1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trên thế giới xu hướng chuyển từ dạy học tập trung vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào tổ chức quá trình dạy và học, nhằm hình thành năng lực dạy và học cho người học. Người ta không quá xem trọng tri thức mà xem trọng các phương pháp hình thức tổ chức, giúp các em tư duy, chủ động trong suy nghĩ. Vì vậy, kiểm tra đánh giá trong thi cử cũng cần có sự thay đổi lớn để phù hợp với xu thế trên. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo triết lý trên là ra đề thi theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực, tập trung vào người học. Khuyến khích người dạy áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá như trắc nghiệm, viết tự luận, đề mở…để đánh giá về năng lực, môn học, đạo đức, sự tiến bộ của người học.Việc đổi mới cách đánh giá, kiểm tra thi cử là tất yếu và dứt khoát để phù hợp với việc chuyển đổi từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Thực tế, quan niệm về kiểm tra đánh giá còn hạn hẹp, chỉ coi trọng kết quả cuối cùng là học được gì. Trong khi đó, cách kiểm tra đánh giá theo quan điểm mới là trong quá trình dạy học, người dạy phải biết phát hiện những nhân tố nổi bật của người học để bồi dưỡng, phát huy nhìn ra những yếu kém của họ để có hướng dẫn kịp thời, điều chỉnh phương pháp, nội dung dạy học để giúp người học đạt được kết quả tốt trong quá trình học tập. Đây là hướng đi coi trọng tăng cường đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá kết quả giáo dục. Với cách nhìn đó, Nghị quyết Trung ương 8 Đại hội XI của Đảng xác định “Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu đột phá…Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, ta cần nâng cao đồng bộ các khâu trong giáo dục đào tạo như giảng dạy, đánh giá thi cử…Mà trong đó chất lượng giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập của sinh viên được phản ánh rõ qua kết quả thi. Chính vì vậy tổ chức thi cử là một khâu then chốt trong đánh giá chất lượng giáo dục[26]. Đối với Trường Đại học Lao động-Xã hội, xuất phát điểm từ trường Trung cấp, đến Cao đẳng, cho đến nay với bề dày 53 năm giáo dục đào tạo, 9 năm đào tạo đại học, Trường đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới giáo dục. Đáng kể đến là tháng 3/2008 Trường thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng với mục tiêu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kiểm tra đánh giá khách quan, toàn diện. Bởi đây là đầu mối quản lý, phân tích các dữ liệu, đánh giá được chất lượng giáo dục. Kiểm tra đánh giá trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý. Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng cao chất lượng dạy học. Chính những chuyển biến này vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trong nước, đồng thời cũng là những thách thức đối với công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục. Trường Đại học Lao động - Xã hội cũng như các trường đại học khác ở trong nước đang đứng trước những thách thức đó. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý là phải nâng cao chất lượng quản lý đánh giá được chất lượng đào tạo trong giáo dục nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, với tư cách là một người tham gia vào công tác khảo thí của trường, tôi chọn đề “Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội” được thực hiện nhằm góp phần tạo đánh giá chất lượng đào tạo một cách nghiêm túc và chính xác, là cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Trang 1_
VŨ THỊ HOÀNG YẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH NGUYỄN MẠNH HÙNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chânthành tới Ban giám đốc Học viện, Trung tâm bồi dưỡng nhà giáo và cán bộquản lý, tập thể cán bộ thầy, cô giáo đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thứcquý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo,đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp, đã giúp đỡ trong quátrình hoàn thành luận văn này
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TSKH Nguyễn MạnhHùng - người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, hạn chế Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn./.
Hà nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Hoàng Yến
Trang 3BGH : Ban giám hiệu
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chấtĐH
ĐT
ĐY
:::
Đại họcĐào tạoĐồng ý
Hoạt động khảo thíHoàn toàn đồng ýHoàn toàn không đồng ý
KT-ĐG
KĐY
KYK
:::
Kiểm tra- đánh giáKhông đồng ýKhông ý kiếnLĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội
P.KT&ĐBCL : Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Các khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Khái niệm khảo thí 9
1.2.2 Kiểm tra trong quản lý 10
1.2.3 Hoạt động khảo thí 11
1.2.4 Quản lý và chức năng quản lý 12
1.2.5 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 15
1.3 Những vấn đề lý luận về QLHĐKT 19
1.3.1 Công tác quản lý hoạt động khảo thí trong các trường đại học 19
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khảo thí 23
Kết luận chương 1 27
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 28
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Lao động - Xã hội 28
2.1.1 Chức năng 29
2.1.2 Nhiệm vụ 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 34
Trang 5Đại học Lao động - Xã hội 37
2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thi tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 43
2.2.3 Thực trạng công tác làm phách, chấm thi, lưu giữu bài thi tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 49
2.2.4 Thực trạng công tác quản lý điểm tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 53
2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 55
2.3.1 Thực trạng quản lý việc làm đề thi 55
2.3.2 Thực trạng quản lý công tác tổ chức thi 58
2.3.3 Thực trạng quản lý việc làm phách, chấm thi 60
2.3.4 Thực trạng công tác quản lý việc theo dõi điểm thi của sinh viên 62
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 65
2.3.1 Điểm mạnh 65
2.3.2 Khó khăn 65
2.3.3 Đánh giá chung 66
Kết luận chương 2 68
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 69
3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 69
3.1.1 Đảm bảo tính đồng bộ 69
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 69
3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa 69
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 70
3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 70
3.3.1 Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi, nâng cao chất lượng ra đề thi của giảng viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 70
Trang 6sai sót trong chấm thi 74
3.2.4 Đổi mới quy trình quản lý điểm cho sinh viên, nâng cao chất lượng quản lý sinh viên bằng CNTT 76
3.4 Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các giải pháp 78
Kết luận chương 3 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
1 Kiến nghị 82
2 Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 7Bảng 2.1: Mức độ đánh giá của sinh viên, giảng viên công tác ra đề thi 40
Bảng 2.2: Kết quả, mức độ đánh giá của GV, CBQL về công tác in sao đề thi 42
Bảng 2.3: Kết quả ý kiến về công tác tổ chức thi của CBQL, GV 45
Bảng 2.4: Mức độ vi phạm quy chế thi của SV qua đánh giá của 100 GV 48
Bảng 2.5 : Kết quả đánh giá mức độ thực hiện công tác chấm thi 51
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát ý kiến của SV về công tác quản lý điểm 54
Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL, GV về công tác quản lý khâu làm đề thi 56
Bảng 2.8: Ý kiến phản hồi của GV, CBQLvề quản lý công tác tổ chức thi 58
Bảng 2.9: Ý kiến phản hồi của CBQL, GV về công tác quản lý quy trình chấm thi 60
Bảng 2.10 Kết quả ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lý công tác quản lý điểm cho SV 63
Bảng 3-1: Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 79
Trang 8Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL 15
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Lao động - Xã hội 34
Biểu đồ 2.1: Mức độ đánh giá của 100 sinh viên về công tác ra đề thi 41
Biểu đồ 2.2: Mức độ đánh giá của 100 giảng viên về công tác ra đề thi 41
Biểu đồ 2.3: Mức độ đánh giá của50 CBQL về công tác tổ chức thi 46
Biểu đồ 2.4: Mức độ đánh giá của Gv về công tác tổ chức thi 46
