Quá trình dạy học môn KTCN ở trường THPT theo định hướng "Dạy học tích cực và tương tác"
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, những thành tựu khoa học đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội. Và khi xã hội càng phát triển thì người ta càng quan tâm và đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo là phải nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo ra những con người mới có thể làm chủ được tình hình mới. Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học" [36]. Điều 24, luật Giáo dục khẳng định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh" [19]. Trước yêu cầu của thời đại và xã hội, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học có 3 quan điểm tiếp cận đáng chú ý: - Quan điểm tâm lý: Cải tiến phương pháp bằng cách tăng cường vai trò chủ thể của học sinh, tìm mọi cách để phát triển tính tích cực, độc lập và cá nhân hoá quá trình dạy học. - Quan điểm điều khiển học: Hướng đến việc giải phóng người học, cải tiến mối quan hệ thầy trò mà hiện nay vấn đề "lấy học sinh làm trung tâm" đang được mọi người hướng đến. - Quan điểm công nghệ giáo dục: vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào giáo dục. 1 Trên cơ sở những quan điểm trên và nhiều quan điểm khác, xu hướng dạy học tích cực và tương tác đã và đang được quan tâm nghiên cứu vận dụng có kết quả trong dạy học giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong dạy học KTCN phổ thông những năm qua bên cạnh thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học còn nghèo nàn, giáo viên thiếu,… phương pháp dạy học truyền thống truyền thụ một chiều vẫn là phổ biến làm cho chất lượng dạy học KTCN còn nhiều hạn chế. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KTCN vừa qua đã có một số công trình luận án, luận văn nghiên cứu như: - "Dạy học môn KTCN lớp 10 phần Gia công vật liệu theo định hướng tích cực và tương tác" (Luận văn thạc sỹ – Nguyễn Cẩm Thanh). - "Xây dựng và sử dụng bài toán kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy học KTCN lớp 11" (Luận án tiến sỹ – Nguyễn Trọng Khanh). - "Dạy học môn cơ khí lớp 11, chương 3: các hệ thống phụ, theo định hướng dạy học tích cực và tương tác" (Luận văn thạc sỹ – Nguyễn Thanh Toàn),… Song, việc thiết kế các bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng tích cực và tương tác chưa được tác giả nào đề cập đến. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác" nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 2- Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng bài giảng môn KTĐ lớp 12 theo định hướng tích cực và tương tác góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học môn KTCN ở trường THPT theo định hướng "Dạy học tích cực và tương tác" gồm: Nội dung dạy học, hoạt động của thầy, hoạt động của trò, sự phối hợp giữa hai hoạt động. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu ở một số trường THPT của Thành phố Hà Nội và Hà Tây - Phần KT Điện lớp 12. 4- Giả thuyết khoa học Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng tích cực và tương tác sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, tự lực giải quyết vấn đề, do đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu a. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của định hướng dạy học tích cực và tương tác (TC và TT). b. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học TC và TT. c. Thiết kế một số bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học TC và TT. d. Thực nghiệm và đánh giá. 6- Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp tài liệu hiện có, khái quát hoá… b. Phương pháp quan sát, điều tra thực tế dạy học bộ môn KTCN. c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. d. Phương pháp chuyên gia 7 – Những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa những khái niệm về dạy học tích cực và tương tác, cơ sở khoa học của định hướng dạy học tích cực và tương tác: cơ sở tâm lý thần kinh, cơ sở tâm lý. 3 - Xây dựng quy trình thiết kế và vận dụng vào thiết kế một số bài giảng môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng dạy học tích cực và tương tác. 8. Cấu trúc nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Thiết kế bài giảng Kỹ thuật điện lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác. Chương 3: Thực nghiệm đánh giá. 4 nội dung Chương I cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Bài lên lớp/ bài giảng a. Khái niệm: Bài lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản của quá trình dạy học bao gồm một đoạn hoàn chỉnh, được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (hoặc một vài tiết học), tại một địa điểm xác định (phòng học) với một số lượng học sinh nhất định có trình độ phát triển đồng đều (lớp học). [3,tr119] Như vậy dấu hiệu đặc trưng của bài lên lớp là: - Bài lên lớp mang tính tổ chức trọn vẹn (thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình dạy học). - Bài lên lớp thể hiện sinh động những tính quy luật về: + Mối liên hệ giữa mục đích - nội dung - phương pháp - phương tiện - hình thức - không gian - kiểm tra, đánh giá trong mỗi bài cụ thể. + Sự thống nhất giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. + Sự thống nhất giữa hoạt động của mỗi cá nhân học sinh với hoạt động chung của tập thể lớp. + Kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh. + Phát triển tính độc lập nhận thức. + Tuân theo các quy luật nhận thức. - Khối lượng kiến thức (nội dung dạy học) mà học sinh chiếm lĩnh được quy định thống nhất (theo phân phối chương trình môn học). - Mỗi bài học liên hệ chặt chẽ với các bài học trước và sau theo một mục đích thống nhất. 5 [...]... với người học, người dạy trong dạy học tích cực và tương tác 15 * Các yêu cầu đối với người học Trong dạy học tích cực và tương tác, khẳng định dứt khoát, học là trách nhiệm của người học, vì chính bản thân người học Phương pháp học phải dựa trên chính tiềm năng của người học Dạy học tích cực và tương tác đòi hỏi ở người học: sự hứng thú, sự tham gia và tinh thần trách nhiệm - Hứng thú: Người học, khi... hoạt động dạy học 14 (nội dung, người dạy, người học và môi trường) mà còn mô tả vai trò riêng biệt của từng nhân tố đến tận những thao tác, những tác động tương hỗ của nhân tố này đến nhân tố kia tạo thành một tập hợp liên kết chặt chẽ 1.1.5 Dạy học tích cực và tương tác a Khái niệm Dạy học tích cực và tương tác là một kiểu dạy học theo hướng vừa phát huy tính tích cực, chủ động của người học vừa tăng... học trong quá trình đào tạo 11 Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học, ngược lại, thói quen học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.Vì vậy, trong dạy học tích cực phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học * Đặc trưng của dạy học tích cực - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh Trong dạy học tích cực, ... điều chỉnh cách học 12 1.1.4 Dạy học tương tác Tương tác (Interation): "Tác động qua lại lẫn nhau" [26] Quá trình dạy học được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học, bao gồm: giáo viên (người dạy) , học sinh (người học) và tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) Học là hành động của người học thích ứng với... tăng cường sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống dạy - học b Đặc trưng của dạy học tích cực và tương tác - Quá trình dạy học hướng vào học sinh, tính tích cực nhận thức của học sinh được khơi dậy, duy trì trong suốt quá trình học tập Nó được biểu hiện ở sự hứng thú, chuyển nhu cầu thành yêu cầu và ham muốn, thành động cơ và mục đích học tập; chủ động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập của... Trong dạy học tích cực và tương tác đòi hỏi người học phải tham gia tích cực vào quá trình học Sự tham gia dựa trên lòng ham học, thích thú lượm kiến thức, chuyển nhu cầu thành yêu cầu, ham muốn, thành động cơ và mục đích học tập; đòi hỏi người học tham gia tích cực bằng tất cả tri thức và kinh nghiệm sống của mình trong suốt quá trình học, phục vụ cho phương pháp học Với nghĩa này thì người học còn... học sinh có hứng thú, học tập hoặc không quan tâm lắm quan tâm tới vấn đề tới vấn đề đề cập, vì vấn đề đó không có ý nghĩa (hoặc không mang lại gì) cho kỳ thi hoặc đối với thực tế c Dạy học tích cực * Khái niệm: Dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học Dạy học tích cực làm tăng dần "hàm... thức mới Vào thời điểm này, người học cảm thấy hứng khởi để học và để biết Tóm lại: Trong dạy học tích cực và tương tác người dạy phải biết khai thác triệt để tiềm năng tri thức và kinh nghiệm của người học, tìm "mọi cách" để coi người học là người "đã biết" Người học khai thác những cái "đã biết" cùng với sự giúp đỡ của người dạy để nắm bắt và thu lượm tri thức mới Người dạy với tư cách người hướng dẫn... hệ tương tác dạy học gồm người dạy (thầy), người học (trò) và môi trường (tư liệu hoạt động) thì người dạy cần tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho mình đồng thời từng bước phát triển năng lực và nhân Học sinh cách Giáodiện toàn viên Định hướng Liên hệ ngược 13 Tư liệu hoạt độ ng dạy họ c Hình 2: Hệ tương. .. lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người Dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Lớp học tạo nên môi trường giao tiếp, hợp tác giữa các cá nhân: thầy - trò; trò - trò, trên con đường chiếm lĩnh tri thức Học tập hợp tác làm . tiễn của định hướng dạy học tích cực và tương tác (TC và TT). b. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học TC và TT. c.. của Thành phố Hà Nội và Hà Tây - Phần KT Điện lớp 12. 4- Giả thuyết khoa học Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng tích cực và tương tác sẽ nâng cao hứng