Phân tích chương trình

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 44 - 48)

1.1. Nội dung và phân phối chương trình

Theo phân phối chương trình năm học 2000-2001 của Vụ trung học phổ thông – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,nội dung môn KTCN lớp 12 phần KTĐ gồm 5 chương [25]

Chương 1: Mạch điện 3 pha (5t)

T1,2: Dòng điện xoay chiều: Khái niệm,tổng trở của mạch điện xoay chiều.T3,4:- Dòng điện 3 pha ; khái niệm nối hình sao và tam giác.

- Công suất của dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. T5: Thực hành: Nối tải hình sao,nối hình tam giác.

Chương 2: Máy điện. (5t)

T6: Khái niệm chung về máy điện, khái niệm về máy biến áp. T7: Máy biến áp 3 pha.

T8: Luyện tập: chữa bài tập 6,7,8 trang 28 SGK.

T9: Động cơ không đồng bộ 3 pha: cấu tạo và nguyên lý hoạt động. T10: Nối dây động cơ không đồng bộ 3 pha,sử dụng và bảo dưỡng. T11: Kiểm tra.

Chương 3. Điều khiển và bảo vệ các máy điện.

T12: Khái niệm chung về các thiết bị điều khiển và bảo vệ các máy điện. T13: Các thiết bị điều khiển và bảo vệ tự động.

Chương 4. Truyền tải và phân phối điện năng (4t)

T14,15:- Khái niệm về truyền tải và phân phối điện năng. - Mạng điện xí nghiệp.

T17: Kiểm tra. *Nhận xét:

- Nội dung KTĐ 12 có liên quan chặt chẽ và dựa trên cơ sở những kiến thức về KTĐ lớp 9 và vật lý lớp 11,12 (phần điện).

- Chương trình trải rộng,nội dung các bài dạy rất phong phú nhưng thời gian và trình độ học sinh còn hạn chế.

- Nội dung từng bài được cấu trúc chưa rõ ràng sẽ gây khó khăn cho giáo viên và học sinh khi xác định liều lượng kiến thức và nội dung cơ bản.

- Phân phối thời gian và nội dung chưa hợp lý.

ở chương trình môn Công nghệ (thí điểm) lớp 12 phần Kỹ thuật điện có giảm tải đáng kể so với chương trình hiện hành ( phụ lục 1 ). Những yêu cầu chương trình thí điểm môn Công nghệ lớp 12 phần Kỹ thuật điện được dạy ở lớp 12 THPT là:

- Nội dung chương trình thực sự mang tính công nghệ.

- Chương trình môn Công nghệ đảm bảo tính kế thừa của chương trình môn Công nghệ dạy ở lớp 8 THCS, đảm bảo tính hệ thống.

- Chương trình môn công nghệ tinh giản, thiết thực để học sinh tiếp thu được và ứng dụng vào cuộc sống.

- Chương trình môn Công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Chương trình Công nghệ tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành và năng lực tự học của học sinh.

(Chương trình KTĐ có 11 tiết trong đó 7 tiết lý thuyết + 3 tiết thực hành + 1 tiết kiểm tra).

1.2. Đặc điểm nội dung và khả năng áp dụng dạy học tích cực vàtương tác tương tác

Qua phân tích chương trình cho thấy, nội dung môn KTĐ lớp 12 đề cập đến những kiến thức cơ bản và có đặc điểm chủ yếu sau:

1.2.1. Các khái niệm vật lý, kỹ thuật

Trong chương trình này, có nhiều khái niệm vật lý, kỹ thuật được đề cập đến: dòng điện xoay chiều, mạch điện xoay chiều 1 pha, mạch điện xoay chiều 3 pha, máy điện, máy biến áp....

Trong khi xây dựng khái niệm,có thể vận dụng các yếu tố như hoàn cảnh xuất hiện khái niệm, sự liên quan giữa khái niệm cũ và khái niệm mới. Người dạy có thể dẫn dắt người học tự xây dựng, hình thành khái niệm bằng con đường quy nạp hoặc suy diễn.

