nhân quan trọng khiến ngành chăn nuôi luôn gặp nhiềurủi ro Sức tàn phá của dịch bệnh có thể làm cho đàn vật nuôi chết rất nhanh và chết đồngloạt, gây nhiều thiệt hại kinh tế lớn cho hộ chăn nuôi, ảnh hưởng đến thị trường TĂCN.Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới kết quả chănnuôi bởi vì ngành nông nghiệp nước ta vẫn chịu tác động rất lớn bởi điều kiện tựnhiên như thời tiết – khí hậu, ánh sáng - nhiệt độ…là một trong những yếu tố kíchthích dịch bệnh phát triển, gây nên những diễn biến thời tiết thất thường
2.2-Cơ sở thực tiễn
2.2.1-Tình hình tiêu thụ TĂCN của một số nước trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 3500 nhà máy sản xuất TĂCN, hàngnăm sản xuất ra khoảng 605 triệu tấn Tuy nhiên ngành sản xuất TĂCN mới đápứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng TĂCN của toàn thế giới Như vậy trên thếgiới nhu cầu TĂCN vẫn còn rất lớn, điều này khiến cho hoạt động tiêu thụ TĂCNtrền thế giới khá sôi động; Hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực sản xuất TĂCNdiễn ra khá mạnh, nhất là các công ty của Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc…khiến hệthống kênh phân phối sản phẩm TĂCN ở các nước phát triển khá mạnh Châu Âu
là thị trường sản xuất thức TĂCN với khối lượng lớn đặc biệt là các nước: Pháp,Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan…bởi những nước này có nguồn nguyên liệu đầu vàophong phú, có các điều kiện cơ sỏ vật chất kĩ thuật, cơ sỏ hạ tầng thuận lợi cho sản
Trang 28xuất TĂCN như dây chuyền công nghệ hiện đại, máy móc kĩ thuật tiên tiến và cácchuyên gia chăn nuôi hàng đầu thế giới.
Trong vài năm gần đây, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, bệnh bòđiên…hoành hành khiến cho ngành sản xuất TĂCN giảm rõ rệt kéo theo hoạt độngtiêu thụ TĂCN giảm sút trên toàn thế giới Đây đang là mối lo ngại của người chănnuôi cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh cám công nghiệp
2.2.2-Khái quát về tình hình tiêu thụ TĂCN tại Việt Nam
Ngành chăn nuôi của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được nuôi dướihai hình thức là nuôi hộ gia đình và nuôi trang trại Nhìn chung, ngành chăn nuôinước ta phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ,
kỹ thuật nghiên cứu cho con giống không ngừng cải thiện Ngành chăn nuôi theo qui
mô công nghiệp không ngừng gia tăng, tạo điều kiện cho ngành sản xuất TĂCN côngnghiệp ngày càng phát triển Phát triển ngành chăn nuôi đang là mục tiêu chiến lượctrong phát triển nông nghiệp nước ta Theo thống kê của Cục chăn nuôi là cơ quanquản lý của Nhà nước về TĂCN, trong 9 tháng đầu năm 2006, cả nước có 249 nhàmáy, DN sản xuất TĂCN, bao gồm TĂ gia súc - gia cầm, thức ăn cho tôm - cá Cácnhà máy này đã cung cấp cho thị trường 5.3 tr tấn TĂ mỗi năm, đủ cung cấp cho 45-50% nhu cầu trong nước, trị giá trên 17.000 tỷ đồng Tuy nhiên, điều đáng nói lànguyên liệu nhập khẩu chiếm tới trên 54,6% giá trị sản xuất (tương đương 9.300 tỷđồng), trong đó riêng ngô và khô dầu đậu nành khoảng 1,2-1,3 triệu tấn Lĩnh vựcchế biến TĂCN tại Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Nhucầu TĂCN đến năm 2010 là khoảng 13tr tấn/năm, trong đó chiếm khoảng 50-60% làthức ăn công nghiệp Mức sản xuất và tiêu thụ TĂCN hiện nay còn thấp chưa đáp ứngđược nhu cầu của sự phát triển của ngành chăn nuôi theo hướng CNH
Ngành chăn nuôi phát triển còn phụ thuộc vào thời tiết, tiêu thụ TĂCN vẫnmang tính thời vụ Nước ta có điều kiện thiên nhiên khá thích hợp, có xu hướng ủng
hộ cho ngành chăn nuôi Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thì đã có tác động
Trang 29rất lớn tới tự nhiên như: Đốt rừng, hiệu ứng nhà kính, ô nhiểm nguồn nước – khôngkhí do chất thải công nghiệp, lũ lụt, hạn hán, đại hàn… làm ảnh hưởng tới chăn nuôi.
