b. Quản lý nhà trường
3.2.4 Đổi mới quy trình quản lý điểm cho sinh viên, nâng cao chất lượng quản lý sinh
Trong các nội dung về quản lý đào tạo ở các trường đại học thì quản lý điểm của sinh viên là nội dung quan trọng và phức tạp, đặc biệt là đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ, mỗi sinh viên có thể có sự lựa chọn học phần khác nhau, mỗi học phần có hai đầu điểm và mỗi đầu điểm có thể phải nhập và quản lý dữ liệu nhiều hơn một điểm (do sinh viên phải thi lần hai, học lần hai, học nâng điểm, phúc tra…). Mặt khác, việc chấm điểm học phần của sinh viên lại do các khoa, bộ môn thực hiện, do đó cần thiết đưa ra quy trình cụ thể
rõ ràng về cách thức tổ chức, quản lý từng khâu từ nhập điểm, lưu điểm, trả điểm, thông báo SV, trả lời thắc mắc SV.
+ Mục đích
Đối với cán bộ quản lý điểm: Quản lý điểm cho sinh viên một cách khoa học, chính xác, thuận lợi cho việc cập nhật điểm thi nhanh chóng. Giảm áp lực tiếp sinh viên , trả lời sinh viên những vấn đề liên quan đến điểm thi, nợ học phần...
Đối với sinh viên: Có thể tra cứu điểm học phần, ở mọi lúc mọi nơi, thuận tiện chính xác.
Đối với nhà quản lý, dễ dàng kiểm tra, giám sát quản lý quy trình lên điểm cho sinh viên.
+Nội dung
Phải xây dựng quy trình quản lý điểm khoa học để vừa đảm bảo tính chính xác, đơn giản, vừa dễ tra cứu để phục vụ cho công tác học vụ có liên quan.
Có hướng dẫn cụ thể về quy trình thắc mắc điểm cho sinh viên, nên qui định khoa quản lý sinh viên là đầu mối tiếp nhận thắc mắc điểm, phúc khảo bài thi, tuy nhiên cũng cần qui định trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc phối hợp với các Khoa để giải quyết các khiếu nại của sinh viên.
+Cách thức thực hiện
Xây dựng lại hệ thống quản lý điểm. Nên sử dụng website, hòm thư điện tử, tiến tới xây dựng tài khoản điểm cho mỗi cá nhân sinh viên để chuyển tải điểm tới sinh viên, giảm áp lực cho các phòng ban quản lý điểm. Việc công khai điểm cho sinh viên vừa giúp sinh viên có kế hoạch học tập, hơn nữa, sinh viên sẽ giúp khoa phát hiện những sai sót để điều chỉnh kịp thời.
Xây dựng mạng nội bộ để các đơn vị có thể khai thác dữ liệu chung. Phân cấp toàn diện trách nhiệm quản lý điểm cho khoa, bao gồm cả quản lý
điểm thi lần 1, lần 2, học lại… Muốn vậy, chương trình quản lý điểm của khoa phải bao gồm đầy đủ các nội dung như trên.
Tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý điểm Đưa ra quy định cụ thể về trách nhiệm của từng đơn vị quản lý điểm, từ giảng viên giảng dạy môn học, khoa quản lý sinh viên, phòng Đào tạo, phòng Khảo thí.
+ Điều kiện
Nhà trường cần trang bị máy quét ảnh tốc độ cao để quét điểm trả cho sinh viên, nếu có thể thì trang bị cho mỗi khoa có đào tạo sinh viên.
Xây dựng qui chế làm việc của các đơn vị và qui chế phối hợp công tác giữa các đơn vị trong Trường.
Xây dựng chương trình quản lý điểm hiện đại.