Thực trạng công tác tổ chức thi tại Trường Đại học Lao động Xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 47)

b. Quản lý nhà trường

2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thi tại Trường Đại học Lao động Xã hội

Quy trình tổ chức thi

Đơn vị tham gia Nhiệm vụ/ quyền hạn

1. Phòng Đào tạo - Xếp lịch thi, thông báo rộng rãi tới tất cả các đơn vị liên quan và SV.

- Chuẩn bị phòng thi: Trước mỗi môn thi chậm nhất là 2 ngày, PĐT phải chuẩn bị đủ số phòng thi cần thiết. Mỗi phòng thi theo danh sách xếp tối đa không quá 32 thí sinh và phải có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn, bảng. Khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề nhau phải từ 1,2m trở lên. Vị trí phòng thi phải an toàn, yên tĩnh.

- Chuẩn bị vật tư, văn phòng phẩm cho kỳ thi: bì đựng đề thi, giấy thi, giấy nháp...

- Chuẩn bị danh sách sinh viên dự thi theo phòng, theo học phần.

- Thông báo số lượng phòng thi cho

P.KT&ĐBCL để làm công tác chuẩn bị đề thi. - Thông báo số lượng cán bộ coi thi về các đơn vị giảng dạy dựa trên cơ sở số lượng các học phần tổ chức thi.

Đơn vị tham gia Nhiệm vụ/ quyền hạn

- Kiểm tra lại danh sách phân công CBCT do các đơn vị giảng dạy cung cấp.

- Phân công cán bộ coi thi: Mỗi phòng thi được bố trí 02 CBCT (CBCT thứ nhất và CBCT thứ hai). CBCT làm nhiệm vụ ở từng phòng thi do Phòng Đào tạo phân công, dựa trên Danh sách CBCT do các đơn vị đã gửi cho Phòng. Khi phân công CBCT, phòng Đào tạo phân công, bố trí CBCT từng phòng thi đảm bảo sự cân đối, phù hợp về năng lực, kinh nghiệm của CBCT giữa các phòng thi.

- Cử lãnh đạo và chuyên viên trực tại PĐT để giải quyết các thủ tục và kiểm tra tình hình buổi thi.

- Thu nhận bài thi từ cán bộ coi thi sau khi kết thúc buổi thi (có niêm phong túi bài thi).

- Bàn giao túi bài thi cho P.KT&ĐBCL để thực hiện các nghiệp vụ cho công tác chấm thi.

2. Các đơn vị giảng dạy - Lập danh sách cán bộ coi thi theo lịch phân công và số lượng cán bộ coi thi do PĐT thông báo.

- Thông báo lịch coi thi cho cán bộ coi thi làm nhiệm vụ.

3. P. KT&ĐBCL - Làm công tác in sao đề thi theo Lịch thi do PĐT thông báo.

- Nhận túi bài thi từ PĐT để tổ chức thực hiện công tác chấm thi.

4. Cán bộ coi thi Điều 9 - QĐ 1540 5. Người dự thi Điều 10 - QĐ 1540

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá T.B Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV

I Chuẩn bị trước thi

1 Quy trình tổ chức thi được

thực hiện đầy đủ, nghiêm túc 84 79 14 14 2 7 0 0 2 Công tác lên danh sách thi, bốtrí phòng thi đầy đủ hợp lý 64 61 14 18 10 9 12 12 3 Chuẩn bị về cơ sở vật chất

đảm bảo tiêu chuẩn 80 81 18 15 2 3 0 1

4

Phân công cán bộ coi thi hợp lý, đảm bảo về số lượng, chất lượng

90 92 6 7 5 4 0 0

II Coi thi

5 Quy trình coi thi được thực

hiện theo đúng quy chế 94 90 5 6 2 4 0 0

6 Cán bộ coi thi thực hiện đúng

quy định trong phòng thi 80 85 15 13 3 2 2 0

7 Sinh viên nghiêm túc trong

quá trình thi 62 65 12 10 12 11 14 14

8

Thắc mắc của sinh viên về đề thi được giải đáp kip thời, chính xác

Biểu đồ 2.3: Mức độ đánh giá của50 CBQL về công tác tổ chức thi

Biểu đồ 2.4: Mức độ đánh giá của Gv về công tác tổ chức thi.