1.2.2. Nguyên lý làm việc.

Kiến thức về nguyên lý làm việc của các máy, các động cơ là nội dung quan trọng:

- Nguyên lý làm việc của máy biến áp: 1 pha và 3 pha.

- Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha.

Các kiến thức về nguyên lý làm việc tuy trừu tượng nhưng được xây dựng trên cơ sở các khái niệm, hiện tượng, định luật vật lý (hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện Phucô, từ tính của các chất, máy biến thế...) và cũng gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Với các đặc điểm trên, cùng sự trợ giúp của các phương tiện dạy học thì nội dung kiến thức này hoàn toàn có khả năng vận dụng kiểu dạy học tích cực và tương tác.

ở nội dung kiến thức này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh lĩnh hội theo hai con đường:

- Từ cơ sở có sẵn các thiết bị tạo tình huống dẫn dắt học sinh đến nhiệm vụ nghiên cứu cấu tạo và giải thích nguyên lý làm việc của các máy, các động cơ trên cơ sở các nguyên lý, hiện tượng, định luật vật lý đã biết.

- Từ các hiện tượng và định luật vật lý kỹ thuật đã biết tạo tình huống dẫn dắt học sinh đến nhiệm vụ thiết kế thiết bị kỹ thuật thỏa mãn nguyên lý kỹ thuật, nguyên lý vật lý đã có hoặc chỉ ra ứng dụng của nó trong thực tiễn.

Khai thác triệt để kinh nghiệm sống của học sinh, gắn bài giảng với thực tiễn có thể góp phần gây cho học sinh sự say mê, hứng thú trong tìm tòi,sáng tạo.

1.2.3. Kiến thức về cấu tạo máy điện.

Kiến thức về cấu tạo của máy biến áp và động cơ không đồng bộ 3 pha được thực hiện dưới dạng các sơ đồ, hình vẽ, mô hình tĩnh, động, vật thật ... rất cụ thể gần gũi với cuộc sống hàng ngày giúp học sinh có thể tìm hiểu quan sát được.

Do đó, nội dung kiến thức này hoàn toàn có khả năng vận dụng kiểu dạy học tích cực và tương tác.

1.2.4. Vận hành, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa.

Kiến thức về vận hành, sử dụng rất đa dạng: bảo dưỡng và sử dụng biến áp, sử dụng và bảo dưỡng động cơ, điều khiển và bảo vệ các máy điện.... ở phần này, việc xây dựng các hoạt động quan sát cho học sinh và hoạt động làm mẫu của giáo viên sẽ thuận lợi cho học sinh chiếm lĩnh tri thức.

Đối với nội dung chương trình thí điểm môn Công nghệ lớp 12- nội dung về phần Kỹ thuật điện được dạy trong 3 chương (với thời lượng 13 tiết) [5] tuy có một số thay đổi (chủ yếu như: cắt bỏ một số nội dung khó, chồng chéo, thay đổi cấu cấu trúc bài, phân bố thời gian phù hợp với nội dung hơn) nhưng vẫn đề cập đến các nội dung kiến thức cơ bản chủ yếu trên

Tóm lại:

Những kiến thức trong phần Kỹ thuật điện lớp 12 (đặc biệt chương 1, chương 2) là những nội dung cụ thể về các thiết bị kỹ thuật được xây dựng dựa trên các khái niệm hiện tượng, định luật vật lý, mang tính liên môn. Nội dung kiến thức mang tính thực tiễn cao, gần gũi, thiết thực với cuộc sống, có thể đem lại ngay lợi ích, có khả năng gây hứng thú cao cho học sinh, học sinh có thể tìm hiểu, quan sát được.

Tuy nhiên, việc phân chia nội dung chương trình thành những nhóm kiến thức như trên cũng chỉ là tương đối. Tùy theo từng bài, việc xây dựng các hoạt động của giáo viên và học sinh có thể là khác nhau.

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w