So sánh giá cả các sản phẩm TĂCN cạnh tranh cùng loại

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty tnhh phát triển mạng lưới toàn cầu nam dũng tại khu công nghiệp như quỳnh – huyện văn lâm - tỉnh hưng yên (Trang 70 - 77)

(ĐVT: đồng) Chỉ tiêu Thiên thành (sp công ty) TD (sp công ty) Long Châu (Nội địa) Cargill (Việt-Mỹ) CJ (Việt-Hàn) I.Thức ăn đậm đặc cho lợn

Đậm đặc cho lợn(từ 45kg -xuất chuồng) 9.350-9.550 10.600-12.200 10.645-11.891 12.040-12.640 10.699-10.907 Đậm đặc cho lợn con cai sữa -30kg 11.050-11.250 11.500-11.700 11.792-11.891 13.040-13.240 12.067-12.285 Đậm đặc cho lơn nái mang thai 9.650 - 10.046 - 10.127-10.335 Đậm đặc cho lợn nái nuôi con 9.650 - 10.235 12.240-12.440 10.325-10.532

II.Thức ăn hỗn hợp cho lợn

Hỗn hợp cho lợn tập ăn – 15kg 9.900-10.100 10.450-11.050 11.582-19.005 22.600 10.868-16.484 Hỗn hợp cho lợn (từ 15kg- 30kg) 6.550 6.950-7.000 7.480 8.460 7.334-8.066 Hỗn hợp cho lợn (40kg-xuất) 5.800 6.150-6.500 6.642-6.962 8.100 6.203-7.032 Hỗn hợp cho lợn nái chửa - 6.250-6.300 6.892 7.780 6.574 Hỗn hợp cho lợn nái nuôi con - 6.650-6.700 7.321 8.020 7.182

III. Thức ăn đậm đặc cho gà

Đậm đặc cho gà thịt 10.470-10.670 - 11.133 13.040-13.240 11.494-11.703

Đậm đặc cho gà đẻ 8.840 - 9.497 - 9.617

IV. Thức ăn hỗn hợp cho gà

Hỗn hợp cho gà thịt - 6.950-7.000 7.433-7.821 9.460-8.660 7.552

Hỗn hợp cho gà đẻ - 6.750-6.800 6.933 - 6.574

V. Thức ăn hỗn hợp cho ngan, vịt

Hỗn hợp cho ngan, vịt thịt - 6.410-6.450 6.614 7.460-7.860 6.830 Hỗn hợp cho ngan, vịt đẻ - 6.800-6.850 6.683 6.920-6.940 6.323-6.366 Hỗn hợp cho ngan, vịt vỗ béo - 6.810-6.850 6.264 - 6.425

Hỗn hợp cho ngan, vịt con - 7.110-7.150 6.823 - 7.043

VI. Đậm đặc cho bò

Bò sữa 8.000 - - - -

Bò thịt 8.400-8.600 - - - -

Hỗn hợp cho trâu bò 6.550-6.600 - - -

Hỗn hợp chim cút - - 7.476-7.609 - -

4.3.2-Về tình hình ngun liệu sản xuất TĂCN:

Cục phó Cục chăn ni Hồng Kim Giao cho biết, hiện nay nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 68-70% so với nhu cầu, số còn lại phải nhập từ nước ngoài (khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 60-70% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia), chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Một trong những nguyên nhân là thiếu khả năng thực hiện quy hoạch phát triển toàn diện các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho ngành TĂCN.

