Thực trạng dạy học môn kỹ thuật công nghiệp ở trường THPT

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 39 - 44)

Qua điều tra, nghiên cứu thực tế dạy học ở một số tỉnh như Hà Tây, Hà Nội và sử dụng các tư liệu của Viện khoa học giáo dục, có thể nhận thấy thực trạng dạy học môn KTCN ở phổ thông với các nét nổi bật sau:

2.1. Đội ngũ giáo viên

- Số lượng: thiếu trầm trọng, số giờ thực dạy của giáo viên còn cao. - Chất lượng: không đồng đều. Số giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành ở THCS là 10%, THPT là 30%, còn lại nguồn chủ yếu là giáo viên được đào tạo các chuyên ngành khác: Vật lý, Toán,…Thậm chí ở một số trường, giáo viên thể dục cũng chuyển sang dạy KTCN.

- Các giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn, nhìn chung không thực sự yên tâm với nghề, chưa tìm được động lực cho lao động sư phạm.

2.2. Học sinh

Vì nhiều lý do như:

- Hệ thống đào tạo chưa cập nhật, việc hướng nghiệp và phân luồng nhân lực ngay sau khi học sinh tốt nghiệp THPT trước những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội còn yếu kém. Học sinh chưa thấy được vai trò của môn học kỹ thuật trong sự phát triển của mình nên không hứng thú học tập.

- Tâm lý khoa cử còn nặng nề... phần lớn học sinh chưa coi trọng việc học môn KTCN.

2.3. Cấu trúc bài giảng theo quan điểm truyền thống

Trong thực tế, bài giảng lý thuyết kiểu tổng hợp, được thể hiện trong giáo án thường được cấu trúc theo 5 bước:

Bước 1: Tổ chức lớp, tạo tâm thế học tập. Bước 2: Kiểm tra bài cũ.

Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới. Bước 4: Củng cố hoàn thiện kiến thức.

Bước 5: Ra bài tập vận dụng, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

Tuỳ đặc điểm từng bài mà thời gian dành cho các bước nói trên có thể khác nhau.

* Nhận xét:

- Giáo án kiểu này cho phép giáo viên dạy chính xác về thời gian, kế hoạch hoàn thành bài giảng.

- Các bài lên lớp đều lặp lại theo một tiến trình quen thuộc có cấu trúc gò bó đôi khi trở thành hình thức. Với cấu trúc đó khó phát huy được tính sáng tạo trong nghệ thuật dạy học của người thầy.

- Chưa phản ánh rõ nét bản chất bên trong của cấu trúc bài lên lớp: đó là mối liên hệ giữa mục đích, nội dung, phương pháp. (trong đó các yếu tố của mối liên hệ này là nhất quán, không thay đổi nhưng trật tự các yếu tố, các bước lên lớp có thể thay đổi sao cho đạt được mục đích bài dạy ở mức cao nhất.

2.4. Chương trình, phân phối chương trình và sách giáo viên Kỹthuật điện 12 thuật điện 12

a. Chương trình, phân phối chương trình

Nội dung đề cập đến những kiến thức cơ bản: các khái niệm kỹ thuật, kiến thức về các mạch điện và nguyên lý của các máy...

Với nội dung đa dạng dàn trải, thời lượng ít dẫn tới các kiến thức không gây được ấn tượng sâu sắc trong học sinh, học sinh khó định hình về môn học. Phân phối chương trình nhiều bài chưa hợp lý.

b. Sách giáo viên

Sách được viết theo kiểu dạy học truyền thống: xác định mục đích cho người dạy, chủ yếu là cung cấp thêm mang tính liệt kê các thông tin bổ sung về nội dung gợi ý cho bài giảng các kiến thức cần làm rõ.

Trước thực trạng: đội ngũ người dạy đa dạng, chất lượng không đồng đều thì cuốn sách giáo viên này chưa giúp ích được nhiều cho việc nâng cao chất lượng, chưa góp phần chuẩn hoá việc dạy môn KTCN ở trường THPT.

2.5. Sách giáo khoa Kỹ thuật điện 12

a. Nội dung và cấu trúc SGK

- Nội dung các bài thiên về cung cấp kiến thức dưới dạng lý thuyết, nhẹ về hướng dẫn hoạt động, ít chú ý đến phát triển năng lực thực hành, ứng dụng kiến thức của học sinh vào đời sống và sản xuất.

