b. Quản lý nhà trường
3.3.3 Nâng cao công tác quản lý hoạt động chấm thi nhằm hạn chế tiêu cực sai sót
cực sai sót trong chấm thi.
+ Mục tiêu
Giảm thiểu tối đa sai sót trong chấm thi, hạn chế tiêu cực học đường. Đảm bảo tính công bằng trong thi cử, quyền lợi của sinh viên.
Tiết kiệm được thời gian, hiệu quả các giảng viên được huy động chấm thi, biết được lịch chấm thi trước sẽ chủ động bố trí thời gian chấm thi theo kế hoạch, khi đến chấm sẽ tập trung vào công việc chấm thi nên hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh của việc hiệu quả về thời gian tổ chức chấm thi tốt sẽ nâng cao được chất lượng chấm thi giảm được sự nhầm lẫn ở mức thấp nhất, tránh được sự thất lạc bài thi.
Tổ chức chấm thi tốt cũng góp phần giảm bớt những kẽ hở dẫn đến tiêu cực trong học đường.
+ Nội dung biện pháp
Nghiêm túc trong chấm thi, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong khâu này. Tất cả các bài thi phải được dọc phách, không để người chấm điểm biết tên thí sinh. Sau đó các bài thi cần được chấm chéo bởi hai người bất kỳ. Việc làm này cần có người giám sát chấm thi công minh, nghiêm túc. Nếu hai người chấm có sự chênh lệch, cần được chấm bởi người thứ ba.
Tổ chức chấm thi có kế hoạch, đảm bảo công tác giảng dạy không bị gián đoạn, tập trung công tác chấm thi hiệu quả.
Thực kế hoạch chấm thẩm định bài thi thường xuyên, với quy mô rộng, với tất cả các môn thi, hệ đào tạo.
+ Cách thức
Xây dựng kế hoạch chấm thẩm định chi tiết, cụ thể. Công tác này có thể giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp, yêu cầu cần có sự phối hợp của các khoa, bộ môn giảng dạy. Công việc này cần thực hiện thường xuyên, liên tục.
Về tổ chức chấm thi, các khoa/ bộ môn nên xây dựng kế hoạch chấm thi khi có lịch thi của phòng đào tạo gửi về đơn vị, điều này giúp cho người quản lý, giảng viên có kế hoạch cụ thể tránh việc vừa chấm thi vừa phải giảng dạy hay làm các công việc khác. Triển khai chấm thi tại văn phòng khoa của
chấm tại văn phòng khoa tránh được sự thất lạc bài thi, các giảng viên tập trung vào công việc chấm.
Trước khi chấm thi yêu cầu các tổ chấm thi hội ý thống nhất đáp án, đây là yêu cầu bắt buộc của việc chấm thi để đảm bảo được tính khoa học, chính xác của bài thi.
Khi phân bài chấm nên phân theo ngẫu nhiên cho từng giáo viên, điều này đảm bảo được tính khách quan, giảm được tiêu cực trong thi cử
Trưởng khoa/bộ môn trực tiếp kiểm tra bài thi, phát hiện những bài thi có dấu hiệu bất thường,như đánh đáu bài, yêu cầu chấm tập thể để giảm bớt tiêu cực trong chấm thi.
+ Điều kiện thực hiện
Thông qua quy trình tổ chức chấm thẩm định, yêu cầu sự phối hợp của các đơn vị liên quan. Bộ phận lên kế hoạch cần chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm các đơn vị đó bằng các văn bản pháp lý.
Yêu cầu PKT& ĐBCL phối hợp bảo mật số phách, phát hiện rút bài thi có dấu hiệu bất thường.
Trưởng khoa/bộ môn đóng vai trò quản lý, kiểm tra rà soát công tác chấm thi thường xuyên.
Các khoa/bộ môn cần có lịch chấm thi để việc tổ chức chấm thi được cụ thể, rõ ràng.
3.2.4 Đổi mới quy trình quản lý điểm cho sinh viên, nâng cao chất lượngquản lý sinh viên bằng CNTT .