Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 72 - 73)

M chin ba ệ

1. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp

1.1. Mục đích

Nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã xây dựng: Dạy học môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng dạy học

tích cực và tương tác sẽ nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện cho học

sinh tích cực, tự lực, chủ động giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

1.2. Nhiệm vụ

Để đạt được các mục đích trên, thực nghiệm có các nhiệm vụ sau:

1- Xây dựng các bài giảng theo định hướng “Dạy học tích cực và tương

tác”.

2- Triển khai công việc lấy ý kiến chuyên gia về đề xuất thiết kế các bước bài dạy lý thuyết.

3- Tiến hành thực nghiệm: Thu thập, phân tích, xử lý kết quả bài học ở lớp thực nghiệm và đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả việc sử dụng bài dạy theo định hướng “Dạy học tích cực và tương tác”.

4- Đánh giá tính khả thi của việc thiết kế trong tiến trình dạy học, qua đó có những điều chỉnh, bổ xung để hoàn thiện hơn.

1.3. Phương pháp

1- Phương pháp chuyên gia: Tác giả xin ý kiến của các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy ở các trường THPT thông qua việc trao đổi, gửi các tài liệu có liên quan và phiếu xin ý kiến được soạn dưới dạng trắc nghiệm. Kết quả thu được, tác giả phân tích, đánh giá cả ở hai mặt định tính và định lượng.

2- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được thực nghiệm trong năm học 2005 – 2006 tại trường THPT Ngô Thì Nhậm – Hà Nội.

Việc thực nghiệm được tiến hành theo trình tự: thăm dò điều tra đầu vào (trình độ học sinh, cơ sở vật chất…); triển khai chương trình thực nghiệm: kiểm tra đánh giá kết quả và xử lý số liệu.

Khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành:

- Dạy song song ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một khoảng thời gian, cùng nội dung dạy, cùng các bài kiểm tra. Lớp thực nghiệm dạy theo chương trình đã được thiết kế, lớp đối chứng dạy bình thường.

- Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm về ý tưởng trong từng bài cụ thể, nội dung, mục tiêu và cách thức tiến hành bài thực nghiệm. Phân tích rõ điểm khác nhau với cách dạy thông thường, dự kiến với những khó khăn và cách giải quyết, chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học cho thực nghiệm.

- Dự giờ dạy ở cả hai lớp, quan sát ghi chép hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp.

- Sau mỗi buổi học đều rút kinh nghiệm về việc thực hiện ý đồ thực nghiệm, bổ sung điều chỉnh tiến trình dạy học cho phù hợp và rút kinh nghiệm cho tiết học sau. Gặp gỡ, trao đổi học sinh để sơ bộ đánh giá định tính kết quả thực nghiệm.

- Cho học sinh làm một bài kiểm tra (bài kiểm tra 15 phút vào thời điểm giữa đợt thực nghiệm) để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w