- Cấu trúc SGK chưa tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học. - Nội dung kiến thức được trình bày theo cách mô tả, liệt kê.

Cấu trúc nội dung xét về mặt kỹ thuật là hợp lôgíc. Tuy nhiên các kiến thức được cung cấp một cách "đóng", mặc định không phù hợp với tính đa

phương án trong thực tế kỹ thuật và đời sống. Do đó, các bài học không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát huy được tính tò mò, không kích thích được tính sáng tạo, ít gây được hứng thú của học sinh.

b. Hình thức trình bày SGK:

Nội dung SGK được trình bày chủ yếu bằng kênh chữ. Nhiều hình vẽ thiếu sự gia công về mặt sư phạm: phức tạp không phù hợp.

Tóm lại: SGK hiện hành có nội dung chưa ổn định, chưa đáp ứng

những cái mà người học, xã hội cần; có cấu trúc về hình thức là mảnh đất tốt cho cách dạy học theo lối truyền thống: thông báo, giảng giải, minh hoạ.

Đó chính là các trở ngại lớn cho người dạy và người học khi áp dụng kiểu dạy học tích cực và tương tác.

2.6. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

Môn học KTCN là môn có tính ứng dụng. Hầu hết các nội dung đều gắn với những ứng dụng trong thực tiễn. Vì vậy dạy học KTCN có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cần thiết: tranh vẽ, mô hình, vật thật, nhà xưởng, máy vi tính, máy chiếu...

Các giáo viên lên lớp chủ yếu vẫn dạy chay do một mặt cơ sở vật chất phương tiện dùng cho dạy học còn thiếu thốn, mặt khác, do không có động lực, chưa có thói quen hoặc khả năng sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế...Việc dạy học KTCN bằng phương pháp mô tả, thiếu thực tế là một trong những nguyên nhân làm cho môn học trở nên tẻ nhạt, thiếu hứng thú không hấp dẫn được người học.

2.7. Quan điểm thái độ của các cấp quản lý.

Các cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến môn học, chưa thấy được vai trò của việc cung cấp các kiến thức kỹ thuật theo quan điểm kỹ thuật tổng hợp trong việc hướng nghiệp và chủ trương phân luồng nhân lực ngay sau khi học sinh tốt nghiệp THPT trước những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Thực chất, môn KTCN còn bị xem nhẹ: theo cách đánh giá hiện tại môn KTCN chỉ là 1/2 môn học.

ở một số trường việc giảng dạy môn KTCN còn chưa thành nề nếp, còn tuỳ tiện cắt giảm số tiết, thậm chí còn bỏ hẳn môn KTCN.

Kết luận chương 1:

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Thực trạng dạy học KTCN ở trường phổ thông bên cạnh những nét tích cực vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đặc biệt là vấn đề phương pháp dạy học còn trì trệ, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

2. Việc đổi mới dạy học được tiến hành với nhiều xu hướng và giải pháp khác nhau trong đó dạy học có tính chất phát triển tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đang là xu hướng của dạy học hiện đại. Một trong những cơ sở lý luận cơ bản của xu hướng này là thuyết tâm lý học hoạt động.

3. Thuyết tâm lý học hoạt động chỉ ra rằng: hành động của học sinh với tư liệu dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh,xây dựng tri thức cho bản thân mình và sự tương tác đó của học sinh với tư liệu đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên đối với học sinh.

Tương tác trực tiếp giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên là sự trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân và từng cá nhân học sinh tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Giáo viên phải dày công chuẩn vị

thiết kế các hoạt động cụ thể, các tình huống học - dạy dựa trên chuẩn kiến thức và mục tiêu của bài học. Giáo viên đồng thời cũng phải là người tổ chức, hướng dẫn, trọng tài cho học sinh tiến hành các hoạt động học tập,

qua đó học sinh chiếm lĩnh được tri thức khoa học sâu sắc, vững chắc đồng thời phát triển năng lực nhận thức, hoạt động của mình.

4. Vận dụng cơ sở lý luận trên đây ở chương 2 của luận văn sẽ trình bày việc thiết kế bài giảng phần Kỹ thuật điện lớp 12 ở trường THPT theo định hướng dạy học tích cực và tương tác.

Chương 2

thiết kế bài giảng kỹ thuật điện lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác

Một phần của tài liệu Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác (Trang 39 - 44)