Biểu đồ 2.5: Mức độ ý kiến của 100 GV về tình trạng vi phạm quy chế thi trong phòng thi 48
Biểu đồ 2.6: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện công tác chấm thi của 50 CBQL 51
Biểu đồ 2.7: Ý kiến của 100 GV về mức độ thực hiện công tác chấm thi 52
Biểu đồ 2.8: Ý kiến về quản lý điểm thi của 100 SV 54
Biểu đồ 2.9: Ý kiến của 50 CBQL về công tác quản lý quy trình làm đề thi 56
Biểu đồ 2.10: Ý kiến của 100GV công tác quản lý quy trình làm đề thi 57
Biểu đồ 2.11: Mức độ đánh giá của 50 CBQL về công tác quản lý quy trình tổ chức thi 59
Biểu đồ 2.12: Mức độ đánh giá của 100GV về công tác quản lý quy trình tổ chức thi 59
Biểu đồ 2.13: Mức độ đánh giá của 50CBQL về công tác quản lý quy trình chấm thi 61
Biểu đồ 2.14: Mức độ đánh giá của 100 GV về công tác quản lý quy trình chấm thi 62
Biểu đồ 2.15: Kết quả ý kiến 50 CBQL về công tác quản lý việc quản lý điểm của SV 64
Trang 9
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên thế giới xu hướng chuyển từ dạy học tập trung vào mụctiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào tổ chức quá trình dạy và học,nhằm hình thành năng lực dạy và học cho người học Người ta không quáxem trọng tri thức mà xem trọng các phương pháp hình thức tổ chức, giúp các
em tư duy, chủ động trong suy nghĩ Vì vậy, kiểm tra đánh giá trong thi cửcũng cần có sự thay đổi lớn để phù hợp với xu thế trên Đổi mới kiểm trađánh giá theo triết lý trên là ra đề thi theo kiểu mở, theo cách tiếp cận nănglực, tập trung vào người học Khuyến khích người dạy áp dụng đa dạng cáchình thức đánh giá như trắc nghiệm, viết tự luận, đề mở…để đánh giá về nănglực, môn học, đạo đức, sự tiến bộ của người học.Việc đổi mới cách đánh giá,kiểm tra thi cử là tất yếu và dứt khoát để phù hợp với việc chuyển đổi từ nềngiáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng việc hìnhthành và phát triển năng lực, phẩm chất
Thực tế, quan niệm về kiểm tra đánh giá còn hạn hẹp, chỉ coi trọng kếtquả cuối cùng là học được gì Trong khi đó, cách kiểm tra đánh giá theo quanđiểm mới là trong quá trình dạy học, người dạy phải biết phát hiện nhữngnhân tố nổi bật của người học để bồi dưỡng, phát huy nhìn ra những yếu kémcủa họ để có hướng dẫn kịp thời, điều chỉnh phương pháp, nội dung dạy học
để giúp người học đạt được kết quả tốt trong quá trình học tập Đây là hướng
đi coi trọng tăng cường đánh giá quá trình kết hợp với đánh giá kết quả giáodục
Với cách nhìn đó, Nghị quyết Trung ương 8 Đại hội XI của Đảng xácđịnh “Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu đột phá…Tậptrung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Thực hiệnkiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và
Trang 10xã hội” Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, ta cần nâng cao đồng bộcác khâu trong giáo dục đào tạo như giảng dạy, đánh giá thi cử…Mà trong đóchất lượng giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập của sinh viên được phảnánh rõ qua kết quả thi Chính vì vậy tổ chức thi cử là một khâu then chốttrong đánh giá chất lượng giáo dục[26].
Đối với Trường Đại học Lao động-Xã hội, xuất phát điểm từ trườngTrung cấp, đến Cao đẳng, cho đến nay với bề dày 53 năm giáo dục đào tạo, 9năm đào tạo đại học, Trường đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong công cuộcđổi mới giáo dục Đáng kể đến là tháng 3/2008 Trường thành lập Phòng Khảothí và Đảm bảo chất lượng với mục tiêu đổi mới giáo dục, nâng cao chấtlượng đào tạo thông qua kiểm tra đánh giá khách quan, toàn diện Bởi đây làđầu mối quản lý, phân tích các dữ liệu, đánh giá được chất lượng giáo dục.Kiểm tra đánh giá trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, ngườihọc mà còn cả nhà quản lý Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng cao chấtlượng dạy học Chính những chuyển biến này vừa là cơ hội để nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo ở trong nước, đồng thời cũng là những thách thứcđối với công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại họcLao động - Xã hội cũng như các trường đại học khác ở trong nước đang đứngtrước những thách thức đó Một trong những biện pháp quan trọng để nângcao hiệu lực quản lý là phải nâng cao chất lượng quản lý đánh giá được chấtlượng đào tạo trong giáo dục nhà trường
Xuất phát từ những lý do trên, với tư cách là một người tham gia vào
công tác khảo thí của trường, tôi chọn đề “Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội” được thực hiện nhằm góp phần tạo
đánh giá chất lượng đào tạo một cách nghiêm túc và chính xác, là cơ sở choviệc thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
2.Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng khảo thí tạiTrường Đại học Lao Động - Xã Hội, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt
Trang 11động khảo thí của Trường Đại học Lao Động - Xã Hội nhằm đổi mới quản lýcông tác quản lý hoạt động khảo thí góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượngđào tạo của trường.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu các vấn đề lý luận mang tính khoa học của quản lý hoạt động khảo thí tại trường đại học
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Laođộng - Xã hội
Đề xuất các biện pháp để quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội được nâng cao
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1 Khách thể nghiên cứu.
Trường Đại học Lao động - Xã hội
4.2 Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đạihọc Lao động - Xã hội
5 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xãhội trong 5 năm vừa qua đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể Bên cạnh đóvẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện những nhiệm vụ như hoạch định,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của nhàtrường và xã hội mà cần nhà quản lý cần khắc phục trong thời gian tới
Nếu khảo sát, đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động khảo thí tạiTrường Đại học Lao động - Xã hội và xác định được các nguyên nhân cơ bảncủa thực trạng nói trên thì có thể cải thiện được những hạn chế còn tồn tại, đềxuất được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Do hạn chế về thời gian và quy mô của một luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉtập trung nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại
Trang 12học Lao động - Xã hội Xác định được tầm quan trọng của khâu đánh giátrong thi cử, Trường Đại học Lao động - Xã hội đã có những bước chuyểnmình lớn khi quyết định thành lập phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng từtháng 3/2008 tham gia vào công tác khảo thí của trường để khách quan hóaquá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh - sinh viên(HS - SV)nhàtrường thông qua việc độc lập quá trình giảng dạy với quá trình đánh giá Vìthế luận văn sẽ tập trung đánh giá những thành tựu đạt được, những khó khăn
mà nhà trường gặp phải từ năm 2008 - 2013 Trên cơ sở đó sẽ đưa ra những
kế hoạch cho công tác khảo thí trong 5 năm tiếp theo
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp cácthông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể:
Các văn kiện, tài liệu lý luận của Đảng, Nhà nước về quản lý giáo dục,khảo thí và đảm bảo chất lượng
Các văn bản pháp quy như: Chỉ thị, thông tư, quy chế, hướng dẫn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý hoạt động khảo thí
Kinh nghiệm thực tế của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lýgiáo dục đề cập tới những vấn đề chung của quản lý hoạt động khảo thí
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát việc chỉ đạo, điều hành dạy học, việctriển khai thực hiện kế hoạch khảo thí, sự quan tâm tạo diều kiện thuận lợitrong công việc của cấp lãnh đạo tới việc quản lý hoạt động khảo thí củatrường
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với Ban giámhiệu, lãnh đạo các khoa, một số giảng viên, sinh viên, chuyên viên khảo thí ởcác trường đại học khác
Phương pháp điều tra: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra nhằm thu thậpthông tin quản lý hoạt động khảo thí và tính khả thi của biện pháp
Trang 13Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề có liên quan đếnquản lý hoạt động khảo thí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong cáctrường đại học nói chung và Trường Đại học Lao động - Xã hội nói riêng.
