Tỷ lệ nhiễm H.meleagridi sở gà tại một số địa phương của huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 49)

4.1.1. Tình hình nhim H. meleagridis gây ra gà ti huyn Yên Thế, tnh Bc Giang Bc Giang

4.1.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một số địa phương của huyện Yên Thế Yên Thế

Để có kết quả về tỷ lệ nhiễm H. meleagridis, chúng tôi đã tiến hành mổ

khám ngẫu nhiên 300 con gà tại 4 xã của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gồm: Đồng Kỳ, Hương Vỹ, Tân Sỏi, Đông Sơn. Bằng phương pháp quan sát triệu trứng lâm sàng, mổ khám kiểm tra bệnh tích, soi tươi manh tràng, làm tiêu bản tổ chức học manh tràng và gan theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng để phát hiện gà nhiễm đơn bào H. meleagridis, chúng tôi đã thu được tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis

thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một sốđịa phương của huyện Yên Thế Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Đồng Kỳ 75 43 57,33 Hương Vỹ 75 30 40,00 Tân Sỏi 75 14 18,67 Đông Sơn 75 22 29,33 Tính chung 300 109 36,33

Qua bảng 4.1 cho thấy: trong tổng số 300 gà mổ khám, xét nghiệm mẫu bệnh có109 gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 36,33% dao động từ 18,67% - 60,00%. Tỷ lệ này khác nhau giữa các xã, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng vệ sinh thú y, địa hình, phương thức chăn

nuôi, lứa tuổi, chế độ nuôi dưỡng, mật độ gà nuôi… Do điều kiện địa hình

đồi núi thấp, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, đa số người dân vẫn còn chăn nuôi theo phương thức tận dụng, điều kiện vệ sinh thú y chưa chú trọng đến nhiều nên tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà nuôi thả vườn ở các xã là tương đối cao. 0 10 20 30 40 50 60

Đồng Kỳ Hương Vỹ Tân Sỏi Đông Sơn

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại một sốđịa phương của huyện Yên Thế

Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà cao nhất tại xã

Đồng Kỳ (57,33%), sau đó là Hương vỹ (40,00%), Đông Sơn (29,33%) và thấp nhất là Tân Sỏi (18,67%). Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis trên gà tại xã

Đồng Kỳ, Hương Vỹ cao (57,33%, 40,00%) do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đáng lưu ý nhất là ở các xã (Đồng Kỳ, Hương Vỹ) người dân nuôi gà với số lượng nhiều, nuôi lâu năm nên đất đã bị nhiễm giun kim - nhân tố gián tiếp gây bệnh đầu đen ở gà, cùng với đó là do tập quán chăn nuôi, nuôi liên tiếp, gối đàn; không có thời gian nghỉ chuồng, phơi đất phun thuốc diệt trừ các tác nhân gây bệnh; địa hình đồi núi xen với những cánh đồng trũng, đất ẩm; hệ thống thoát nước của các hộ chăn nuôi cũng chưa được xử lý khoa học,... hình thức chăn nuôi chủ yếu ở đây là chăn nuôi gà đồi thả vườn - đây là điều kiện thuận lợi cho phát tán nguồn bệnh, gà thả

Qua quá trình xuống cơ sở điều tra, lấy mẫu và theo dõi chúng tôi thấy được đại đa số các hộ chăn nuôi tại Yên Thế đều chưa chú ý đến vệ

sinh thú y, quét dọn, thu gom xử lý phân, khử trùng chuồng trại và khu vực vườn thả gà chưa tốt, đặc biệt là khâu tẩy giun cho gà còn kém. Do vậy, gà nuôi ở các xã đều có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis khá cao. Gà mắc bệnh có biểu hiện ủ rũ, gầy yếu, chân khô, kém ăn, ỉa chảy phân vàng,… chết với tỷ

lệ cao làm ảnh hưởng đến kinh tế và tâm lý người chăn nuôi.

