Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 82)

b. Quản lý nhà trường

3.4.Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các giải pháp

Từ những giải pháp trên có thể khẳng định, 4 giải pháp được đề xuất nhằm quản lý hoạt động khảo thí, nâng cao, tăng cường quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội là một thể thống nhất các BP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, giải pháp này là tiền đề, là cơ sở cho giải pháp kia. Chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy của nhà trường. Tuy mỗi giải pháp đều có thế mạnh riêng và được khai thác với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn và những điều kiện cụ thể, nhưng để đạt được kết quả tốt nhất, chúng cần phải được triển khai đồng bộ, nghiêm túc và triệt để.

Để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ở trên Tôi đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của Ban giám hiệu, trưởng, phó các Phòng, Khoa, bộ môn và một số giảng viên ở Trường tổng số là 200 người.

Phương pháp lấy ý kiến: Tôi xây dựng các phiếu xin ý kiến cho từng đối tượng để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp:

Tính cấn thiết: Mỗi giải pháp được đánh giá ở 3 mức độ:Rất cần thiết; Cần thiết; không cần thiết

Tính khả thi: Được đánh giá ở 3 mức độ: Khả thi; Tương đối khả thi; Không khả thi

Bảng tổng hợp đánh giá chung của cả 3 đối tượng qua đều thăm dò bằng phiếu hỏi cho kết quả như sau:

Bảng 3-1: Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp STT Mức độ cần thiết Các giải pháp Quản lý HĐDH Tính cấn thiết (%) Tính khả thi (%) Rất Cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi, nâng cao chất lượng ra đề thi của giảng viên

93,5 6,5 0 89,5 8 2,5

2

Tăng cường biện pháp để hạn chế tối đa tiêu cực trong thi cử

99 1 0 79 2 19

3

Tăng cường biện pháp quản lý giám sát khâu chấm thi nhằm đảm bảo tính minh bạch trong chấm thi

97,5 2,5 0 86,5 3,5 10

4 Đổi mới công tác quản lý điểm

còn nhiều bất cập 93,5 6,5 0 87,5 2,5 10

Tổng số người được hỏi ý kiến: 200 người, Ban Giám hiệu - 3, Trưởng, phó các Phòng, Khoa, bộ môn - 17 , 10 CB Phòng đào tạo, 10 CB phòng Khảo thí và ĐBCL, 160 CB-GV đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp. Ở mức độ cần thiết trung bình 95,88% , tính khả thi được đánh giá ở mức độ khả thi trung bình là 85,63 %.

Trong các gải pháp thì giải pháp 2, giải pháp 3 là các giải pháp mà các nhà quản lý mong muốn thực hiện tốt để đưa chất lượng chuyên môn của nhà trường lên cao, khẳng định vị trí của nhà trường trong xã hội còn các giải pháp còn lại phụ thuộc nhiều vào kinh phí trên một số còn băn khoăn về tính khả thi của nó. Tuy nhiên, về mức độ không khả thi của các nội dung cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Có đến trung bình 10,38% ý kiến cho rằng các giải pháp này chưa khả thi.

Qua trao đổi phỏng vấn và thống kê trên phiếu điều tra, được biết các ý kiến này chủ yếu là do nhà quản lý chưa tìm hiểu sâu sắc lý luận khoa học quản lý hoặc chưa tin tưởng thực sự vào con đường cải cách đổi mới trong cách nghĩ, cánh làm của mình. 19% ý kiến cho rằng giải pháp Tăng cường biện pháp để hạn chế tối đa tiêu cực trong thi cử khó mà thực thi được. Bởi xuất phát từ thực tế tiêu cực trong thi cử vẫn còn là vấn nạn nhức nhối trong giáo dục, đối với học sinh, sinh viên, nó là một căn bệnh ăn sâu vào lối suy nghĩ. Để giải quyết triệt để vấn nạn này không thể một sớm một chiều được. ta cần tiến hành từ từ, từng khâu.

Từ vấn đề này một lẫn nữa khẳng định rằng toàn thể CBQL, GV muốn làm tốt công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động khảo thí nói riêng thì trước hết phải xây dựng được các biện pháp quản lý khả thi và trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp đó phải không ngừng đổi mới cách nghĩ, cách làm, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các giải pháp.

Kết luận chương 3

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1 và những phân tích, đánh giá thực trạng HĐKT ở chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội trên cơ sở những nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, thực tiễn, khả thi và khách quan

Các giải pháp cụ thể quản lý HĐKT được đề xuất cụ thể như sau:

Giải pháp 1: Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi nâng cao chất lượng ra đề thi của giảng viên tại Trường Đại học Lao động - Xã hội.

