Loại sản phẩm Lượng TA cho 1 kg sản phẩm (kg) Slượng (tr.tấn) CầuTĂCN (tr.tấn)
Lợn 3.01 12.76
+ Lợn nuôi công nghiệp (20%) 3.20 0.60 1.93
+ Lợn nuôi bán thâm canh (80%) 4.50 2.41 10.84
Thịt gia cầm 2.80 0.34 0.95
Gà đẻ (tỷ quả) 2 kg/10 quả 4.40 0.88
Bò thịt 0.60 0.17 0.10
Bò sữa 0.50 0.26 0.13
Tổng - - 14.83
Nguồn: Tính tốn của Tác giả ThS.Lê Thị Thanh Lan, tháng 2/2006
Theo quy hoạch ngành thức ăn chăn nuôi, đến năm 2010 nhu cầu thị trường về thức ăn tinh cho ngành cần khoảng 18,6 triệu tấn và năm 2015 là 24,1 triệu tấn. Đến năm 2010, có 30% các sơ sở sở sản xuất thức ăn chăn ni áp dụng qui trình thực hành sản xuất tốt (GMP), 70% các cơ sở có phịng phân tích chất lượng sản phẩm, 100% nguyên liệu và sản phẩm phải được phân tích, kiểm tra chất lượng. Thực tế, thị trường không cần hết sản lượng dự báo, chỉ cần khoảng 60-70% sản lượng dự báo. Tập quán chăn nuôi của người dân chưa sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, chỉ những trang trại chăn nuôi, những hộ nuôi qui mô lớn mới sử dụng thức ăn công nghiệp, vùng nuôi tập trung sử dụng thức ăn công nghiệp chỉ mới ở vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, đến năm 2010 nhu cầu TĂCN khoảng 8,8 – 10,3 triệu tấn (sản lượng này chưa tính đến nhu cầu thức ăn của ngành thuỷ sản), có nghĩa sức cầu về nguyên liệu cung cấp cho ngành TĂCN sẽ nóng dần lên. Nếu dự kiến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ở năm 2010 là đúng và khơng có giải pháp cụ thể để chủ động được nguồn nguyên liệu thì khủng hoảng về giá thức ăn chăn ni sẽ cịn căng thẳng hơn, nóng hơn cuộc khủng hoảng về giá TĂCN trong năm 2004. Đây là con số giúp cho các nhà sản xuất TĂCN tham khảo để dự kiến chiến lược sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, giúp
Nhà nước có giải pháp đối với nguồn nguyên liệu nhằm hỗ trợ cho nhà sản xuất không bị động về nguồn nguyên liệu.
Qua dự báo nhu cầu TĂCN đến năm 2010 thì các cơng ty sản xuất - kinh doanh TĂCN trong cả nước cần quan tâm. Xác định việc sản xuất – kinh doanh phải đáp ứng đủ nhu cầu TĂCN vì xu hướng ngành chăn ni cơng nghiệp ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển của ngành trong giai đoạn 2000-2005 đã cho thấy bức tranh cạnh tranh đang rất quyết liệt, khi gia nhập vào thị trường các doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo từ chiến lược nhân lực, quản lí, tổ chức… đến chiến lược tiếp thị, bán hàng. Việc dự báo nhu cầu TĂCN nhằm giúp cho các nhà sản xuất TĂCN hoạch định chiến lược sản xuất – kinh doanh tốt hơn, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội tốt hơn. Tránh sự cọ sát mạnh giữa các “đại gia” trong ngành gây nên tổn thất khơng đáng vì trong điều kiện hiện nay vẫn còn khai thác được tiềm lực của công nghệ, phương thức tiếp thị v.v…, nếu đặt mục tiêu lợi nhuận thu về phải lớn mà các doanh nghiệp mạnh phải đưa ra chiến lược giá để cạnh tranh gây gắt, thì trước mắt các doanh nghiệp nhỏ sẽ phá sản trước. Nếu chiến lược giá được các “đại gia” trong ngành thực hiện thì chúng ta có thể nói rằng ngành TĂCN đang đi vào giai đoạn suy thoái.
Định hướng phát triển giai đọan 2006-2010, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ vươn lên thành ngành sản xuất chính với giá trị sản xuất chiếm 35-40% giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp. Thời điểm gia nhập WTO đã hiển hiện hàng loạt sản phẩm TĂCN nước ngoài được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là cạnh tranh trên thị trường TĂCN sẽ ngày càng khốc liệt. Cùng với những nỗ lực tự thân của từng doanh nghiệp, cần tăng cường mối liên kết giữa các thành viên trong ngành để nâng cao khả năng cạnh tranh và đối phó với những rủi ro trên thị trường, đồng thời đảm bảo quá trình sản xuất vệ sinh, an toàn là vấn đề cấp bách với ngành sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay.
Sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mất cân đối trong quy hoạch phát triển, hạn chế trong kiểm tra chất lượng thức ăn..., đang đặt ra cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn ni q nhiều khó khăn để có thể phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên “sân chơi” WTO.
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, công ty Nam Dũng cũng đã vạch ra kế hoạch tiêu thụ trong thời gian tới như sau: