Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị.

82 972 4
Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    DƯƠNG THỊ HIỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẦU ĐEN DO ĐƠN BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA Ở GÀ TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC ĐIỀU TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    DƯƠNG THỊ HIỀN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẦU ĐEN DO ĐƠN BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA Ở GÀ TẠI HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC ĐIỀU TRỊ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Lớp : K42 – Chăn nuôi thú y Khoá học : 2010 – 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quang Khoa Chăn nuôi thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, nhờ sự nỗ lực của bản thân và được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các quí thầy cô giáo, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy giáo, cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Quang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã đóng góp ý kiến quí báu và giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Trạm thú y huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 31 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Dương Thị Hiền LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước ngày càng đi lên. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của Trạm thú y huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chúng tôi đã tiến hành đề tài : " Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị ". Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập còn ngắn nên trong bản khóa luận này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Yên Thế 40 Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi 42 Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi 45 Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà 46 Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 47 Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám 49 Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 50 Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà không nhiễm giun kim 52 Bảng 4.9. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen 53 Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen ở một số địa phương huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 54 Bảng 4.11. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp 58 Bảng 4.12. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen gà trên diện rộng 60 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Yên Thế 41 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi 43 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi 45 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 48 Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trong số gà nhiễm giun kim 51 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự HE : Hemotoxilin - Eosin H. meleagridis : Histomonas meleagridis H. gallinarum : Heterakis gallinarum KCTG : Ký chủ trung gian VSTY : Vệ sinh thú y LDH : Lactic dehydrogenase GOT : Glutamicoxalacetic transaminase GPT : Glutamic pyruvic transaminase GLDH : Dehydrogenase glutamic MDH : Dehydrogenase malic PCR : Phản ứng chuỗi polymerase : : MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 12. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm 3 2.1.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà 14 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 30 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 30 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 31 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 33 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 33 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 33 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 33 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 33 3.3. Nội dung nghiên cứu 34 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 34 3.3.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà 34 3.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do H. meleagridis gây nên ở gà nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 34 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 38 3.5. . Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh đầu đen cho gà 39 3.5.1. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc điều trị bệnh đầu đen cho gà . 39 3.5.2. Đề xuất quy trình phòng bệnh đầu đen 39 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 39 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào H. meleagridis ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 40 4.1.1. Tình hình nhiễm H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 40 4.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Yên Thế 40 4.1.2. Nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh đầu đen và bệnh giun kim ở gà 48 4.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 52 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 52 4.2.3. Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen ở một số địa phương của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 54 4.3.Nghiên cứu hiệu quả của 2 phác đồ điều trị bệnh đơn bào H. meleagridis ở gà. 57 4.3.1. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh đơn bào H.meleagridis trên diện hẹp . 