4.1.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà

Như chúng ta đã biết, mức độ cảm nhiễm bệnh cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của gà ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì khác nhau. Theo Lori Ann Lollis (2010) [27], tuổi gà đã từng được cho là một yếu tốảnh hưởng đến sức đề kháng của gia cầm với H. meleagridis. Vì vậy xác định tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà là chỉ tiêu xác định gà ở lứa tuổi nào dễ cảm nhiễm với bệnh đầu đen, từ đó có kế hoạch phòng trị bệnh kịp thời.

Để đánh giá được tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo tuổi gà, chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra 300 gà ở các lứa tuổi khác nhau (từ dưới 1 tháng tuổi đến trên 5 tháng tuổi). Kết quảđược trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi Tuổi gà (tháng) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) ≤ 1 75 7 9,33 > 1 – 3 75 52 69,33 > 3- 6 75 36 48,00 > 6 75 14 18,67 Tính chung 300 109 36,33

0 10 20 30 40 50 60 70 ≤ 1 > 1 – 3 > 3- 6 > 6

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tuổi

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Qua quá trình mổ khám và thực hiện các biện pháp để phát hiện đơn bào H. meleagridis thì thấy có 109 gà bị nhiễm đơn bào H. meleagrisdis. Trong đó gà ở

tất cả các tháng tuổi đều bị nhiễm (từ dưới 1 tháng tuổi đến trên 6 tháng tuổi) với các tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở gà từ 1 - 3 tháng tuổi, chiếm 69,33%; thấp nhất ở giai đoạn ≤ 1 tháng tuổi (9,33%). Tỷ lệ gà nhiễm H. meleagridis tính chung chiếm 36,33%. Cụ thể là:

- Lứa tuổi: ≤ 1 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 75 gà thấy có 7 gà bị

nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 9,33%.

- Lứa tuổi: > 1 - 3 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 75 gà thì có 52 gà bị nhiễm đơn bào H. meleagridis, chiếm tỷ lệ 69,33%.

- Lứa tuổi: > 3 - 6 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 75 gà, số gà bị

nhiễm H. meleagridis là 36 gà, chiếm 48,00%.

- Lứa tuổi: > 6 tháng tuổi, mổ khám và kiểm tra 75 gà, phát hiện có 14 gà nhiễm H. meleagridis, chiếm 18,67%.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: Gà ở các lứa tuổi đều có thể bị

nhiễm H. meleagridis, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis giảm dần theo tuổi của gà. Kết quả

[2], Lê Văn Năm và cs. (2010) [6]: gà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng tuổi dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis có chiều hướng giảm dần theo tuổi gà.

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis biến động theo tuổi, theo chúng tôi là do:

Gà ở giai đoạn ≤ 1 tháng tuổi: giai đoạn úm, giai đoạn này gà được nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận, vệ sinh chuồng trại được đảm bảo hơn, chưa được thả ra ngoài vườn đồi, ít tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh nên hạn chế việc tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh như giun kim, giun

đất. Vì vậy, gà ở giai đoạn này nhiễm bệnh đầu đen với tỷ lệ thấp.

Giai đoạn 1 - 6 tháng tuổi: lúc này gà từ môi trường nuôi úm đã được thả ra vườn, đồi gà bắt đầu tiếp với môi trường bãi chăn. Do thay đổi môi trường sống, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, phương thức nuôi thay đổi, môi trường sống của gà thay đổi hoàn toàn, đồng thời gà thường xuyên tiếp xúc với ký chủ trung gian mang mầm bệnh, cùng với tập tính bới đất tìm kiếm sâu bọ, côn trùng, giun kim, giun đất... để ăn nên gà có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao nhất ở giai đoạn này.

Giai đoạn > 6 tháng tuổi: gà phát triển cả về thể chất lẫn hệ thống miễn dịch, bản thân cơ thể gà có khả năng chống đỡ lại sự tấn công của đơn bào. Do vậy, tỷ lệ nhiễm H. meleagridis giảm dần.