Năm 2007, các nhà máy TĂCN đã cung cấp cho thị trường 5,3 triệu tấn thức ăn đã phải nhập khẩu 750.000 tấn khô dầu đậu nành, 260.000 tấn bắp; 147.000 tấn bột cá, 149.000 tấn cám mì, 136.000 tấn bột lúa mì, gần 100.000 tấn hạt đậu nành rồi bột xương, chất khoáng, chất phụ gia (kim ngạch nhập khẩu gần 500 triệu đô la Mỹ chiếm 45-50% giá trị một tấn TĂCN của Việt Nam). Trừ khô dầu đậu nành và vitamin được miễn thuế nhập khẩu, các nguyên liệu khác dùng để chế biến TĂCN đều chịu thuế nhập khẩu 5-10% và thuế giá trị gia tăng 5%. Hiên giá thành sản xuất TĂCN Việt Nam cao hơn các quốc gia trong khu vực 10-20% và hơn mức bình quân chung của thế giới 20-25%. Cục Chăn nuôi cho biết, giá hai loại nguyên liệu chính là khơ đậu tương và ngơ đã tăng kỷ lục. Khô đậu nành trong tháng 11 năm 2007 đã tăng tới trên 83.3%, từ 4.200 đồng/kg lên 7.700 đồng/kg, ngô tăng 23.5%, từ 3.400 đồng/kg lên 4.200 đồng/kg. Khô dầu đậu nành chiếm 10-20% khẩu phần TĂCN hỗn hợp và 60-70% trong TĂ đậm đặc. Trồng đậu nành không phải là thế mạnh của Việt Nam, năm 2006 diện tích đậu nành được 203.000 ha với sản lượng 292.000 tấn, sản lượng ấy chỉ đủ cho người Việt Nam làm đậu hũ hay sữa đậu nành để uống, lấy đâu cho các nhà máy sản xuất TĂCN. Chỉ đơn cử hai loại nguyên liệu đơn giản trong sản xuất TĂCN là bắp và đậu nành đã thấy những khó khăn mà các nhà sản xuất chưa thể vượt qua trong một thời gian ngắn huống hồ gì các loại nguyên liệu cao cấp hơn như amino acid, enzyme công nghiệp, chất

tạo mùi, màu, gluten, bột váng sữa... đều phải mua của nước ngồi. Ngun nhân chính vẫn là giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới liên tục tăng, giá cước vận chuyển cũng tăng khiến khơng ít người chăn nuôi và doanh nghiệp sản xuất TĂCN lâm vào thế “bí”. Các cơng ty liên tục tăng giá bán, nhiều nhà máy nhỏ đóng cửa (Bắc Giang có 5/7 nhà máy phải đóng cửa vào hai tháng cuối năm 2007 vì khơng có ngun liệu sản xuất hoặc sản xuất khơng có lãi). Một trong những nguyên nhân khiến trồng trọt chưa đáp ứng nhu cầu TĂCN là do chưa tập trung đầu tư thuỷ lợi cấp nước cho trồng cây cung cấp nguyên liệu, diện tích tưới thấp, chủ yếu nhờ nước trời. Thực tế ở các vùng ngơ có hồ đập lớn liên tục đưa nước vào, năng suất cao hơn các vùng nhỏ lẻ khác từ 1 - 1,5 tấn/ha. Đối với đỗ tương, ngành chăn ni nước ta khơng có tiềm năng do sâu bệnh phát sinh quá lớn, đất trồng cằn cỗi, chưa trồng thâm canh mà chỉ quảng canh, đồng thời hệ thống cung ứng sản xuất giống còn hạn chế nhiều về kỹ thuật. Trước mắt, Cục Chăn nuôi đang tiến hành tăng nguồn nguyên liệu sẵn có, quy hoạch sản xuất TĂCN gắn với vùng nguyên liệu, phát triển các giống cây nguyên liệu TĂCN đáp ứng yêu cầu về năng suất, chống chịu dịch bệnh. Cần đa dạng nguồn nguyên liệu TĂCN nhập khẩu bằng cách cho phép DN nước ngoài trực tiếp đầu tư xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu, xây dựng sàn giao dịch TĂCN, tăng cường năng lực dự trữ các nguyên liệu chủ yếu trong thời gian dài. Mặc dù Chính phủ đã phê duyệt việc hạ mức thuế nhập khẩu nguyên liệu TĂCN xuống còn 0%, song nhiều nhà sản xuất và người chăn nuôi vẫn không khỏi lao đao khi nguyên liệu TĂCN nhập khẩu liên tục “đội” giá. Như vậy có thể nói biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thực ra không đem lại hiệu quả như mong đợi, vì thực tế giá TĂCN vẫn tăng lên. Việc thất bại trọng việc giảm thuế nhập khẩu đã được ơng Trần Thế Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn ni đưa ra dẫn Chứng: “Theo tính tốn, việc giảm thuế nhập khẩu đã làm mất

nguồn thu ngân sách tương đương 1.000 tỷ đồng, nhưng lại không đem lại tác dụng gì giá TĂCN vẫn cao chới với”. Như vậy vấn đề khó khăn nhất hiện nay cho

các DN vẫn là giải quyết khâu nguyên liệu. Tuy nhiên việc giải quyết nguyên liệu địi hỏi phải có thời gian và kinh phí. Do vậy để giải quyết bế tắc của ngành sản xuất TĂCN hiện nay công việc trước mắt vẫn là phải tìm ra giải pháp tích cực để giảm tốc độ tăng giá sản phẩm TĂCN.

4.3.3- Ảnh hưởng của xu thế hội nhập

Một trong những thách thức rất lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam thời kỳ hậu WTO là khả năng cạnh tranh hiện rất thấp cả về năng suất, chất lượng và giá cả sản phẩm và sự hỗ trợ của Chính phủ. Trong khi, giá thành TĂCN hiện nay quá cao. Thách thức tiếp theo là ngành chăn nuôi phải đối mặt với việc trợ cấp ở các nước phát triển. Chẳng hạn một con bò sữa của EU được hưởng trợ cấp tới 2,62 đô la Mỹ/ngày, cao hơn nhiều so với thu nhập hàng ngày của nông dân nghèo đang chăn ni bị sữa ở ngoại thành TPHCM. Đối với các nước khơng có trợ cấp nơng nghiệp như Úc, NewZealand thì ngành chăn ni Việt Nam lại phải đương đầu với hệ thống chăn nuôi hiện đại, phát triển cao, bài bản trong nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi của họ. Cam kết cắt giảm trợ cấp chăn ni của Chính phủ khi gia nhập WTO cũng sẽ gây khó khăn khơng ít cho nhà chăn nuôi, dù lâu nay mức độ hỗ trợ của Chính phủ cho ngành chăn ni rất thấp, chủ yếu là qua hình thức khuyến nông để phổ biến kiến thức chăn nuôi. Ở các nước phát triển 90% sản phẩm chăn nuôi xuất phát từ các trang trại ở các doanh nghiệp. Cịn ở nước ta, phương thức chăn ni thả rơng trâu bị, gà vịt ở hộ gia đình lại là chính và có khuynh hướng chăn ni để tận dụng sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hơn là chăn nuôi công nghiệp tập trung. Theo nhận định phải mất 5-10 năm nữa may ra Việt Nam mới từ bỏ mơ hình chăn ni này. Như vây có thể nói, gia nhập WTO đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi và sản xuất TĂCN ở nước ta.

Sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mất cân đối trong quy hoạch phát triển, hạn chế trong kiểm tra chất lượng thức ăn..., đang đặt ra cho

các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn ni q nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng còn thấp kém, sức sản xuất và năng lực cạnh tranh cịn yếu, thiếu am hiểu về các thơng ước quốc tế và trình độ giao dịch,…để có thể phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên “sân chơi” WTO là một thách thức lớn.

4.3.4- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác tiêu thụ

Phân tích tiêu thụ TĂCN của cơng ty Nam Dũng cho ta thấy thực tế tình hình tiêu thụ sản phẩm, năng lực cạnh tranh với các đối thủ, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ, những cơ hội – thách thức công ty phải đương đầu. Tận dụng cơ hội và thế mạnh để doanh nghiệp phát huy năng lực của mình, ngày một khẳng định uy tín trên thương trường, bên cạnh đó cơng ty phải thường xun tìm mọi cách khắc phục điểm yếu và tránh những thách thức thì việc phân tích ma trận SWOT là một cơng cụ hữu ích để cơng ty kịp thời đưa ra những giải pháp và chiến lược một cách khoa học - hợp lý – có hiệu quả.

* Điểm mạnh

1)Cơng ty đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ, được điều khiển tự động từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, với công suất 6tấn/hàng (với cám dạng bột) và 2tấn/h (với cám dạng viên).

2) Đội ngũ cơng nhân viên có trình độ chun mơn và kinh nghiệm, lại được thường xuyên đi tham quan, đào tạo nước ngồi nên tay nghề chun sâu. Điều này góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng – uy tín, có nhân viên tư vấn đủ năng lực đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của người chăn ni.

3)Có một số loại TĂ có uy tín và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường như TD 10285, ND 3388, ND 101, F111, D717, S09………….

4) Gía cả sản phẩm và chế độ chăm sóc khách hàng hấp dẫn các đại lý và người chăn nuôi. Chất lượng tốt mà giá cả phải chăng, công ty thực hiện chế độ chiết khấu, thưởng và hỗ trợ các đại lý và người chăn nuôi khá tốt nên sản phẩm chiếm được nhiều cảm tình từ phía khách hàng, ngay cả tiêu thụ ở những thị trường khó tính.

*Điểm yếu

1) Vốn lưu động ít nên bị hạn chế trong kinh doanh. Sản xuất TĂCN cần phải có lượng vốn lưu động lớn để mua sắm nguyên liệu, đầu tư kĩ thuật. Đặc biệt hiện nay giá cả nguyên liệu đầu vào đang tăng vọt khiến cho sản xuất gặp khó khăn.