7.3 Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong quản lý giáo dục để tiếnhành phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quảnghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung cơ bản của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động khảo thí trong cáctrường đại học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại họcLao động - Xã hội
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại họcLao động - Xã hội
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới, từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đã có một cuộc cáchmạng về kiểm tra – đánh giá (KT – ĐG) với những thay đổi căn bản về triết lí,quan điểm, phương pháp và các hoạt động cụ thể Những thay đổi trên thểhiện quan điểm mới: coi người học và quá trình học tập là trung tâm của toàn
bộ hoạt động giáo dục Xu thế chung của thế giới về đánh giá kết quả học tập
là đề cao tính khái quát, công bằng, minh bạch nhằm xác nhận được một cáchchính xác về phẩm chất và năng lực của người học
Căn cứ trên chuẩn chương trình quốc gia, các nhà trường được phép đề
ra mục tiêu phù hợp với sinh viên của trường Hình thức đánh giá đa dạnghơn như kiểm tra viết, kiểm tra qua hoạt động, giảng viên quan sát, trao đổigiữa giảng viên và sinh viên, sinh viên tự đánh giá và sinh viên đánh giá lẫnnhau Thực tế giáo dục các nước cho thấy, nhìn vào nội dung, quy trình vàcông cụ đánh giá, có thể hiểu và hình dung được chất lượng giáo dục củanước đó Khâu kiểm tra, đánh giá sẽ làm thúc đẩy quá trình học tập, khi giảngviên thay đổi cách đánh giá kiểm tra, sinh viên phải thay đổi quá trình họctập, từ đó quá trình dạy-học của giảng viên và sinh viên sẽ nhanh chóng hòanhập với chương trình giáo dục Coi trọng nghiên cứu, đổi mới và đầu tư vàođánh giá là một trong những giải pháp chủ chốt tạo nên thương hiệu của một
cơ sở giáo dục, một nền giáo dục
Mở đầu cho xu hướng này là nhà giáo dục học J.A.Comenxki (1592 1670) người Séc đã coi việc KT-ĐG tri thức người học như một yếu tố gópphần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học Để KT-ĐG đúng kết quả học tập
Trang 15-của người học, vào thế kỉ XIX, các nhà giáo dục Mĩ, Anh đã nêu một phươngpháp đánh giá mới bằng trắc nghiệm khách quan bên cạnh phương pháp tựluận truyền thống thông qua bộ thang đo năng lực nhận thức và quy trìnhđánh giá Tiêu biểu cho khuynh hướng này là O.W.Caldwell và S.A.Courtis,năm 1845 các ông đề xướng kế hoạch sử dụng hình thức kiểm tra và thi theotinh thần bảo đảm độ tin cậy và tính khách quan bằng trắc nghiệm.
Nghiên cứu vấn đề KT-ĐG dưới góc độ phương tiện điều khiển quátrình dạy học, N.V Savin đã nêu: "Kiểm tra là một phương tiện quan trọngkhông chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức một cách
vững chắc hơn" Ông cho rằng đánh giá có thể trở thành một phương tiện
quan trọng để điều khiển việc học tập của người học, đẩy mạnh phát triển
giáo dục
1.1.2 Ở Việt Nam
Đánh giá, thi cử là khâu cuối cùng của quá trình dạy và học, nhưng đó
là khâu hết sức quan trọng Ở Việt Nam và các nước có nền giáo dục nặng về
“ ứng thí” khoa cử, bằng cấp, thì vấn đề đánh giá, thi cử càng cần tập trungchú ý, xem xét khi còn thiếu tính khách quan, khoa học Từ lý luận đến thựctiễn đều cho thấy việc đánh giá kết quả học tập chưa được xây dựng thànhmột bộ tiêu chí và tính chuyên nghiệp còn rất thấp Cụ thể, đánh giá còn bị chiphối nhiều yếu tố chủ quan, cảm tính, kể cả định tính lẫn định lượng, nhất làđối với các môn khoa học xã hội Các hình thức và phương pháp đánh giá cònđơn điệu, chủ yếu là đánh giá tổng kết, trong đánh giá tổng kết chủ yếu làhình thức viết, coi nhẹ các kĩ năng khác, ít chú ý đánh giá thực hành Ngay cảthi viết thì đề bài cũng chủ yếu yêu cầu tái hiện, sử dụng trí nhớ nhiều hơn làvận dụng và đòi hỏi sáng tạo Công cụ đánh giá, phương pháp và kỹ thuật xử
lý kết quả còn lạc hậu Nguồn lực phục vụ cho kiểm tra đánh giá vừa thiếu,vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giáhiện đại
Trang 16Nhận thức về đánh giá kết quả học tập trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn của giáo dục đại học Việt Nam chưa đầy đủ, còn nhiều thiên lệchcần điều chỉnh, cập nhật, nâng cao Chẳng hạn: Coi đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên chỉ là cho điểm, xếp loại và cho lên lớp Do quan niệm “thi gì,học nấy” nên giảng viên chỉ tập trung vào dạy và đánh giá những gì giúp sinhviên đối phó với các kỳ kiểm tra, thi cử Không hình thành và rèn luyệnphương pháp học tập và tư duy, coi nhẹ ứng dụng, nên kết quả dẫn đến tìnhtrạng học tủ, học lệch, học vẹt tình trạng sinh viên quay cóp tài liệu, đặc biệt
là chép bài của nhau trong khi thi vẫn còn khá phổ biến, dẫn đến kết quả đánhgiá còn phiến diện, thiên lệch thiếu khách quan Việc ra đề mở là vô cùng cầnthiết vì hiện nay cách thức thi, kiểm tra đánh giá theo lối tái hiện kiến thứccủa các nhà trường đã cũ kỹ Nếu áp dụng càng nhiều cách ra đề thi mở sẽkhiến sinh viên biết cách vận dụng khéo léo kiến thức sách vở vào thực tiễn,rèn luyện tính cách và sức sáng tạo Ðổi mới thi cử là chuyển từ việc học gìsang hiểu gì và vận dụng ra sao trong thực tiễn Từ đó điều chỉnh, tác độngngược lại đến quá trình dạy học Đi đôi với việc đổi mới cách ra đề thi - kiểmtra, cần có đổi mới trong công tác tổ chức thi nhằm nâng cao công tác đánhgiá và điều chỉnh kết quả đánh giá, thi cử của nhà trường
Hoà theo xu hướng chung của giáo dục thế giới, phát triển giáo dục mộtcách toàn diện, đánh giá cao tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá, giáo dụcnước nhà nói chung, giáo dục đại học nói riêng đã có những bước tiến vượtbậc Năm 2003, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng được thành lập, kéotheo đó là một hệ thống phòng ban khảo thí trong các trường đại học đượcthiết lập Khi đó cụm từ “khảo thí” được nhắc đến nhiều hơn, vai trò kiểm tra,
tổ chức thi cử được nâng cao, chú trọng đến nhiều hơn Đây là cơ quan của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước hết có chức năng lên chương trình kế hoạch,theo dõi việc thi cử tuyển sinh ở các cơ sở đào tạo thuộc bộ quản lý Lần đầutiên, hệ thống giáo dục đào tạo nước ta có một đầu mối tập trung quản lý và tổ
Trang 17chức toàn bộ việc thi cử, đánh giá kết quả học tập, kiểm định các điều kiệnbảo đảm chất lượng giáo dục Ra đời vào thời điểm mà chất lượng giáo dụcđang là vấn đề bức xúc, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng là công cụthực hiện chủ trương cải tiến toàn bộ hệ thống thi cử đang bị đánh giá là quálạc hậu, thiếu khoa học Với thực tiễn giáo dục, kiểm tra đánh giá chưa đượcngười dạy, người học sử dụng xứng tầm giá trị sư phạm của nó Nhiều ý kiếncho rằng, từ trước đến nay trong quản lý giáo dục lẫn lộn giữa quản lý dạy -học và đánh giá chất lượng, giống như vừa đá bóng vừa thổi còi Nếu thiết lậpđược hệ thống khảo thí trong giáo dục, trước hết sẽ giải quyết được khâu đánhgiá chất lượng sinh viên một cách khoa học,chính xác và chặt chẽ hơn.
Đề tài về hoạt động khảo thí là một đề tài mới, bởi vậy tác giả xin đưa
ra một số công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo như sau:
Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá hết quả học tập trong giáo dụcđại học ở Việt Nam, Cấn Thị Thanh Hương, Luận án tiến sĩ ngành Quản lýgiáo dục, năm 2011 Luận án cho ta cách nhìn khái quát hơn về công tác quản
lý kiểm tra đánh giá trong giáo dục, chỉ rõ tầm quan trọng của kiểm tra, đánhgiá trong giáo dục mà lâu nay chúng ta chưa coi trọng đến
“Một số trao đổi về quy trình tổ chức công tác thi học kỳ” của tác giả
Võ Hải Thùy là bài viết ngắn gọn nhưng hội tụ đầy đầy đủ các nội dung cơbản trong công tác khảo thí của cơ sở giáo dục Giúp người đọc có thể hiểu rõhơn về nội dung này
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm khảo thí
Khái niệm khảo thí không phải là một khái niệm mới, trong những nămgần đây nó mới thực sự được biết đến nhiều hơn, nhưng vẫn chưa có nhiều đềtài nghiên cứu về khái niệm này Xuất phát từ hiểu biết cá nhân, cùng với sựtìm tòi của mình, tác giả xin chọn hai cách tiếp cận sau để làm rõ hơn về
“khảo thí là gì”
Trang 18Thứ nhất theo nghĩa hẹp: Khảo thí là thi cử nói chung (theo từ điểnHán việt)
Cụ thể hơn, đây là tổ hợp 2 yếu tố gốc Hán Khảo vốn có nghĩa kiểmtra, xem xét; thí có nghĩa: thi; nghĩa kết hợp của “thí” với “khảo” ở đây là
“thi”[13] - Là việc tổ chức thi và chấm thi để đánh giá đúng năng lực, khảnăng của người dự thi Để công nhận người học có trình độ nhận thức nào đó
Về nguồn gốc của khái niệm”Khảo thí” xuất hiện khá lâu, theo như ghichép từ thế kỷ 16, Vua Lê Chúa Trịnh đã tổ chức những cuộc thi văn võ.Những thể chế, quy định của thi tuyển võ được biên soạn Các kỳ thi Hươngcũng được thành lập hội đồng thi và chấm thi; trong đó Đồng khảo thí đóngvai trò chấm sơ khảo(lần 1), khảo thí - chấm phúc khảo Như vậy, ban đầukhảo thí chỉ được hiểu đơn thuần là chấm thi Sau này trong thời ký Phápthuộc năm 1928 - 1929, hình thành thuật ngữ “ Nha khảo thí”( Nha Khảo thí ởSài Gòn điều hành thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục), nhằm xây dựng cơ quantrực tiếp tổ chức thi cho Bộ Quốc gia Giáo dục, đặt tiền đề cho hệ thống khảothí sau này
Theo nghĩa rộng, “khảo thí ” không chỉ dừng ở việc tổ chức các kỳ thi,
cơ quan khảo thí còn có vai trò quan trọng trong đánh giá kết quả học tập củangười học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung Từ chỗ làm cho các kỳthi, kiểm tra chuẩn xác, khoa học, còn phải tiến tới sử dụng được những kếtquả đó tác động trở lại hoạt động dạy và học
1.2.2 Kiểm tra trong quản lý
Kiểm tra là một trong những chức năng của quản lý Thông qua kiểmtra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điền chỉnh kịp thời các hoạt động để thựchiện tốt các mục tiêu đã xác định
Có nhiều khái niệm về kiểm tra trong quản lý như sau:
Trang 19Theo Harold Koontz: Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động các
bộ phận cấp dưới để tin chắc rằng các mục tiêu, kế hoạch thực hiện các mụctiêu đó đã đang được hoàn thành
Theo Kenneth A Merchant: Kiểm tra bao gồm tất cả các hoạt động mànhà quản trị thực hiện nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các kết quả thực tế sẽđúng trong kế hoạch
Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cở sở tiêu chuẩn đã được xác lập để xác định các ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu.
Mục đích của kiểm tra
Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức, bảo đảmcác nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu Làm bày tỏ và đề ra nhữngkết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng
Xác định và dự đoán những biến động và những chiều hướng chính.Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh
Đơn giản hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và tráchnhiệm Phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo để loại bớt những gìquan trọng hay không cần thiết
Phổ biến những chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến việc hoànthành công việc, tiết kiệm thời gian, công sức của mọi người
1.2.3 Hoạt động khảo thí
Đây tổng thể các hoạt động liên quan đến quá trình thi cử từ khâu ra đềthi, tổ chức thi, chấm thi, quản lý kết quả thi Hoạt động khảo thí cũng đượccoi là hoạt động kiểm tra, đánh giá nhưng được tổ chức có tính khoa học, bài
Trang 20bản, chính xác Kết quả của hoạt động này mang ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với người dạy, người học, người quản lý, cơ sở giáo dục.
