Thuyết hoạt động

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 29 - 39)

a. Hoạt động theo quan điểm của A.N. Leontiev

Phát triển quan điểm của C. Mác: "Cái tinh thần chẳng qua là cái vật chất được chuyển vào trong đầu mỗi người và được cải biến trong đó". Các nhà tâm lý học đứng đầu là A.N. Leontiev và S.P. Rubinstein đã khẳng định phạm trù hoạt động thực sự là phạm trù công cụ xây dựng nên tâm lý học hoạt động.

* Khái niệm:

Có nhiều định hướng về hoạt động. Theo A.N. Leontiev, hoạt động được hiểu là tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm

đạt mục đích thoả mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hoá nhu cầu của chủ thể…

Từ khái niệm hoạt động nêu trên ta có thể nói hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong xã hội. Khái quát từ các tư tưởng trên Phạm Minh Hạc cho rằng: "Hoạt động là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, là phương thức tồn tại của con người trong xã hội, trong môi trường xung quanh".

* Cơ chế phát sinh hoạt động:

Hoạt động sinh ra từ nhu cầu, nhưng lại được điều chỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được:Nhu c u ầ c a ch ủ ủ thể i t ng Đố ượ khách quan có kh ả n ng tho ă ả mãn được nhu c u v ầ à c ch đượ ủ Nhu c u ầ được ch th ủ ể nh n th c v bi n th nh ậ ứ à ế à lòng mong mu n tho mãn ố ả nhu c u (ầ động c ho t ơ ạ ng). độ Mô hình lý tưởng c a ủ đối tượng t c l k t qu d ứ à ế ả ự ki n c a ho t ế ủ ạ động (m c ụ Ho t ạ ng độ

Hình 4: Cơ chế phát sinh hoạt động [21; tr 42]

Nhu cầu với tư cách là động cơ, là nhân tố khở phát của hoạt động. Nhưng bản thân hoạt động lại chịu sự chi phối của mục tiêu mà chủ thể nhận thức được.

* Cấu trúc tâm lý chung của hoạt động.

Tâm lý người có thể đựơc nghiên cứu ở ba cấp độ khác nhau: Cấp độ thao tác, cử động ứng với điều kiện phương tiện, công cụ; cấp độ hành động ứng với mục đích cụ thể (mục tiêu); cấp độ hoạt động ứng với động cơ (mục đích chung).

Mặt chủ quan Mặt đối tượng

của chủ thể của hoạt động

Ho t ạ động H nh à động Thao tác (c ử động) ng c Độ ơ (M chung)Đ M c ích c ụ đ ụ th (M c tiêu)ể ụ Phương ti n ệ (Công c )ụ

Hình 5: Cấu trúc tâm lý của hoạt động [24; tr 142]

- Động cơ - hoạt động: Động cơ là đối tượng (vật chất hay tinh thần) mà chủ thể cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động, nhằm thoả mãn một nhu cầu được vật hoá trong đối tượng đó.

Trong quan hệ với chủ thể, với tư cách là hoạt động, đối tượng chính là động cơ của hoạt động, kích thích chủ thể tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh nó. Sở dĩ đối tượng, với tư cách là động cơ, có khả năng như vậy là vì đằng sau nó bao giờ cũng là nhu cầu. Hoạt động đáp ứng nhu cầu của chủ thể.

Động cơ có chức năng kích thích hoạt động của chủ thể.

- Mục đích - hành động: mục đích là đối tượng mà chủ thể ý thức cần phải chiếm lĩnh nó, làm phương tiện để thoả mãn nhu cầu hoạt động. Mục đích có chức năng hướng dẫn chủ thể tới đối tượng thoả mãn nhu cầu. Trong quan hệ mục đích - động cơ có đặc điểm vừa độc lập, vừa phụ thuộc và chuyển hoá cho nhau. Mục đích là đối tượng mà chủ thể cần chiếm lĩnh, nó chứa đựng nội dung tâm lý và kỹ thuật hình thành, vì vậy nó có khả năng tồn tại độc lập trong mối quan hệ với hành động dẫn đến hành động có tính độc lập. Trong tình huống độc lập, hành động được thực hiện nhằm giải quyết hai câu hỏi: đạt được cái gì? bằng cách nào? Mặt khác mục đích không tồn tại hoàn toàn vì nó, mà còn vì cái khác, nhằm hướng tới thoả mãn nhu cầu nào đó, tức là trả lời câu hỏi: vì cái gì? Từ đó mục đích dẫn đến động cơ.