Giải pháp 2: Tăng cường biện pháp để hạn chế tối đa gian lận trong thi cử.

Giải pháp 3: Nâng cao công tác quản lý hoạt động chấm thi nhằm hạn chế tiêu cực sai xót trong chấm thi.

Giải pháp 4: Đổi mới quy trình quản lý điểm cho sinh viên, nâng cao chất lượng quản lý sinh viên bằng CNTT .

Trong chương 3 tác giả cũng trình bày kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp ở 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết; kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp ở 3 mức độ là Rất khả thi, khả thi và không khả thi thông qua phiếu đánh giá của Ban giám hiệu, trưởng các đơn vị, phòng ban và một số giảng viên. Kết quả được đánh giá cao thể hiện qua bảng 3.1.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, thực trạng quản lý HĐKT tại Trường Đại học Lao động - Xã hội và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khảo thí tác giả có đưa ra một số kết luận sau . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý giáo dục là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý HĐKT chiếm vị trí quan trọng trong quản lý nhà trường. Bởi đây là cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá kết quả học tập của SV, chất lượng giảng dạy của GV, chất lượng đào tạo của trường. Quản lý giáo dục bậc đại học nói chung và quản lý HĐKT tại Trường Đại học Lao động - Xã hội nói riêng là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá sinh viên của giảng viên. Với đặc thù là trường đào tạo cho ngành Lao động - Thương binh xã hội như ngành Lao động xã hội, công tác xã hội, quản trị nhân lực, kế toán và bảo hiểm xã hội thì HĐKT không chỉ hình thành ở sinh viên các kiến thức lý thuyết mà cả các kỹ năng, kỹ xảo thực hành kỹ thuật nghề nghiệp. Để giúp cho HĐKT đạt được kết quả cao thì công tác quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐKT cũng không kém phần quan trọng và cần thiết.

Công tác quản lý HĐKT tại Trường Đại học Lao động - Xã hội trong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định và thực sự góp phần đưa hoạt động nhà trường đi vào nền nếp, kết quả đào tạo được nâng lên.

Tuy nhiên công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động khảo thí nói riêng còn bộc lộ một số bất cập. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý chưa đủ về số lượng, chưa đạt về chất lượng và chưa được quy hoạch để sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản.

Quản lý và khai thác các trang thiết bị phục vụ dạy học còn yếu. Công tác đánh giá kiểm tra hoạt động khảo thí cũng còn nhiều tồn tại. Tiêu cực

trong thi cử vẫn diễn ra mà chưa quán triệt được, dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên còn chưa thực sự khách quan, chính xác.

Qua kết quả điều tra có thể khẳng định rằng giải pháp quản lý hoạt động khảo thí của trường tuy đã có những chuyển biến tích cực, những cải tiến đáng kể. Song trong thực tiễn vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý do năng lực còn hạn chế, quản lý thiếu khoa học kém hiệu quả dẫn đến chất lượng đào tạo của nhà trường chưa cao. Điều này cần có các giải pháp quản lý tốt hơn hoạt động dạy học tại Trường Đại học Lao động - Xã hội.

2 Kiến nghị

Để giúp công tác quản lý ở các trường đại học ngày càng nâng cao chất lượng quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động khảo thí nói riêng, đồng thời phát huy tác dụng của các biện pháp mà luận văn đã đề xuất góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục chuyên nghiệp trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2014 - 2019, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau đây.

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần cụ thể hoá nội dung quản lý hoạt động khảo thí đối với các trường đại học trong điều lệ trường đại học.

- Căn cứ sự chỉ đạo và định hướng cho các trường đại học làm tốt khâu quy hoạch cán bộ, coi trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học không thuộc khối sư phạm (bởi phần lớn giảng viên qua tuyển dụng vào các trường này chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm), đào tạo nâng cao, đào tạo lại.

- Cần kịp thời ra các văn bản dưới luật, hoàn thiện chế độ chính sách đối với các giảng viên.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo về đổi mới xây về kiểm tra đánh giá trong giáo dục kiểm và đào tạo

2.2 Đối với Bộ Lao động TBXH. Bộ GD và ĐT

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế QL trong phát triển nguồn nhân lực ngành Lao động Thương binh và xã hội. Có những chính sách cụ thể về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường của Ngành, đặc biệt là đào tạo CBQL, GV, hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo, các bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia.

Tăng cường hỗ trợ phát triển CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật của Trường Đại học Lao động - Xã hội như tăng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ công nghệ,...