Hoạt động khảo thí trong các trường đại học thường do một hoặc nhiều
bộ phận chuyên trách kết hợp đảm nhiệm như Phòng Đào tạo, Phòng Khảothí…(thường do phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng phụ trách)
Hoạt động khảo thí là hoạt động thường niên của nhà trường, với vaitrò là nguồn cung cấp thông tin phản hồi cho hoạt động giáo dục của nhàtrường, giúp cho người quản lý có cơ sở dữ liệu để đánh giá một cách kháchquan chất lượng đào tạo Lấy đó làm cơ sở cho những hoạch định tương lai,cải thiện đổi mới chất lượng giáo dục cũng như tăng tính linh hoạt của hệthống giáo dục, và đưa ra những quyết định thích hợp cho sự thay đổi pháttriển của nhà trường
1.2.4 Quản lý và chức năng quản lý
a Khái niệm
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay,vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21,các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các trường phái quản lý học đãđưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ muốn người khác làm việc gì
và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm "
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanhnghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổchức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúpcon người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"
Trang 21- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nókhông nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sựlogic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
Nói một cách tổng quát: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạtđược mục tiêu đề ra, trong đó mục tiêu quản lý là trạng thái tương lai, là cáiđích phải hướng tới của quản lý, nó định hướng và chi phối sự vận động củatoàn bộ hệ thống quản lý
Vai trò của quản lý được thể hiện:
Quản lý tạo ra sự thống nhất ý chí trong một tổ chức, vì chỉ có sự thốngnhất trong sự đa dạng thì quản lý mới đạt hiệu quả mong muốn
Quản lý định hướng cho sự phát triển của tổ chức Quản lý giúp tổ chức
và các thành viên thấy rõ được mục tiêu và hướng đi của mình, giúp tổ chứcthực hiện được sứ mệnh của mình, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dàihạn, tồn tại và phát triển không ngừng
Quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung,và trong giáo dục nóiriêng là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thựchiện, hoàn thành mục tiêu chung Mục tiêu ở đây là nâng cao chất lượng giáodục đào tạo Để đạt được mục đích này, ta cần phối kết hợp các nguồn lực:nhân lực, tài chính, công nghệ…để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phốihợp và kiểm soát một cách chính xác, hợp lý
b Các chức năng cơ bản của quản lý
Chức năng quản lý là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý Quản lý có bốn chức năng cơ bản, cóquan hệ chặt chẽ với nhau là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
* Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng
quản lý Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành
Trang 22động và quyết định cách thức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhấtđịnh của một hệ thống quản lý để đạt được mục tiêu Kế hoạch hoá giúp nhàquản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đó thấy được hoạt động tương tácgiữa các bộ phận Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn những phương án tối
ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và có khảnăng ứng phó với sự thay đổi Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện dễ dàng cho việckiểm tra Không có kế hoạch sẽ không thể xác định tổ chức hướng tới đúnghay chệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu Cũng do đókiểm tra trở thành vô căn cứ Nhà quản lý thông qua kế hoạch có thể nhìnthấy tương lai, có thể điều chỉnh những quyết định trước đó, bảo đảm hướngvào mục tiêu đã định
* Tổ chức:Tổ chức là việc biến những ý tưởng trừu tượng của kế hoạch
thành hiện thực Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hìnhthành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổchức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mụctiêu tổng thể của tổ chức Tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt độngquản lý hiện có hiệu quả Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vàonăng lực của người quản lý Họ cần thiết kế cơ cấu các bộ phận, sử dụng cácnguồn nhân lực và vật lực sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức
* Chỉ đạo: Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến
đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của
họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung Chỉ đạo là chức năng thể hiện nănglực của người quản lý Việc chỉ đạo không chỉ bắt đầu sau việc lập kế hoạch
và cơ cấu tổ chức đã hoàn tất, mà nó hoà quyện và ảnh hưởng đến hai chứcnăng kia
* Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lý.
Mục đích của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thờinhững sai lệch, tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làm
Trang 23cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định Kiểm tra là một quá trình bao gồm cácbước: Xây dựng các tiêu chuẩn; đo lường việc thực hiện; đánh giá các tiêu chuẩn
so với các kế hoạch Kiểm tra là tai mắt của quản lý, là việc làm bình thường,không được cản trở đối tượng thực hiện mục tiêu
Bốn chức năng này tạo thành hệ thống quản lý thống nhất với một trình
tự nhất định Ngoài bốn chức năng trên trong hệ thống quản lý, yếu tố thông tinluôn có mặt ở tất cả các giai đoạn với vai trò là điều kiện phương tiện khôngthể thiếu được đối với việc thực hiện các chức năng quản lý Hệ thống thông tinquản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sailệch thì công tác quản lý sẽ gặp khó khăn, dễ dẫn đến những quyết định sai
Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý với hệ thống thông tin quản lýđược thể hiện qua hình sau:
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng
trong chu trình QL 1.2.5 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
a Quản lý giáo dục (QLGD)
QLGD là một khoa học quản lý chuyên ngành được nghiên cứu trênnền tảng của khoa học nói chung, đồng thời cũng là bộ phận của khoa họcgiáo dục Cách phổ biến trong sự phát triển lý thuyết là áp dụng các mô hìnhquản lý công việc và bối cảnh giáo dục Vào giữa những năm 1990, QLGD từchỗ là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ đã trở thành một lĩnh vực có lý luậnriêng và có dữ liệu thực nghiệm với độ tin cậy được kiểm tra trong giáo dục
Lãnh đạo/Chỉ đạo Lập kế hoạch
Thông tin
Trang 24Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm QLGD có nhiều cách hiểu vàđược nhiều tác giả định nghĩa khác nhau
Trong cuốn “Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục”, tác giảMiđakốp định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức cán
bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính nhằm bảo đảm sự vận hành bình thườngcủa các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệthống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượngcũng như chất lượng ”
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tácđộng đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáodục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt đượcnhững tính chất nhà trường XHCN Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu
dự kiến, tiến tới trạng thái chất lượng mới”
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”[8, tr 205]
Hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn vận động và phát triểntheo quy luật chung và chịu sự quy định của kinh tế - xã hội Các định nghĩatrên cũng cho thấy quản lý giáo dục luôn luôn phải đổi mới, đảm bảo tínhnăng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của giáo dục đối với sự vậnđộng và phát triển chung Nếu hệ thống giáo dục được tổ chức, quản lý hợp
lý, vận hành đúng thì tính năng động của giáo dục sẽ ngày càng tác động trởlại một cách tích cực với sự phát triển chung và sẽ đóng vai trò là động lựcphát triển của kinh tế - xã hội
Như vậy, quản lý giáo dục là những tác động có phương hướng, có mụcđích rõ ràng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hình thành vàphát triển nhân cách con người “Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là
Trang 25tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh,sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân
và xã hội”
Có khái niệm như sau: QLGD là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể người dạy và ngườihọc, đến những lực lượng gió dục trong và ngoài nhà trường làm cho quátrình này hoạt động để đạt những mục tiêu dự định, nhằm điều hành phối hợpcác lực lượng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ công tác giáo dục thế hệ trẻ, theo yêucầu phát triển xã hội
Trong cuốn Giáo dục học, Phạm Viết Vượng đã viết: “Mục đích cuối cùng
của QLGD là tổ chức giáo dục có hiệu quả để đào tạo ra lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội” [19].
