1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

127 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 706 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển xã hội ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đây là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực và góp phần phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Đó là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống hướng nghiệp, dạy nghề của toàn xã hội, được mở đầu bằng Quyết định số 126 - CP ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lí học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường” [13]. Vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp ở bậc trung học và nhất là bậc THPT đã được thể hiện qua hàng loạt văn kiện của Đảng và Nhà nước: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) nhấn mạnh: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương...” [31]. Đảng ta cũng xác định: “Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa giáo dục hướng nghiệp, mở rộng và phát triển các trường dạy nghề…”. Trong báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Ở mọi cấp học, bậc học, kết hợp dạy và học lý thuyết với thực nghiệm và thực hành, gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất.. Nhà trường và cơ sở đào tạo phối hợp với các tổ chức khoa học và các cán bộ kỹ thuật để truyền bá tri thức sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho nhân dân. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh Trung học, chuẩn bị cho thanh, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Nhanh chóng hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng tỷ lệ đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề, dân lập, tư thục trang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới, để tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân, lập nghiệp” [31]. Luật Giáo dục 2005 xác định rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [44]. GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện nhằm giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Các em biết được những thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp Trung cấp Dạy nghề (TCDN), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) ở địa phương và cả nước. Học sinh có kỹ năng định hướng và lựa chọn tương lai nghề nghiệp của bản thân. Hiện nay, thế giới đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càng ở trình độ cao... Vì vậy rất cần nguồn lao động có trình độ, có năng lực, đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó thì hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Trung học phổ thông phải giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chính xác phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhằm tránh tình trạng đào tạo lệch lạc, tránh lãng phí trong đào tạo, đồng thời nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy hệ thống giáo dục của nước ta đã và đang có sự phân luồng học sinh, quan tâm đến hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhất là ở những lớp cuối cấp. Trong phương hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) đã chỉ ra: “Cùng với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập...; đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp, thực hiện phân luồng trong đào tạo, phù hợp với yêu cầu nhân lực của từng địa phương”. Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông, kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông ngoài hoạt động dạy học các bộ môn văn hóa cần có chương trình cụ thể và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong đó có giáo dục hướng nghiệp ở cả 03 khối lớp 10, 11, 12 với thời lượng 03 tiết/ tháng. Nhà trường Trung học phổ thông chính là nơi góp phần không nhỏ cho việc đào tạo những người lao động mới; hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. 1.2. Về thực tiễn hiện nay Hiện nay, học sinh phổ thông ra trường thường chọn nghề một cách ngẫu nhiên, theo cảm tính, thiếu hiểu biết cần thiết về nghề mà mình định lựa chọn. Nguyên nhân chính là do ngành giáo dục chưa bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết nhất định về các ngành, nghề chủ yếu, nghề cơ bản của quê hương, đất nước, nhất là nghề truyền thống và phổ biến ở địa phương, đồng thời chưa tạo cho thế hệ trẻ năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể tham gia lao động ngay khi ra trường. Từ thực tế đó công tác hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông hiện nay đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm, chiếm một vị trí quan trọng trong việc phân công lao động xã hội, trong phát triển nguồn nhân lực của cả nước. Thực tế những năm 80 của thế kỷ XX Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông trên cả nước. Thế nhưng, trong nhiều năm qua công tác hướng nghiệp ở các trường THPT nói chung và trường THPT Việt Vinh - tỉnh Hà Giang nói riêng cũng chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, coi đây là môn phụ nên khi phân công giáo viên phụ trách tổ chức giảng dạy môn học này cũng chỉ phân công cho những giáo viên thiếu giờ chuẩn. Tổ chức sinh hoạt giáo dục hướng nghiệp nhà trường mới chỉ dừng ở mức 03 