57 4.3.2. Thử nghiệm phác đồ điều trị trên diện rộng 59 Phần 5: KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 62 5.1. Kết luận 62 5.2. Tồn tại 63 5.3. Đề nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang rất phát triển. Đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, để có cơ sở vững chắc hơn cho tương lai ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển ổn định, một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm là vệ sinh và thú y. Nhằm đưa được những sản phẩm chăn nuôi sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ra ngoài thị trường. Tính riêng trong năm 2011 đàn gia cầm trong cả nước đạt trên 322 triệu con, sản lượng thịt gần 700 nghìn tấn, sản lượng trứng đạt gần 7.000 tỷ quả, cao nhất từ trước đến nay; tỷ trọng chăn nuôi gia cầm trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt gần 17%. Với mô hình trang trại chăn nuôi gà bán công nghiệp với quy mô lớn tại các vườn cây ăn quả, đồi cây lâm nghiệp ở Yên Thế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng người chăn nuôi ở đây gặp phải không ít những khó khăn nổi lên là vấn đề dịch bệnh. Ngoài những bệnh thường gặp ở gà, hiện nay còn có những bệnh mới gây ra những thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà. Đây là bệnh mới xảy ra ở Việt Nam trong vài năm gần đây, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào. Bệnh gây ra những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu, ban đầu có màu xanh tím, sau đó chuyển sang thâm đen nên có tên là bệnh đầu đen. Bệnh có những bệnh tích đặc trưng như: Viêm hoại tử tạo mủ ở ruột thừa và gan, thể trạng xấu, da vùng đầu và mào tích thâm đen. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài, tỷ lệ chết lên tới 85 % - 95%. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi gà, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị”. [...]...2 12 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào H meleagridis ở gà nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh đầu đen do đơn bào H meleagridis gây ra ở gà - Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng bệnh đầu đen ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả... trực tiếp vào lỗ huyệt có bệnh tích điển hình ở cả gan và manh tràng, trong khi đó gà ở lô 3 không thấy có tổn thương khi gây nhiễm qua đường miệng Ở lô 1, khi cho nuôi nhốt chung với đàn gà mắc bệnh đầu đen trước đó, mổ khám thấy có 11 gà mắc bệnh và có bệnh tích điển hình ở gan và manh tràng trong số 36 gà thí nghiệm (chiếm 30,5 %) Các kết quả trên cho thấy: có thể gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà khỏe... các tác giả đều kết luận có thể gây nhiễm bệnh đầu đen ở gà và gà tây qua đường ăn, uống nhưng tỷ lệ nhiễm không cao Năm 1922, Tyzzer và Fabyan [43] lấy gan của gà bị bệnh nặng nghiền nhỏ cho gà và vịt được 4, 6, 16 ngày tuổi ăn Sau đó, Tyzzer và Collier (1925) [41], tiếp tục gây nhiễm bệnh đầu đen trên một số gà 5 ngày tuổi bằng cách cho ăn gan gà bệnh Sau hàng loạt thí nghiệm, Tyzzer (1926) [44] đã... của bệnh Lấy H meleagridis ở manh tràng vịt gây nhiễm cho gà tây, gà tây bị mắc bệnh Từ những phát hiện này có thể thấy rằng vịt đóng vai trò truyền bệnh cho các loài nhạy cảm Bệnh xảy ra ở bất cứ nơi nào thích hợp cho sự tồn tại của giun kim Heterakis gallinarum và các loại giun đất khác nhau Khi nghiên cứu bệnh đầu đen ở nước Việt Nam, Lê Văn Năm (2010) [6] cho biết: Bệnh do H meleagridis thường xuyên... Mc Dougald L R (2005) [29] đã bố trí thí nghiệm với 120 gà ở 2 tuần tuổi thành 2 lô: Lô 1: bao gồm 10 % gà bệnh (được gây nhiễm qua lỗ huyệt với H meleagridis liều 200.000 H meleagridis/ gà) và 90 % gà khỏe cùng nhốt trong chuồng sàn bê tông Lô 2: bao gồm 25 % gà bệnh với 75 % gà khỏe Tác giả thu được kết quả như sau: Ở lô 2, những gà tiếp xúc với 25 % gà được gây nhiễm bắt đầu chết ở ngày thứ 16 và. .. mang mầm bệnh Histomonas gây bùng phát bệnh đầu đen Kemp và cs (1975) [22] cho biết: gà trống và gà tây bị nhiễm cả Histomonas meleagridis và Heterakis gallinarum khi cho ăn giun đất từ nơi trước đây mầm bệnh đã xảy ra Gà có thể mắc bệnh đầu đen khi vô tình ăn phải giun đất có chứa trứng giun kim nhiễm H meleagridis Khi ký sinh trong giun đất cùng ấu trùng giun kim, H meleagridis có thể tồn tại hơn... nghiệm và gây bệnh cho 8 loài chim thuộc về loài gà và thấy rằng gà lôi trắng Trung Quốc là vật chủ tốt nhất cho giun tròn, tiếp theo là gà và gà sao 18 Cũng giống như gà tây, gà dễ nhiễm bệnh, nhưng khả năng gây bệnh cho gà thấp hơn so với gà tây Tỷ lệ tử vong ở gà là 10 %, trong khi con số này ở gà tây có thể đạt 80 - 100 % (Mc Dougald, 2008 [30]) Armstrong P.L, Mc Dougald L.R (2011) [9] tìm thấy H meleagridis. .. thí nghiệm bằng cách chuyển những gà thí nghiệm trên về các trang trại đang có gà bị nhiễm bệnh, sau 17 ngày thấy gà xuất hiện triệu chứng bệnh, đến ngày thứ 26 tất cả gà đều tử vong, mổ khám thấy tổn thương rõ rệt ở gan và đóng kén trắng ở manh tràng Tyzzer và Fabyan (1922) [43] đã chứng minh H meleagridis và Heterakis gallinarum có vai trò như nhau trong quá trình gây bệnh đầu đen bằng cách cho gà. .. khác của gà tây Theo Smith (1895) [38], khi gà tây mắc bệnh thì gan và manh tràng là 2 cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất Ông đã lấy bệnh phẩm là 2 cơ quan này để nghiên cứu và xác định được nguyên nhân gây bệnh là một sinh vật đơn bào (Amoeba meleagridis) , từ đó bệnh đã được đặt tên là bệnh truyền nhiễm Enterohepatitis Nghiên cứu kỹ hơn, Tyzzer (1920a) [42], đã xác định được nguyên nhân gây bệnh và gọi... Hauck và cs (2010) [19] báo cáo: Histomonosis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào H meleagridis Tại Đức, trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008, có ít nhất 35 vụ dịch xảy ra ở gà tây, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi Trong báo cáo, ông đã mô tả sự tiếp diễn liên tục qua các năm của bệnh đầu đen của một trang trại chăn nuôi gà tây ở Đức Ổ dịch đầu tiên xảy ra vào . 4.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 52 4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. . đen do H. meleagridis gây nên ở gà nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 34 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 38 3.5 dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi gà, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan