ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ HỒNG DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỀN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC L
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ HỒNG
DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỀN MINH CHÂU CHO HỌC SINH LỚP 12 THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHƯỢNG
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Phượng, người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm luận văn
Xin cảm ơn các quý thầy cô trong trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà Nội, đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này
Em cũng gửi lời cảm ơn đến BGH trường THPT Phùng Khắc Khoan- Thạch Thất - Hà Nội cùng bạn bè đồng nghiệp, cùng các em học sinh đã giúp đỡ em rất nhiều trong khóa học, và thực hiện đề tài này
Cuối cùng em xin gửi lời biết ơn chân thành đến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh tôi, giúp em cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Hồng
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄNError! Bookmark not
defined
1.1 Cơ sở lí luận Error! Bookmark not defined
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển năng lực cho học sinh phổ
thông Error! Bookmark not defined 1.1.2 Lí luận về phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông Error! Bookmark not defined
1.2 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined 1.2.1 Thực trạng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay Error! Bookmark not defined
1.2.2 Thực tiễn dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 1 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Error! Bookmark not defined
2.1 Những năng lực cần đạt được sau khi dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”
Error! Bookmark not defined 2.1.1 Năng lực đọc hiểu Error! Bookmark not defined 2.1.2 Năng lực cảm thụ Error! Bookmark not defined 2.1.3 Năng lực giải quyết vấn đề Error! Bookmark not defined
Trang 52.1.4 Năng lực sáng tạo Error! Bookmark not defined 2.1.5 Năng lực tạo lập văn bản Error! Bookmark not defined
2.2 Quy trình thiết kế dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” củaNguyễn
Minh Châu theo định hướng phát triển năng lực Error! Bookmark not defined
2.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu theo định hướng phát triển năng lực Error! Bookmark not defined
2.3.1 Phương pháp Error! Bookmark not defined 2.3.2 Các hình thức tổ chức dạy học Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Error! Bookmark not defined
3.1 Giáo án dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng
lực Error! Bookmark not defined
3.2 Tiến trình thực nghiệm dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng
phát triển năng lực Error! Bookmark not defined 3.2.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined
3.2.2 Kế hoạch thực nhiệm Error! Bookmark not defined 3.2.3 Kết quả thực nghiệm Error! Bookmark not defined 3.2.4 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 3 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined
1 Kết luận Error! Bookmark not defined
2 Khuyến nghị Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Địa điểm, số lượng GV THPT tham gia khảo sát 20
Bảng 3.2 Kết quả hai bài kiểm tra lớp 12A2 và 12A6 90 Bảng 3.3 Phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra
số 1 và số 2 của HS 2 lớp TN và ĐC
91
Bảng 3.4 Kết quả phân loại học tập của học sinh 92
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Đồ thị biểu diễn đường tích lũy bài kiểm tra số 1 91 Biểu đồ 3.2 Đồ thị biểu diễn đường tích lũy bài kiểm tra số 2 92 Biểu đồ 3.3 Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài số 1) 93
Biểu đồ 3.4 Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (bài số 2) 93
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ con người được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ Nền kinh tế tri thức trở thành yếu tố then chốt quyết định sự phát triển và vị thế của mỗi quốc gia, trong đó con người đóng vai trò là yếu tố trung tâm, chủ thể kiến tạo nên xã hội, vì thế con người cần trang bị vốn tri thức và năng lực đa dạng để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội tri thức Hơn nữa trong một xã hội toàn cầu con người không chỉ là công dân của một quốc gia mà còn là công dân của quốc tế, nguồn nhân lực của thế giới nên con người cần chuẩn bị một hành trang tốt nhất để đón nhận những cơ hội và cả những thách thức mới