tiết/buổi/tháng, hướng dẫn làm hồ sơ thi vào Đại học, Cao đẳng... dẫn tới hiệu quả của các hoạt động ấy chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp cho học sinh đạt được mong muốn của chủ trương. Thực trạng ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý. Nghị quyết TW II khóa 8 đó chỉ rõ: “Công tác giáo dục hướng nghiệp ở bậc phổ thông chưa được coi trọng đúng mức” [30]; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị số 33/ 2003/ CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, trong đó có đánh giá: “Giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp; chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội” [19]. Về phía học sinh, hầu hết học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đều cảm thấy khó khăn khi phải tự lựa chọn nghề nghiệp, các em thường chọn nghề theo cảm tính: thấy trường nào hay khoa nào hay hoặc ít người thi thì đăng ký làm hồ sơ thi, không cần biết ra trường sẽ xin việc ra sao, không cần biết nghề nghiệp tương lai như thế nào, liệu có phù hợp với năng lực và phẩm chất của mình không và cũng không cần biết mình có yêu nghề đó không. Chính vì thế mà nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Để thực hiện được mục tiêu, các yêu cầu về GDHN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp của trường THPT Việt Vinh nói riêng, các trường THPT nói chung cần phải có những giải pháp nhất định. Vì vậy, vận dụng vào thực tiễn công tác với vai trò là một cán bộ quản lý, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học nhằm góp phần phục vụ cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến: Các Thầy, Cô giáo, Ban Giám Đốc Học Viện Quản lý giáo dục, Trung tâm Đào tạo sau đại học - Bồi dưỡng nhà Giáo và Cán bộ quản lý, đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình tham gia học tập. Các đồng chí trong Ban giám hiệu, các Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và các em học sinh, hiện đang công tác, học tập tại trường Trung học phổ thông Việt Vinh nói riêng và các trường THPT trong tỉnh Hà Giang nói chung đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Gia đình, anh chị em, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ giúp tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Lê Phước Minh, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành văn Thạc sỹ. Đề tài tuy đã được nghiên cứu kỹ và bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn. Cho nên, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn quý báu để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phi Yến 1 LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành luận văn, bản thân tác giả đã trực tiếp phát phiếu điều tra, tìm hiểu, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp các đồng chí Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh trong trường THPT Việt Vinh và các trường THPT khác trong tỉnh Hà Giang để thu thập số liệu phục vụ cho công tác làm luận văn. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. 2 BẢNG KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG THPT, THCS Trung học phổ thông, Trung học cơ sở GDHN Giáo dục hướng nghiệp TCDN Trung cấp dạy nghề TCCN Trung cấp chuyên nghiệp CĐ, ĐH, DN Cao đẳng, Đại học, Dạy nghề TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên TTKTTH-HN Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo SHHN Sinh hoạt hướng nghiệp TVHN Tư vấn hướng nghiệp CSVC Cơ sở vật chất ĐDDH Đồ dùng dạy học CBQL Cán bộ quản lý SL Số lượng GV, HS Giáo viên, Học sinh TW Trung ương TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa QLGD Quản lý giáo dục KTNN, KTCN Kỹ thuật nông nghiệp, Kỹ thuật công nghiệp 3 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển xã hội ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đây là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực và góp phần phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Đó là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống hướng nghiệp, dạy nghề của toàn xã hội, được mở đầu bằng Quyết định số 126 - CP ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lí học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường” [13]. Vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp ở bậc trung học và nhất là bậc THPT đã được thể hiện qua hàng loạt văn kiện của Đảng và Nhà nước: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) nhấn mạnh: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương ” [31]. Đảng ta cũng xác định: “Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa giáo dục hướng nghiệp, mở rộng và phát triển các trường dạy nghề…”. Trong báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Ở mọi cấp học, bậc học, kết hợp dạy và học lý thuyết với thực nghiệm và thực hành, gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất Nhà trường và cơ sở đào tạo phối hợp với các tổ chức khoa học và các cán bộ kỹ thuật để truyền bá tri thức sản xuất, chuyển giao công nghệ mới cho nhân dân. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh Trung học, chuẩn bị cho thanh, 5 thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Nhanh chóng hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng tỷ lệ đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường lớp dạy nghề, dân lập, tư thục trang bị cho thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới, để tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân, lập nghiệp” [31]. Luật Giáo dục 2005 xác định rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [44]. GDHN là một bộ phận của giáo dục toàn diện nhằm giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Các em biết được những thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp Trung cấp Dạy nghề (TCDN), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) ở địa phương và cả nước. Học sinh có kỹ năng định hướng và lựa chọn tương lai nghề nghiệp của bản thân. Hiện nay, thế giới đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càng ở trình độ cao Vì vậy rất cần nguồn lao động có trình độ, có năng lực, đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó thì hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Trung học phổ thông phải giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chính xác phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhằm tránh 6 tình trạng đào tạo lệch lạc, tránh lãng phí trong đào tạo, đồng thời nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy hệ thống giáo dục của nước ta đã và đang có sự phân luồng học sinh, quan tâm đến hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhất là ở những lớp cuối cấp. Trong phương hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT) đã chỉ ra: “Cùng với việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ; đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp, thực hiện phân luồng trong đào tạo, phù hợp với yêu cầu nhân lực của từng địa phương”. Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông, kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông ngoài hoạt động dạy học các bộ môn văn hóa cần có chương trình cụ thể và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong đó có giáo dục hướng nghiệp ở cả 03 khối lớp 10, 11, 12 với thời lượng 03 tiết/ tháng. Nhà trường Trung học phổ thông chính là nơi góp phần không nhỏ cho việc đào tạo những người lao động mới; hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. 1.2. Về thực tiễn hiện nay Hiện nay, học sinh phổ thông ra trường thường chọn nghề một cách ngẫu nhiên, theo cảm tính, thiếu hiểu biết cần thiết về nghề mà mình định lựa chọn. Nguyên nhân chính là do ngành giáo dục chưa bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết nhất định về các ngành, nghề chủ yếu, nghề cơ bản của quê hương, đất nước, nhất là nghề truyền thống và phổ biến ở địa phương, đồng thời chưa tạo cho thế hệ trẻ năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể tham gia lao động ngay khi ra trường. Từ thực tế đó công tác hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông hiện nay đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm, chiếm một vị trí quan 7 trọng trong việc phân công lao động xã hội, trong phát triển nguồn nhân lực của cả nước. Thực tế những năm 80 của thế kỷ XX Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông trên cả nước. Thế nhưng, trong nhiều năm qua công tác hướng nghiệp ở các trường THPT nói chung và trường THPT Việt Vinh - tỉnh Hà Giang nói riêng cũng chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, coi đây là môn phụ nên khi phân công giáo viên phụ trách tổ chức giảng dạy môn học này cũng chỉ phân công cho những giáo viên thiếu giờ chuẩn. Tổ chức sinh hoạt giáo dục hướng nghiệp nhà trường mới chỉ dừng ở mức 03 tiết/buổi/tháng, hướng dẫn làm hồ sơ thi vào Đại học, Cao đẳng dẫn tới hiệu quả của các hoạt động ấy chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp cho học sinh đạt được mong muốn của chủ trương. Thực trạng ấy do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về quản lý. Nghị quyết TW II khóa 8 đó chỉ rõ: “Công tác giáo dục hướng nghiệp ở bậc phổ thông chưa được coi trọng đúng mức” [30]; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị số 33/ 2003/ CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, trong đó có đánh giá: “Giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp; chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội” [19]. Về phía học sinh, hầu hết học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đều cảm thấy khó khăn khi phải tự lựa chọn nghề nghiệp, các em thường chọn nghề theo cảm tính: thấy trường nào hay khoa nào hay hoặc ít người thi thì 8 đăng ký làm hồ sơ thi, không cần biết ra trường sẽ xin việc ra sao, không cần biết nghề nghiệp tương lai như thế nào, liệu có phù hợp với năng lực và phẩm chất của mình không và cũng không cần biết mình có yêu nghề đó không. Chính vì thế mà nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Để thực hiện được mục tiêu, các yêu cầu về GDHN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp của trường THPT Việt Vinh nói riêng, các trường THPT nói chung cần phải có những giải pháp nhất định. Vì vậy, vận dụng vào thực tiễn công tác với vai trò là một cán bộ quản lý, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học nhằm góp phần phục vụ cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT, vận dụng vào tình huống cụ thể của trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang tìm ra những biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Việt Vinh, và vận dụng vào các trường THPT khác thuộc tỉnh Hà Giang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở lý luận của đề tài: Vai trò, nội dung và chất lượng, hiệu quả giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh THPT. 3.