Ở Việt Nam ngành chăn nuôi mới chỉ bắt đầu phát triển nên quy mô nhỏ, vốn và trình
độ hộ chăn nuôi thấp, sử dụng TĂ tự chế còn cao, khả năng phân phối TĂCN đến cácvùng sâu, cao, xa còn hạn chế Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn thì mối quan hệkinh tế trực tiếp giữa người chăn nuôi với nhà máy TĂCN chưa phát triển
Công tác quản lý các hoạt động tiêu thụ TĂCN còn nhiều hạn chế: Vẫn xuấthiện các loại TĂ giả kém chất lượng trên thị trường, các đại lý thiếu đội ngũ bánhàng có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, nhiều đại lý không có giấy đăng kíkinh doanh, không có giấy đăng kí chất lượng sản phẩm
Tác động của quá trình hội nhập dẫn đến hàng loạt công ty sản xuất TĂCNnước ngoài xuất hiện với sức cạnh tranh lớn khiến nhiều công ty trong nước mất ưuthế, làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản Tuy nhiên đây là xu hướng tất yếu của thịtrường, các công ty TĂCN muốn tồn tại và phát triển được thì phải không ngừng cảitiến trên mọi phương diện, mọi hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Vài năm gần đây dịch bệnh phát triển gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôinước ta Dịch cúm gia cầm, dịch long móng lở mồm, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn,cảm cúm ở gia súc gia cầm, viêm khớp, bệnh phó thương hàn, tai xanh… Hơn nữanhững bệnh dịch này có tốc độ lây lan rất nhanh trên diện rộng, khó kiểm soát vàchữa trị Trong khi nước ta khoa học kĩ thuật còn chậm tiến để đối phó với dịchbệnh lại càng khó khăn Số lượng đàn gia súc – gia cầm trong nước biến động qua
3 năm được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Số lượng đàn gia súc – gia cầm cả nước
(ĐVT: Nghìn con)
Chỉ tiêu
Trang 30Nguồn: Số liệu thống kê của Cục chăn nuôi
Từ bảng trên nhận thấy số lượng gia súc gia cầm tập trung nhiều nhất ở miềnBắc sau đó tới miền Nam và cuối cùng là miền Trung Do vậy bên cạnh thị trườngtiêu thụ mạnh TĂCN tại miền Bắc thì thị trường miền Nam cũng đang là thị trườngrất tiềm năng cần đẩy mạnh khai thác Thị trường miền Trung cũng là một thị trườngcần được quan tâm đúng mức Công tác tiêu thụ cần được tăng cường một cách hệ
Trang 31thống trên cả nước, dần tiến tới các nước lân cận Số lượng lợn giảm qua 3 năm, sốlượng gia cầm năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005, nhưng năm 2007 đã tăng lênnhanh, vượt mức năm 2005 Số lượng trâu, bò tiếp tục tăng và khá ổn định trong 3năm Thống kê của Cục chăn nuôi cho thấy, hiện miền Đông Nam Bộ và đồngbằng sông Hồng là những nơi có chăn nuôi trang trại phát triển, nhu cầu sử dụngthức ăn chăn nuôi công nghiệp lớn, đã thu hút được nhiều các nhà đầu tư về lĩnhvực sản xuất TĂCN (chiếm 78,8% với tổng công suất 6,04 triệu tấn/năm) Còn ởnhững vùng Tây Bắc, Đông Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên có nhiều điềukiện sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đất đai rộng, có thể phát triển chănnuôi mà ít gây ảnh hưởng môi trường, thì công suất các nhà máy sản xuất TĂCN ởcác vùng này chỉ chiếm tương ứng là 0,4%; 0,9%; 1,3% và 1,4% Để khắc phụctình trạng mất cân bằng trên, cần phải có sự chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch, quyhoạch và chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, đểhàng hoá sản xuất ra phục vụ ngay trong vùng và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn
