Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi, nâng cao chất lượng ra đề thi của giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 74)

b. Quản lý nhà trường

3.3.1 Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi, nâng cao chất lượng ra đề thi của giảng viên

của giảng viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội

+ Mục tiêu

Xây dựng ngân hàng đề thi đa dạng, phù hợp với nội dung đào tạo,quy mô đào tạo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực SV.

Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học.

Nâng cao chất lượng ra đề thi là sự cần thiết nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của giảng viên.

Kiểm tra đánh giá chính xác trình độ học tập của sinh viên, đánh giá được chất lượng đào tạo của trường, làm cơ sở hoạch định cho những quyết sách.

Xác định tiêu chuẩn năng lực giảng viên được tham gia ra đề thi giảng viên đủ năng lực bao quát hết học phần cần ra đề, đã giảng xong toàn bộ học phần đó .

Tăng cường tính trách nhiệm của người ra đề và người duyệt đề. Trưởng khoa/bộ môn thực thi trách nhiệm phản hồi thông tin sau đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ra đề thi của giảng viên.

Tăng đơn giá đề thi phù hợp để tạo động lực cho người ra đề sáng tạo đầu tư cho bộ đề mới.

Bổ sung hình thức khen thưởng động viên/kỷ luật kịp thời đối với những nỗ lực cố gắng/ vi phạm nhiều lần cho tập thể/cá nhân trong việc ra đề thi.

Cụ thể hoá các quy định, biểu mẫu và công khai bản mềm để đảm bảo thuận lợi cho giảng viên thực hiện tốt việc ra đề thi, chấm thi...

Nghiên cứu hợp lý hoá quy định về đề thi và đáp án để đảm bảo tương thích, khả thi với đặc thù của nhiều môn đồng thời tạo thuận lợi trong khâu bảo mật đề thi và đáp án.

Hướng dẫn cụ thể, quy định chặt chẽ và nâng cao tính trách nhiệm của giảng viên, Bộ môn, Khoa chuyên môn trong quá trình xây dựng đề cương chi tiết các học phần.

+ Cách thức thực hiện

Đưa ra quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, thâm niên giảng dạy đối với người ra đề thi, duyệt đề.

Quy định định dạng tờ đề có chữ ký nháy của giảng viên ra đề và chữ ký duyệt đề (khi đề thi được đưa vào sử dụng). Đề thi chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu cá nhân của người ra đề và người duyệt đề. Song mọi lỗi xẩy ra liên quan đến đề thi sẽ ảnh hưởng đến thi đua của cả giảng viên ra đề và người trực tiếp duyệt đề.

Kịp thời ghi nhận, khuyến khích và nhân rộng những điển hình áp dụng sáng kiến trong ra đề thi và đảm bảo chất lượng đề thi trước duyệt đề, đề xuất

khen thưởng (nếu cần); Kịp thời đóng góp ý kiến và trao đổi chuyên môn (nâng cao năng lực ra đề) đối với giảng viên đã có cố gắng nhưng chất lượng đề ra khi duyệt vẫn cần nhiều chỉnh sửa; Tước quyền tham gia ra đề thi và có ý kiến trong đánh giá thi đua khi thường xuyên không trách nhiệm khiến khâu rà và duyệt đề gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và công sức.

Giảng viên có sáng tạo đổi mới trong hình thức và nội dung ra đề thi kết thúc học phần được sự xác nhận của Khoa/bộ môn hoặc những vi phạm là ảnh hưởng tới kết quả chung của đợt thi sẽ được đánh giá đúng, kịp thời.

Để đảm bảo chất lượng của đề thi: ở cấp Khoa/Bộ môn, trưởng bộ môn cần kiểm soát việc làm đáp án đồng thời khi làm đề hoặc các giảng viên làm thử đề của sinh viên nhằm kiểm soát và đánh giá chất lượng đề thi. Tuy nhiên, ở cấp Trường chỉ nên yêu cầu các bộ môn nộp đề và kiểm soát đáp án chi tiết khi chấm thi.

Đảm bảo cụ thể hoá về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên cần có được sau mỗi chương và trong toàn học phần. Gắn nội dung đề thi với sứ mệnh kiểm chứng đo lường mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra gắn với học phần cho mỗi sinh viên sau khi học xong.

+ Điều kiện thực hiện

Có đầy đủ các văn bản quy định về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, các tài liệu có liên quan đến đánh giá xếp loại SV.

Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên ra đề thi về nghiệp vụ chuyên môn, thâm niên kinh nghiệm….

Tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động khảo thí nhiều hơn.

Nói tóm lại, nâng cao chất lượng ra sẽ đề thi phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tinh thần trách nhiệm của giảng viên ra đề và giảng viên duyệt đề. Tuy nhiên sự cố gắng của giảng viên cũng cần có sự thông cảm, sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều cấp Khoa, Phòng/Ban, Trường. Đặc biệt trong quá trình thay đổi

từ đào tạo theo niên chế sang hệ thống tín chỉ với nhiều khó khăn để thích ứng, thì việc nâng cao chất lượng đề thi sẽ là một thách thức đối với giảng viên, với khoa chuyên môn. Hơn lúc nào hết các nhà quản lý cần thúc đẩy những chính sách phù hợp cho cả GV và SV trong việc tìm ra hướng đổi mới giảng và học, ra đề thi, thi và chấm thi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w