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và biện pháp giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh tỉnh Hà Giang. 3.3. Đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm tăng cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT Việt Vinh tỉnh Hà Giang. 9 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đổi mới đề xuất. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh trong giai đoạn 2012 - 2015. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT. 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 5.1. Giới hạn nội dung Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số đổi mới biện pháp quản lý để tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Việt Vinh của tỉnh Hà Giang, trong mối quan hệ so sánh với một số trường THPT trong và ngoài tỉnh. 5.2. Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số đối tượng điều tra: 906 người - Trong trường THPT Việt Vinh: + Cán bộ quản lý: 03 người + Giáo viên: 63 người + Phụ huynh học sinh: 30 người + Học sinh: 300 người - Các trường THPT khác (có thể trong hoặc ngoài tỉnh Hà Giang) + Cán bộ quản lý: 30 người + Giáo viên: 100 người + Phụ huynh học sinh: 100 người + Học sinh: 300 người 5.3. Giới hạn thời gian: từ 6 tháng đến 9 tháng. 5.4. Giới hạn địa giới hành chính: Trường THPT Việt Vinh và một số trường THPT khác trong và ngoài tỉnh Hà Giang. 10 [...]... khoa học Hiện nay hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT nói chung và trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nói riêng chưa được các cấp quản lý giáo dục quan tâm đúng mức Các biện pháp quản lý dựa trên nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT, nếu được vận dụng vào trường THPT Việt Vinh và các trường THPT có bối cảnh... về quản lý giáo dục hướng nghiệp 1.3.1 Xu hướng phát triển giáo dục hướng nghiệp Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là nhiệm vụ của nhà quản lý giáo dục trong các trường phổ thông Người quản lý phải xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ, hình thức của giáo dục hướng nghiệp Để tăng cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì người quản lý phải xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, điều hành... hướng học và hướng nghiệp từ Bộ Giáo dục đến khu, tỉnh, huyện và cụm trường Năm 1975, nước Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục để hiện đại hóa nền giáo dục Cải cách giáo dục ở Pháp chú ý đặc biệt chăm lo giảng dạy lao động và nghề nghiệp cho học sinh, khắc phục khuynh hướng và quan niệm coi giáo dục lao động là một hoạt 14 động giáo dục loại hai (tức là đứng sau các môn khoa học) Nhà trường Pháp hiện... dung giáo dục phổ thông qua đó giúp các em hiểu rõ hơn về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu của nền kinh tế - xã hội và những đòi hỏi của nghề sẽ chọn Như vậy, công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông gồm những hoạt động sau: - Xây dựng được kế hoạch giáo dục hướng nghiệp Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp được xác định trên cơ sở nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. .. cho công tác giáo dục hướng nghiệp - Tổ chức, chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp Công tác này thường được tiến hành thông qua các mặt sau: Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học và các môn học văn hóa, hướng nghiệp qua các môn kỹ thuật, dạy nghề phổ thông, hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, hướng nghiệp qua tổ chức lao động, qua các buổi tham quan học tập tại các cơ sở... cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hướng nghiệp, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài Nghiên cứu các Văn kiện của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về hoạt. .. dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, điều hành các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và cuối cùng là kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp Sau một chu kỳ quản lý, người quản lý phải tổng kết rút kinh nghiệm để tổ chức hoạt đồng này ngày càng tốt hơn Ngoài ra, người cán bộ làm công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn phải nắm vững chiến lược phát triển... sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong 25 hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Quản lý giáo dục được diễn ra trong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnh thổ (tỉnh, huyện) và quản lý đơn vị cơ sở giáo dục (quản lý nhà trường) 1.2.4 Hướng nghiệp Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng) Trung tâm từ điển học Hà Nội -... công tác hướng nghiệp 1.2.5 Giáo dục hướng nghiệp Theo các nhà chuyên môn: Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề vừa phù hợp với nguyện vọng của cá nhân vừa phù hợp với sự phân công lao động xã hội ngay từ khi còn học ở trường phổ thông” Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục Đây là việc điều chỉnh động cơ chọn... nước về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Nghiên cứu Văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Nghiên cứu sách, báo, tạp chí… có liên quan đến đề tài 7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện Phương pháp chuyên gia Phương pháp khảo . hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh tỉnh Hà Giang. 