có của địa phương, đồng thời giảm chi phí vận chuyển thức ăn, góp phần nâng caohiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi
Tốc độ tăng thịt và trứng gia cầm trong giai đoạn 2003-2006 chậm lại do ảnhhưởng dịch cúm gia cầm, sự cố này đã ảnh hưởng đến tất cả các qui mô nuôi từ lớnđến nhỏ và ảnh hưởng đến thị phần của ngành TĂCN (giảm 20-30%) Như vậy,tình hình cầu của TĂCN có xu hướng giảm do mất thị phần đối với gia cầm.Nhưng theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thì bức tranh chung của thịtrường TĂCN sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn tới
Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng
3.1.1- Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty thành lập vào 12/5/1996 tên ban đầu là công ty TNHH Nam Dũng
Số nhân viên ban đầu là 7 người: 1 kỹ sư, 2 bác sỹ, 4 công nhân Lĩnh vực sản xuất
Trang 32ban đầu chỉ bó hẹp trong sản phẩm thuốc thú y, trụ sở ban đầu là 82C Nguyễn ĐứcCảnh – Hà Nội, tổng diện tích ban đầu là 150m2 Đến năm 2000 công ty phát triểnthêm mảng sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, công ty thuê địa điểm mới tạiPháp Vân – Thanh Trì – Hà Nội Năm 2003 công ty đổi tên thành công ty TNHHphát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng đồng thời khánh thành việc xây dựng vàchuyển toàn bộ các xưởng về thôn Hành Lạc – xã Văn Lâm – huyện Hưng Yên vớitổng diện tích lên đến 25000m2 Đây là một địa điểm thuận lợi cho thông thươngbuôn bán, chỉ cách đường quốc lộ 1.5km Công ty mở thêm doanh mục sản xuấtmới là bao bì cung ứng cho xưởng TĂCN Đại diện công ty ông Vũ Tiến Đạt –Tổng giám đốc; Chủ tịch hội đồng quản trị bà Đoàn Thị Kim Dung.
Tám năm từ 1996 đến 2004, Nam Dũng đã phát triển thành một công tyđông đảo trên 500 công nhân, mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất TĂCN và sảnxuất bao bì đóng gói TĂCN & phân bón Hiện Nam Dũng là một công ty lớn củathị trường nội địa Tính đến hiện nay từ chỗ có 10 đại lý ở phía Bắc đến nay công
ty có một hệ thống phân phối thuốc thú y và TĂCN rất mạnh hơn 500 đại lý trêntoàn quốc, trên 300 sản phẩm thuốc, trên 200 sản phẩm TĂCN Các sản phẩm củacông ty có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn các sản phẩm khác cùng loại: dễ sửdụng, dễ bảo quản, chất lượng đảm bảo, tính ổn định cao, giá thành phù hợp…Cóđược ưu việt như vậy là do quá trình sản xuất, đóng gói hay vận chuyển công tyluôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định về quá trình sản xuất, về tiêuchuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho bà con trong cả nước, NamDũng luôn có nhiều hoạt động: Mở hội thảo, hội nghị khách hàng lấy người nôngdân làm đối tượng trung tâm Tại đây,bà con nông dân được gặp gỡ, trao đổi kinhnghiệm chăn nuôi với nhau và được trực tiếp tham khảo ý kiến của các chuyên gia
để giải quyết những thắc mắc trong công tác chăn nuôi, phòng – trị cho đàn gia súc– gia cầm của mình Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2006 khi bệnh lở mồm long mónglây lan trên diện rộng Công ty phối hợp với nhiều hộ chăn nuôi ở Hưng Yên, Thái
Trang 33Bình, Hải Phòng thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sạch bệnh Nghĩa là công ty chocán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn bà con về mặt kỹ thuật như vệ sinhchuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh, pha trộn thức ăn…đã chiếm được sự quan tâmđông đảo bà con trong cả nước hăng hái nhiệt tình tham gia.
