1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác khảo thí ở trường Đại học Vinh

116 532 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan… Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ VIỆT DŨNG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO THÍ

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ VIỆT DŨNG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO THÍ

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHẠM MINH HÙNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn: “Quản lý công tác khảo thí ở Trường Đại học

Vinh” trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Minh

Hùng, người đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quátrình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo khoa Giáo dục, phòng Sau Đạihọc và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toànkhóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình hoànthành luận văn

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của BanGiám hiệu nhà trường, Ban Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và độingũ cán bộ quản lý, giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp, đã giúp đỡ, tạo điều kiệntrong quá trình hoàn thành khoá học và luận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Hồ Việt Dũng

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

CSVC

: :

Công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất CTKT

ĐH

ĐT

: : :

Công tác khảo thí

Đại học Đào tạo

TL ĐT

QL

: Trợ lý đào tạo Quản lý

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của luận văn 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.3 Công tác khảo thí ở trường đại học 15

1.4 Một số vấn đề về quản lý công tác khảo thí ở trường đại học 18

Kết luận chương 1 28

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 29

2.1 Khái quát về Trường Đại học Vinh 28

2.2 Thực trạng công tác khảo thí ở Trường Đại học Vinh 39

2.2.1 Thực trạng việc lập kế hoạch tổ chức thi kết thúc học phần 43

2.2.2 Thực trạng tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi, làm đề thi tại Trường Đại học Vinh 46

2.2.3 Thực trạng công tác coi thi tại Trường Đại học Vinh 54

2.2.4 Thực trạng công tác làm phách, chấm thi, lưu giữu bài thi tại Trường Đại học Vinh 58

2.2.5 Thực trạng công tác quản lý điểm và kết quả học tập tại Trường Đại học Vinh 63

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác khảo thí tại Trường Đại học Vinh 68

Trang 6

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO

THÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 72

3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 72

3.2 Một số giải pháp quản lý công tác khảo thí tại Trường Đại học Vinh 72

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục ở Trường Đại học Vinh 72

3.2.2 Tăng cường công tác coi thi nhằm thực hiện một kỳ thi nghiêm túc 76

3.2.3 Tiếp tục chuyển hình thức thi tự luận ở một số môn sang hình thức thi TNKQ trên máy tính 79

3.2.4 Tăng cường chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi, nâng cao chất lượng ra đề thi của giảng viên tại Trường Đại học Vinh 82

3.2.5 Tăng cường quản lý công tác chấm thi nhằm hạn chế tiêu cực sai sót trong chấm thi 85

3.2.6 Hoàn thiện quy trình quản lý điểm của sinh viên 87

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 89

Kết luận chương 3 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Kết quả lấy ý kiến về công tác tổ chức thi của CBQL, GV 45

2.3 Ý kiến của GV, TL ĐT về công tác quản lý khâu làm đề thi 51 2.4 Kết quả, mức độ đánh giá của CBQL về công tác in sao đề thi 53

2.9 Kết quả khảo sát ý kiến của SV về công tác quản lý điểm 64 2.10 Kết quả lấy ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lý công tác

theo dõi điểm cho SV.

67

3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp 93

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên hình Trang

Trang 8

2.1 Biểu đồ Kết quả ý kiến về công tác tổ chức thi của CBQL, GV 45

2.3 Biểu đồ kết quả Ý kiến của GV, TL ĐT về công tác quản lý

2.4 Biểu đồ Kết quả ý kiến về mức độ đánh giá của CBQL về công

2.5 Biểu đồ Kết quả Ý kiến của GV, CBQL về điều hành công tác

2.7 Biểu đồ Kết quả ý kiến của TLĐT Khoa về công tác làm phách 59 2.8 Biểu đồ Kết quả đánh giá Công tác tổ chức chấm thi 62

2.9 Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến của SV về công tác quản lý

2.10 Biểu đồ kết quả ý kiến CBQL, GV về thực trạng quản lý công

3.1 Biểu đồ kết quả thăm dò về sự cần thiết của các giải pháp 92 3.2 Biểu đồ về kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp 94

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau một quá trình đổi mới, GDĐH nước ta đã phát triển mạnh mẽ vềquy mô, đa dạng hóa về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điềuchỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy độngđược nhiều nguồn lực xã hội Chất lượng đào tạo ở một số cơ sở GDĐH đã cónhững chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xãhội Phần lớn đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học được đào tạotại các cơ sở giáo dục trong nước là lực lượng chính góp phần quan trọng vàocông cuộc đổi mới và xây dựng đất nước

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàhội nhập quốc tế hiện nay, yêu cầu về nguồn lực con người Việt Nam càng trởnên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển

đất nước Với sứ mệnh lịch sử của mình, Giáo dục ngày càng có vai trò quan

trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầuphát triển Kinh tế - xã hội

Ngày 4.11.2013, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn PhúTrọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trungương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN và hội nhập quốc tế [1]

Nghị Quyết đã đánh giá toàn diện những ưu điểm và những hạn chế củacông tác Giáo dục đào tạo trong thời gian qua và vạch ra những nguyên nhân của hạn chế Trong công tác tổ chức thi, kiểm tra, Nghị quyết đã đánh giá:

“ … việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”.

Để khắc phục những hạn chế, nhằm mục tiêu đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo, trong phần III “Nhiệm vụ và giải pháp”, Văn kiện đã

yêu cầu “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh

Trang 10

giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan… Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.

…” [1]

Cùng với các trường đại học trong cả nước, những năm qua, TrườngĐại học Vinh đã không ngừng đổi mới trên tất cả các lĩnh vực: Đào tạo,nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất…Tuy nhiên,cũng như tất cả trường đại học, để phát huy những ưu điểm, khắc phục nhữnghạn chế nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục

vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, TrườngĐại học Vinh đang tiếp tục đổi mới toàn diện, trong đó có những giải pháptăng cường hiệu quả hoạt động công tác khảo thí

Bản thân là một chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực khảo thí và đảmbảo chất lượng của Trường Đại học Vinh, từ lâu tôi đã gắn bó với công tácnày và trong suốt quá trình công tác, bản thân đã có những mong muốn đượcnghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về lý luận, thực tiễn và trên cơ sở những kiếnthức thu được qua học tập và nghiên cứu mạnh dạn đề xuất những giải phápnhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác khảo thí tại trường

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý công tác khảo thí

ở Trường Đại học Vinh” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý công tác khảo thí hệ đào tạo Đại học theo hệ thốngtín chỉ ở Trường Đại học Vinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý công tác khảo thí ở trường đại học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các giải pháp quản lý công tác khảo thí hệ đào tạo Đại học theo hệ

Trang 11

thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh.

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tínhkhả thi thì có thể nâng cao được hiệu quả quản lý công tác khảo thí đối với hệđào tạo Đại học theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động quản lý công tác khảo thí ởtrường đại học

5.1.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của hoạt động quản lý công tác khảo thí đốivới hệ đào tạo Đại học theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh

5.1.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác khảo thíđối với hệ đào tạo Đại học theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Vinh

5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

Do hạn chế về thời gian và quy mô của một luận văn Thạc sĩ, đề tài chỉ

tập trung nghiên cứu về quản lý công tác khảo thí của hệ đào tạo Đại học theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Vinh Trong luận văn, ngoài phần lý

luận chung, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng, đánh giá những thành tựuđạt được, những khó khăn mà nhà trường gặp phải từ năm 2007 - 2015, trên

cơ sở đó sẽ đưa ra những kế hoạch cho công tác khảo thí trong những nămtiếp theo

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

Trang 12

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tế để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm công tác;

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu thu được

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về lý luận

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác khảo thí và quản lý công táckhảo thí; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khảo thí và quản lý côngtác khảo thí ở trường đại học trong giai đoạn hiện nay

7.2 Về thực tiễn

Làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, có tínhkhả thi để nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác khảo thí hệ đào tạo Đạihọc theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu,luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác khảo thí ở

trường đại học

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác khảo thí ởTrường Đại học Vinh