Từ kết quả trên chúng tôi thấy, người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa

đến việc tẩy giun sán cho gà, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, chăm sóc đàn gà thả vườn ở giai đoạn 1 - 6 tháng tuổi để nâng cao sức đề kháng, giảm khả

năng mắc bệnh cho đàn gà, từđó tăng năng suất chăn nuôi.

4.1.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo phương thức chăn nuôi gà

Để xác định phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ

nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành mổ khám 300 gà nuôi theo các phương thức chăn nuôi khác nhau. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Chăn thả hoàn toàn 100 56 56,00 Bán chăn thả 100 41 41,00 Nuôi nhốt 100 12 12,00 Tính chung 300 109 36,33 56% 41% 12%

Chăn thả hoàn toàn Bán chăn thả Nuôi nhốt

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi

Bảng 4.3 cho thấy: Gà được nuôi theo các phương thức chăn nuôi khác nhau thì nhiễm đơn bào H. meleagridis khác nhau. Cụ thể như sau: Gà được nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nhiễm H. meleagridis cao

nhất (56,00%), cao hơn 15,00% so với gà được nuôi theo phương thức bán chăn thả( 41,00%). Thấp nhất là gà được nuôi theo phương thức nuôi nhốt (12,00%), thấp hơn 44,00% so với phương thức chăn thả hoàn toàn(56,00%). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do các phương thức chăn nuôi khác nhau tác động đến gà khác nhau.

Ở phương thức nuôi nhốt, gà được quan tâm chăn sóc nhiều hơn, điều kiện vệ sinh thú y tốt hơn, công tác tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt các loại côn trùng ở chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi đã ít nhiều được thực hiện. Khi gà ít tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh hơn, thì ít có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh.

Ngược lại, ở các phương thức chăn nuôi khác, gà có nhiều điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh, đặc biệt là ở phương thức chăn thả

hoàn toàn, do đó tỷ lệ nhiễm ở mức cao.

Như vậy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm đơn

bào H. meleagridis ở gà.

4.1.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi gà

Để xác định kiểu nền chuồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm đơn bào H.

meleagridis hay không, chúng tôi đã nghiên cứu về tình hình nhiễm H.

meleagridis theo kiểu nền chuồng nuôi. Kết quả về tỷ lệ nhiễm H. meleagridis

theo kiểu nền chuồng nuôi được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo kiểu nền chuồng nuôi gà

Kiểu nền chuồng Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Nền đất 150 72 48,00 Nền xi măng hoặc lát gạch 150 37 24,67 Tính chung 300 109 36,33

Bảng 4.4 cho thấy: nền chuồng xi măng hoặc lát gạch có tỷ lệ nhiễm H.

Meleagridis thấp hơn so với nền đất.

Lý giải nguyên nhân này, chúng tôi cho rằng, công tác vệ sinh chuồng trại có liên quan mật thiết đến chất liệu làm nền chuồng. Nền đất gây khó khăn hơn trong việc quét dọn chuồng nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh lưu cữu. Những hộ chăn nuôi gà với kiểu nền xi măng hoặc lát gạch có điều kiện thu gom phân ủ dễ dàng, phun thuốc sát trùng chuồng trại có hiệu quả hơn, đồng thời nuôi dưỡng và chăm sóc gà ở kiểu nền chuồng này đem lại kết quả cao hơn. Nền đất ảnh hưởng lớn đến khả năng cảm nhiễm bệnh Histomonas. Bởi lẽ, nuôi gà ở nền đất, ngoài khâu vệ sinh

chuồng trại cho gà gặp khó khăn, còn khó kiểm soát được sự ô nhiễm của nền chuồng tới vật nuôi. Đặc biệt, nếu nuôi lâu năm, hoặc đất đã bị nhiễm trứng giun kim thì gà dễ dàng bị nhiễm giun kim, làm cho gầy yếu sinh trưởng kém, hay bị mắc bệnh đầu đen hay các bệnh kế phát khác như: Leucocytozoon, Newcatsle, Marek...