Về đầu tư quy trình thiết bị công nghệ: Dây chuyền sản xuất TĂCN hiện đại
từ Mỹ với công suất 20 tấn/giờ đang hoạt động để phục vụ cho bà con chăn nuôitrong toàn quốc Hệ thống nhà xưởng sản xuất thuốc thú y đang phấn đấu đạt tiêuchuẩn GMP để đảm bảo thuốc thú y được sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Ngoài ra công ty còn: Đã, đang và sẽ kết hợp với trung tâm dạy nghề ĐH Nônglâm Thái Nguyên tổ chức đào tạo trung – sơ cấp về chăn nuôi thú y sau đại học
Mục tiêu của công ty:
+ Về chăn nuôi: Phối hợp với công ty trong và ngoài nước để tạo ra cácdòng sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo có tiêu chuẩn sạch và xanh về môitrường, chất lượng thịt xuất khẩu
+ Về lĩnh vực thuốc thú y: Đã và đang tiến hành liên doanh với Italya xâydựng nhà máy TD.Pharma trị giá 5 triệu USD đạt tiêu chuẩn WHO và GMP đểphục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
Với những nỗ lực trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm và uy tín trên thi trường, công ty đã nhận được rất nhiều bằng khen trao tặngcủa các tổ chức và các đoàn thể Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện một phóng sự
về mô hình nuôi lợn sạch bệnh, phát sóng trong chương trình “chào buổi sáng” trênkênh VTV1 Công ty đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 và rất nhiều giải thưởng:
Giấy khen của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (2002)
Thương hiệu “Bạn nhà nông” do Ban tổ chức Hội chợ nông nghiệp quốc tếViệt Nam trao tặng ngày (30/11/2004)
Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao do Ban tổ chức Hội chợ “HàngViệt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn (2005)
Trang 34Thương hiệu vàng chất lượng do hội đồng thẩm định “Thương hiệu vàngchất lượng” trao tặng (26/4/2006)…
3.1.2-Cơ cấu tổ chức của công ty
Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, bao
bì đóng gói TĂCN Cơ cấu tổ chức của công ty gọn nhẹ được thể hiện qua sơ đồ (3)
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy công ty
Mỗi bộ phận phòng ban có chức năng riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽvới nhau đặt dưới sự quản lý thống nhất của lãnh đạo công ty Tất cả phối hợp pháthuy sức mạnh riêng từng bộ phận và sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên công ty
Bộ phận Bảo vệ
Bộ phận cơ điện
CHỦ TỊCH HĐQT
Phòng vật tư Phòng KT-TC
Phòng HC-NS
Phòng kỹ thuật Phòng DVKH
Nhà máy bao bì
Nhà máy TĂCN
Nhà máy TTY
TỔNG GIÁM ĐỐC
Trang 35Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động công ty, trừ nhữngvấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị là người trực tiếp lãnh đạo và quản lý công tytrong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
Tổng giám đốc là người có quyền điều hành và quyết định mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty Là người trực tiếp kí kết hợp đồng liên doanh,liên kết với các doanh nghiệp khác
Giám đốc là người có quyền điều hành hoạt động sản xuất Giám đốc TĂCNchịu trách nhiệm quản lý và điều hành việc sản xuất TĂCN, giám đốc thuốc thú yđiều hành việc sản xuất thuốc thú y Giám đốc là người tiếp nhận các kế hoạch sảnxuất kinh doanh từ hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinhdoanh của từng bộ phận mà mình điều hành trước tổng giám đốc và hội đông quản trị
Phòng hành chính nhân sự là bộ phận chuyên môn giúp tổng giám đốc quản lý vàđiều động nhân sự của công ty, quản lý con dấu, hội họp, đời sống của công nhân viên
Phòng tài chính – kế toán là bộ phận trợ giúp cho tổng giám đốc điều hành
và quản lý về lĩnh vực tài chính của công ty Có nhiệm vụ hạch toán kết quả sảnxuất kinh doanh, giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Thay mặtcông ty thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, đồng thời có trách nhiệm thôngtin về tình hình tài chính của công ty với các đối tác khi tiến hành giao dịch
Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm của công ty Phòng vật tư có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp nguyên vật liệu cho quátrình sản xuất, đồng thời có trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản các nguyên liệu vàsản phẩm công ty sản xuất ra Phòng vật tư có trách nhiệm đảm bảo nguyên vậtliệu, thành phẩm nhập kho phải đạt tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng
Trang 36Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm giám sát quy trình công nghệ sản xuất, kiểmtra chất lượng sản phẩm cũng như đầu vào và đầu ra sản phẩm trong quá trình sảnxuất và kinh doanh Phòng kĩ thuật có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm xuất kho đạttiêu chuẩn về chất lượng - an toàn thực phẩm - bảo vệ môi trường.