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác khảo

thí ở Trường Đại học Vinh

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, ở nhiều nước trên thế giới, tronglĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có một cuộc cách mạng về Kiểm tra - đánhgiá, theo đó, đã có những thay đổi về triết lí, quan điểm, phương pháp và cáchoạt động cụ thể Xu thế chung của thế giới về đánh giá kết quả học tập là đềcao tính công bằng, minh bạch nhằm tìm được câu trả lời có độ tin cậy cao vềphẩm chất và năng lực thực sự mà người học tiếp thu được sau một quá trìnhđào tạo

Để thực hiện, căn cứ trên chuẩn chương trình quốc gia, các trườngđược phép đề ra những mục tiêu phù hợp với sinh viên của mình Hình thứcđánh giá cũng được triển khai đa dạng hơn Bên cạnh những hình thức truyềnthống như kiểm tra viết, vấn đáp còn có kiểm tra qua hoạt động, qua giảngviên quan sát, qua trao đổi giữa giảng viên - sinh viên, sinh viên tự đánh giá

và sinh viên đánh giá lẫn nhau Nhờ sự đổi mới, bổ sung hình thức kiểm tra,chất lượng đánh giá được nâng cao và khâu kiểm tra, đánh giá thực sự tácđộng qua lại với quá trình học tập và sinh viên phải thay đổi phương pháp họctập để phù hợp với yêu cầu mới, từ đó quá trình dạy-học của giảng viên vàsinh viên sẽ nhanh chóng hòa nhập vào chương trình giáo dục Coi trọngnghiên cứu, đổi mới và đầu tư vào đánh giá là một trong những giải pháp chủchốt tạo nên thương hiệu của một cơ sở giáo dục, một nền giáo dục Thực tếgiáo dục ở một số Quốc gia cho thấy, nhìn vào nội dung, quy trình và công cụđánh giá, có thể hình dung được chất lượng giáo dục của nước đó

Ngay từ thế kỷ 14, nhà giáo dục học J.A.Comenxki người Slovakia đãcoi việc Kiểm tra – đánh giá tri thức người học như một yếu tố góp phần nângcao hiệu quả quá trình dạy học Vào khoảng thế kỷ XIX, để nâng cao chất

Trang 14

lượng nhằm Kiểm tra – đánh giá một cách khách quan phản ánh đúng kết quảhọc tập của người học, các nhà giáo dục Mỹ, Anh đã có khuynh hướng sửdụng phương pháp trắc nghiệm khách quan, một phương pháp đánh giá mới,bên cạnh phương pháp tự luận truyền thống thông qua bộ thang đo năng lựcnhận thức và quy trình đánh giá Tiêu biểu cho khuynh hướng này là vào năm

1845, hai ông O.W.Caldwell và S.A.Courtis đã đề xướng kế hoạch sử dụnghình thức kiểm tra và thi theo tinh thần bảo đảm độ tin cậy và tính khách quanbằng trắc nghiệm

Khi nghiên cứu vấn đề Kiểm tra – đánh giá dưới góc độ phương tiệnđiều khiển quá trình dạy học, N.V Savin trong cuốn Giáo dục học tập 1 ởchương X “Kiểm tra, đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh” đã nêu:

"Kiểm tra là một phương tiện quan trọng không chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức một cách vững chắc hơn".[28] Ông cho

rằng đánh giá đúng đắn chất lượng học tập của người học có thể trở thành mộtphương tiện quan trọng để điều khiển việc học tập của người học, đẩy mạnhphát triển giáo dục

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, vốn là một quốc gia có nền giáo dục nặng về “ứng thí”khoa cử, bằng cấp, cho nên, từ xưa đến nay, vấn đề thi cử, đánh giá, khâu cuốicùng của quá trình dạy và học, được coi là hết sức quan trọng Tuy nhiên, donhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên nhiều nơi công tác Kiểm tra– đánh giá vẫn còn vận hành theo một cơ chế lỗi thời, do đó, chưa thực sựđóng góp được nhiều vào việc nâng cao chất lượng đào tạo

Từ năm 1993, với dự định thay đổi hình thức Kiểm tra - đánh giá, BộGD-ĐT đã có những hoạt động chuẩn bị cụ thể như tổ chức nhiều cuộc hộithảo, Seminar; mời các chuyên gia nước ngoài phối hợp tổ chức tại Hà Nội,Huế, TP Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu phương pháp thi trắc nghiệm kháchquan Từ đó đến nay đã có nhiều tài liệu và bài báo bàn về các định hướngKiểm tra – đánh giá, làm rõ các khái niệm, các phương pháp Kiểm tra - đánh

Trang 15

giá cụ thể như: Lê Văn Hảo (1997), Nghiên cứu vị trí và vai trò của kiểm tra học tập trong nhà trường, tạp chí giáo dục [17]; Lê Thị Mỹ Hà (2001), với những tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản trong đánh giá giáo dục, tạp chí giáo dục [16]; Nguyễn Kim Dung – Lê Văn Hảo (2002) “Khảo sát chất lượng đào tạo đại học và việc kiểm tra, đánh giá ở các trường đại học”, tạp chí giáo dục [12]; Nguyễn Ngọc Hợi – Phạm Minh Hùng (2003), “Đổi mới công tác Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên ”, tạp chí giáo dục [21];

Trang Thị Lân, Lê Nguyên Long với những đề xuất về việc kiểm tra đánh giá,

để kiểm tra, thi cử đúng chất lượng dạy và học; Nguyễn Đức Chính (2004),

Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng lưu hành nội bộ – Khoa Sư phạm, Hà Nội [11]; Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội [26]

Trong những năm qua, để đáp ứng với nhu cầu của thời kì mới, giáodục Đại học đang từng bước thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo,cùng với sự thay đổi đó, công tác kiểm tra – đánh giá cũng đã được Bộ Giáodục và đào tạo quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự được đầu tư nghiên cứu mộtcách đúng mức; các công trình nghiên cứu về nội dung này còn ít Việc đánhgiá kết quả, chất lượng học tập của học sinh-sinh viên chưa được xây dựngthành một bộ tiêu chí ổn định và có tính chuyên nghiệp cao Công tác đánhgiá có lúc còn bị chi phối nhiều yếu tố chủ quan, cảm tính, nhất là đối với cácmôn khoa học xã hội Các hình thức và phương pháp đánh giá còn đơn điệu.Các kĩ năng thực hành của người học có lúc còn bị coi nhẹ Ngay cả thi viếtthì đề bài cũng chủ yếu yêu cầu tái hiện, sử dụng trí nhớ nhiều hơn là vậndụng và đòi hỏi sáng tạo Công cụ đánh giá, phương pháp và kỹ thuật xử lýkết quả, nguồn lực phục vụ cho kiểm tra đánh giá vừa thiếu vừa chưa đồng

bộ, làm hạn chế việc áp dụng các hình thức kiểm tra đánh giá hiện đại

Mặt khác, về nhận thức, nhiều nơi còn coi công tác đánh giá kết quảhọc tập của sinh viên chỉ là cho điểm, xếp loại và cho lên lớp Do quan niệm

“thi gì, học nấy” và thông cảm với điều kiện học tập của sinh viên, nên giảng

Trang 16

viên chỉ tập trung vào dạy và trong việc đánh giá có lúc còn có xu hướng nhẹtay giúp sinh viên vượt qua các kỳ kiểm tra, thi cử và kết quả dẫn đến tìnhtrạng học tủ, học lệch, học vẹt Hiện tượng quay cóp tài liệu, đặc biệt là chépbài của nhau trong khi thi vẫn còn Tình trạng đó làm cho kết quả đánh giácòn có lúc phiến diện, thiên lệch, thiếu khách quan Tất cả những yếu tố tiêucực trên đã làm cho chất lượng đào tạo nhiều nơi không đáp ứng được mụctiêu đào tạo đã đặt ra và yêu cầu của thị trường lao động trong cả nước.

Để giải quyết những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trươngtập trung chỉ đạo công tác Kiểm định chất lượng chất lượng giáo dục trong đó

có công tác khảo thí, một công đoạn quản lý chất lượng quan trọng ở tất cảcác cơ sở Giáo dục và đào tạo, vì vậy, năm 2003, theo quyết định của BộGiáo dục và đào tạo, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng được thành lập.Cục có chức năng “Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nướcchuyên ngành về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trongphạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công về khảo thí, kiểm định chấtlượng giáo dục và công nhận văn bằng.” với nhiệm vụ, quyền hạn “Chủ trì,phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình Bộ trưởngban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về khảothí và kiểm định chất lượng giáo dục; hướng dẫn và theo dõi, kiểm tra việcthực hiện các văn bản về khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sau khiđược ban hành”

Ra đời vào thời điểm mà chất lượng giáo dục đang là vấn đề bức xúc,Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng là công cụ thực hiện chủ trương cảitiến toàn bộ hệ thống thi cử đang bị đánh giá là lạc hậu, thiếu khoa học

Để hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Bộ, các trườngĐại học, cao đẳng trong cả nước bắt đầu hình thành hệ thống phòng ban trựctiếp phụ trách công tác này Và đến nay, các cơ sở giáo dục đào tạo, các Sởgiáo dục đều có bộ phận phụ trách công tác khảo thí, Kiểm định chất lượng vàtrên nền tảng quy định của Bộ, mỗi trường đều có hệ thống văn bản quy địnhnhiệm vụ chức năng, xác lập những quy trình, quy phạm để quản lý công tácnày Tuy nhiên, qua nghiên cứu văn bản thể hiện hoạt động của công tác này

ở nhiều trường, nhìn chung hệ thống này còn tản mạn, thô sơ và thiếu những

Trang 17

giải pháp quan trọng để tác động ngược trở lại nhằm thúc đẩy quá trình đàotạo Ngay cả bản thân, dù được tập huấn công tác này một số lần nhưng nộidung tập huấn đang tập trung nhiều cho công tác Đảm bảo chất lượng cònmảng Khảo thí thì nội dung vẫn còn quá ít Khi nghiên cứu đề tài này, mặc dùhết sức cố gắng tìm hiểu, nhưng lượng thông tin nghiên cứu khoa hoc về lĩnhvực này không nhiều, nếu có thì đa số nằm ở dạng các bài viết mang tínhchuyên đề hoặc các tài liệu có tính nêu vấn đề và còn mang nặng tính thăm dòtìm hiểu.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khảo thí và công tác khảo thí

1.2.1.1 Khảo thí

Khảo thí không phải là một khái niệm mới, nhưng trong những nămgần đây nó mới thực sự được biết đến nhiều hơn, và thực tế hiện nay kháiniệm này vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu

Khảo thí là tổ hợp 2 yếu tố gốc Hán Theo nghĩa hẹp, khảo vốn cónghĩa là kiểm tra, xem xét; thí có nghĩa là thi, kết hợp thì “Khảo thí” đượchiểu chung là thi cử

Theo nghĩa rộng, hiện nay “Khảo thí” được coi là việc tổ chức thi, tổchức chấm thi và giải quyết các vấn đề khác như khiếu nại sau chấm, lưu trữđiểm…nhằm đánh giá đúng năng lực, khả năng của người dự thi, trên cơ sở

đó công nhận người học có trình độ nhận thức nào đó

Về nguồn gốc của khái niệm “Khảo thí” xuất hiện khá lâu, theo như ghichép từ thế kỷ 16, thời Vua Lê, Chúa Trịnh, trong các kỳ thi Hương cũng đãthành lập những Hội đồng thi và chấm thi; trong đó “ Đồng khảo thí” nghĩa làchấm sơ khảo còn “ Khảo thí” là chấm phúc khảo Như vậy, ban đầu “Khảothí” chỉ được hiểu đơn thuần là chấm thi Sau này trong thời kỳ Pháp thuộcnăm 1928 - 1929 hình thành thuật ngữ “Nha khảo thí”, đến thời Việt Namcộng hòa, Nha Khảo thí ở Sài Gòn thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục là cơ quantrực tiếp tổ chức toàn bộ công tác thi cử cho hệ thống giáo dục của chế độViệt Nam cộng hòa

Trang 18

1.2.1.2 Công tác khảo thí

CTKT được hiểu là tổng thể các hoạt động liên quan đến quá trình thi

cử từ khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, quản lý kết quả thi CTKT là một

bộ phận quan trọng của kiểm tra, đánh giá, nó được tổ chức chặt chẽ, có tínhkhoa học, bài bản, chính xác Kết quả của công tác này mang ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với người dạy, người học, người quản lý trong việc thực hiệnmục tiêu mà cơ sở giáo dục đã đặt ra

CTKT, với vai trò là nguồn cung cấp thông tin phản hồi cho hoạt độnggiáo dục là công tác thường niên của nhà trường, giúp cho người quản lý có

cơ sở dữ liệu để đánh giá một cách khách quan chất lượng đào tạo, đồng thờilấy đó làm cơ sở cho những hoạch định tương lai về cải thiện, đổi mới chấtlượng giáo dục cũng như tăng tính linh hoạt của hệ thống giáo dục và đưa ranhững quyết định thích hợp cho sự thay đổi phát triển của nhà trường

Do chức năng, nhiệm vụ của mình gắn liền với giáo dục và đào tạo, chonên, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ, CTKT phải tuân theo những quy luật củacông tác quản lý nói chung và công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

và quản lý chất lượng giáo dục nói riêng

1.2.2 Quản lý và quản lý công tác khảo thí

Hoạt động quản lý đã được hình thành rất sớm, ngay từ khi xã hội loàingười xuất hiện và khi con người nhận thức được rằng để tồn tại và phát triểncần phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau Nhưng hợp tác với nhau thành cácnhóm xã hội dù đó là nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm chính thức hay nhóm không

Trang 19

chính thức vẫn không đủ mà muốn đạt được những mục tiêu do nhóm xã hộiđặt ra nhất thiết phải có một hoạt động gọi là hoạt động quản lý Quản lý đểthiết lập kế hoạch, duy trì tính tổ chức tính kỷ luật, sự phân công, hợp tác laođộng, phát huy năng suất của các yếu tố vật chất Lao động của con ngườiluôn luôn là lao động tập thể, mỗi người có một vị trí, một nhiệm vụ nhất địnhtrong tập thể nhưng có quan hệ và có giao tiếp với người khác, tập thể kháctrong quá trình lao động Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất, trong quátrình xã hội, quản lý còn điều chỉnh các mối quan hệ giữa những thành viêntrong cùng một tổ chức và điều hòa mối quan hệ với các tổ chức xã hội khácnhằm những mục tiêu đã đặt ra Và cũng vì thế, quản lý tồn tại trong mọi xãhội, ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào.

Khái niệm quản lý được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vàotừng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà cónhững cách hiểu khác nhau về quản lý Cho đến nay, vẫn chưa có một địnhnghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm vềquản lý lại càng phong phú Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau,nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau vềquản lý:

- Harol Kootz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã

đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động củanhững người khác” [18];

- Nguyễn Minh Đạo “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướngdẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tớimục tiêu đã đề ra” [15];

- Khoa học quản lý- Tập 1-Trường ĐH KTQD "Quản lý là việc đạt tớimục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập

kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” [31];

Trang 20

Hiện nay, quản lý theo khoa học là một yêu cầu đặt ra đối với mọi lĩnhvực của đời sống xã hội Quản lý là quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động củamột nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) một cách có khoa học (đúng quy luật, phùhợp thực tiễn, có tính khả thi và có hiệu quả cao…) để cùng thực hiện nhữngnhiệm vụ và mục đích chung Quản lý giữ vai trò rất quan trọng đối với mọihoạt động của xã hội

1.2.2.2 Quản lý công tác khảo thí

CTKT là một trong những công đoạn quan trọng của quy trình GD-ĐT

và có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của bất kỳ cơ sở GD nào

QL CTKT được hiểu là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiểnCTKT nhằm làm cho công tác này đạt mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao

Để thực hiện nhiệm vụ QL CTKT, nhà quản lý phải thực hiện các chứcnăng sau:

a Xây dựng kế hoạch khảo thí: Chức năng này bao gồm việc xây dựngmục tiêu, chương trình hành động và quyết định cách thức, phương tiện cầnthiết để tiến hành công tác khảo thí trong một thời gian nhất định của một hệthống quản lý để đạt được mục tiêu mà nhà trường đã đặt ra Chức năng nàygiúp nhà quản lý Giáo dục có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đó thấy đượchoạt động tương tác giữa các bộ phận Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọnnhững phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn

bộ tổ chức và có khả năng ứng phó với sự thay đổi Ngoài ra, nó còn tạo điềukiện dễ dàng cho việc kiểm tra Không có kế hoạch sẽ không thể xác định tổchức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mụctiêu Cũng do đó kiểm tra trở thành vô căn cứ Nhà quản lý thông qua kếhoạch có thể nhìn thấy tương lai, có thể điều chỉnh những quyết định trước

đó, bảo đảm hướng vào mục tiêu đã định

b Tổ chức triển khai kế hoạch khảo thí: Tổ chức là việc biến những ýtưởng được xác lập trong kế hoạch khảo thí thành hiện thực Xét về mặt chứcnăng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa

Trang 21

các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiệnthành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức Tổ chứclàm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý hiện có hiệu quả Thànhtựu của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào năng lực của người quản lý Họ cầnthiết kế cơ cấu các bộ phận, sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực sao chophù hợp với mục tiêu của tổ chức.

c Chỉ đạo: Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đếnđối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của

họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung Chỉ đạo là chức năng thể hiện nănglực của người quản lý Việc chỉ đạo không chỉ bắt đầu sau việc lập kế hoạch

và cơ cấu tổ chức đã hoàn tất, mà nó hoà quyện và ảnh hưởng đến hai chứcnăng kia

d Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạtđộng của tổ chức trên cở sở tiêu chuẩn đã được xác lập để xác định các ưuđiểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triểntheo đúng mục tiêu Như vậy, kiểm tra là chức năng quan trọng xuyên suốtquá trình quản lý Mục đích của kiểm tra: Bảo đảm kết quả đạt được phù hợpvới mục tiêu của kế hoạch khảo thí đã đề ra trên cơ sở bảo đảm các nguồn lựcđược sử dụng một cách hữu hiệu Đồng thời xác định và dự đoán những biếnđộng và những chiều hướng chính Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phậnchịu trách nhiệm để chấn chỉnh

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác khảo thí ở trường đại học

Trang 22

số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau củacác khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết mộtcông việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấnmạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc

có mục đích

Theo Hoàng Phê, phương pháp là “Hệ thống các cách sử dụng để tiếnhành một công việc nào đó” Còn theo Nguyễn Văn Đạm, phương pháp đượchiểu là trình tự cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành mộtcông việc có mục đích nhất định”

Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cáchgiải quyết một vấn đề cụ thể”.[27]

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này

là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp

1.2.3.2 Giải pháp quản lý công tác khảo thí

Giải pháp QL CTKT thực chất là đưa ra các cách thức để đổi mới hoặctăng cường quản lý công tác khảo thí

Trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác khảo thí trong Nhà trường,nhà quản lý công tác khảo thí phải đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh từ đóđưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu đang còn tồntại hoặc tăng cường những điểm mạnh để nâng cao hơn nữa chất lượng củacông tác này

Việc đưa ra các giải pháp phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhưđảm bảo tính mục tiêu; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính hiệu quả, đảmbảo tính khả thi trong thực tế phát triển của nhà trường

Trang 23

1.3 Công tác khảo thí ở trường đại học

1.3.1 Mục đích, yêu cầu công tác khảo thí ở trường đại học

Mục đích chung của nền giáo dục nước ta là đào tạo ra lớp thanh niên

có đạo đức, có sức khỏe, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, có khoa học kỹ thuật, tích cực, năng động, sáng tạo, có khả nănglao động với năng suất cao trong một nền công nghệ tiên tiến, có ý chí vươnlên vì sự thành đạt, tiến bộ của bản thân và sự phồn vinh của đất nước

Từ mục đích chung trên, hiện nay mục đích của giáo dục đại học là:Đào tạo ra lớp sinh viên có trình độ chuyên môn và kĩ năng thực hành về mộtngành nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thườngthuộc chuyên môn đào tạo và có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có sức khỏe

và có ý thức phục vụ nhân dân…

Để đảm bảo mục đích của mình, trong lí luận dạy học đại học, kiểm trađánh giá, trong đó có công tác khảo thí, là một trong những công đoạn quyếtđịnh chất lượng của quá trình dạy học và công tác khảo thí có ảnh hưởng lớnđến chất lượng đào tạo vì kết quả của nó sẽ:

1- Giúp người học biết được thực chất chất lượng học tập của mình, từ

đó, điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp;

2- Giúp GV nắm được hiệu quả và chất lượng giảng dạy của mình, tìmnguyên nhân và từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học để giúp

SV nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết;

3- Giúp các nhà quản lí ra quyết định về kết quả học tập của người học,điều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức dạy học khi cần

Hiện nay, CTKT ở trường đại học là hệ thống bao gồm nhiều hoạtđộng: xây dựng đề thi, công tác coi thi, làm phách, chấm thi, lên điểm vàkiểm tra điểm cho sinh viên Việc thực hiện các hoạt động trong CTKT theođúng quy chế, qui định nhằm đạt mục đích: Đánh giá đúng, thực chất kết quảrèn luyện học tập của người học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trongtrường đại học

Trang 24

Để đạt được mục đích trên, công tác khảo thí trong trường Đại học cầnđảm bảo các yêu cầu sau:

- Trong quá trình triển khai cần phải bám sát hệ thống văn bản quyphạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về CTKT của Nhà nước, Nhà trường,đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản đểhoạt động này được triển khai đồng bộ và có hiệu quả cao trong toàn trường;

- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ

để từng bước nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên trách về công tác khảothí nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao;

- Trong CTKT phải đảm bảo được tính độc lập của các hoạt động: xâydựng đề thi, tổ chức thi và đánh giá kết quả bài thi của sinh viên;

- Trong quá trình hoạt động, thường xuyên tiếp thu các ý kiến từ ngườihọc và người dạy, từ đó, nghiên cứu, đổi mới để không ngừng nâng cao chấtlượng hoạt động góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhà trường

và xã hội

1.3.2 Nội dung công tác khảo thí ở trường đại học

Trong các trường đại học, căn cứ và tình hình thực tế, CTKT đượcHiệu trưởng nhà trường giao cho phòng Đào tạo, ban Khảo thí, hoặc phòngKhảo thí hay TT ĐBCL quản lý, nhưng dù nằm ở đơn vị nào thì nội dungCTKT ở trường đại học cũng bao gồm những nội dung sau:

- Căn cứ các văn bản Pháp quy của Nhà nước, xây dựng các quy định,quy trình kiểm tra đánh giá các học phần, thi giữa kỳ, thi kết thúc học phần,thi tốt nghiệp, thi lấy chứng chỉ, bảo vệ đồ án môn học, bảo vệ đồ án tốtnghiệp, bảo vệ luận văn thạc sĩ, bảo vệ luận án tiến sĩ đáp ứng các chuẩn đầu

ra của môn học và chương trình đào tạo;

- Phối hợp với các Khoa tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống ngânhàng đề thi cho từng môn học, cải tiến và phát triển các hình thức thi phù hợpvới yêu cầu đào tạo của các ngành, các hệ bậc đào tạo nhằm nâng cao hiệuquả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo;

Trang 25

- Phối hợp với các đơn vị, các khoa, bộ môn tổ chức kỳ thi kết thúc họcphần, thi cuối khóa các hệ, bậc đào tạo; tổ chức và triển khai kế hoạch coi thi, chấm thi và lên điểm;

- Tổ chức thực hiện đổi mới công tác thi, kiểm tra Đề xuất, trang bị cácphương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức thi, chấm thi,đánh giá kết quả thi Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ vàocông tác khảo thí của Trường;

- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn và tổ chức tập huấn cho giảngviên của Nhà trường về công tác khảo thí;

- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để phục

vụ công tác thi

1.3.3 Cách thức tiến hành công tác khảo thí ở trường đại học

Căn cứ vào kế hoạch năm học, đơn vị QL CTKT xây dựng lịch thi kếtthúc học phần cho các môn học Lịch thi được thông báo rộng rãi cho sinhviên và các đơn vị liên quan, trên cơ sở đó:

- Căn cứ vào lịch thi, các tổ bộ môn các Khoa chủ quản môn thi tiếnhành xây dựng hệ thống câu hỏi thi, Đề thi và đáp án, soạn thảo theo địnhdạng đã quy định, bản cứng có chữ ký của người ra đề hoặc của người chịutrách nhiệm về chuyên môn của khoa Với các môn chuyên ngành có tính đặcthù, Ban chủ nhiệm các Khoa đề xuất phương án ra đề thi, quản lý và sử dụng

đề thi, tổ chức thi, chấm thi trình trưởng Khoa duyệt;

- Căn cứ lịch thi, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng đề thi sẽ tổ chứcbốc thăm chọn đề thi, tổ chức in sao đề thi, đóng gói niêm phong theo phòngthi, đảm bảo đúng quy chế, bảo mật, bàn giao cho các khoa tổ chức thi đúnglịch thi Tổ chức tiếp nhận bài thi, xử lý bài thi (dồn túi đánh phách, rọcphách) bàn giao cho các khoa tổ chức chấm thi Tiếp nhận bài thi đã chấm,ghép phách, lên điểm, kiểm dò và gửi kết quả về các khoa Lưu trữ bài thi vàbảng điểm (bản chính) theo quy định;

Trang 26

- Các đơn vị khác trong trường có liên quan tới CTKT như: Phụ trách

cơ sở vật chất, công tác bảo vệ, công tác y tế…căn cứ nhiệm vụ chức năngcủa đơn vị mình để triển khai công tác chuẩn bị theo đúng kế hoạch đã banhành

1.4 Một số vấn đề về quản lý công tác khảo thí ở trường đại học

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý công tác khảo thí ở trường đại học

Là một hoạt động tập thể, có vai trò vị trí lớn trong việc đảm bảo hoạtđộng đánh giá chất lượng đào tạo lại có nhiều người, nhiều bộ phận tham gia,tuy mỗi người, mỗi bộ phận được giao những mảng công tác độc lập, có quytrình hoạt động riêng, có yêu cầu bảo mật cao nhưng như các phần trên đãnói, đương nhiên công tác này phải được quản lý một cách nghiêm ngặt vàthường xuyên được tăng cường để hoạt động này ngày càng có chất lượnghơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và xã hội

Sau một quá trình đổi mới, GDĐH Việt Nam đã đạt được những thànhtựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, GDĐHViệt Nam cũng đang còn những hạn chế nhất định, trong đó “hạn chế lớn nhấtcủa GDĐH nước ta hiện nay là chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏicủa sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nếu không có giải pháp khắcphục quyết liệt, hiệu quả thì đất nước sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh quan trọng

về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực”

Với hoạt động kiểm tra đánh giá, Nghị quyết 29-NQ-TW về “Đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế” đã được hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua, đánhgiá: “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạchậu, thiếu thực chất.”[1]

Nhận định đó đã đặt cho ngành Giáo dục đại học những nhiệm vụ lớncần giải quyết, trong đó, một trong những khâu đột phá là công tác Khảo thí

Trang 27

và đảm bảo chất lượng Vì thế, để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải có nhữnggiải pháp tích cực trong công tác QL CTKT để đáp ứng yêu cầu đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Xây dựng hệ thống QL CTKT mới phù hợp với điều kiện của từngtrường ĐH trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực vào quá trình nângcao hiệu quả chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới QL hệ thống GDĐHgiai đoạn 2010 - 2020

1.4.2 Nội dung quản lý công tác khảo thí ở trường đại học

Căn cứ vào tình hình thực tế, để có đầu mối tập trung sự chỉ đạo của BộGiáo dục và đào tạo trong công tác quản lý nhà nước đối với công tác khảo thí

và đảm bảo chất lượng, năm 2003, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết địnhthành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Cục Khảo thí và kiểm địnhchất lượng có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nướcchuyên ngành về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trongphạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công về khảo thí, kiểm định chấtlượng giáo dục và công nhận văn bằng Sự ra đời của Cục Khảo thí và kiểmđịnh chất lượng không chỉ đánh dấu bước ngoặt lớn về sự tập trung chỉ đạocông tác Khảo thí và đảm bảo chất lượng trong tất cả các cơ sở giáo dục vàđào tạo mà còn khẳng định tầm quan trọng của hoạt động này trong việc gópphần nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêucầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động

Để hoàn thiện công tác đào tạo Đại học và Cao đẳng và tạo cơ sở pháp

lý cho các trường Đại học và Cao đẳng triển khai hoạt động đào tạo, Bộ giáodục và đào tạo đã ban hành các văn bản:

Ngày 26 tháng 6 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban raQuyết định 25/2006/QĐ – BGDDT ban hành Quy chế Đào tạo đại học và caođẳng hệ chính quy [3]

Ngày 15 tháng 8 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ra Quyếtđịnh số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng

Trang 28

hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và Quy chế này đã được sửa đổi bổ sungbởi Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi [4], [7]

Cả hai quy chế này, đặc biệt là Quy chế 43 đã đề cập một cách đầy đủtoàn bộ những nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác đào tạo từnhững quy định chung về đối tượng áp dụng, chương trình giáo dục đại học,các quy định về học phần, tín chỉ, công tác đánh giá kết quả học tập đến cáchoạt động khác nằm trong quy trình đào tạo như tổ chức đào tạo…trong đóChương III dành riêng để chỉ đạo toàn bộ công tác Kiểm tra và thi học phầnbao gồm những điều khoản quy định về công tác đánh giá học phần (Điều19), công tác tổ chức kỳ thi kết thúc học phần (Điều 20), quy định về việc ra

đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần (Điều21) và cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần (Điều 22)

Từ những quy định cụ thể trong hệ thống văn bản pháp quy đó, côngtác khảo thí trong các trường đại học bao gồm các bước sau:

Bước 1 Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi

Bước 2 Lập kế hoạch thi

Bước 3 Tổ chức làm đề thi

Bước 4 Tổ chức thi

Bước 5 Tổ chức chấm bài, lưu trữ bài thi, điểm thi

Bước 6 Tổ chức giải quyết khiếu nại của sinh viên

Các trường Đại học lấy đó làm cơ sở tổ chức công tác khảo thí, phâncông rõ nhiệm vụ cho từng bộ phận để đảm bảo tính pháp lý, quy phạm cho

cơ sở giáo dục của mình

Để triển khai công tác QL CTKT, tuân theo các quy luật của công tácquản lý nói chung, công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường…quản lýchất lượng nói riêng, mỗi trường đại học, căn cứ vào thực tế của mình, đềuxây dựng những mô hình quản lý của riêng mình, nhưng nhìn chung, dù

Trang 29

trường nào, các bộ phận quản lý hoạt động khảo thí cũng thực hiện các chứcnăng quản lý thông qua các nội dung cơ bản như sau:

a- Lập kế hoạch thực hiện công tác khảo thí

Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, căn cứtình hình thực tế, trường sẽ thông qua kế hoạch cụ thể của công tác khảo thí

và kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm

Việc lập kế hoạch nhằm đảm bảo nhịp độ hoạt động cao và đi đúnghướng, không sót việc

Để lên kế hoạch cần nắm rõ tình hình nhiệm vụ được giao trước mắt,trung hạn và dài hạn với quy trình lập kế hoạch cụ thể

Để lập kế hoạch, nhà quản lý phải xác định được những yếu tố sau:+ Cơ sở pháp lý của công việc và hình dung được mục tiêu yêu cầu cầnlàm và cần đạt;

+ Nội dung công việc là gì? (Tham gia tổ chức hệ thống phòng thi Làm đề thi, sao in đề thi; làm phách, hồi phách bài thi; giao nhận bảng điểm thi hết học phần; hình thức thi; làm đề nghị thanh toán đề thi );

+ Địa điểm và thời gian thực hiện công việc Quy trình công việc, việcnào làm trước, việc làm sau;

+ Trong quá trình thực hiện công việc cần phối hợp với đơn vị chứcnăng nào trong trường;