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những kết luận:
QLGD là những tác động có hệ thống, có khoa học, có ý thức và có mụcđích của chủ thể QL lên đối tượng QL là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra
ở các cơ sở giáo dục
QLGD được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục đó
có thể là một trường học, một trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, dạynghề, một tập hợp các cơ sở phân bố trên địa bàn dân cư
QL một cách có khoa học (là việc tối ưu) trong đó chủ thể QL phải nắmđược các quy luật khách quan đang chi phối sự vận hành của đối tượng QL
b Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường chính là hoạt động QLGD của một cơ cấu, tổ chứcgiáo dục, đồng thời cũng là tác động quản lý trực tiếp tới các hoạt động giáodục, học tập trong phạm vi nhà trường Hoạt động của nhà trường rất đa dạng,phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo một cách khoa học sẽ đảm
Trang 26bảo đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lýgiáo dục để tiến tới đạt mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngànhgiáo dục, với thế hệ trẻ và với từng người học
“Quản lý trường học là hoạt động cuả các cơ quan quản lý nhằm tậphợp và tổ chức các hoạt động của người dạy, người học và các lực lượng giáodục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [19]
Quản lý nhà trường chính là sự tác động quản lý có chủ đích của hiệutrưởng tới tất cả các yếu tố, các mối quan hệ chức năng, các nguồn nhân lựcnhằm đưa mọi hoạt động của nhà trường đạt đến mức phát triển cao nhất
Có nhiều cấp quản lý trường học: Cấp cao nhất là Bộ Giáo dục - Đàotạo (GD& ĐT), nơi quản lý nhà trường bằng các biện pháp quản lý hànhchính vĩ mô Có hai cấp trung gian quản lý trường học là Sở GD& ĐT ở tỉnh,thành phố và các Phòng GD& ĐT ở quận, huyện Cấp quản lý trực tiếp chính
là sự tác động của hiệu trưởng quản lý các hoạt động giáo dục, huy động tối
đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái hiện
có tiến lên một trạng thái phát triển mới bằng các biện pháp quản lý và pháttriển chất lượng giáo dục của nhà trường
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện
đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh”
Trang 27“Việc quản lý nhà trường (có thể mở rộng ra là việc quản lý nói chung)
là việc quản lý DH tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tới mục tiêu GD” [18]
Trong lý luận và thực tiễn khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại: Quản lý các chủ thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng và tạođiều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển
Quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hoá các chủtrương đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra để đưa nhà trường đạt các mục tiêu đề ra
“Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham
gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GVvà SV Nhằm tận dụng nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà
trường tiến lên một trạng thái mới” (Nguyễn Ngọc Quang, 1990).
1.3 Những vấn đề lý luận về QLHĐKT
1.3.1 Công tác quản lý hoạt động khảo thí trong các trường đại học
Năm 2003, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thành lập, đánh dấubước ngoặt lớn về công tác giáo dục – đào tạo trong nhà trường Kèm theo đó
là quy định của Bộ GD – ĐT về quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng chínhquy: Quyết định 25/2006/QĐ – BGDDT về kiểm tra và thi học phần; Quyếtđịnh số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chínhquy theo hệ thống tín chỉ, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2007, đượcsửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm
Trang 282012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi Công tác khảo thí baogồm các bước sau:
Bước 1 Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi
Bước 2 Lập kế hoạch thi
Bước 3 Tổ chức làm đề thi
Bước 4 Tổ chức thi
Bước 5 Tổ chức chấm bài, lưu trữ bài thi, điểm thi
Bước 6 Tổ chức giải quyết khiếu nại của sinh viên
Các trường Đại học lấy đó làm cơ sở tổ chức công tác khảo thí, phâncông rõ nhiệm vụ cho từng bộ phận, đảm bảo tính pháp lý, quy phạm cho cơ
sở giáo dục Các đơn vị tham gia vào công tác này gồm phòng Đào tạo, phòngKhảo thí và ĐBCL, Khoa quản lý môn học
Quản lý trong nhà trường là để mong đạt được mục tiêu chung của nhàtrường Đó là đào tạo nguồn nhân lực vừa có tài vừa có đức, nâng cao chấtlượng đào tạo sinh viên, chất lượng giảng dạy của giảng viên Trong đó côngtác khảo thí đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm kiểm tra đánh giá đượckết quả đó Trong các trường đại học, công tác khảo thí được giao cho phòngđào tạo, ban khảo thí, hoặc phòng khảo thí, điều này phụ thuộc vào sự phâncông nhiệm vụ của Ban giám hiệu Cũng vì vậy mà nhiệm vụ của khảo thítrong mỗi cơ sở lại khác nhau
a Lập kế hoạch thực hiện công tác khảo thí
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ KT&ĐBCL hàng năm, căn
cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, trường sẽ thôngqua kế hoạch cụ thể của công tác khảo thí Kế hoạch hoá bao gồm việc xâydựng mục tiêu, chương trình hành động và quyết định cách thức, phương tiệncần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thống quản lý để đạt đượcmục tiêu như:
Trang 29Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến hệ thống văn bản quy phạmpháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác khảo thí và kiểm định chất lượnggiáo dục (KĐCLGD) đảm bảo việc triển khai có hiệu quả
Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làmcông tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục các cấp; từng bước nâng caonăng lực cho các cán bộ chuyên trách về công tác khảo thí
Tổ chức làm đề thi, sao in đề thi; làm phách, hồi phách bài thi; giaonhận bảng điểm thi hết học phần; hình thức thi; làm đề nghị thanh toán đề thi
Kế hoạch hoá giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đóthấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận Việc lập kế hoạch cho phéplựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt độngcho toàn bộ tổ chức và có khả năng ứng phó với sự thay đổi
b Tổ chức thực hiện công tác khảo thí
Đối với nhà lãnh đạo: Dựa vào nội dung kế hoạch cụ thể, thiết kế cơcấu bộ phận phòng ban, nhân viên, cở sở vật chất, nhân lực, vật lực, tài lực, trílực đáp ứng nhu cầu công việc
Đối với nhà quản lý, người trực tiếp tổ chức quản lý công tác khảo thí:Dựa vào phân bổ kinh tế, nhân lực sẽ có những quyết định cụ thể trong mốikhâu công việc: Làm đề, tổ chức thi, tổ chức làm phách, tổ chức quản lý lưugiữ bài thi cụ thể như sau:
Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi, cung cấp đề thi, hướng dẫn cáckhoa, các bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi thi, kiểm tra, hướng dẫn quytrình công nghệ khảo thí, chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụcông tác khảo thí và thực hiện các hợp đồng tổ chức hoạt động khảo thí
Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiệncông tác ra đề thi, chấm thi, …
Trang 30Chủ trì, phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh,sinh viên và các đơn vị có liên quan đề xuất trình Hiệu trưởng các chủtrương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục, chỉ đạo, hướng dẫn thựchiện, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.
c Chỉ đạo thực hiện công tác khảo thí
Khâu ra đề thi: Xây dựng ngân hàng các câu hỏi thi làm cơ sở cho việcxây dựng đề thi Phối hợp cùng các khoa, bộ môn thực hiện đúng quy chế ra
đề thi Khoa, bộ môn chịu trách nhiệm chính về nội dung đề, chất lượng đề,tính bảo mật của đề thi
Khâu in sao đề thi: Thực hiện đúng quy trình in sao Đảm bảo tínhchính xác về số lượng, chất lượng, độ bảo mật của đề thi
Khâu tổ chức thi: Phòng ban chức năng thực hiện hoạt động này cầntuân thủ đúng quy chế tổ chức thi, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong thi cử
Khâu làm phách: Chỉ đạo nhân viên thực hiện đúng quy chế làm phách,không để lộ phách, đảm bảo tính bảo mật, tính chính xác, tính kịp thời của bàithi
Khâu quản lý điểm: Thực hiện theo quy chế lưu điểm thi, không để xảy
ra sai xót, nhầm lẫn
d Kiểm tra việc thực hiện công tác khảo thí
Đây là chức năng xuyên suốt cả quán trình quản lý Đối với công táckhảo thí, kiểm tra bắt đầu từ hoạt động ra đề thi Phòng khảo thí thườngxuyên kiểm tra quy trình ra đề có đảm bảo thời gian, tiến độ, cấu trúc đề thicủa giảng viên ra đề Về nội dung đề thi, trưởng khoa sẽ có trách nhiệm kiểmtra trực tiếp từng đề thi.Công tác in sao đề thi, làm phách được kiểm tra theođúng quy trình nhằm hạn chế những sai xót có thể xảy ra
Công tác chấm thi: 2 giảng viên chấm thi cho 1 bài, phơi chấm, đáp ánđầy đủ, để có thể kiểm tra chéo
Trang 311.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khảo thí.
a Yếu tố khách quan
+ Sự phát triển, xu thế giáo dục chung của trong và ngoài nước
Xu thế giáo dục chung của thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáodục trong nước.chúng ta cần có những chuyển biến tích cực để phù hợp với
xu thế chung đó Có thể chúng ta xuất phát chậm hơn, nhưng sẽ có nhữnghoạch định bước tiến chắc chắn, học tập rút kinh nghiệm là nền tảng chonhững quyết sách sau này Vì vậy các cơ sở giáo dục, hệ thống khảo thí phảinắm bắt hòa nhập với sự vận động của thế giới, tránh trở thành tụt hậu so vớicác nền giáo dục hiện đại đó
+ Văn bản quy phạm của nhà nước về giáo dục:
Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD - ĐT) chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục bằng các văn bản quy định, thôngtư… Các Bộ, ngành với vai trò là cơ quan chủ quản của một số các trường đạihọc, cao đẳng, học viện và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chínhphủ thực hiện quản lý thống nhất về giáo dục Văn bản quy định của Bộ GD –
ĐT , Bộ LĐTBXH, sở ngoài ngành….được đưa ra, áp dụng cho trường Đạihọc nói chung, bộ phận khảo thí nói riêng về các loại hình trường, điều kiệnthành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; Các quy định
về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; Cácquy định của về kiểm định chất lượng giáo dục; Các quy định về quản lý nhànước đối với giáo dục đại học; Các quy định về quản lý tài chính; Các quyđịnh về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật…
Năm 2003, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng cũng ban hành cácvăn bản, quy phạm đối với hoạt động khảo thí và đảm bảo chất lượng đã bướcđầu dần đưa các hoạt động khảo thí, ĐBCL đi vào quỹ đạo
Trang 32+ Thông tin
Trong công tác quản lý, yếu tố thông tin đóng vai trò xuyên suốt trong
cả quá trình Hoạt động quản lý gắn liền với thông tin Thông tin được coi là
hệ thần kinh của quản lý Thông tin quản lý phải gắn với quyết định quản lý
và mục tiêu quản lý Nhà quản lý luôn nắm bắt thông tin tốt, kịp thời chínhxác sẽ tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, tổ chức một cách hợp lý, hiệuquả
b.Yếu tố chủ quan
+ Con người
- Nhà lãnh đạo, người quản lý: Phải thực hiện nhiều chức năng củaquản lý như tổ chức, hoạch định, kiểm tra, trong đó tổ chức là chức năng đặcbiệt quan trọng [24] Họ đóng vai trò tổ chức ,định hướng, chỉ đạo và xâydựng mối quan hệ giữa những thành viên trong một tập thể cùng vận hànhtheo một hệ thống nhất định để đạt được mục tiêu chung
Một nhà quản lý đúng đắn là người biết người biết việc, phân côngđúng người, đúng việc nhằm đạt được kết quả công việc một cách tối ưu nhất.Đây không phải là một kỹ năng khó, nhưng không phải nhà quản lý nào cũnglàm được Bởi vậy vẫn tồn tại những bất cập trong cách phân công bố trí côngviệc Khi mà tỉ lệ công chức ngồi nhầm chỗ không phải là nhỏ Xét đến vấn
đề này, một phần là do năng lực chuyên môn của họ còn thấp, chưa đủ để đápứng nhu cầu công việc Nhưng một phần cũng phải kể đến, khả năng phâncông công việc của người quản lý Có thể họ làm chưa tốt trong lĩnh vực này,nhưng vẫn có khả năng làm tốt nhiệm vụ khác Điều này cần có bàn tay sắpxếp của người quản lý Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếpthu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn, biết quản lýthời gian, quản lý con người Là một người kiên định hàm chứa một lý tưởng
Trang 33mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ cơ sởgiáo dục mà mình là người đứng đầu.