của đời sống quốc tế Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và vững vàng trước những thách thức đó, giáo dục phải đi trước một bước, phải tiến hành cuộc cách mạng nhằm thay đổi, cải tiến chương trình, phương pháp cách tiếp cận để giáo dục thực sự là công cụ hữu hiệu hỗ trợ đắc lực cho con người trong một xã hội mới Đây cũng là mục tiêu giáo dục của mà UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, như vậy HS học không phải chỉ tiếp thu tri thức của nhân loại mà còn phải biết vận dụng, thực hành tạo ra được sản phẩm cho xã hội, biết cách chung sống với cộng đồng, thích ứng được với từng hoàn cảnh, môi trường sống, phát huy được những năng lực sở trường và khả năng của mình, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cho mình Qua đó
tự khẳng định giá trị của bản thân, vị thế của bản thân trong cộng đồng
Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực là một chương trình dạy học theo chuẩn đầu ra về phẩm chất năng lực Khác với chương trình hiện hành theo định hướng nội dung đã triển khai nhiều năm qua, đang tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, chương trình dạy học theo năng lực tập trung vào mô tả chất lượng đầu
ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học đáp ứng những mục tiêu giáo dục hiện nay Phát triển năng lực của người học đang trở thành một
Trang 9hướng đi đúng đắn hiện nay mà nhiều quốc gia đang theo đuổi, đáp ứng xu thế toàn cầu, phù hợp với định hướng của trung ương Đảng trong nghị quyết 29:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học” Dạy học thay vì lấy “dạy” làm trung tâm chuyển sang lấy “học” làm trung tâm, HS giữ vai trò chủ thể sáng tạo khám phá trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Xu hướng dạy học này khắc phục những hạn chế cố hữu của chương trình ở Việt Nam hiện nay, giải quyết những đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại và đổi mới toàn diện
Nguyễn Minh Châu và tác phẩm của ông có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc, nhà văn đã lăn lộn với cuộc sống, hết mình với văn chương để cống hiến cho đời những tác phẩm văn chương mang đậm hơi thở của cuộc sống Tác phẩm của ông đã gắn bó một chặng đường dài của lịch sử dân tộc, trước 1975 người đọc biết đến Nguyễn Minh Châu với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn, đó là những bản anh hùng ca chói ngời phẩm chất anh dũng, kiên cường, của con người Việt Nam trong khói lửa chiến tranh thì sau 1975 là một Nguyễn Minh Châu thâm trầm sâu sắc khi đề cập đến muôn mặt của cuộc sống đời thường và những góc cạnh xù xì của cuộc sống mới đầy phức tạp Sau chiến tranh ông được coi là người mở đường “tinh anh và tài năng
” (Nguyên Ngọc), người đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới của nền văn học nước nhà, người “tiền trạm đổi mới” (GS.Phong Lê) trong nền văn học hiện đại Việt Nam
Nhiều năm qua, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn được giới thiệu
và giảng dạy trong chương trình từ cấp THCS đến cấp THPT Trước đây trong
chương trình sách giáo khoa cũ, ông có hai tác phẩm được giảng dạy đó là Bức tranh và Mảnh trăng cuối rừng, trong chương trình SGK hiện hành thì HS biết đến hai tác phẩm đó là Bến quê (SGK Ngữ văn 9 tập 1) và Chiếc thuyền ngoài xa
Trang 10có một vị trí đặc biệt trong nhà trường Đáng chú ý phải nói đến tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tác phẩm được sáng tác sau chiến tranh có nhiều những cách
tân về cảm hứng sáng tác, đề tài, kết cấu, cốt truyện Tác phẩm gắn bó mật thiết với thực tế đời sống, mang đến những góc nhìn khác nhau về sự phức tạp của cuộc sống, vì thế truyện ngắn có sức hấp dẫn lớn với cả GV và HS trong cảm nhận và khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện ngắn được giảng dạy với nhiều cách tiếp cận, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa lựa chọn được một cách tiếp cận thống nhất, hiệu quả tối ưu trong dạy học tác phẩm này, đảm bảo yêu cầu vừa khám phá giá trị tác phẩm, vừa phát huy được năng lực HS
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài : “Dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu theo định hướng phát triển năng lực”
với đề xuất đổi mới trong phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, nhằm tìm tòi một hướng đi mới trong dạy học Ngữ văn và nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của bản thân, lan tỏa ngọn lửa tâm huyết của mình với học trò, tạo động lực, hứng thú cho các em tình yêu sự say mê với môn học, góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới toàn diện phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường và nền giáo dục nước nhà