Từ kết quả của bảng tổng kết trên, về công tác tổ chức thi nói chung là thực hiện khá tốt về các nội dung. Các ý kiến của CBQL và GV khá tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhiều giữa hai nguồn thông tin. Trong

đó nội dung về phân công cán bộ coi thi hợp lý, đảm bảo về số lượng, chất lượng đạt mức phiếu cao nhất 94% ý kiến của CBGV, 90% ý kiến của GV đạt tiêu chuẩn tốt. Mức chênh lệch của 2 ý kiến này không quá lớn, tạo độ tin cậy về số liệu

Tuy nhiên, ND2 - công tác lên danh sách thi, bố trí phòng thi đầy đủ hợp lý lại chưa nhận được sự đồng tình của cả CBQL, GV khi 12% CBQL, 12% GV cho rằng công tác này còn yếu. Nói về điều này có thể có nhiều nguyên nhân, thứ nhất: PĐT bổ xung danh sách sinh viên học lại, thi lại, ... vào danh sách phòng thi ban đầu một cách tuỳ tiện, tạo sự khó khăn trong việc quản lý thi của GV, quản lý bài thi của phòng Khảo thí. Điều này cần phải được chấn chỉnh để công tác coi thi diễn ra thuận lợi hơn.

Về công tác coi thi được thực hiện khá tốt, các bước thực hiện được đánh giá khá đồng đều.Riêng nội dung sinh viên nghiêm túc trong quá trình thi đánh giá mức Yếu là 14% đối CBQL, 14 % với GV. Qua đây ta thấy được tình trạng thi cử của sinh viên nổi cộm và đáng lo ngại. Sinh viên không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều SV chưa ý thức được việc học của mình, còn mang tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”. Nhiều SV muốn điểm cao nhưng

lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ thi thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số. Đáng buồn là, những hành vi này không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà nó đã trở thành một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Dưới đây là kết quả ý kiến của GV về mức độ vi phạm quy chế thi của sinh viên trong quá trình thi.

Bảng 2.4: Mức độ vi phạm quy chế thi của SV qua đánh giá của 100 GV

TT

Mức độ thực hiện (%) Rất

nhiều Nhiều Ít Khôngcó

1 Sử dụng tài liệu 62 26 7 5

2 Sử dụng điện thoại di động 51 29 11 9

3 Trao đổi trong phòng thi, chép bài bạn 80 13 6 1

4 Nhờ người thi hộ 32 23 35 10

Biểu đồ 2.5: Mức độ ý kiến của 100 GV về tình trạng vi phạm quy chế thi trong phòng thi.

Từ bản số liệu trên, ta thấy ND4 – nhờ người đi thi với 32%, đây là con số thấp nhất trên đồ thị, nhưng về cơ bản nhưng về cơ bản nó là con số đáng báo động về tư cách, nhận thức của bộ phận SV. Điều này cho thấy công tác rà soát phòng thi, thí sinh dự thi của chúng ta được đánh giá hiệu quả nhưng chưa triệt để. Khi vẫn tạo lỗ hổng lớn cho SV lợi dụng vi phạm.

Còn hiện trạng trao đổi trong phòng thi, chép bài bạn được(ND3) đánh giá đạt tỷ lệ cao nhất 80% vi phạm rất nhiều mà ta chưa thể kiểm soát được.

Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của người học, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của sinh viên nên không chấn chỉnh được. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, không nghiêm khắc vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành vi gian lận của người học, làm cho sinh viên coi thường kỉ cương.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w