- Thao tác là cơ cấu kỹ thuật của hành động, là phương thức triển khai của hành động. Thao tác có chức năng là phương tiện của hành động. Thao

tác được sinh thành từ hành động, nó là kết quả của việc cải tổ hành động, do việc đưa hành động này vào hành động kia hay do diễn ra "kỹ thuật hoá" hành động.

- Hoạt động là một hệ toàn vẹn gồm hai thành tố cơ bản là chủ thể và đối tượng. Chúng tương tác sinh thành ra nhau để tạo ra sự phát triển của

hoạt động.

- Hoạt động có hai đặc trưng cơ bản có tính phạm trù: tính có đối tượng và tính có chủ thể. Bất kỳ hoạt động nào cũng nhất thiết phải có đồng thời tính có chủ thể và tính có đối tượng, không có chúng thì không có hoạt động.

+ Đối tượng chỉ hiện thực khách quan có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể, được chủ thể chọn làm mục tiêu.

+ Tính có đối tượng: chủ thể tìm trong hiện thực khách quan những cái có khả năng thoả mãn nhu cầu của mình, và chọn trong số đó cái tối ưu. Hoạt động từ lúc đó trở nên có tính đối tượng, tạo thành hệ toàn vẹn: đối tượng - chủ thể. Đối tượng của hoạt động dạy và học là nhằm hình thành và phát triển nhân cách ở người học.

+ Kể từ khi hình thành hệ toàn vẹn: đối tượng - chủ thể, cá nhân trở thành chủ thể của hoạt động, chủ thể tích cực tác động vào đối tượng nhằm chiếm lĩnh nó. Trong hoạt động dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học sinh là chủ thể của hoạt động học.

Cũng kể từ đó, chủ thể ở trong trạng thái có vấn đề thể hiện ở tính tích cực, có hướng đích; tính hưng phấn: tích cực tìm tòi đến say mê; khi đạt tới mục tiêu, chiếm lĩnh được đối tượng, chủ thể cảm nhận niềm hạnh phúc, hân hoan và cảm giác "chinh phục", nhân cách phong phú thêm lên. Như vậy, trong và bằng hoạt động có đối tượng chủ thể được cải tạo.

b. Hoạt động theo quan điểm của B.Ph. Lômôv

* Hoạt động cá nhân: Từ việc tán thành các quan điểm của Rubinstein (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Leontiev về cấu trúc chung của hoạt động và tiếp cận hoạt động thực tiễn từ lĩnh vực tâm lý học kỹ thuật, B.Ph. Lômôv đề xuất cấu trúc hoạt động cá nhân nghiêng về phía chủ thể.

- Mô hình cấu trúc tâm lý học hoạt động cá nhân: bao gồm các yếu tố:

động cơ, mục đích, lập kế hoạch, xử lý thông tin hiện thời, hình ảnh thao tác và mô hình quan niệm, ra quyết định hành động, kiểm tra kết quả và điều chỉnh hoạt động.

Động cơ và mục đích của hoạt động tạo thành "véc tơ" cho hoạt động, chúng xác định phương hướng và mức độ nỗ lực của chủ thể trong hoạt động.

B. Ph.Lômôv cho rằng, động cơ là kích thích trực tiếp, nguyên nhân trực tiếp của hoạt động, nhưng động cơ không quy định hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Động cơ là sự phản ánh nhu cầu.

Mục đích liên hệ trực tiếp với đối tượng mà hoạt động hướng tới và quy định tính chất của hoạt động. Lômôv cho rằng, mục đích được biểu hiện ở hai bình diện: sự hình dung mong muốn một kết quả tương lai và mức độ đạt kết quả đó.

Giữa động cơ và mục đích rất khó tách riêng. Quan hệ giữa chúng đa chiều và cơ động.

Để đạt mục đích phải hành động một quá trình. Mỗi nhiệm vụ được thực hiện bởi một hành động riêng. Hành động được hiểu là một đơn vị, một yếu tố của hoạt động. Hoạt động có thể được miêu tả là một hệ thống các hành động thay thế, gắn bó với nhau và phụ thuộc vào mục đích chung. Sự thay thế, gắn bó này được thể hiện trong kế hoạch hoạt động.

Kế hoạch hoạt động phản ánh chiến lược và chiến thuật thực hiện hoạt động trên cơ sở các điều kiện chủ quan và khách quan của hoạt động đang được triển khai.

Lập kế hoạch cần thiết tiên đoán diễn biến của quá trình được điều khiển và những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình. Khả năng tiên đoán phụ thuộc vào kinh nghiệm nghề nghiệp. Kỹ năng tiên đoán được hình thành do luyện tập trong môi trường nghề nghiệp.

Để đạt tới đích cuối cùng, chủ thể không chỉ có hình ảnh - mục đích và kế hoạch mà còn phải thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường và khách thể.

Việc ra quyết định của chủ thể điều khiển cho tiệm cận giữa mô hình khái niệm (do việc thu thập thông tin mang lại) với mục đích (mô hình hình ảnh - mục đích). Sự điều khiển, điều chỉnh này quy định phương án tìm tòi cách giải quyết, đưa ra giả thuyết, kiểm tra đánh giá chúng, từ đó dẫn đến quyết định.

- Đặc điểm: Theo B.Ph. Lômôv, những yếu tố cấu thành trên không phải là các khối "biệt lập" đan xen hoặc kế tiếp nhau trong hoạt động, mà là những yếu tố nổi lên và làm rõ đặc trưng các bình diện và mức độ khác nhau của chức năng điều khiển, điều chỉnh tâm lý để chuẩn bị và thực hiện hoạt động nhằm làm biến đổi đối tượng hoạt động thành sản phẩm.

* Hoạt động cùng nhau

Theo. B.Ph. Lômôv, hoạt động cùng nhau có cấu trúc tâm lý giống cấu trúc của hoạt động cá nhân, nghĩa là nó cũng bao gồm các yếu tố; mục đích, động cơ; lập kế hoạch, thu thập và xử lý thông tin; ra quyết định; hành động và kiểm tra, điều chỉnh hành động.

Sự hình thành là điều kiện đầu tiên, quyết định mức độ tồn tại của hoạt động cùng nhau. Nếu mục đích chung không được hình thành thì hoạt động cùng nhau sẽ không được diễn ra. Các cá nhân cùng tham gia trong một hoạt động vì một mục đích chung, nhưng động cơ có thể và thường là khác nhau. Mức độ liên kết của các động cơ này tuỳ thuộc vào độ bền vững và triển vọng của mục đích chung.

Lập kế hoạch hoạt động chung phải tính đến mức độ chuyên môn hoá

các nhiệm vụ của mỗi thành viên, hoặc nhóm nhỏ. Kế hoạch thực hiện chức năng điều phối. Trên cơ sở kế hoạch chung, mỗi thành viên, mỗi nhóm lập

kế hoạch riêng có tính đến kế hoạch của các thành viên khác; nhóm khác trong hoạt động.

Cuối cùng, việc đánh giá kết quả thực hiện hành động của mỗi cá nhân trong hoạt động chung được tiến hành theo hai hướng:

Thứ nhất, sự đánh giá theo các tiêu chí (các chuẩn mực) đã được thông qua nhóm.

Thứ hai, theo các tín hiệu liên hệ ngược.

• Đặc trưng của hoạt động cùng nhau

- Giữa thành viên có sự ảnh hưởng, tác động qua lại về mặt tâm lý, theo những cơ chế khác nhau: bắt chước, ám thị, thuyết phục và lây lan cảm xúc.

- Giữa các thành viên có sự hợp tác và thi đua (cạnh tranh).

- Quan hệ liên nhân cách: mối quan hệ này là yếu tố quyết định cho sự hình thành mục đích và động thái của các động cơ cá nhân và nhóm.

- Diễn ra các hoạt động giao lưu, giao tiếp: hoạt động giao lưu, giao tiếp dường như "bện chặt", thấm vào toàn bộ quá trình hoạt động cùng nhau.

* Hoạt động giao lưu, giao tiếp

Theo Lômov cơ sở để phân biệt giữa hoạt động chung và giao lưu, giao tiếp là sự khác biệt của các quan hệ bộc lộ trong hoạt động và trong giao lưu, giao tiếp.

- Khái niệm: Giao lưu là một hình thái độc lập và chuyên biệt của tính tích cực của chủ thể, biểu thị một mặt nhất định của sự tồn tại và phát triển của con người (bên cạnh mặt hoạt động). "Sự khác nhau cơ bản giữa hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động và giao lưu là ở chỗ: trong phạm trù hoạt động thể hiện quan hệ "chủ thể - khách thể", "chủ thể - đối tượng" còn trong phạm trù giao lưu là quan hệ "chủ thể - các chủ thể"" [32; tr 129].