+ Ai làm, ai kiểm tra, ai chịu trách nhiệm chính Trong quá trình thựchiện nhiệm vụ cần tuân theo các quy trình, văn bản nào Khi cần xin ý kiến thìgặp ai;

+ Phương pháp thực hiện Tài liệu hướng dẫn, các tiêu chí, phương tiện

Trang 30

Sau khi lên kế hoạch cụ thể bằng văn bản phổ biến cho những thànhviên có liên quan Với những kế hoạch có tính chất hoạch định chiến lượcđược phép phổ biến và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướngdẫn về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cần chú ý tăngcường việc tuyên truyền, phổ biến đảm bảo việc triển khai có hiệu quả

Để làm nền tảng nghiệp vụ vững chắc tạo khả năng hoàn thành nhiệm

vụ cao cần chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộlàm công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục các cấp trên cơ sở đótừng bước nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên trách về công tác khảothí

Kế hoạch hoá giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đóthấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận Việc lập kế hoạch cho phéplựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt độngcho toàn bộ tổ chức và có khả năng ứng phó với sự thay đổi

b- Tổ chức thực hiện công tác khảo thí

Đối với nhà lãnh đạo: Dựa vào nội dung kế hoạch cụ thể, thiết kế cơcấu bộ phận phòng ban, nhân viên, cở sở vật chất, nhân lực, vật lực, tài lực, trílực đáp ứng nhu cầu công việc

Đối với nhà quản lý, người trực tiếp tổ chức quản lý công tác khảo thí:Dựa vào phân bổ kinh tế, nhân lực sẽ có những quyết định cụ thể trong mỗikhâu công việc: Làm đề, tổ chức thi, tổ chức làm phách, tổ chức quản lý lưugiữ bài thi cụ thể như sau:

Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi, cung cấp đề thi, hướng dẫn cáckhoa, các bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi thi, kiểm tra, hướng dẫn quytrình công nghệ khảo thí, chủ trì tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụcông tác khảo thí và thực hiện các hợp đồng tổ chức công tác khảo thí

Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị thực hiệncông tác ra đề thi, chấm thi, …

Trang 31

Chủ trì, phối hợp với phòng Đào tạo và các đơn vị có liên quan đề xuấttrình Hiệu trưởng các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục, chỉđạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.c- Chỉ đạo thực hiện công tác khảo thí

Khâu ra đề thi: Xây dựng ngân hàng các câu hỏi thi làm cơ sở cho việcxây dựng đề thi Phối hợp cùng các khoa, bộ môn thực hiện đúng quy chế ra

đề thi Khoa, bộ môn chịu trách nhiệm chính về nội dung đề, chất lượng đề,tính bảo mật của đề thi

Khâu in sao đề thi: Thực hiện đúng quy trình in sao Đảm bảo tínhchính xác về số lượng, chất lượng, độ bảo mật của đề thi

Khâu tổ chức thi: Phòng ban chức năng thực hiện hoạt động này cầntuân thủ đúng quy chế tổ chức thi, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong thi cử

Khâu làm phách: Chỉ đạo nhân viên thực hiện đúng quy chế làm phách,không lộ phách, đảm bảo tính bảo mật, tính chính xác, tính kịp thời của bàithi

Khâu quản lý điểm: Thực hiện theo quy chế lưu điểm thi, không để xảy

ra sai sót, nhầm lẫn

d- Kiểm tra việc thực hiện công tác khảo thí

Đây là chức năng xuyên suốt cả quá trình quản lý Đối với công táckhảo thí, kiểm tra bắt đầu từ hoạt động ra đề thi Phòng khảo thí thườngxuyên kiểm tra quy trình ra đề có đảm bảo thời gian, tiến độ, cấu trúc đề thicủa giảng viên ra đề Về nội dung đề thi, trưởng khoa sẽ có trách nhiệm kiểmtra trực tiếp từng đề thi Công tác in sao đề thi, làm phách được kiểm tra theođúng quy trình nhằm hạn chế những sai sót có thể xảy ra

Đối với công tác chấm thi, do 2 giảng viên chấm thi độc lập cho 1 bàitrên cơ sở 1 đáp án thống nhất, nên có thể kiểm tra chéo

Công tác kiểm tra có thể theo kế hoạch đã hoạch định nhưng cũng cóthể kiểm tra đột xuất khi cần thiết theo quy định của nhà trường

Trang 32

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác khảo thí ở trường đại học

a Yếu tố khách quan

+ Sự phát triển, xu thế giáo dục chung của trong và ngoài nước:

Xu thế giáo dục chung của thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáodục trong nước.chúng ta cần có những chuyển biến tích cực để phù hợp với

xu thế chung đó Có thể chúng ta xuất phát chậm hơn, nhưng sẽ có nhữnghoạch định bước tiến chắc chắn, học tập rút kinh nghiệm là nền tảng chonhững quyết sách sau này Vì vậy các cơ sở giáo dục, hệ thống khảo thí phảinắm bắt hòa nhập với sự vận động của thế giới, tránh trở thành tụt hậu so vớicác nền giáo dục hiện đại đó

+ Văn bản quy phạm của nhà nước về giáo dục:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) chịu trách nhiệm trước Chính phủthực hiện quản lý nhà nước về giáo dục bằng các văn bản quy định, thôngtư… Các Bộ, ngành với vai trò là cơ quan chủ quản của một số các trường đạihọc, cao đẳng, học viện và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chínhphủ thực hiện quản lý thống nhất về giáo dục Văn bản quy định của

Bộ GD–ĐT, sở ngoài ngành… được đưa ra, áp dụng cho trường Đại học nóichung, bộ phận khảo thí nói riêng về các loại hình trường, điều kiện thành lập,

cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; Các quy định về hoạtđộng đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục đại học; Các quyđịnh của Bộ GD–ĐT về kiểm định chất lượng giáo dục; Các quy định về quản

lý nhà nước đối với giáo dục đại học; Các quy định về quản lý tài chính; Cácquy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật…

Năm 2003, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng cũng ban hành cácvăn bản, quy phạm đối với công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đã bướcđầu dần đưa công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng đi vào quỹ đạo

+ Thông tin:

Trang 33

Trong công tác quản lý, yếu tố thông tin đóng vai trò xuyên suốt trongcả quá trình Hoạt động quản lý gắn liền với thông tin Thông tin được coi là

hệ thần kinh của quản lý Thông tin quản lý phải gắn với quyết định quản lý

và mục tiêu quản lý Nhà quản lý luôn nắm bắt thông tin tốt, kịp thời chínhxác sẽ tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, tổ chức một cách hợp lý, hiệuquả

b Yếu tố chủ quan

+ Con người:

- Nhà lãnh đạo, người quản lý: Phải thực hiện các chức năng của quản

lý như tổ chức, hoạch định, kiểm tra, trong đó tổ chức là chức năng đặc biệtquan trọng Họ đóng vai trò tổ chức, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mốiquan hệ giữa những thành viên trong một tập thể cùng vận hành theo một hệthống nhất định để đạt được mục tiêu chung

Một nhà quản lý đúng đắn là người biết người biết việc, phân côngđúng người, đúng việc nhằm đạt được kết quả công việc một cách tối ưu nhất.Đây không phải là một kỹ năng khó, nhưng không phải nhà quản lý nào cũnglàm được Bởi vậy vẫn tồn tại những bất cập trong cách phân công bố trí côngviệc Khi mà tỉ lệ công chức ngồi nhầm chỗ không phải là nhỏ Xét đến vấn

đề này, một phần là do năng lực chuyên môn của họ còn thấp, chưa đủ để đápứng nhu cầu công việc Nhưng một phần cũng phải kể đến, khả năng phâncông công việc của người quản lý Có thể họ làm chưa tốt trong lĩnh vực này,nhưng vẫn có khả năng làm tốt nhiệm vụ khác Điều này cần có bàn tay sắpxếp của người quản lý Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếpthu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn, biết quản lýthời gian, quản lý con người Là một người kiên định hàm chứa một lý tưởng

mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ cơ sởgiáo dục mà mình là người đứng đầu