Phòng kinh doanh (hay phòng dịch vụ khách hàng) là nơi tiếp nhận và tiêu thụcác sản phẩm của công ty Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty do phòng kinh doanhđảm nhiệm, có nhiệm vụ phân phối sản phẩm xuống các kênh tiêu thụ, kí kết hợpđồng kinh tế với khách hàng Điều tra, nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin
về thị trường cho cấp trên
3.1.3-Tình hình lao động của công ty
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập với khuvực và quốc tế thì hàng loạt thách thức đã nảy sinh xung quanh việc xử lý vấn đềcon người, phát huy vai trò nhân tố con người Con người là nhân tố quan trọngnhất giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển của bất kì thành phần kinh tếnào Chiến thuật sử dụng lao động và tổ chức bộ máy quản lý để đạt hiệu quả nhấtđang là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp Công ty Nam Dũng từ khi thànhlập đến nay không ngừng thu hút nhân tài bằng những chính sách đãi ngộ thoảđáng và không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của công nhân viêntrong công ty Đến nay công ty đã có một lực lượng lao đông dồi dào, năng động,sáng tạo và có trình độ chuyên môn Tình hình lao động của công ty được thể hiệntrong bảng 3.1
Trang 37Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty năm 2007
Trang 38Biểu đồ: Cơ cấu lao động của công ty theo
CN kĩ thuật
CN thường
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy lực lượng lao động gián tiếp tập trung nhiều nhất
ở phòng kinh doanh, còn công nhân trực tiếp thì chiếm đa số vẫn là công nhân củaxưởng sản xuất TĂCN chiếm 27.31% Do đặc điểm của TĂCN là thời gian sửdụng ngắn nên vấn đề tiêu thụ lại càng được quan tâm hơn
Công ty sử dụng lao động thường xuyên, không sử đụng lao động tạm thời,tình hình lao động của công ty rất ổn định, tạo tâm lý gắn bó giữa người lao độngvới công ty Vì sự tồn tại và phát triển của công ty cùng với chế độ lương thưởnghợp lý đã khuyến khích người lao động làm việc hăng say, luôn năng động sáng tạo
Về chất lượng lao động: công ty có một đội ngũ nhân viên và công nhân rấttrẻ, có trình độ chuyên môn, với 45 người có trình độ đại học chiếm 17.31%,5người trình độ cao đẳng chiếm 1.92%, 10 trung cấp chiếm 3.85% và hàng chụccông nhân kỹ thuật đã luôn chủ động sáng tạo trong công việc Điều này giúp chodoanh nghiệp có thể cạnh tranh trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay
So với năm 2006 tổng số lao động là 420 người thì đến năm 2007 tổng sốlao động còn 260 người cho thấy tình trạng lao động giảm đi gần một nửa Điềunày là do xu thế hội nhập đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh tiêu thụ sảnphẩm TĂCN, nhiều công ty đã bị phá sản trong năm 2007 vì lí do không thể cạnhtranh nổi với hàng ngoại và liên doanh, không những thế nạn dịch vẫn tiếp tục
Trang 39bùng phát lây lan trên diện rộng, thời tiết khí hậu kém thuận lợi gây tâm lý hoangmang cho bà con chăn nuôi Tỷ lệ chăn nuôi giảm do vậy công ty đã cắt giảm chiphí nhân công để giảm giá thành Với đặc điểm của công ty là sản xuất TĂCN trênquy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến của nước ngoài cho nên nhu cầu sử dụng laođộng trực tiếp có xu hướng giảm và nhu cầu lao động gián tiếp (nhân viên Mar,nhân viên thị trường, nhân viên kĩ thuật…)có xu hướng tăng lên Điều này gópphần sử dụng lao động hiệu quả hơn, phát huy cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người.
Hiện nay công ty đang tiếp tục san lấp mặt bằng để mở rộng quy mô kinhdoanh, do vậy công tác tuyển dụng lao động có đủ năng lực, trình độ tay nghề đápứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đang được đưa vào kế hoạch thực hiện
3.1.4-Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Vốn là nhân tố đầu tiên quan trọng cho sự khởi đầu và phát triển của doanhnghiệp Vốn thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trên thương trường, nó là nhân tốảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty Việc tăng cường và củng
cố nguồn vốn của công ty là vô cùng quan trọng trong việc đầu tư trang thiết bị,máy móc - dây chuyền công ghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất
Trong những năm qua quy mô sản xuất kinh doanh và thị trường của công tykhông ngừng được mở rộng Để thực hiện được điều này công ty luôn cần một lượngvốn rất lớn vượt qua khả năng tự tích luỹ của công ty Do vậy để đáp ứng được nhucầu công ty đã kịp thời huy động các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng
Nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng qua 3 năm chứng tỏ công ty công ty đãgây dựng được thương hiệu và chiếm được một vị trí vững chắc trên thị trường,quy mô thị trường ngày một được mở rộng để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngàymột tăng Để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng công ty đã nhập mới dâychuyền công nghệ hiện đại ở Mỹ, không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín của mình.Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty thể hiện trong bảng 3.2
Trang 40Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty (2005-2007)
(Trđ)
2006 (Trđ)
2007 (Trđ)