3.3. Đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm tăng cường quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT Việt Vinh tỉnh Hà Giang. 9 . cứu lý luận, thực trạng giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT, vận dụng vào tình huống cụ thể của trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. một cán bộ quản lý, tôi chọn nghiên cứu đề tài Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Việt Vinh huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học

Ngày đăng: 30/07/2015, 14:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Anh (1988), Cha mẹ học sinh với vấn đề hướng nghiệp, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha mẹ học sinh với vấn đề hướng nghiệp
Tác giả: Lê Văn Anh
Năm: 1988
2. Đặng Danh Ánh ( 2002 ), Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp, Tạp chí Giáo dục (số 38) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp
3. Đặng Danh Ánh ( 2002 ), Hướng nghiệp trong trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (số 42) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng nghiệp trong trường phổ thông
4. Đặng Danh Ánh ( 9/2005 ), Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông, Tạp chí Giáo dục (số 121) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông
5. Đặng Danh Ánh ( 5/2007 ), Cần đặt vị trí của tư vấn hướng học và tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (số 163) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần đặt vị trí của tư vấn hướng học và tư vấnhướng nghiệp trong trường phổ thông
6. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương I - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1998
7. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một số hướng tiếp cận, Trường cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường - Một sốhướng tiếp cận
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1999
8. Đặng Quốc Bảo (2002), Tổ chức và quản lý - Từ một cách tiếp cận, Tập bài giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và quản lý - Từ một cách tiếp cận
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2002
9. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đức Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướngtới tương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đức Hưng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
10. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, Tập bài giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo quản lý và sựvận dụng vào điều hành nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
11. Nguyễn Thị Bình (1982), Trách nhiệm của ngành ta đối với công tác hướng nghiệp và sử dụng học sinh ra trường, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm của ngành ta đối với công táchướng nghiệp và sử dụng học sinh ra trường
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1982
12. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đềvề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1984), Hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông - Lưu hành nội bộ - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động hướng nghiệp trong trườngphổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1984
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Tài liệu tập huấn Tư vấn nghề cho học sinh phổ thông - Lưu hành nội bộ - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Tư vấn nghề cho họcsinh phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1992
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chiến lược phát triểngiáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1998
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông năm học 2003 - 2004 - Lưu hành nội bộ - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình triển khai thực hiện Chỉ thịcủa Bộ trưởng về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thôngnăm học 2003 - 2004
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2004
21. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường – NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2010
22. Đoàn Chi (1982), Mấy biện pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy biện pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Tác giả: Đoàn Chi
Năm: 1982
23. Cơ sở khoa học quản lý (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Cơ sở khoa học quản lý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
24. Phạm Tất Dong (1982), Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Tạp chí đại học và trung học chuyên nghiệp (số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Phạm Tất Dong
Năm: 1982

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w