Trong giao lưu, giao tiếp chân chính, thì người này không thể coi người kia như là "đối tượng" để tác động. Nét nổi bật trong quan hệ giao lưu là quan hệ đối với người khác như đối với bản thân mình. Vậy, "bản chất giao lưu là quan hệ giữa hai chủ thể bình đẳng, giữa hai nhân cách tự do".

- Ưu điểm:

+ Giao lưu góp phần làm tăng kích thích hứng thú chung, tăng thêm hiệu quả:

Trong giao lưu, giao tiếp năng lực hiểu người khác của mỗi người được xây dựng. Trong quá trình giao lưu, con người thoả mãn nhu cầu về người khác, đồng cảm với người khác, nhờ đó những nhu cầu, những thị hiếu tốt đẹp của mỗi người đựơc hình thành dưới ảnh hưởng của người kia. Những mục đích chung, hứng thú chung, cũng như tác phong sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động chung tăng thêm hiệu quả.

+ Giao lưu là hình thức, phương pháp học tập tăng cường hiệu quả: Mọi thành viên đều tham gia (thảo luận) với vai trò là các chủ thể, mọi thành viên đều bình đẳng có quyền thực thi, làm việc. Đặc biệt với khái niệm người dạy được mở rộng: "Tam nhân đồng hành ắt ngã sư", người học còn có thể tham gia với tư cách "dạy người khác" (hình 6). Giao lưu còn có thể phát huy được sức mạnh trí tuệ của tập thể học sinh. (Hoạt động cùng nhau trong giao lưu).

+ Chỉ có các tri thức khoa học mới được đưa vào dạy trong nhà trường còn tri thức kinh nghiệm, tiền khoa học, học sinh được tiếp thu bằng các phương thức kết hợp khác. Giao lưu là một hình thức tăng thêm nguồn thông tin trong quá trình nhận thức của người học: "Học thầy không tày học bạn".

+ Trong giao lưu năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức - cơ sở của quá trình tự giáo dục cũng được phát triển.

Người dạy là trung tâm Kiểu học kém hiệu quả nhất Đọc Nghe Quan sát Nghe và quan sát Thảo luận

Trải nghiệm, thực thi, làm việc Dạy người khác

Người học là trung tâm Kiểu học đạt kết quả lớn

Hình 6: So sánh hiệu quả các phương pháp học tập

- Khả năng ứng dụng của hoạt động giao lưu trong dạy học

Trong quá trình dạy học có hai loại hình giao lưu cơ bản: + Giao lưu giữa thầy và trò

+ Giao lưu giữa trò và trò

Vị trí của mỗi loại hình giao lưu có sự biến đổi theo lứa tuổi. ở lứa tuổi học sinh PTTH loại hình thứ hai chiếm ưu thế hơn.

Sự giao lưu giữa thầy với trò hoặc giữa trò với nhau trong quá trình giáo dục có tác dụng trao đổi thông tin hoặc chia xẻ kinh nghiệm. Các hoạt động giao lưu nhiều khi có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người, đến việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi thành viên. Trong giao lưu người ta sử dụng các phương tiện, ngôn ngữ: lời nói, chữ viết hoặc ngôn ngữ cử chỉ (body language) như ánh mắt, nụ cười, điệu bộ… đều có mặt trong mỗi loại hình hoạt động tạo thành quá trình dạy học. Một cái nhìn thân thiện, nụ cười khích lệ, một điệu bộ thân mật… của người dạy đều có thể tạo nên được sự hứng thú, nhẹ nhàng trong việc xây dựng bầu không khí học tập của người học, của lớp học.

Trong giao lưu đòi hỏi người dạy, các nhà sư phạm với tư cách là người xây dựng và hướng dẫn các quan hệ giao lưu phải có một nhân cách phong phú và cao đẹp. Quá trình giao lưu phải được tổ chức theo bản chất và quy luật của giao lưu. Một trong những nguyên tắc chi phối quan hệ giao lưu trong giáo dục đó là nguyên tắc: "Tôn trọng kết hợp yêu cầu cao đối với nhân cách của người học".

c. ứng dụng tâm lý học hoạt động vào dạy học

Vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu, lý giải cũng như sự hình thành và phát triển tâm lý người, ta có tiếp cận hoạt động với nội dung cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 29 - 39)