Như vậy: kiểu nền chuồng cũng là một yếu tố quyết định khả năng và mức độ lây nhiễm. Kết quả trên nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Tyzzer E. E. và Collier J. (1925) [41], bệnh đầu đen xảy ra chủ yếu trên những đàn gà nuôi thả vườn, nơi mà gà thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất.

4.1.2.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y

Như chúng ta đã biết, điều kiện vệ sinh thú y có vai trò rất quan trọng đối với chăn nuôi nói chung và trong công tác thú y nói riêng. Để trả

lời câu hỏi: điều kiện vệ sinh thú y có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ

nhiễm H. meleagridis ở gà, chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra 300 con gà nuôi ở 3 tình trạng vệ sinh thú y khác nhau. Kết quả được trình bày

ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng VSTY Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) So sánh sự sai khác giữa tình trạng VSTY Tốt 100 13 13,00 PT,TB< 0,001 Trung bình 100 34 34,00 PTB,K< 0,001 Kém 100 62 62,00 PT,K< 0,001 Tính chung 300 109 36,33

13%

34% 62%

Tốt Trung bình Kém

Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y

Bảng 4.6 cho thấy: tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis biến động từ

13,00% - 62,00% phụ thuộc vào mức độ vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

So sánh tỷ lệ nhiễm đơn bào giữa các mức tình trạng vệ sinh thú y khác nhau từ tốt đến kém theo từng cặp, chúng tôi thấy: tỷ lệ nhiễm H. meleagridis

của gà được nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y tốt thấp hơn rất rõ rệt so với vệ

sinh thú y kém và thấp hơn rõ rệt so với vệ sinh thú y trung bình(P < 0,001). Như vậy, gà được nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y tốt có tỷ lệ nhiễm (13%) thấp hơn rất nhiều so với gà được nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém(62%). Điều này cho thấy, người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng để

hạn chế tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà, bằng cách: chuồng trại xây cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh nhằm tạo điều kiện bất lợi cho sự phát triển ký chủ trung gian truyền bệnh.

4.1.2. Nghiên cu s liên quan gia bnh đầu đen và bnh giun kim

4.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám

Ký chủ trung gian giữ một vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh cũng như phát tán mầm bệnh của các bệnh ký sinh trùng. Như chúng ta đã biết, giun kim được xác định là KCTG của đơn bào H. meleagridis. Để xác

định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà, chúng tôi đã mổ khám và kiểm tra gà trên địa bàn 4 xã của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kim ở gà mổ khám

Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (Số giun kim/gà)

≤ 100 > 100 – 500 > 500 n % n % n % Đồng Kỳ 75 53 70,67 9 16,98 16 30,19 28 52,83 Hương Vỹ 75 41 54,67 12 29,27 10 24,39 19 46,34 Tân Sỏi 75 19 25,33 7 36,84 8 42,11 4 21,05 Đông Sơn 75 24 32,00 4 16,67 11 45,83 9 37,50 Tính chung 300 137 45,67 32 23,36 45 32,84 60 43,80 Qua bảng 4.6 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm giun kim: gà mổ khám tại 4 xã của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đều bị nhiễm giun kim với các tỷ lệ khác nhau giữa các xã, tỷ lệ chung là 45,67%. Xã Tân Sỏi có tỷ lệ nhiễm thấp thất là 25,33%, tiếp đến là xã Đông Sơn tỷ lệ gà mổ khám bị nhiễm là 32,00%, Hương Vỹ (54,67%) và xã Đồng Kỳ

có tỷ lệ gà bị nhiễm giun kim cao nhất là 70,67%.

- Về cường độ nhiễm: nhìn chung gà bị nhiễm giun kim ở cường độ từ

nhẹ đến nặng. Tính chung, trong tổng số 137 con gà bị nhiễm giun kim, có 32 con gà nhiễm ở cường độ nhẹ (chiếm 23,36%), 45 gà bị nhiễm ở cường độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)