- Chuyên viên, viên chức phần hành: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ,trình độ lý luận chính trị, năng lực nhận thức của các chuyên viên và viên

Trang 34

chức phần hành đóng vai trò chủ chốt đặc biệt quan trọng trong việc tạo rahiệu quả công việc Các chuyên viên là người trực tiếp thực hiện công táckhảo thí này, mức độ chính xác, chất lượng phụ thuộc vào phương pháp thựchiện công việc Công tác khảo thí là một quy trình logic, liên tục Mỗi thànhviên trong dây chuyền này là một mắt xích vô cùng quan trọng Bởi vậy, hơn

ai hết họ là người phải nắm rất rõ nhiệm vụ, năng lực của chính mình để pháthuy nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Ngoài ra, sự phối kết hợp giữa các nhân viên công tác khảo thí nàycũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác Vì vậy, các nhânviên phần hành ngoài khả năng làm việc độc lập cao còn phải có kỹ năng làmviệc theo nhóm tốt và điều này đòi hỏi nhà quản lý phải tạo được không khílàm việc vui vẻ, đoàn kết trong đơn vị để tạo ra dây truyền làm việc liên tục,nhuần nhuyễn trong quy trình quản lý công tác khảo thí

+ Cở sở vật chất:

Đối với các cơ sở đào tạo, chất lượng đào tạo quyết định sự tồn tại vàphát triển bền vững Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình đào tạo, hệthống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giảngdạy thì yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trò hết sức quan trọng Một nhàtrường có đầy đủ các yếu tố nêu trên nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu,không đáp ứng được những yêu cầu của công tác đào tạo, của hoạt động tổchức thi cử thì sẽ không thể có được một chất lượng đào tạo tốt nhất Bởi vậy

cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bảnquyết định sự hình thành và phát triển của nhà trường Đối với các phòng banchứa năng, cung cấp trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác chuyênmôn đảm bảo năng suất làm việc, chất lượng công việc và tâm lý nhân viên

Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang

bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học là việc hếtsức cần thiết

+ Khả năng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT):

Trang 35

Ứng dụng CNTT là sử dụng máy tính, phần mềm máy tính để cập nhật,chuyển đổi, lưu trữ, xử lý và thu nhập thông tin Ở Việt Nam, kháiniệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chínhphủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 là tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễnthông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của conngười và xã hội Ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung, công tác khảo thínói riêng đã không còn xa lạ với chúng ta Chúng là công cụ hỗ trợ đắc lựcđổi mới phương pháp quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chấtlượng giáo dục Ưu tiên đầu tư ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trongcông tác quản lý điểm, đánh giá sinh viên, đổi mới phương pháp dạy và học,chia sẻ dữ liệu dùng chung nhằm tối ưu hoá nguồn lực đầu tư Các công đoạnthao thác thủ công như tổ chức thi, chấm thi, lên điểm dần được thay bằng cácphần mềm công nghệ giúp rút ngắn thời gian, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn,nâng cao chất lượng công việc Thực tế so với mặt bằng chung của thế giới,chúng ta còn nhiều hạn chế về phần mềm công nghệ ứng dụng, đây là nhữngkhó khăn chúng ta cần khắc phục trong thời gian tới.

+ Văn hóa tổ chức:

Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xửcủa các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó Bản chất của tổchức là đối nội cần tăng cường tiềm lực, phát huy được sức sáng tạo của cánhân, đối ngoại là được xã hội nhìn nhận Điều này phụ thuộc vào sự tự quảncủa các cá nhân (trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử, phong cách làm việc );Các cơ chế của tổ chức đó (các qui tắc, quy chế, điều lệ… riêng); Sự hỗ trợcủa các nhà quản lý với nhân viên; Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thầnđồng đội trong tổ chức; Sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và nhữngcăn cứ, cơ sở của nó; Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xungđột; Các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có Từ đó để

Trang 36

xây dựng bầu không khí làm việc lành mạnh ta cần chú ý đến một số yếu tốnhư mối quan hệ giữa các cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người hiểu và thôngcảm cho nhau; Phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự giúp đỡ tương trợ lẫnnhau; Lãnh đạo có phong cách phù hợp…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu những nét khái quát về lịch sử nghiên cứu, những cơ

sở pháp lý, cơ sở lý luận, những mối tác động qua lại và những khái niệm cơbản nhất có liên quan đến công tác khảo thí, công tác quản lý nói chung vàquản lý công tác khảo thí nói riêng

Hiện nay dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên vàyêu cầu bức thiết của công tác quản lý chất lượng giáo dục, công tác khảo thítrong các trường đại học đã, đang và sẽ được thực hiện một cách đồng bộ Đểthực hiện tốt các nhiệm vụ đó, mỗi cơ sở giáo dục cần phải có nhận thức đầy

đủ hơn về công tác khảo thí và có hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá thậtchặt chẽ, chính xác, khoa học

Những nội dung đã trình bày ở trong chương 1 sẽ tạo điều kiện cho bảnthân đi đúng hướng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, phân tíchnhững điểm mạnh, yếu của công tác khảo thí và quản lý khảo thí ở TrườngĐại học Vinh trong thời gian qua và trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một sốgiải pháp trong công tác quản lý công tác khảo thí nhằm góp phần cùng toàntrường nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn nguồn lựcphục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Trang 37

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC

KHẢO THÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1 Khái quát về Trường Đại học Vinh

2.1.1 Các giai đoạn phát triển

Ngày 16/7/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/NQthành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh Ba năm sau đó, ngày 29/2/1962,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Quyết định số 637/QĐ chuyển Phân hiệu Đại học

Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh Ngày 25/4/2001, Thủtướng Chính phủ ký Quyết định số 62/2001/QĐ - TTg đổi tên Trường Đại học

Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh Hơn nửa thế kỷ xây dựng và pháttriển, lịch sử Trường trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:

2.1.1.1 Giai đoạn 1959-1965

Năm 1959, Phân hiệu ĐHSP Vinh được thành lập trực thuộc Bộ Giáodục với vai trò như một trường ĐH Nhiệm vụ của Nhà trường là đào tạo giáoviên và cán bộ có trình độ ĐH Buổi đầu thành lập, Trường chỉ có 20 cán bộcông chức, tuyển sinh 158 SV, được chia thành 2 ban cơ bản là Toán-Lý vàVăn-Sử Chương trình đào tạo được thiết kế 2 năm Năm 1961, Trường mởthêm 3 ngành đào tạo: Vật lý, Hóa học và Sinh học Năm 1962, Bộ Giáo dụcquyết định chuyển Phân hiệu ĐHSP Vinh thành Trường ĐHSP Vinh Từ năm

1964, theo chỉ thị của Bộ Giáo dục, Nhà trường xây dựng và thực hiện khungchương trình đào tạo 3 năm Tóm lại, giai đoạn từ 1959 đến 1965 đã đánh dấusự vươn lên từ phân hiệu trở thành một trường ĐHSP khá hoàn chỉnh, một cơ

sở đào tạo giáo viên có uy tín và quen thuộc của khu IV nói riêng và miềnBắc xã hội chủ nghĩa nói chung

2.1.1.2 Giai đoạn 1965-1973

Trước tình hình đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại ra miền

Trang 38

Bắc ngày càng ác liệt và Thành phố Vinh trở thành một trọng điểm bị đánhphá, Trường ĐHSP Vinh buộc phải sơ tán để đảm bảo an toàn và tiếp tụcnhiệm vụ đào tạo Từ tháng 4/1965 đến tháng 4/1973, Trường đã sơ tán,thường xuyên di chuyển và đóng trên các địa bàn các huyện: Nghi Lộc, ThanhChương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành (Nghệ An), Hà Trung, ThạchThành (Thanh Hóa) Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo,nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên ưu tú của nhà trường đã xếp bút nghiên lênđường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Trong hoàn cảnh đó, Nhà trường vẫntiếp tục “Dạy tốt - Học tốt”, với việc thành lập khối Trung học phổ thôngchuyên Toán (1966), Khoa đào tạo giáo viên cấp 2 (1967), Khoa Lịch sử(1968), trường vẫn thực hiện chủ trương tiếp tục mở rộng quy mô mà cấp trên