- Chuyên viên: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chínhtrị, năng lực nhận thức của các chuyên viên đóng vai trò chủ chốt đặc biệtquan trọng trong việc tạo ra hiệu quả công việc Các chuyên viên là ngườitrực tiếp thực hiện hoạt động khảo thí này, mức độ chính xác, chất lượng phụthuộc vào phương pháp thực hiện công việc Hoạt động khảo thí là một quytrình logic, liên tục Mỗi thành viên trong dây truyền này là một mắt xích vôcùng quan trọng Bởi vậy, hơn ai hết họ là người phải nắm rõ nhất nhiệm vụ,năng lực của chính mình để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Ngoài ra, sự phối kết hợp giữa các nhân viên hoạt động khảo thí nàycũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác Điều này đòi hỏi nhàquản lý phải tạo được không khí làm việc vui vẻ, đoàn kết trong đơn vị để tạo
ra dây truyền làm việc liên tục, nhuần nhuyễn trong quy trình quản lý hoạtđộng khảo thí
+ Cở sở vật chất: Đối với các cơ sở đào tạo, chất lượng đào tạo quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển bền vững Ngoài các yếu tố như nội dung chươngtrình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý,giảng viên giảng dạy thì yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trò hết sức quantrọng Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chấtnghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì sẽ không thể
có được một chất lượng đào tào tốt nhất Bởi vậy cơ sở vật chất, thiết bị đồdùng dạy học là điều kiện cơ bản quyết định sự hình thành và phát triển củanhà trường Đối với các phòng ban chứa năng, cung cấp trang thiết bị cầnthiết để phục vụ cho công tác chuyên môn đảm bảo năng suất làm việc, chấtlượng công việc và tâm lý nhân viên Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất,trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ
Trang 34góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay
+ Công nghệ thông tin (CNTT)
Ứng dụng CNTT là sử dụng máy tính, phần mềm máy tính để cậpnhật, truyển đổi, lưu trữ, xử lý và thu nhập thông tin Ở Việt Nam, kháiniệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính
phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" Ứng dụng CNTT vào giáo dục nói
chung, hoạt động khảo thí nói riêng đã không còn xa lại với chúng ta.Chúng
là công cụ hỗ trợ đắc lực đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, góp phầnnâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục Ưu tiên đầu tư ứng dụng mạnh mẽcông nghệ thông tin trong công tác quản lý điểm, đánh giá sinh viên, đổi mớiphương pháp dạy và học, chia sẻ dữ liệu dùng chung nhằm tối ưu hoá nguồnlực đầu tư Các công đoạn thao thác thủ công như tổ chức thi, chấm thi, lênđiểm dần được thay bằng các phần mềm công nghệ giúp rút ngắn thời gian,hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, nâng cao chất lượng công việc Thực tế sovới mặt bằng chung của thế giới, chúng ta còn nhiều hạn chế về phần mềmcông nghệ ứng dụng, đây là những khó khăn chúng ta cần khắc phục trongthời gian tới
+ Văn hóa tổ chức
Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xửcủa các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó Bản chất của tổchức là đối nội cần tăng cường tiềm lực, phát huy được sức sáng tạo của cánhân, đối ngoại là được xã hội nhìn nhận Điều này phụ thuộc vào sự tự quản
Trang 35của các cá nhân(trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử, phong cách làm việc );Các cơ chế của tổ chức đó (các qui tắc, quy chế, điều lệ… riêng); Sự hỗ trợcủa các nhà quản lý với nhân viên; Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thầnđồng đội trong tổ chức; Sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và nhữngcăn cứ, cơ sở của nó; Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xungđột; Các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có Từ đó đểxây dựng bầu không khí làm việc lành mạnh ta cần chú ý đế một số yếu tốnhư mối quan hệ giữa các cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người hiểu và thôngcảm cho nhau; Phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự giúp đỡ tương trợ lẫnnhau; Lãnh đạo có phong cách phù hợp… [26].
Kết luận chương 1
Chương 1 đã nêu đã đầy đủ các khái niệm liên quan đến công tác khảothí nó chung, quản lý hoạt động khảo thí nói riêng Qua đây ta thấy được tầmquan trọng của khâu kiểm tra đánh giá trong giáo dục Đó là kết thúc của quytrình quản lý nhưng lại là giai đoạn tiền kế hoạch trong chu trình này
Hiện nay công tác khảo thí trong các trường đại học đã, đang và sẽđược thực hiện một cách đồng bộ bởi sự chỉ đạo từ các cấp trên nhưng quantrọng nhất vẫn là nhu cầu cấp thiết của giáo dục trong nhà trường Đòi hỏiphải có hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá thật hợp lý chính xác và khoa học.Nói tuy dễ nhưng thực hiện được điều này không phải là đơn giản, nó còn làthách thức đặt ra cho những người làm trong lĩnh vực này
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHẢO THÍ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Lao động - Xã hội
Trường Đại học Lao động - Xã hội được thành lập năm 2005, trên cơ
sở Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTgngày 31/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ Tiền thân của Trường từ 02trường: Trường Trung học Lao động - Tiền lương và Trường Cán bộ quản lýThương binh và Xã hội
Trường Trung học Lao động - Tiền lương, thành lập ngày 30 tháng 5năm 1961 Trường Cán bộ quản lý Thương binh và Xã hội, thành lập năm
1975 Ngày 27/5/1991, hợp nhất hai trường tiền thân và có tên gọi là TrườngCán bộ Lao động - Xã hội Năm 1997, Trường Cán bộ Lao động - Xã hộiđược nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội Năm 2005,Trường được nâng cấp lên đại học
Năm 2007, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quyết định sát nhậptrường Kỹ nghệ I thuộc Tổng cục Dạy nghề thành Cơ sở Sơn Tây và TrườngTrung học Lao động - Xã hội Tp Hồ Chí Minh thành Cơ sở 2 thuộc trường
Đến nay, nhà trường đã có bề dày lịch sử hơn 50 năm Trường lấy ngày27/5 hàng năm là ngày truyền thống của Trường (ngày hợp nhất hai trườngtiền thân) và lấy năm 1961 (năm thành lập Trường Trung học Lao động - Tiềnlương) là năm thành lập Trường
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường vinh dự được Nhànước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:Huân chương Độc lập hạng Nhì(năm 2006), hạng Ba (năm 2001) Huân chương Lao động hạng Nhất (1996),hạng Nhì (1991), hạng Ba (1981).Đảng bộ Trường nhiều năm liền là “Đảng
bộ trong sạch, vững mạnh”
Trang 37Công đoàn trường được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạngNhì (2006), hạng Ba (2001).
2.1.2 Nhiệm vụ
Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thứctrình độ đại học, cao đẳng, trung cấp về Lao động - Xã hội đáp ứng yêu cầucủa xã hội;
Nghiên cứu khoa học về Lao động - Xã hội; kết hợp đào tạo với nghiêncứu khoa học, sản xuất và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của xã hội và theoqui định của pháp luật;
Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo qui định củapháp luật; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động - xãhội; Quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của trườngđảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu;
Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên; Tham gia các hoạtđộng xã hội phù hợp với nhiệm vụ được giao; Quản lý tài chính, tài sản theoqui định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao;
Trang 38Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Lao động - Xã hộiViện Nghiên cứu
Nguồn nhân lực
và An sinh xã hội
Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở Sơn Tây
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Khoa Quản lý lao động
Trang 39* Đội ngũ GV, cán bộ, công nhân viên
Nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường đã trưởngthành nhanh, vững chắc Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước,cấp bộ, cấp thành phố, cấp trường, cấp khoa đã được triển khai, nghiên cứu vàbảo vệ thành công xếp lại khá, loại xuất sắc Tính đến tháng 4/2014, Trường
đã có hơn 840 cán bộ , giảng viên, nhân viên Trong đó giảng viên chiếm 70%cán bộ, số cán bộ giảng viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm PGS, GS là:
438 chiếm 52%, đang theo học cao học, nghiên cứu sinh ở trong và ngoàinước là 194 người, chiếm 23%
2.2 Thực trạng hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội
Quy trình tổ chức hoạt động khảo thí
TT Thông tin - Thư viện
Trung tâm Hợp tác Đào tạo quốc tế
Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng
Căn cứ vào kế hoạch năm học ,xác định thời gian thi học kỳ lần 1 & 2
35
Trang 40Bước Trình tự thực hiện Trách nhiệm chính
Căn cứ vào kế hoạch thi của mỗi học kỳ, trước 01
tháng của môn thi đầu tiên PĐT sẽ chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thi như giấy
thi, danh sách SV đủ điều kiện dự thi, cán bộ coi
thi…
PĐT
2
Các Khoa quản lý môn học sẽ chuẩn bị bộ đề thi
gửi về phòng KT& ĐBCL, P.KT & ĐBCL trực
tiếp in sao đề giao cho PĐTcho các buổi thi
Khoa ,P.KT&ĐBCL
Giao đề giám thị coi thi
Tiến hành cho thi
Tiến hành nhận bài thi từ Phòng ĐT