Tạo các điều kiện thuận lợi để Trường tiếp tục tham gia tích cực vào các dự án hợp tác và hội nhập quốc tế trong đào tạo để tiếp nhận các hỗ trợ về trang thiết bị, chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu cập nhật và đặc biệt là công nghệ mới trong quản lý đào tạo…

2.2 Đối với Trường Đại học Lao động - Xã hội.

- Tăng cường năng lực lãnh đạo của bộ máy quản lý từ Ban Giám hiệu đến các Phòng, Khoa, Bộ môn, Kiện toàn các tổ chuyên môn trong các khoa.

- Cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường đối với công tác quản lý hoạt động khảo thí, nhằm tạo ra sự chuyển biến rộng khắp trong toàn trường.

- Thường xuyên rà soát, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cả về kiến thức khoa học quản lý giáo dục và thực tiễn cho cán bộ quản lý.

- Kết hợp giữ ổn định và phát triển các tiềm năng thế mạnh của nhà trường, tiến đến hoàn thiện quá trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

- Công tác tuyển chọn giảng viên mới cần xây dựng quy chế cụ thể, tuyển đúng người, đúng việc, từ việc tìm người, đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.

- Có cơ chế động viên khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất và thời gian chho cán bộ, giảng viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác tổ chức thi trong trường một cách công bằng, nghiêm túc và khách quan.

- Tăng cường đầu tư và khai thác các trang thiết bị phục vụ dạy học và quản lý dạy học. Xây dựng thư viện điện tử đảm bảo đủ điều kiện cho các giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu, học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo – 2010, Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày

6/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục

đại học giai đoạn 2010- 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Các Mác, Ph. Ăng ghen toàn tập -1993. Bản tiếng Việt. Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia Hà Nội.

3. Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 - 2012, Ban hành kèm theo

Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/6/2012. 4. Các văn bản về Giáo dục – Đào tạo trong trường đại học và cao đẳng,

tập 1, 2, 3, 4, 5, NXB Thống kê.

5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiện - 2010, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng

giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

6. Đỗ Thị Thúy Hằng - 2012, Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục,

NXB Khoa học và kỹ thuật.

7. Đỗ Thị Thúy Hằng - 2012, Đánh giá trong giáo dục, NXB Khoa học và

kỹ thuật.

8. Hà Sĩ Hồ -1998 ,Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb giáo dục,

Hà Nội .

9. Hồ Sỹ Anh - 2013, Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới

kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí khoa học –

Trường ĐHSP TP.HCM, số 50.

10.Lưu Xuân Mới (2005), Kiếm tra, đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng sau đại học, Học viện CBQLGD&ĐT Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà

xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

12.Nguyễn Cảnh Chất – 2002, Tinh hoa quản lý, Nhà xuất bản Lao động –

Xã hội.

13.Nguyễn Lân – 1989, Từ điển từ và ngữ Hán-Việt, NXB TP Hồ Chí Minh. 14.Nguyễn Phúc Châu (2006), Các yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng

quản lý trường học, Hà Nội.

15.Nguyễn Tiến Đạt - 2009, Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội.

16.Nguyễn Thành Vinh – 2012, Khoa học Quản lý đại cương, Nhà xuất bản

giáo dục.

17.Nguyễn Phương Nga – 2004, Đánh giá chất lượng trong giáo dục, NXB

Đại học Quốc gia .

18.Phạm Minh Hạc - 1998. Một số vấn đề về quản lý giáo dục. Nhà xuất bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giáo dục, Hà Nội.

19.Phạm Viết Vượng – 2000. Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà

Nội.

20.Quốc hội - 2005, Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21.Quyết định ban hành quy định về quản lý bài thi và kết quả học tập

của học sinh – sinh viên Trường Đại học Lao động, số 102/ QĐ –

ĐHLĐXH, ngày 6/2/2012

22.Quy định kiểm tra, thi kết thúc học phần theo hệ thống tín chỉ, số 1540/QĐ - ĐHLĐXH, ngày 9/9/2013.

23.Trần Khánh Đức – 2004, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

24.Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền - 2006, Quản lý và Lãnh đạo nhà trường,

25. Trần Thị Minh Hằng – 2011, Tâm lý học quản lý, Nhà xuất bản Giáo

dục Việt Nam.

26.Thái Duy Tuyên – 1998. Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại.

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

27.Từ điển từ và ngữ Hán-Việt - 1989, Nguyễn Lân , NXB TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động Khảo thí tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 82)