2) Đội ngũ nhân viên thị trường vẫn thiếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phân bổ trên tất cả các thị trường, công ty cũng thiếu nhiều cán bộ kĩ thuật ở nhiều thị trường. Do vậy công tác chăm sóc khách hàng vẫn chưa được đồng bộ.

3) Nhiều loại sản phẩm vẫn chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, do chất lượng chưa ổn định và đảm bảo.

4) Sản lượng tiêu thụ tại các đại lý vẫn thấp và nhỏ lẻ. Sản lượng ít khiến cho chi phí bình qn cho các đại lý tăng, lợi nhuận thu về giảm.

5) Theo đánh giá của người chăn ni thì các dịch vụ chăm sóc khách hàng như: mở hội thảo, hội nghị khách hàng, tư vấn kĩ thuật còn thưa thớt và chưa hiệu quả.

*Cơ hội

1) Ngành chăn ni ở Việt Nam đang rất có tiềm năng phát triển: Nhu cầu thực phẩm từ ngành chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó ngành chăn ni trong nước mới chỉ cung cấp được một phần nhỏ, đa số nhiều sản phẩm từ ngành chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu từ nước ngồi đặc biệt là sữa. Ngành chăn ni đang được nhà nước khuyến khích phát triển theo quy mô trang trại, điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh TĂCN tiếp tục có cơ hội phát triển.

2) Ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp phát triển đang cần một lượng nhu cầu TĂCN lớn, năm 2006 đáp ứng được 50% (5.3 triệu tấn/năm), dự tính đến năm 2010 nhu cầu tăng lên 11 triệu tấn/ năm. Nhu cầu tăng tạo cơ hôị cho doanh nghiệp TĂCN nâng sản lượng tiêu thụ trong tương lai.

3) Qúa trình hội nhập, có nhiều giống vật ni nhập về chất lượng tốt, sinh trưỏng nhanh nên ngành chăn ni càng có điều kiện phát triển. Xu thế xây dựng mơ hình liên kết giữa các nhà máy sản xuất TĂCN với các hộ chăn nuôi đang tạo đà cho cả hai bên cùng phát triển tốt – an tồn.

4) Tiến trình cổ phần hố đang được xúc tiến nhanh tạo điều kiện cho việc thu hút vốn sản xuất, phát huy tinh thần làm chủ của doanh nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong cơng ty.

*Thách thức

1) Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất TĂCN có quy mơ lớn, cơng nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt trên thị trường. Số lượng các công ty TĂCN không ngừng tăng lên từ 138(2004) đến 249(2006), rất nhiều các công ty liên doanh và cơng ty nước ngồi, có tiềm lực về tài chính. Đây là một thách thức lớn đối với các công ty trong nước.

2) Dịch bệnh tiếp tục gia tăng và lây lan trên diện rộng, khó kiểm sốt nên gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn ni. Có thể nói, chưa bao giờ ngành sản xuất TĂCN đứng trước những khó khăn thách thức to lớn như hiện nay. Dịch lở mồm long móng gia súc chưa qua, dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát đã đe dọa trực tiếp ngành chăn nuôi, khiến đầu ra của thị trường thức ăn chăn nuôi giảm sút nghiêm trọng. Nhiều gia đình chăn nuoi bị lỗ vốn, bỏ nghề, nhiều đại lý không thu hồi được nộ từ nông dân, các sản phẩm TĂCN tiêu thụ chậm, tâm lý người chăn nuôi không được yên tâm không giám đầu tư lớn cho chăn nuôi.

3) Nguyên liệu đầu vào trong nước chất lượng thấp, không đủ cung cấp cho sản xuất TĂCN, trong khi đó giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng khiến khó khăn chồng lên khó khăn. Hiện nay đa phần nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài giá cả bấp bênh, biến động theo xu hướng tăng. Nguyên liệu nhập khẩu chiếm đến một nửa giá thành sản phẩm TĂCN. Trong chăn ni, TĂCN chiếm bình qn tới 70% giá thành sản phẩm nên giá cả TĂCN là một yếu tố quyết định, có ảnh hưởng mạnh nhất tới ngành chăn ni.

4) Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tăng, điều này sẽ khiến cho nhiều cơng ty nhỏ trong nước khó lịng cạnh tranh được trong tương lai.

Thơng qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chủ yếu trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, chúng tôi tiến hành tổng hợp và đưa ra những giải pháp thơng qua bảng phân tích ma trận SWOT :

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty tnhh phát triển mạng lưới toàn cầu nam dũng tại khu công nghiệp như quỳnh – huyện văn lâm - tỉnh hưng yên (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w