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang trở thành xu thế mới của dạy học thế giới trong thế kỉ XXI, với nhiều những ưu thế vượt trội so với dạy học theo nội dung, xu hướng dạy học này được các nhà khoa học giáo dục chú ý cả về lí luận và thực tiễn Trên thế giới có nhiều công trình tiêu biểu của các nước New Zealand, Úc, các nước EU, Mĩ Tại Việt Nam xu hướng dạy học này, gần đây được giới nghiên cứu rất quan tâm, nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề
đã được xây dựng, các luận văn, luận án được triển khai ở nhiều cấp từ bộ giáo
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Sách, tài liệu hướng dẫn
1 Bernd Meir, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, tài liệu tập huấn
2 Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), “Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh”, môn Ngữ văn, cấp THPT, tài liệu tập huấn
3 Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Ngữ văn 12 (tập 2), NXB Giáo dục
4 Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Sách giáo viên Ngữ văn 12(tập 2), NXB Giáo dục
5 Nguyễn Minh Châu, Truyện ngắn, NXB Văn học, 2003
6 Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo
dục, 2009
7 Nguyễn Trọng Hoàn, Tuyển chọn Nguyễn Minh Châu, tác giả và tác phẩm,
NXB Giáo dục, 2002
8 Nguyễn Thị Thanh Hương, Phương pháp tiếp cận tác văn học ở nhà trường
THPT, NXB Giáo dục Hà Nội 1998
9 Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn chương ở trong trường phổ thông,
NXB Đại học Quốc gia, 2001
10 Nguyễn Thanh Hùng, Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường,
NXB Giáo dục, Hà Nội 2008
11 Nguyễn Thanh Hùng, Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB Đại học Sư phạm
12 Nguyễn Trọng Khanh (2013), Chuyên đề sau đại học - phát triển năng lực
và tư duy kĩ thuật Đại học Sư phạm
13 Lecne I.Ia (1977), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục
14 Lecne I.Ia, XkatkinM.N (1980) Lí luận dạy học của trường phổ thông; Một
số vấn đề lí luận dạy học hiện đại (tài liệu dịch), NXB Giáo dục
Trang 1216 Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2012), Phương pháp dạy học văn (tập 1),
NXB Đại học Sư phạm
17 OKon (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục
18 Hoàng Phê (Chủ biên) (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển
19 Nguyễn Thị Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần
đạt ở học sinh trong các mục tiêu giáo dục đào tạo Đề tài nghiên cứu khoa học
của học viện khoa học giáo dục Việt Nam
20 Robert Z Strenbery và Wendy M.William (2008), Rèn luyện tư duy siêu tốc, NXB Hồng Đức
21 R.Roysingh (1977), Nền giáo dục cho thế kỉ XXI, những triển vọng Châu Á
Thái Bình Dương, Viện khoa học giáo dục Việt Nam
22 Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương,
NXB Giáo dục
B Báo, tạp chí
1 Nguyễn Gia Cầu (2008), “Dạy học giúp học sinh nắm được kiến thức và kĩ
năng một cách vững chắc” Tạp chí giáo dục, số 189/1/5/2008, tr 17- 19
2 Nguyễn Hữu Chí (2004), “Những đặc trưng cơ bản của chương trình hiện
tại), tạp chí phát triển giáo dục số, tr 4-6
3 Trần Kiên (1995), “Đổi mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của đổi mới phương
pháp dạy học”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11/1995, tr 18
4 Trần Đình Sử, Con đường đổi mới cơ bản phương pháp dạy học văn, Báo
Văn nghệ, số 10, 2009
5 Nguyên Thị Hồng Thủy (1998), “Đào tạo năng lực thực hành, năng lực phán đoán để thích ứng sự vận động của thời đại, tạp chí đại học và giáo dục
chuyên nghiệp số 3, tr 9-11
6 Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo
định hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Tia sáng
Trang 137 Đỗ Ngọc Thống (2014), “Đổi mới căn bản và toàn diện chương trình Ngữ
văn” Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
8 Hoàng Thị Tuyết (2013), “Bài viết Phát triển chương trình đại học theo cách
tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu cầu”, Báo phát triển và hội nhập
9 Tôn Quang Cường (2012) “Thiết kế chương trình đào tạo theo tiếp cận năng
lực đầu ra”, Tạp chí Giáo dục
10 Thu Hà (2012), “Phát triển năng lực người học thay vì chủ yếu tiếp cận nội
dung”, Báo Quân đội nhân dân online
C Tài liệu Internet
1 http://tiasang.com.vn
2 http://nico-paris.com
4 http://pisa.oecd.org
5 http://phunu.hochiminhcity.gov.vn