đã giao

2.1.1.3 Giai đoạn 1973-2001

Tháng 5/1973, Trường trở lại Thành phố Vinh và tiến hành xây dựnglại cơ sở vật chất từ đầu Tháng 9/1973, Trường khai giảng năm học mới đầutiên tại Thành phố Vinh sau hơn 8 năm sơ tán Trong hoàn cảnh cả nước dồnsức cho giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973-1975) và nhữngnăm đầy gian khó của đất nước sau khi kết thúc chiến tranh (1976-1986), nhàtrường kiên trì nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học,đồng thời còn chi viện và giúp đỡ cho các trường ĐHSP phía Nam Từ nămhọc 1976-1977, Trường hoàn chỉnh chương trình đào tạo 4 năm và được giaonhiệm vụ bồi dưỡng Sau đại học Năm 1986, căn cứ tình hình thực tế và khảnăng, Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh (1990) vàthành lập các khoa đào tạo mới: Giáo dục chính trị, Ngoại ngữ, Thể dục, Giáodục tiểu học, Công nghệ thông tin Từ năm 1993, Trường là một trong những

cơ sở đào tạo Sau đại học đầu tiên của cả nước được cấp bằng thạc sĩ Để pháttriển quy mô đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã đề ra chủtrương và triển khai thực hiện việc mở rộng các ngành đào tạo ngoài sư phạm,

từ đó những ngành đào tạo mới như Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản; Cử nhân

Trang 39

Luật, Văn thư -Lưu trữ, Du lịch, Toán -Tin ứng dụng, Công nghệ thông tin,Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ thực phẩm…ra đời Quy môcủa Nhà trường lên tới hơn 700 cán bộ công chức và 20.000 học sinh, sinhviên, học viên.

2.1.1.4 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Trước sự phát triển hiệu quả của Nhà trường, năm 2001, Chính phủ đãquyết định đổi tên Trường ĐHSP Vinh thành Trường ĐH Vinh Trở thànhtrường ĐH đa ngành, Nhà trường vẫn xác định sư phạm là ngành then chốt,đồng thời ưu tiên phát triển các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, mởrộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ phục vụ đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội Với việc mở rộng cơ cấungành nghề đào tạo, Trường đã thành lập thêm các cơ sở đào tạo mới và vàsau 47 năm đào tạo theo học chế niên chế, từ năm học 2007 - 2008, TrườngĐại học Vinh đã chuyển sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ Căn

cứ vào thực tế và tiềm năng, ngày 11/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã kýCông văn số 1136/TTg-KGVX về việc đồng ý bổ sung Trường ĐH Vinh vàodanh sách các trường ĐH xây dựng thành trường ĐH trọng điểm quốc gia.Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ đối với sự phát triển vữngmạnh, vai trò và vị trí của Trường ĐH Vinh trong hệ thống giáo dục ĐH [32]

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ, sứ mạng và tầm nhìn, chính sách chất lượng.

2.1.2.1.Chức năng nhiệm vụ:

Trường ĐH Vinh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và đàotạo có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu và biểu tượng riêng, có chứcnăng, nhiệm vụ:

- Đào tạo giáo viên, cử nhân, kỹ sư có trình độ đại học và sau đại học(Thạc sĩ, tiến sĩ ) đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước và một số nướctrong khu vực;

- Đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên bồi dưỡng nhân tài chođất nước;

Trang 40

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

2.1.2.2 Sứ mạng và tầm nhìn:

- Sứ mạng: Trường ĐH Vinh là cơ sở giáo dục đại học theo hướngnghiên cứu và úng dụng, đào tạo đa ngành, đa cấp, đa hệ, cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao, thích ứng nhanh với thế giới việc làm, phục vụ tốt sựnghiệp phát triển kinh tế- xã hội của vùng Bắc Trung bộ và cả nước;

- Tầm nhìn: Xây dựng và phát triển thành trường ĐH trọng điểm quốcgia, có một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế

2.1.2.3 Chính sách chất lượng:

Không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới chươngtrình, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và tạo điều kiện tốt nhất chongười học, nâng cao hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng và tham giakiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia [30]

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu của Trường ĐH Vinh là trường đại học 3 cấp: Trường, Khoa Trường trực thuộc - Bộ môn

Trường có 18 khoa đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Địa lý

- Quản lý tài nguyên, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa Giáo dục, Khoa Giáodục Chính trị, Khoa Giáo dục Quốc phòng, Khoa Hoá học, Khoa Kinh tế,Khoa Lịch sử, Khoa Luật, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Sinh học, Khoa Sưphạm Ngoại ngữ, Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Khoa Sư phạm Toán học, Khoa

Thể dục, Khoa Vật lý và Công nghệ, Khoa Xây dựng; có 2 trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường Thực hành sư phạm.

Có 23 phòng ban, trung tâm, viện, trạm: Phòng Công tác chính trị

-Học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo Sau ĐH, Phòng Hànhchính Tổng hợp, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Khoa học và Hợp tácquốc tế, Phòng Quản trị, Phòng Thanh tra giáo dục, Phòng Tổ chức Cán bộ,Phòng Bảo vệ, Nhà Xuất bản, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm

Ngày đăng: 23/01/2016, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, NXB Giao dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đạihọc giai đoạn 2010-2012
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giao dục Việt Nam
Năm: 2010
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2020 (2012), Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2020
Năm: 2012
8. Nguyễn Hữu Châu, Chủ biên (2008) Chất lượng giáo dục, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giao dục, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng giáo dục, những vấn đềlý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB Giao dục
10. Nguyễn Đức Chính, chủ biên (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định chất lượng trong giáodục đại học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính, chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
11. Nguyễn Đức Chính (2004), Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng lưu hành nội bộ – Khoa Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2004
12. Nguyễn Kim Dung – Lê Văn Hảo (2002) “Khảo sát chất lượng đào tạo đại học và việc kiểm tra đánh giá ở các trường đại học”, tạp chi giao dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chất lượng đào tạođại học và việc kiểm tra đánh giá ở các trường đại học
14. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1999
15. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chinh trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chinh trị quốcgia
Năm: 1997
16. Lê Thị Mỹ Hà (2001), Tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản trong đánh giá giáo dục, Tạp chi giao dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số khái niệm cơ bản trong đánhgiá giáo dục, T
Tác giả: Lê Thị Mỹ Hà
Năm: 2001
17. Lê Văn Hảo (1997), nghiên cứu vị trí và vai trò của kiểm tra học tập trong nhà trường, Tạp chi giao dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu vị trí và vai trò của kiểm tra học tậptrong nhà trường
Tác giả: Lê Văn Hảo
Năm: 1997
18. Harold Koontz, Cyril O’Donell, Heinz Weihrich, (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấnđề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril O’Donell, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1993
19. Đỗ Thị Thúy Hằng (2012), Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
Tác giả: Đỗ Thị Thúy Hằng
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2012
20. Phạm Quang Huân (2010), Đổi mới quản lý chất lượng trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý chất lượng trong nhàtrường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Tác giả: Phạm Quang Huân
Năm: 2010
21. Nguyễn Ngọc Hợi – Phạm Minh Hùng (2003), “Đổi mới công tác kiểm tra- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên”, Tạp chi giao dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác kiểmtra- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi – Phạm Minh Hùng
Năm: 2003
22. Nguyễn Lân – 1989, Từ điển từ và ngữ Hán-Việt, NXB TP Hồ Chi Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ và ngữ Hán-Việt
Nhà XB: NXB TP Hồ Chi Minh
23. Matsusshita Konosuke (1999), Quản lý chất lượng là gì? NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng là gì
Tác giả: Matsusshita Konosuke
Nhà XB: NXB Laođộng
Năm: 1999
24. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng giáo dục đại học
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
Năm: 2000
25.Lê Đức Ngọc (2002), Đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáodục
Tác giả: Lê Đức Ngọc
Năm: 2002
26. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá kết quả học tập
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
28. N.V. SAVIN, 1983, Giáo dục học, tập 1, (Nguyễn Đình Chỉnh dịch), Nxb Giao Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, tập 1
Nhà XB: NxbGiao Dục

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w